Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội: Quan niệm về du học thế nào cho đúng?

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng là đề nghị luận hay, bám sát chương trình Ngữ văn lớp 11 do VnDoc biên soạn. Mời các bạn tham khảo

Dàn ý Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng?

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

2. Thân bài

a) Thực trạng du học sinh hiện nay

- Phổ biến và xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

- Sự phát triển về vấn đề hội nhập và giao lưu tiếp xúc văn hóa ngày càng diễn ra sôi nổi

b) Vì sao hiện tượng này lại ngày càng phổ biến?

- Cho rằng tiếp thu với lần tri thức nước ngoài sẽ có một giá trị cao hơn

- Là một cơ hội lớn với những học sinh, sinh viên năm cuối

- Những trường Đại học ở trong nước còn hạn chế về điều kiện nghiên cứu và cơ sở vật chất

- Tấm bằng ngoại được cho là quý giá hơn tấm bằng đại học trong nước

c) Lợi ích của việc đi du học

- Nắm bắt tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa … của các nước tiên tiến

- Tạo sự tự lập lớn

- Tạo sự chủ động trong học tập và làm việc

- Dẫn chứng cụ thể

d) Mặt trái của việc đi du học (có thể hoặc không xảy ra tùy trường hợp)

- Làm tăng tình trạng "chảy máu chất xám" và làm giảm thu nhập chung của xã hội.

- Chi phí cao khiến một số gia đinh rơi vào nợ nần

- Rào cản ngôn ngữ và văn hóa

- Tư tưởng "ôm mộng" làm giàu từ việc đi du học.

e) Một số điểm giáo dục và kinh tế Việt Nam cần cải thiện ảnh hưởng đến vấn đề du học

- Cải thiện nền giáo dục còn nặng về lý thuyết

- Loại bỏ căn "bệnh thành tích".

- Trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong công việc cũng như về ngoại ngữ.

3. Kết bài

Nêu lên quan điểm của bản thân về vấn đề này và định hướng bản thân mở rộng trong tình hình đất nước đang phát triển hiện nay

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 1

Được đi vòng quanh thế giới là ước mơ của nhiều bạn trẻ mong muốn vươn ra thế giới. Và hầu hết, thế hệ trẻ ngày nay thường thực hiện ước mơ ấy với bước đầu là trở thành một du học sinh. Vấn đề du học ngày càng được nhắc đến sôi nổi và nhận được nhiều sự quan tâm. Vậy liệu cuộc sống du học liệu có phải chỉ xoay quanh môi trường học tập quốc tế, những chuyến du lịch “xịn mịn” hay sở hữu những món mà trước đây phải mua hàng “xách tay” mới có?

Trong thập kỷ trước, việc đi du học được coi là một điều xa xỉ đối với nhiều gia đình và học sinh tại Việt Nam. Nhưng hiện nay, số liệu cho thấy mỗi năm người Việt đang chi tiêu gần 3 tỷ USD để du học, với khoảng 190.000 du học sinh đang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài. Mỹ, Canada, Úc, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phần Lan, và Trung Quốc là những điểm đến phổ biến được nhiều người chọn. Ngoài ra, trong những năm gần đây, khái niệm "du học tại chỗ" và "du học chuyển tiếp" cũng trở nên phổ biến hơn.

Xã hội ngày càng đi lên, phát triển kinh tế tăng nhanh, dẫn đến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, những người có khả năng đầu tư cho con cái theo học các chương trình giáo dục chất lượng cao. Đây chính là yếu tố gia đình thúc đẩy con cái đến với cuộc sống nước ngoài. Ai trong chúng ta cũng đều sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý được học tập trong môi trường có cơ sở vật chất, chương trình hiện đại khi đến với môi trường nước ngoài. Ngoài ra, các tấm bằng ngoại thường được cho là có giá trị hơn so bằng cấp trong nước, nhận được nhiều sự ưu tiên của các nhà tuyển dụng. Đây là một trong những lý do mạnh mẽ dẫn đến xu hướng du học tăng mạnh.

Khi chúng ta bỏ ra một “khoản đầu tư lớn” như vậy, thì chắc hẳn những gì chúng ta nhận lại là hoàn toàn xứng đáng khi có sự nỗ lực và cố gắng. Học tập trong môi trường quốc tế, các du học sinh cũng có nhiều cơ hội được giao lưu và tiếp cận với những cơ hội giao lưu, làm việc từ những “người khổng lồ” của nền kinh tế hay nghiên cứu cùng những chuyên gia hàng đầu. Việc nắm bắt tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa … của các nước tiên tiến sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn. Ngoài ra, chúng ta còn có thể phát triển kỹ năng mềm với điều kiện học tập và sống tại nước ngoài như tự lập, tư duy độc lập, giao tiếp và hợp tác với người khác. Một điều không thể thiếu chính là học tập tại nước ngoài giúp người học hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của các nước khác. Không chỉ vậy, du học giúp người học kết nối với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới, mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra cơ hội kinh doanh trong tương lai.

Tuy nhiên, du học không phải là con đường mà ai cũng có thể đi một cách dễ dàng và thành công. Trên thực tế, nhiều bạn trẻ chưa chuẩn bị tốt đã vội vàng ra quyết định du học, dẫn đến áp lực quá lớn và không đạt được mục tiêu. Nhiều bạn trẻ chỉ dựa vào tài chính của gia đình hoặc coi du học như một kì nghỉ dài để thoải mái "hưởng thụ cuộc sống". Kết quả là họ thường gặp nhiều hối tiếc và thất bại hơn là thành công. Du học tại nước ngoài đòi hỏi người học phải chi trả nhiều chi phí lớn, bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, vé máy bay, visa, bảo hiểm, và chi phí khác. Đôi khi, sống xa gia đình, bạn bè và quen thuộc có thể khiến người học cảm thấy cô đơn và khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới và khó thích ứng được với văn hóa nơi đây.

Việc đi du học và định cư tại đó hàng loạt đã gây nên vấn đề “chảy máu chất xám” đối với Việt Nam. Hãy cùng nhìn lại các nhà vô địch leo núi trong cuộc thi Olympia, họ được trao học bổng để đến du học tại đất nước Úc. Thế nhưng, theo thống kế đến năm 2019, chương trình này đã cấp học bổng cho 18 người, nhưng chỉ có hai người là quay trở lại Việt Nam sau khi du học để cống hiến cho đất nước, số còn lại chọn định cư ở nước ngoài để có cuộc sống tốt hơn.

