Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội: Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách

Nghị luận về Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách là bài văn mẫu mới nhất, sát với chương trình Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo!

1. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 1

Cái răng, cái tóc là góc con người” là câu tục ngữ quen thuộc của người Việt Nam, cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân. Nếu người xưa có thể nhìn vào “cái răng”, “cái tóc” để đánh giá về một cá nhân thì ngày nay, nhân cách của con người còn được thể hiện ở cách chúng ta tổ chức cuộc sống.

Nhân cách” là phẩm chất, tính cách của con người được thể hiện thông qua suy nghĩ, hành động và lời nói. Một người có nhân cách tốt là người có nhiều đức tính cao đẹp, có thể kể đến như: chăm chỉ, trung thực, dũng cảm, nhân ái, trách nhiệm,… Còn “tổ chức cuộc sống cá nhân” bao gồm rất nhiều khía cạnh. Đó có thể là nề nếp sinh hoạt hằng ngày, việc hoạch định kế hoạch trong đời hay cách ta chăm sóc cho thể chất và tinh thần của bản thân,… Cách tổ chức cuộc sống có ý nghĩa quan trọng và mối quan hệ mật thiết với việc kiến tạo nhân cách của mỗi người.

Gieo hành động, bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tích cách bạn sẽ gặt số phận”. Một hành động nhỏ tưởng chừng như vô nghĩa nhưng nếu được lặp đi lặp lại với tần suất nhất định sẽ trở thành lề thói quen thuộc. Theo thời gian, điều này giống như mưa dầm thấm lâu, ăn sâu vào tâm trí con người và khó lòng thay đổi. Lời nói, hành vi, phong cách sinh hoạt thể hiện cách chúng ta tư duy về đời sống, ngầm bộc lộ quan điểm của ta về những sự kiện xung quanh. Từ tính cách, lý tưởng, đam mê đến sở thích, sở ghét,…đều được hiện hữu rõ ràng. Bộ đồ lôi thôi, bàn làm việc bừa bộn thường là sản phẩm của một người cẩu thả. Căn buồng cũ kĩ nhưng được quét tước sạch sẽ, sắp đặt gọn gàng sẽ nói lên tính ngăn nắp cùng phẩm chất khiêm tốn của chủ nhân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng điển hình cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa thói quen sống với nhân cách. Đôi dép cao su, bộ quần áo ka ki, căn nhà sàn với ao cá đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn thanh cao, giản dị của Người. Xa quê hương nhiều năm, đặt chân đến biết bao xứ sở nhưng khi trở về quê hương, Người vẫn yêu thích những món ăn dân dã. Thói quen tập thể thao hằng ngày của Bác còn cho thấy tinh thần kỉ luật, không ngại tôi luyện bản thân. Hồ Chí Minh không chỉ là cái tên mà còn trở thành một phong cách sống đáng noi theo.

Cách tổ chức đời sống cá nhân có quan hệ trực tiếp đến việc hoàn thiện nhân cách của con người nên ta cần ý thức được tầm quan trọng của nó. Mọi yếu tố trong con người ta luôn xoay vần như một vòng tuần hoàn. Hành động tạo ra thói quen, suy nghĩ và chính lối tư duy cùng quan niệm nhân sinh của ta lại tác động đến cách hành xử. Thói quen tốt gieo mầm cho lối tư duy hiện đại, hạnh phúc. Thói quen xấu đem đến hành vi vô phép tắc, ảnh hưởng đến chính mình và cộng đồng xung quanh. Tư duy cổ hủ dẫn đến định kiến sai lệch, tư duy cởi mở mang đến nhiều cơ hội bất ngờ. Không chỉ đúng đắn với cá nhân mà chân lí này còn có thể áp dụng lên phạm vi toàn xã hội.

Như vậy, để có một nhân cách tốt, con người cần rèn luyện cách tổ chức cuộc sống tích cực từ khi còn nhỏ. Cẩn thận trong từng hành động, nói năng khiêm tốn sẽ hình thành cung cách ứng xử văn hóa. Biết chăm chút cho vẻ đẹp ngoại hình, tìm ra phong cách ăn mặc phù hợp và học tập chăm chỉ, không ngừng bồi đắp tri thức sẽ giúp ta tìm được sự cân bằng giữa thể xác và tâm hồn. Nghiêm khắc với bản thân, sống có kỉ luật là cách ta tạo dựng sự tự tôn và được người khác tôn trọng.

Lê – nin từng nói: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Con người không ai là hoàn hảo nhưng luôn có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình bằng cách thiết lập lối sống lành mạnh.

2. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 2

Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy, từ xa xưa con người đã luôn chú ý đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và đối với con người trong xã hội hiện đại việc trau dồi, rèn luyện càng quan trọng hơn cả. Đặc biệt, các tổ chức cuộc sống cá nhân là một trong yếu tố quyết định đến việc hình thành các nhân cách đó.

Vậy các tổ chức cuộc sống cá nhân là gì? Vì sao các tổ chức lại có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách? Tổ chức cuộc sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm những vấn đề vĩ mô, liên quan đến cuộc sống của từng cá nhân. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Mặt khác, các cá nhân đều có nhu cầu giao tiếp (quan trọng nhất là giao tiếp bằng ngôn từ) với mọi người xung quanh. Ngoài ra để cho cuộc sống tinh thần phong phú, con người còn có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật – hai nhóm loại hình nghệ thuật quan trọng nhất là nghệ thuật thanh sắc (sân khấu, ca nhạc…) và nghệ thuật hình khối (hội họa, điêu khắc…). Tất cả những lĩnh vực trên đều có tác dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn, đồng thời cũng phong phú hơn, “người” hơn.