Như vậy, du học là một con đường không chỉ mang lại những lợi ích về mặt học thuật và văn hóa mà còn giúp người học phát triển các kỹ năng mềm và mở rộng mạng lưới quan hệ. Tuy nhiên, để thành công trong hành trình du học, người học cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là về tài chính, học thuật và sức khỏe. Họ cần phải thích nghi với môi trường mới, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ và có một kế hoạch học tập và sự nghiệp rõ ràng. Đồng thời, các bậc phụ huynh và các cơ quan chức năng cũng cần có những chính sách hỗ trợ, đảm bảo cho các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận với giáo dục chất lượng cao và phát triển bản thân một cách bền vững.

Du học là một hành trình đầy thử thách và cơ hội, và người học cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt được những thành công trong tương lai.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 2

Đã từ lâu thì việc du học đã trở thành con đường được giới trẻ quan tâm và chọn lựa để trau dồi thêm hành trang kiến thức cho tương lai sau này của chính bản thân mình. Cho nên việc du học nước ngoài là một trong những xu hướng, một phong trào như đang nở rộ trong những năm trở lại đây.

Số lượng học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài trong nhiều năm trở lại đây tăng nhanh ở tất cả các bậc – từ trung học đến cao đẳng, đại học, sau đại học và với nhiều hình thức phong phú. Du học nhờ học bổng, học bổng toàn phần, hay tự túc đều rất nhiều… Và đã từ lâu, du học đã trở thành con đường được giới trẻ quan tâm và chọn lựa để trau dồi thêm hành trang kiến thức cho tương lai sau này.Vấn đề bằng cấp được đẩy mạnh trong những năm gần đây hơn bao giờ hết vì khả năng mở rộng tương lai, tìm kiếm cơ hội có những công việc tốt sẽ dễ dàng hơn.

Du học là con đường ngắn nhất để thực sự nâng cao tầm hiểu biết của mình trong các lĩnh vực chuyên môn đang theo đuổi, những tri thức mới mẻ, sự vận dụng thực hành trong các trường nước ngoài có lẽ là có đầy đủ điều kiện hơn các trường trong nước. Sự gia tăng số lượng du học sinh trước hết là một "tín hiệu" đáng mừng cho tương lai của đất nước. Vì du học mang lại cơ hội cho các bạn trẻ tiếp xúc với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, các bạn có điều kiện giao lưu và học hỏi bạn bè quốc tế. Rất nhiều du học sinh đã đạt được thành tích cao trong các trường trung học, đại học nước ngoài, làm rạng danh cho đất nước. Nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học xong đã trở về góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Họ là nguồn nhân lực vô cùng quý giá cho xã hội… Vì vậy, nếu có điều kiện, các bạn trẻ rất nên lựa chọn hướng đi này.

Nhưng du học không phải là con đường bằng phẳng mà ai đặt chân lên đó cũng đều tới đích. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chưa được chuẩn bị tốt đã vội vã "lên đường", khiến bản thân phải gánh những áp lực quá lớn. Cũng có nhiều bạn chỉ dựa vào tiềm lực kinh tế, hoặc coi chuyện du học như một kì nghỉ dài để tự do "hưởng thụ cuộc sống"… Rốt cuộc, bản thân họ nhận lại nhiều sự hối tiếc hơn là những thành quả.

Sự gia tăng số lượng du học sinh, nhìn từ một góc độ khác, cũng có thể là một hiện tượng đáng lo ngại cho nền giáo dục và kinh tế Việt Nam. Nó có thể làm tăng tình trạng "chảy máu chất xám" và làm giảm thu nhập chung của xã hội. Ra môi trường nước ngoài, và hầu hết đều là những nước văn minh với sự phát triển đồng đều cả về kinh tế lẫn xã hội, đã khiến cho nhiều bạn trẻ dễ thích nghi, và khi nhìn lại, so bì với hiện trạng đất nước mình thì họ có quyết định sẽ sống cho mình nhiều hơn, sinh sống lâu dài, thậm chí là định cư tại vùng đất đó để hướng tới cuộc sống mà họ cho là tốt đẹp hơn.

Nền giáo dục ở các nước tiên tiến hiện đại, hoàn thiện hơn, tạo cơ hội cho học sinh được phát huy tối đa năng lực của bản thân và hỗ trợ tối đa cho việc hành nghề sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó nền giáo dục trong nước còn lạc hậu, nhiều hạn chế. Vì vậy nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư một số kinh phí lớn để cho con du học và các bạn trẻ sẵn sàng chấp nhận vất vả gian khó hơn để được học tập trong môi trường quốc tế. Thực trạng trên đặt ra nhiều vấn đề cần phải xem xét trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Bởi sẽ là lý tưởng nếu môi trường giáo dục – đào tạo của chúng ta có sức cạnh tranh với khu vực và thế giới, thì chuyện này sẽ không đến mức xảy ra “tình trạng”, “hiện tượng”. Khi đó chúng ta không chỉ chủ động trong công tác giáo dục – đào tạo cho đất nước mình, mà đó cũng là hướng đi cho sự phát triển chung của đất nước.

Bởi vậy, việc du học và quản lý du học sinh, hay cả việc định hướng du học sinh cũng cần có những giải pháp thiết thực, tích cực và hiệu quả như khuyến khích học sinh trở về xây dựng quê hương, cải tiến nền giáo dục đào tạo trong nước, tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh hiểu rõ những tác dụng và tác hại của việc du học trước khi quyết định, có những biện pháp quản lý các đơn vị tổ chức du học. Du học là một cơ hội và cũng là một thử thách lớn. Các bạn học sinh cũng cần có những quan điểm đúng đắn về định hướng học tập và tốt nghiệp trước khi đi du học, du học là con đường sáng cho tương lai bản thân họ nhưng cũng nên nghĩ cho đất nước, vì đất nước. Đất nước luôn cần những người trẻ có tri thức, có trách nhiệm để góp phần xây dựng tương lai chung.

Trào lưu du học không còn là vấn đề quá xa lạ. Nhưng những học sinh, sinh viên cuối cấp hãy nên nhớ rằng dù học ở đâu thì cũng cần phải cố gắng, tự học. Có như thế thì mới có thể trau dồi kiến thức của mình hơn nữa trong cuộc sống, để cuộc sống có tri thức sẽ là một cuộc sống tươi sáng và hạnh phúc hơn.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 3

Trong những năm gần đây, số lượng học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài ngày càng tăng. Nhưng điều đáng nói ở đây là tình trạng này cần được nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn, thiết thực và toàn diện.

Số lượng học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài trong nhiều năm trở lại đây tăng nhanh ở tất cả các bậc – từ trung học đến cao đẳng, đại học, sau đại học và với nhiều hình thức phong phú. Du học nhờ học bổng, học bổng toàn phần, hay tự túc đều rất nhiều… Và đã từ lâu, du học đã trở thành con đường được giới trẻ quan tâm và chọn lựa để trau dồi thêm hành trang kiến thức cho tương lai sau này.Vấn đề bằng cấp được đẩy mạnh trong những năm gần đây hơn bao giờ hết vì khả năng mở rộng tương lai, tìm kiếm cơ hội có những công việc tốt sẽ dễ dàng hơn.

Du học là con đường ngắn nhất để thực sự nâng cao tầm hiểu biết của mình trong các lĩnh vực chuyên môn đang theo đuổi, những tri thức mới mẻ, sự vận dụng thực hành trong các trường nước ngoài có lẽ là có đầy đủ điều kiện hơn các trường trong nước. Sự gia tăng số lượng du học sinh trước hết là một "tín hiệu" đáng mừng cho tương lai của đất nước. Vì du học mang lại cơ hội cho các bạn trẻ tiếp xúc với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, các bạn có điều kiện giao lưu và học hỏi bạn bè quốc tế. Rất nhiều du học sinh đã đạt được thành tích cao trong các trường trung học, đại học nước ngoài, làm rạng danh cho đất nước. Nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học xong đã trở về góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Họ là nguồn nhân lực vô cùng quý giá cho xã hội… Vì vậy, nếu có điều kiện, các bạn trẻ rất nên lựa chọn hướng đi này.

Nhưng du học không phải là con đường bằng phẳng mà ai đặt chân lên đó cũng đều tới đích. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chưa được chuẩn bị tốt đã vội vã "lên đường", khiến bản thân phải gánh những áp lực quá lớn. Cũng có nhiều bạn chỉ dựa vào tiềm lực kinh tế, hoặc coi chuyện du học như một kì nghỉ dài để tự do "hưởng thụ cuộc sống"… Rốt cuộc, bản thân họ nhận lại nhiều sự hối tiếc hơn là những thành quả.

Sự gia tăng số lượng du học sinh, nhìn từ một góc độ khác, cũng có thể là một hiện tượng đáng lo ngại cho nền giáo dục và kinh tế Việt Nam. Nó có thể làm tăng tình trạng "chảy máu chất xám" và làm giảm thu nhập chung của xã hội. Ra môi trường nước ngoài, và hầu hết đều là những nước văn minh với sự phát triển đồng đều cả về kinh tế lẫn xã hội, đã khiến cho nhiều bạn trẻ dễ thích nghi, và khi nhìn lại, so bì với hiện trạng đất nước mình thì họ có quyết định sẽ sống cho mình nhiều hơn, sinh sống lâu dài, thậm chí là định cư tại vùng đất đó để hướng tới cuộc sống mà họ cho là tốt đẹp hơn.

Nền giáo dục ở các nước tiên tiến hiện đại, hoàn thiện hơn, tạo cơ hội cho học sinh được phát huy tối đa năng lực của bản thân và hỗ trợ tối đa cho việc hành nghề sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó nền giáo dục trong nước còn lạc hậu, nhiều hạn chế. Vì vậy nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư một số kinh phí lớn để cho con du học và các bạn trẻ sẵn sàng chấp nhận vất vả gian khó hơn để được học tập trong môi trường quốc tế. Thực trạng trên đặt ra nhiều vấn đề cần phải xem xét trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Bởi sẽ là lý tưởng nếu môi trường giáo dục – đào tạo của chúng ta có sức cạnh tranh với khu vực và thế giới, thì chuyện này sẽ không đến mức xảy ra “tình trạng”, “hiện tượng”. Khi đó chúng ta không chỉ chủ động trong công tác giáo dục – đào tạo cho đất nước mình, mà đó cũng là hướng đi cho sự phát triển chung của đất nước.

Bởi vậy, việc du học và quản lý du học sinh, hay cả việc định hướng du học sinh cũng cần có những giải pháp thiết thực, tích cực và hiệu quả như khuyến khích học sinh trở về xây dựng quê hương, cải tiến nền giáo dục đào tạo trong nước, tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh hiểu rõ những tác dụng và tác hại của việc du học trước khi quyết định, có những biện pháp quản lý các đơn vị tổ chức du học. Du học là một cơ hội và cũng là một thử thách lớn. Các bạn học sinh cũng cần có những quan điểm đúng đắn về định hướng học tập và tốt nghiệp trước khi đi du học, du học là con đường sáng cho tương lai bản thân họ nhưng cũng nên nghĩ cho đất nước, vì đất nước. Đất nước luôn cần những người trẻ có tri thức, có trách nhiệm để góp phần xây dựng tương lai chung.

Du học nước ngoài vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thử thách lớn. Mỗi bạn trẻ cần xuất phát từ điều kiện cụ thể của bản thân và xác định cho mình mục đích đúng đắn để lựa chọn.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 4

Du học được xem là một trong những cách thức để cho các bạn trẻ ngày nay thực hiện được khát khao và những hoài bão của mình. Thông qua đó để cho sự trông cậy của thế hệ cha ông cũng như những thực hiện được trọng trách của mình đối với tương lai đất nước.

Khi đất nước ngày càng phát triển vấn đề hội nhập và giao lưu tiếp xúc văn hóa ngày càng diễn ra sôi nổi. Chính bởi vậy mà việc học tập ở nước ngoài là một trong những điều dễ thấy, nhất là trong những năm gần đây.

Du học khi mà được hiểu theo nghĩa rộng, đó dường như không chỉ là một phần trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người, hay là sự giao lưu văn hóa giữa các nhóm người ở các vùng địa lý khác nhau nữa. Hơn nữa đó chính là về mặt quản lý xã hội nữa, và có thể coi đây cũng là một trong những biện pháp đặt ra như để nhằm nâng cao dân trí cho cộng đồng cư dân mà có vai trò ngang tầm quốc tế.

Và có thể để tiếp cận gần hơn với một nền “văn minh thế giới”, thì thành phố trong những năm vừa qua dường như cũng đã hình thành một xu hướng chung của các bậc phụ huynh và cả các gia đình có điều kiện. Các gia đình có điều kiện đã cho con em mình đi du học nước ngoài ở đủ mọi lứa tuổi. Và có thể thấy được các vấn đề du học của học sinh, về cơ bản đó là quyền lợi và khả năng của riêng mỗi học sinh, mỗi gia đình.

Ta cũng vẫn còn nhớ một thế kỷ trước, cụ Phan Bội Châu là người mà đã thực hiện cuộc viễn du sang đất nước mặt trời mọc Nhật Bản hay một nước có nền văn hóa lâu đời- Trung Quốc để mở mang kiến thức và cũng từ đó rất nhiều sĩ phu yêu nước khác dường như cũng đã đi theo con đường du học. Họ đã bước ra nước ngoài nhằm học hỏi, cũng như để tiếp thu những tư tưởng tiến bộ để về giúp dân, giúp nước. Cụ Phan Bội Châu- người chí sĩ yêu nước ra đi mang theo ý chí và lòng căm thù giặc ngoại xâm nung nấu bấy lâu nay. Và trong thời đại ngày nay trong thời bình thì ước mơ để có thể vươn ra, đi ra nước ngoài học tập của học sinh Việt Nam như cũng đã nhằm tiếp thu những kiến thức tiên tiến và tối tân hiện đại của thế giới để có thể về giúp đất nước mình đang trong giai đoạn phát triển. Và đã có một thực tế không thể phủ nhận được như hiện nay đó chính là thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay dường như lại đang tồn tại rất nhiều hạn chế. Ta có thể thấy được tất cả những hạn chế này như lại được bắt nguồn từ các nguyên nhân về lịch sử – xã hội, như cũng đã tồn tại dai dẳng bấy lâu.