Có thể nói rằng, nhiều phong tục tập quán và các nét tâm lí bản địa đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên trong việc hình thành nhân cách con người. Bởi nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp. Ví dụ, ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay vẫn còn truyền thống làm lễ cầu mưa hay mừng gặt … phong tục này bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên của nước ta (thích hợp trồng lúa nước, nhiệt đới có mưa theo mùa).

Ngoài ra, việc mỗi cá nhân có nhu cầu giao tiếp vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Có thể nói vậy là bởi nếu không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội. Như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị trước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.

Đồng thời, môi trường sống cũng là những điểu kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hay ít, đều phụ thuộc vào mối quan hệ của chủ thể với môi trường đó (quan tâm, thích thú, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng,…). Một ví dụ điển hình như, một đứa trẻ sống ở Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác một đứa trẻ sống ở Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương Đông đậm nét. Đứa trẻ sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và cũng có thể năng động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép, kín đáo hơn.

Tóm lại, các tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến việc hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy mỗi người trong chúng ta cần không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân của bản thân mình, trở thành một người có ích cho xã hội.

3. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 3

Nhân cách là biểu hiện những yếu tố đặc trưng bản chất một người được định hình và không ngừng bổ sung, hoàn chỉnh, là căn cứ để khẳng định:thiện, ác, chính, tà, trung, gian, thật, giả, cao thượng, thấp hèn, tốt, xấu, hay, dở, trọng, khinh, yêu, ghét, là thước đo giá trị cả kiếp sống. Nhân cách không tự nhiên có mà là kết quả tác động môi trường, từ thiên nhiên, gia đình, cộng đồng, nhà trường, xã hội cùng với nhận thức và quá trình tu dưỡng, rèn luyện.

Do đó, nhân cách mang màu sắc cá nhân. Nhân cách động chứ không tĩnh, khả biến chứ không bất biến. Vì vậy, việc không ngừng bổ sung hoàn thiện và giữ gìn nhân cách vô cùng quan trọng. Ngoài những yếu tố cơ bản mang tính ổn định, nhân cách diễn biến theo lịch sử cho phù hợp với từng thời đại, từng quốc gia. Bởi thế nhân cách không chỉ là thước đo giá trị một người, mà còn là căn cứ để đánh giá bản chất một chế độ, xã hội và dân tộc.

Nhân cách định hình và phát triển, bổ sung, hoàn thiện theo từng giai đoạn phụ thuộc vào độ tuổi và môi trường sống. Rồi từ nhân cách mở rộng tiếp nhận Đạo làm người ở tuổi trưởng thành. Đạo làm người là nền tảng xác lập phẩm giá đạo đức cho cả đời người. Cổ nhân dạy: Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Ra ngoài xã hội muốn khôn ngoan, trưởng thành phải hỏi, phải nghe những lời răn bảo của người già, vì họ nhiều kinh nghiệm. Còn về nhà muốn biết sự thật những việc đã diễn ra thì hỏi trẻ, trẻ con chưa biết nói dối. Nếu ở tuổi ấu thơ, trong giai đoạn hình thành tính cách, các cháu được nuôi dưỡng, dạy dỗ trong môi trường gia đình và học đường tốt, ông bà, cha mẹ anh chị em mẫu mực có nề nếp gia phong, có chí lớn thì đức tính tốt như thật thà được duy trì và định hình trong sự phát triển nhân cách.

Ngược lại nếu khi còn thơ ấy để các cháu nhiễm phải các thói hư tật xấu, không trung thực, lừa gạt, xuyên tạc, vu khống thậm chí bất chấp thủ đoạn xấu xa bỉ ổi sẽ rất nguy hiểm. Nhân cách, phẩm giá là vô cùng cao quý. Người nào có nhân cách cao thượng, phẩm giá sáng trong thì sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng và được xã hội nể phục, tôn vinh.

4. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 4

Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông từng nói: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

Mỗi con người khi sinh ra đều có mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể. Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chỉ là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, người như vậy là người có nhân cách tốt, phẩm giá tốt.

Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỷ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ nhân cách hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có phẩm chất tốt. Câu nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của Beethoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha… Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại.

Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt… Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thỏa mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?…

Ngoài xã hội, hiện có một lớp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi… những kẻ đó là những người sống thiếu nhân cách. Mỗi người trong chúng ta phải không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân cách và phẩm giá của bản thân mình, trở thành một người có ích cho xã hội.

5. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 5

Nhân cách, phẩm giá là vô cùng quý báu, không có ngọc lụa, vàng bạc nào mua được. Nếu chúng ta tự hủy hoại nhân cách, phẩm giá của mình, đánh mất bản thân mình thì có khác gì coi mình là đồ vật, là thương phẩm mang ra chợ bày bán.

Phần đông trong chúng ta, dù vị thế xã hội có khác nhau, nhưng đều có lòng tự trọng, luôn luôn rèn luyện đạo đức, giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, biết vươn lên trong cuộc sống, ngẩng cao đầu trước đồng loại. “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “mài sắt nên kim”, “Ngọc kia có giũa có mài/Mới thành hữu dụng, kẻo hoài ngọc đi” - là những bài học mà chúng ta đã khắc sâu trong lòng để rèn luyện nhân cách, nâng cao phẩm giá của mình. Càng khôn lớn lên, càng trưởng thành, mỗi người trong chúng ta càng cảm thấy được sống bình đẳng