Đặc biệt hơn là trong hoàn cảnh hiện tại, nền giáo dục nước ngoài đang có nhiều ưu điểm hơn, và hơn hết chính là khắc phục được nhiều hạn chế trong nền giáo dục Việt Nam hiện đang diễn ra như hiện nay có thể kể đến như về trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên Việt Nam còn hạn chế. Và người Việt Nam có thể giỏi về lý thuyết nhưng thực tế cuộc sống lại không linh hoạt. Và có thể nói du học luôn luôn là một điều gì đó thu hút và có sức hấp dẫn đối với các bạn trẻ trong thời buổi hiện nay. Nó như cũng là một biểu hiện cho sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Có thể khẳng định rằng việc du học chính là một trong những cách thức như có thể để các bạn trẻ ngày nay thực hiện được những khát khao, hoài bão và hơn nữa đó chính còn là sự trông cậy của thế hệ cha ông ta. Đồng thời thực hiện được trọng trách của mình đối với tương lai đất nước đặc biệt là các thế hệ trẻ.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 5

Với quá trình phát triển, hội nhập không ngừng của nền kinh tế nước nhà. Đất nước đang không ngừng chuyển mình trước thế giới thì việc du học nước ngoài đã chẳng còn gì là xa lạ. Xã hội càng phát triển, con người càng hướng ra ngoài thế giới nhiều hơn. Để khám phá thế giới, tìm hiểu những miền đất mới. Hay để học tập những tư tưởng tiến bộ nước ngoài. Mà giới trẻ là điển hình cho phong trào ấy.

Du học nước ngoài chẳng còn là vấn đề gì mới nữa cả. Nó đã trở thành một trào lưu lan rộng khắp cả nước và độ tuổi du học nhiều nhất là những học sinh, sinh viên. Bởi nó là một trào lưu, nên hiện tượng này diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Rất nhiều công ty du học, tư vấn du học mọc ra ở khắp mọi nơi. Mời chào với đủ biển hiệu bắt mắt. Việc du học nước ngoài đã trở thành “ cơn sốt” của các bậc phụ huynh. Khi mà họ đã xác định con đường tương lai cho con mình từ khi còn nhỏ.

Thực trạng của trào lưu này là rất nhiều phụ huynh đã lo trước, lo sau. Chuẩn bị chu đáo cho con của mình ngay từ khi còn bé. Để rồi chỉ cần lúc con mình đủ tuổi là có thể đi du học ngay. Biết bao nhiêu tiền phải bỏ ra, chỉ để cho con mình được đi du học. Có nhiều gia đình khá giả, có điều kiện thì không sao. Còn có nhiều gia đình khó khăn nhưng vẫn muốn con được đi du học cho “ bằng bạn, bằng bè” thì đi vay mượn, thế chấp tài sản. Tất cả chỉ vì mục tiêu cho con được đi du học.

Nguyên nhân của trào lưu, cơn sốt du học này có thể phải nói tới nền giáo dục đại học nước nhà. Nền giáo dục đại học mang nặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng, thiếu thực tiễn. Một nền giáo dục đào tạo ra những con người công cụ chứ không phải những con người sáng tạo. Một nền giáo dục còn nhiều bất cập như vậy, học giả thi giả. Bằng cấp thì lộn xộn, có thể mua được bằng tiền và không có tính thực dụng. Một sinh viên đại học ra trường không hề được chào đón bằng một người ra trường từ các cơ sở dạy nghề phổ thông. Tính lý thuyết trong học tập quá nhiều dẫn đến sinh viên khi ra trường chẳng biết xoay sở sao cho vừa. Họ không có tính sáng tạo trong việc xử lý công việc, dẫn đến hiệu quả công việc kém.

Trong khi đó, du học nước ngoài lại mở ra một con đường tươi sáng cho học sinh bước vào đời. Du học giúp các du học sinh tiếp thu một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến và hàn lâm. Ở những môi trường này, họ sẽ được rèn luyện kĩ năng, học tập tốt để sau này thành công. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành công, đó là lý do vì sao du học lại trở thành một trào lưu như vậy. Và quả thực, du học mang lại cho họ những giá trị không nhỏ. Họ được rèn luyện sự tự tin, khả năng chịu được áp lực. Những học sinh ra nước ngoài, họ sẽ mang những tư duy, suy nghĩ mới mẻ. Việc tự lập được nâng cao, khả năng sáng tạo của bản thân được thúc đẩy. Họ không còn thụ động tiếp thu tri thức giáo dục như ở trong nước nữa mà trở thành chủ động tiếp thu. Tự mình tìm tòi và khám phá, sáng tạo là một mặt tích cực của việc du học nước ngoài.

Lợi ích của việc du học thì rất rõ, còn tác hại của và những hệ lụy của nó thì cũng rất nhiều. Nhiều gia đình bị lừa mất số tiền rất lớn vì ước mơ cho con đi du học không thành. Chưa kể đến, những học sinh du học lại không bằng chính năng lực của bản thân mình, mà bởi vì sự lo liệu của cha mẹ. Những học sinh đi du học bằng tiền của gia đình như vậy, họ tiếp thu được bao nhiêu tri thức nhân loại. Hay chỉ toàn sự thụ động, lười nhác hay sĩ diện bản thân vì mình hơn bạn hơn bè. Gia đình thì được thể diện, được một bao bọc bởi một vỏ bọc hào nhoáng. Nhưng ẩn sâu trong đó là những mất mát chẳng thể ai ngờ. Một số tiền lớn phải bỏ ra, nhưng liệu con mình có thành công như mình mong muốn.

Du học không phải là con đường duy nhất để thành công trong cuộc sống. Chỉ khi bạn du học bằng chính năng lực, khát vọng của bản thân. Từ những xuất học bổng của nhà nước hay quốc tế. Bạn mới gặt hái được thành quả như mong muốn. Một người chủ động và một người thụ động khác biệt rất lớn. Con đường thành công của con người thì rất nhiều, có nhiều người có khi còn chẳng học qua đại học. Nhưng họ vẫn thành công, vẫn có một sự nghiệp lẫy lừng vang danh khắp chốn. Như nhà tỷ phú hàng đầu thế giới, Bill Gates, ông đã bỏ học đại học giữa chừng và vẫn thành công.Vẫn trở thành một trong mười người giàu nhất thế giới.

Con đường dẫn đến thành công, chính là sự nỗ lực không ngừng của bản thân, chứ không liên quan gì đến đại học, bằng cấp. Không có một con đường nào thành công nếu chúng ta không tự mình cố gắng. Dù có đi du học ở bất cứ đâu, nhưng chúng ta vẫn thụ động, không chịu tìm tòi, tiếp thu kiến thức mới. Thì việc du học, cũng chẳng có ích gì cả. Về lợi ích trước mắt, có thể được người khác kính nể, nhưng về sau này, cuộc sống của chúng ta sẽ thật sự bấp bênh.Có nhiều bạn trẻ du học về nước và làm cao. Coi rằng mức lương trả mình chưa phù hợp, cũng nhiều bạn lại nói những điều xa vời thực tiễn của đất nước. Chẳng ai khớp vào thực tế cuộc sống.

Du học, là con đường đi đến tương lai. Là mở ra trang sách mới cho cuộc đời. Giúp chúng ta hiểu nhiều hơn, tiếp nhận một nền giáo dục tiên tiến hơn. Và là một con đường dẫn đến thành công. Nhưng nếu chúng ta có nghị lực, có quyết tâm. Thì ở đâu đi chăng nữa,dù có bỏ học hay chỉ học một trường đại học ở trong nước. Chúng ta vẫn có thể làm được. Vẫn có thể vươn mình lên trong ban mai rực rỡ của cuộc đời.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 6

Nếu nhìn vào quá khứ, có thể thấy rằng việc du học đã lâu trở thành một lựa chọn không thể phổ biến hơn đối với giới trẻ, là cơ hội để họ trang bị kiến thức và kỹ năng cho tương lai cá nhân. Điều này làm nổi bật xu hướng và phong trào ngày càng mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Số lượng học sinh Việt Nam đang du học nước ngoài đã tăng đáng kể trong nhiều năm qua, không chỉ ở mức trung học mà còn ở cấp độ cao đẳng, đại học, và sau đại học, với nhiều hình thức và hình thức hỗ trợ như học bổng toàn phần, học bổng du học, hay tự túc. Việc này chứng tỏ rằng du học không chỉ là con đường học vấn phổ biến mà còn là lựa chọn đa dạng với nhiều phương thức tài trợ.

Vấn đề về bằng cấp ngày càng nhấn mạnh vì nó mở ra cơ hội tốt hơn cho tương lai, giúp tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Du học trở thành con đường ngắn nhất để tăng cường kiến thức chuyên môn, tiếp xúc với tri thức mới, và áp dụng những kiến thức này trong môi trường quốc tế, nơi có điều kiện học tốt hơn so với nhiều trường trong nước. Sự gia tăng về số lượng du học sinh không chỉ là một "tín hiệu" tích cực cho tương lai của quốc gia, mà còn mở ra cơ hội cho thanh niên trải nghiệm giáo dục tiên tiến trên thế giới và giao lưu với bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, việc du học không phải là con đường mà ai cũng có thể dễ dàng và thành công. Nhiều bạn trẻ, thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vội vàng bước chân lên con đường này, đối mặt với áp lực lớn và không đạt được mục tiêu đề ra. Nhiều người chỉ dựa vào nguồn lực tài chính gia đình hoặc xem du học như một kỳ nghỉ để "hưởng thụ cuộc sống." Kết quả là họ thường gặp nhiều hối tiếc và thất bại hơn là thành công.

Sự gia tăng về số lượng du học sinh, từ một góc độ khác, cũng có thể là một động cơ lo ngại cho nền giáo dục và kinh tế Việt Nam. Có thể dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" và giảm thu nhập chung trong xã hội. Sự so sánh với môi trường quốc tế đã khiến nhiều thanh niên cảm thấy dễ dàng thích ứng, và khi họ nhìn lại, họ quyết định sống và làm việc ở nước ngoài để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nền giáo dục ở các nước tiên tiến mang lại cơ hội tối ưu cho học sinh phát triển năng lực và có sự chuẩn bị tốt cho sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, nền giáo dục trong nước còn nhiều hạn chế và lạc hậu. Điều này khiến nhiều phụ huynh sẵn lòng đầu tư nhiều kinh phí để con cái có cơ hội du học và các bạn trẻ sẵn lòng vượt qua gian khó để học tập trong môi trường quốc tế. Cần xem xét kỹ lưỡng để giải quyết những thách thức trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, để đất nước có thể cạnh tranh và không mất "chất xám."

Do đó, quản lý du học cần có giải pháp thiết thực và tích cực, bao gồm khuyến khích du học sinh trở về đóng góp cho quê hương, cải thiện nền giáo dục đào tạo trong nước và tăng cường tuyên truyền để học sinh và phụ huynh hiểu rõ về lợi ích và rủi ro trước khi quyết định. Cũng cần có biện pháp quản lý hiệu quả cho các tổ chức du học. Du học không chỉ là cơ hội, mà còn là thách thức lớn. Học sinh cần có quan điểm đúng đắn về hướng đi của mình, du học là con đường sáng cho tương lai cá nhân nhưng cũng cần suy nghĩ về đất nước và sẵn sàng đóng góp cho xã hội.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 7

Du học, một con đường mà giới trẻ ngày nay chọn lựa để thực hiện khát khao và hoài bão cá nhân, không chỉ đơn thuần là hành trình cá nhân mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người và các nhóm dân cư đến từ những vùng địa lý khác nhau. Ngày càng phát triển, đất nước chúng ta trở nên mở cửa hơn, tạo điều kiện cho việc học tập ở nước ngoài trở nên phổ biến, đặc biệt là trong thời kỳ gần đây.

Khái niệm du học ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn ở việc trau dồi kiến thức mà còn liên quan đến quản lý xã hội và nâng cao dân trí cộng đồng, giúp mỗi cá nhân có vai trò toàn cầu. Việc học tập tại các nước ngoài trở thành một cách để gặt hái kiến thức tiên tiến, mở rộng tầm hiểu biết, và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của cộng đồng quốc tế.

Trong những năm gần đây, xu hướng du học tại các thành phố nước ngoài đã trở thành một trào lưu được nhiều bậc phụ huynh và gia đình có điều kiện ủng hộ. Việc này không chỉ giúp học sinh tiếp cận với nền văn minh thế giới mà còn đặt ra những thách thức và cơ hội mới. Nhiều gia đình có điều kiện đã đưa con em mình ra nước ngoài để học từ khi còn ở mọi lứa tuổi. Thực tế này thể hiện quyền lợi và khả năng của từng học sinh, từng gia đình.

Một thế kỷ trước, cụ Phan Bội Châu đã mở đầu cho cuộc viễn du sang Nhật Bản và Trung Quốc để nâng cao kiến thức và ý thức tiến bộ, và cảm hứng này đã lan tỏa đến nhiều sĩ phu khác. Du học không chỉ là cơ hội học tập mà còn là phương tiện để học hỏi và chấp nhận tư duy mới. Cụ Phan Bội Châu, một người yêu nước, đã mang theo lòng căm thù giặc ngoại xâm khi rời khỏi đất nước. Ngày nay, học sinh Việt Nam du học không chỉ để vươn ra và tiếp thu kiến thức tiên tiến mà còn để đóng góp vào sự phát triển của đất nước đang trong giai đoạn phát triển.

Thực tế hiện nay là nền giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều hạn chế, nơi nguồn gốc của chúng có thể được truy nguyên từ lịch sử và xã hội. Mặc dù có những cải thiện, nền giáo dục nước ngoài vẫn có những ưu điểm vượt trội, đặc biệt là trong việc khắc phục những hạn chế mà học sinh Việt Nam đang gặp phải, chẳng hạn như trình độ ngoại ngữ và sự linh hoạt trong cuộc sống.

Khẳng định rằng du học không chỉ là cơ hội cá nhân mà còn là phương tiện để giúp giới trẻ thực hiện khát khao và hoài bão của mình, đồng thời là sự trông cậy của thế hệ cha ông đối với tương lai đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, là một quá trình không chỉ đơn giản mà còn đầy ý nghĩa và ý thức trách nhiệm.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 8

Xã hội ngày càng phát triển, con người càng tiếp xúc được với những thứ hiện đại, văn minh hơn. Chính vì thế du học trở thành một phương tiện, một cây cầu để bắt nhịp cho những con người từ các đất nước khác nhau trên thế giới được phép học tập và nghiên cứu ở những đất nước nền giáo dục tiến bộ. Hiện nay ở Việt Nam, phong trào đi du học đang nở rộ một cách mãnh liệt, nguyên nhân và thực trạng của phong trào này là gì?

"Du học" được định nghĩa là đi học tập tại một đất nước khác nhằm bổ sung kiến thức, ngành nghề nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân hoặc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức. Du học có hai hình thức là du học theo diện tự túc hoặc du học theo học bổng. Ngoài ra, còn có du học tại chỗ là hình thức học tập theo chương trình đào tạo của nước ngoài nhưng không cần phải tới nước đó. Còn "phong trào" là hoạt động văn hoá, chính trị, xã hội lôi kéo được nhiều quần chúng tham gia. Vậy "phong trào du học" có thể hiểu là hoạt động ra nước ngoài học tập với các mục đích khác nhau của nhiều người trong xã hội.

Du học thường nhằm mục đích học tập, tiếp thu cái mới ở các nước khác. Như cụ Phan Bội Châu cũng từng lập ra hội Đông Du để cho thanh niên Việt Nam được sang Nhật học tập để về cứu quốc. Hiện nay phong trào du học đang nở rộ ở đất nước ta, lan rộng khắp mọi lứa tuổi và mọi miền Tổ quốc. Thậm chí nó còn trở thành một "con sốt" mà nhiều phụ huynh định hướng cho con cái của mình.

Nguyên nhân của trào lưu này có thể là do nền giáo dục nước nhà còn hạn chế, chưa thỏa mãn được nhu cầu học tập của nhiều người. Nền giáo dục của Việt Nam còn khá nặng nề về mặt lý thuyết. thiếu đi sự sáng tạo cũng như những kỹ năng thực hành cần thiết. Vậy nên, nhiều gia đình có điều kiện đã chọn cách đưa con cái ra nước ngoài du học để có thể nâng cao kiến thức cũng như năng lực của chúng. Không chỉ thế, nền giáo dục của Việt Nam còn khá nhiều bất cập như coi trọng bằng cấp, lý thuyết, bằng thật, bằng giả lẫn lộn khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài không còn coi trọng tấm bằng đại học ở Việt Nam. Một sinh viên học bước ra từ đại học nhưng lại không hề có sự sáng tạo trong nghề nghiệp, chỉ có trong tay một mớ kiến thức khiến cho nhiều nhà tuyển dụng lao động lo ngại về hiệu quả công việc mà họ làm. Tuy nhiên ở một mặt khác, Việt Nam lại thiếu hụt đi những lao động có tay nghề cao.

Không chỉ vậy, ở nước ngoài, các sinh viên có thể tự do sáng tạo, tự do học tập và được giáo dục theo hướng hiện đại hoá. Họ được thực hành, được rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho công việc cũng như rèn luyện các kĩ năng như thuyết trình, làm việc nhóm tạo nên sự tự tin, đánh thức cảm hứng trong mỗi con người. Có thể vì vậy mà du học đã trở thành định hướng của nhiều người trẻ ở nước ta, nhất là những bạn trẻ đang ngồi trên ghế giảng đường và có thành tích học tập tốt. Các bạn chọn du học như một cách nâng cao giá trị của bản thân, từ đó thích nghi với môi trường làm việc tại nước ngoài sau đó định cư ở đó gây nên vấn đề "chảy máu chất xám" đối với Việt Nam. Hãy cùng nhìn lại các nhà vô địch leo núi trong cuộc thi Olympia, họ được trao học bổng để đến du học tại đất nước Úc. Thế nhưng, theo thống kế đến năm 2019, chương trình này đã cấp học bổng cho 18 người, nhưng chỉ có hai người là quay trở lại Việt Nam sau khi du học để cống hiến cho đất nước, số còn lại chọn định cư ở nước ngoài để có cuộc sống tốt hơn.

Làm thế nào để Việt Nam không bị hiện tượng "chảy máu chất xám"? Làm sao để đất nước ta có thể thu hút được du học sinh chứ không phải các sinh viên của Việt Nam bị thu hút bởi các nước khác? Điều đầu tiên cần làm là cải thiện chất lượng giáo dục ở Việt Nam. Giáo dục cần bỏ bớt những môn học, những lý thuyết khô cứng, thay vào đó, học sinh cần chủ động để nắm bài giảng, thực hành các kiến thức học được. Các thầy cô giáo cần bỏ "bệnh thành tích", thay vào đó là giúp học sinh nắm vững được kiến thức cũng như các phương pháp học. Thầy cô là những người hướng dẫn cho học sinh sinh viên các kĩ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm để họ không bị bỡ ngỡ khi ra ngoài làm việc. Không chỉ vậy, hệ thống giáo dục cần coi trọng việc phát triển ngôn ngữ trong nhà trường, đa dạng các ngôn ngữ, cũng như phổ biến hoá môn tiếng anh để giúp học sinh có một trang bị đầy đủ khi ra ngoài. Có như vậy, sinh viên Việt Nam mới có thể yên tâm học tập trong nước, để làm việc cống hiến cho Tổ quốc. Nếu hệ thống giáo dục còn nặng nề, tỷ lệ "chảy máu chất xám" cũng như phong trào du học sẽ ngày càng phổ biến, nở rộ hơn nữa.

Có thể thấy, lợi ích của việc du học là không thể phủ nhận nhưng cũng có những hệ luỵ mà không phải ai cũng biết. Ví dụ như nhiều gia đình đã phải bán nhà, thế chấp nhà đất để có tiền đưa con đi du học, mong muốn một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, cuộc sống như mơ chưa đến đã thấy nợ nần chồng chất, gia đình khánh kiệt. Đua đòi chạy theo phong trào du học không phải là cách để đổi đời. Và cũng có không ít những cô ấm cậu chiêu mượn danh du học nước ngoài để ra một môi trường khác thỏa sức ăn chơi. Họ ra nước ngoài là để vung tiền và cuối cùng lấy được tấm bằng du học nhờ "công sức của bố mẹ"

Nhìn vào thực thế, lượng lao động trẻ ở Việt Nam đang ở mức khá cao nhưng khó đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty. Chính vì vậy, nhiều người đã chọn con đường đi du học để có thể làm các công việc khác kiếm tiền trang trải cho gia đình. Theo thống kê, sinh viên ở Nhật Bản có thể làm việc 28h/ tuần với mức lương khá. Vậy nên trào lưu du học ngày càng "sốt" không chỉ xuất phát từ nguyên nhân nhu cầu học tập mà còn là vì nhu cầu việc làm khi mà xuất khẩu lao động có nhiều yêu cầu khắt khe hơn so với du học. Chính vì thế mà giới trẻ Việt Nam đang hướng tới con đường du học để kiếm tiền, để làm giàu chứ không chỉ xuất phát từ nguyên nhân học tập. Thực trạng phong trào du học ở Việt Nam đang ở mức khá cao. Theo thống kê, năm 2020, tỷ lệ sinh viên du học của Việt Nam tại Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc, đứng đầu ở quốc gia này với tỷ lệ là 29,2%. Tiếp theo, quốc gia của du học sinh nhiều thứ hai là Australia với con số là 31.000 sinh viên, chiếm 23,8% tỷ lệ du học sinh tại nước này. Thế nhưng, hệ luỵ theo sau việc trào lưu du học này là tình hình tội phạm gia tăng du học sinh Việt ở Nhật Bản gia tăng nhanh chóng. Thậm chí các siêu thị Nhật còn ghi cả những dòng chữ tiếng việt "Xin đừng trộm cắp".

Tóm lại du học không phải là con đường duy nhất giúp bạn trở nên thành công trong cuộc sống. Để có được sự thành công không chỉ là sự kiên trì học tập mà còn có cả sự cố gắng học hỏi trong đời sống hàng ngày. Làm nên thành công chỉ khó với những người không chịu cố gắng, không chịu học hỏi. Du học là điều tốt nhưng du học như thế nào, điều kiện kinh tế ra sao là một điều cần chú ý. Đừng vì sĩ diện bản thân mà làm cho gia đình phải lâm vào bước đường cùng. Con đường thành công luôn mở rộng với những người có nỗ lực, có khát vọng.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 9

Trong những năm gần đây, có một sự gia tăng đáng kể về số lượng học sinh Việt Nam chọn lựa con đường du học nước ngoài. Điều này không chỉ ở mức độ trung học, mà còn bao gồm cả cao đẳng, đại học, và sau đại học, với đa dạng về hình thức và nguồn tài trợ như học bổng toàn phần, học bổng du học, hoặc tự túc.

Du học không chỉ là xu hướng mà còn là một phong trào đa dạng với nhiều hình thức hỗ trợ, từ học bổng đến tự túc. Từ lâu, du học đã trở thành lựa chọn quan trọng, đặc biệt được giới trẻ quan tâm để tích lũy kiến thức và kỹ năng cho tương lai. Tình trạng tăng cường bằng cấp càng trở nên quan trọng hơn, mở ra khả năng mở rộ tương lai và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

Du học không chỉ là con đường ngắn nhất để nâng cao hiểu biết chuyên môn mà còn mang lại sự tiếp xúc với những kiến thức mới, cũng như áp dụng chúng trong môi trường học quốc tế có điều kiện tốt hơn so với nhiều trường trong nước. Sự gia tăng về số lượng du học sinh không chỉ là một "tín hiệu" tích cực cho tương lai của đất nước mà còn là cơ hội để thanh niên tiếp xúc với giáo dục tiên tiến trên thế giới và học hỏi từ bạn bè quốc tế.

Nhiều du học sinh đã đạt được thành công đáng kể trong các cấp học trên khắp thế giới, làm tên tuổi cho đất nước. Sau khi hoàn thành học vụ, nhiều người quyết định trở về và đóng góp cho sự phát triển của đất nước, trở thành nguồn nhân lực có giá trị đối với xã hội. Tuy nhiên, không phải ai bước chân lên con đường du học cũng gặp thành công. Nhiều người trẻ, thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, vội vàng bước vào hành trình du học và đối mặt với áp lực không đáng có.

Sự gia tăng về số lượng du học sinh, từ một góc độ khác, có thể đặt ra những thách thức cho hệ thống giáo dục và kinh tế Việt Nam. Có thể dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" và giảm thu nhập chung trong xã hội. Môi trường quốc tế, đặc biệt là ở những nước có sự phát triển đồng đều về kinh tế và xã hội, tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng thích ứng. Nhiều người, khi so sánh với tình hình đất nước nơi họ sống, quyết định ở lại đó và góp phần xây dựng cuộc sống tốt hơn.

Nền giáo dục ở các nước tiên tiến có sự hiện đại hóa và hoàn thiện, cung cấp cơ hội tối đa cho học sinh phát triển toàn diện và hỗ trợ mạnh mẽ cho việc theo đuổi sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Ngược lại, hệ thống giáo dục trong nước vẫn còn nhiều hạn chế và đang lạc hậu. Điều này khiến nhiều phụ huynh sẵn lòng đầu tư lớn để con cái có cơ hội du học, và các bạn trẻ sẵn lòng vượt qua khó khăn để học tập ở môi trường quốc tế. Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức cần được xem xét trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Vì vậy, quản lý du học cần có giải pháp thiết thực và tích cực, bao gồm khuyến khích du học sinh quay trở lại xây dựng quê hương, nâng cao chất lượng giáo dục trong nước, và tăng cường tuyên truyền để học sinh và phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về lợi ích và rủi ro trước khi quyết định. Cũng cần có biện pháp quản lý hiệu quả cho các tổ chức tổ chức du học. Du học không chỉ là cơ hội mà còn là một thách thức lớn, và học sinh cần có quan điểm đúng đắn về hướng đi của mình, nhìn xa hơn cho đất nước, vì đất nước.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 10

Du lịch quanh thế giới là ước mơ tuyệt vời mà nhiều thanh niên khao khát, mong muốn khám phá thế giới và mở rộng tầm nhìn. Với hầu hết thế hệ trẻ hiện nay, việc bắt đầu hành trình này thường bắt đầu từ việc trở thành du học sinh. Tình hình du học ngày càng trở nên quan trọng và thu hút nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, liệu cuộc sống du học có chỉ xoay quanh môi trường học tập quốc tế, những chuyến du lịch sang trọng, hay việc sở hữu những sản phẩm "xách tay" đã trở thành hiện thực?

Trong thập kỷ vừa qua, việc đi du học từng được coi là xa xỉ đối với đa số gia đình và học sinh Việt Nam. Nhưng hiện nay, thống kê cho thấy mỗi năm người Việt chi tiêu gần 3 tỷ USD cho du học, với khoảng 190.000 du học sinh đang theo học và nghiên cứu ở nước ngoài. Mỹ, Canada, Úc, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phần Lan, và Trung Quốc là những điểm đến phổ biến được nhiều người chọn. Ngoài ra, khái niệm "du học tại chỗ" và "du học chuyển tiếp" cũng ngày càng trở nên phổ biến.

Với sự phát triển kinh tế và gia tăng của tầng lớp trung lưu, nhiều gia đình có khả năng đầu tư cho con cái theo học các chương trình giáo dục chất lượng cao. Điều này là động lực chính đẩy nhiều thanh niên Việt Nam hướng tới cuộc sống quốc tế. Sự ảnh hưởng từ môi trường học tập quốc tế, cùng với ưu tiên tuyển dụng cho những người có bằng cấp quốc tế, là những yếu tố đưa ra để giải thích sự gia tăng đáng kể trong việc du học.

Khi đầu tư lớn cho hành trình du học, người học có cơ hội không chỉ học thuật mà còn có cơ hội gặp gỡ và làm việc với những chuyên gia hàng đầu. Nắm bắt kiến thức khoa học, kỹ thuật, và văn hóa của các quốc gia tiên tiến trở nên dễ dàng hơn. Họ cũng có thể phát triển kỹ năng mềm như tự lập, tư duy độc lập, giao tiếp và hợp tác với người khác. Du học không chỉ mang lại cơ hội học tập mà còn giúp hiểu rõ về văn hóa, lịch sử, và phong tục tập quán của các nước khác, mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra cơ hội kinh doanh trong tương lai.

Tuy nhiên, du học không phải là con đường dễ dàng và thành công đối với tất cả mọi người. Nhiều bạn trẻ, chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, quyết định du học vội vàng, đối mặt với áp lực lớn và khó đạt được mục tiêu. Sự dựa vào tài chính gia đình hoặc coi du học là kì nghỉ dài để "thư giãn" có thể dẫn đến hối tiếc và thất bại. Chi phí lớn, cô đơn khi sống xa gia đình và sự khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới là những thách thức mà người học phải đối mặt.

Du học và định cư tại nước ngoài đôi khi tạo ra vấn đề "chảy máu chất xám" đối với Việt Nam. Người đoạt giải cuộc thi Olympia, nhận học bổng để du học tại Úc, nhưng chỉ có một số ít quay trở lại Việt Nam sau khi hoàn thành học vụ. Điều này đặt ra thách thức về việc giữ chân những tài năng và sự đóng góp cho đất nước.

Tóm lại, du học không chỉ mang lại lợi ích về học thuật và văn hóa mà còn giúp phát triển kỹ năng mềm và mở rộng mạng lưới quan hệ. Để thành công trong hành trình này, người học cần chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính, học thuật, và sức khỏe. Sự thích ứng với môi trường mới, tìm kiếm hỗ trợ, và xây dựng kế hoạch rõ ràng là quan trọng để đạt được mục tiêu. Các chính sách hỗ trợ từ phụ huynh và cơ quan chức năng cũng đóng vai trò quan trọng để tạo cơ hội cho thanh niên tiếp cận giáo dục chất lượng và phát triển bền vững bản thân. Du học có thể coi là một hành trình đầy thách thức, nhưng cũng là cơ hội để trải nghiệm và đạt được thành công trong tương lai.

Nghị luận xã hội Quan niệm về du học thế nào cho đúng? mẫu 11

Du học, một giấc mơ đẹp đẽ mà biết bao bạn trẻ ấp ủ. Nó hứa hẹn một tương lai tươi sáng với những cơ hội học tập, làm việc và trải nghiệm văn hóa mới lạ. Tuy nhiên, đằng sau những ánh hào quang ấy là những quan niệm sai lầm về du học mà không phải ai cũng nhận thức rõ. Vậy, quan niệm về du học thế nào cho đúng?

Nhiều người cho rằng du học là con đường duy nhất để thành công. Quan niệm này không hoàn toàn sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Du học mở ra nhiều cơ hội, nhưng thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như năng lực bản thân, sự nỗ lực, thái độ học tập... Có rất nhiều người thành công rực rỡ mà không cần du học. Vì vậy, chúng ta không nên quá xem nhẹ những giá trị mà nền giáo dục trong nước mang lại.

Một quan niệm sai lầm khác là du học sẽ giúp ta có một cuộc sống giàu sang. Đúng là du học có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt, nhưng không phải ai cũng dễ dàng tìm được một công việc như ý ngay sau khi tốt nghiệp. Thành công trong cuộc sống không chỉ đo lường bằng vật chất mà còn bằng những giá trị tinh thần khác như sự hạnh phúc, sự hài lòng với công việc...

Bên cạnh những quan niệm sai lầm, du học cũng mang lại nhiều lợi ích. Du học giúp chúng ta mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng, rèn luyện tính tự lập, giao tiếp và thích nghi với môi trường mới. Qua du học, chúng ta có cơ hội khám phá những nền văn hóa khác nhau, mở rộng mối quan hệ và tạo dựng một mạng lưới quan hệ rộng rãi.

Tuy nhiên, du học cũng đi kèm với những khó khăn và thách thức. Khó khăn về tài chính, rào cản ngôn ngữ, sự khác biệt văn hóa, áp lực học tập và cuộc sống xa nhà là những vấn đề mà du học sinh thường phải đối mặt.

Vậy, quan niệm đúng đắn về du học là gì? Du học là một cơ hội, nhưng cũng là một thử thách. Đó là một hành trình khám phá bản thân, rèn luyện bản lĩnh và trưởng thành. Trước khi quyết định du học, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu, khả năng tài chính, cũng như sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng và tâm lý.

Tóm lại, du học là một cơ hội lớn để phát triển bản thân nhưng không phải là con đường duy nhất để thành công. Quan trọng nhất là chúng ta phải có một quan niệm đúng đắn về du học, xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm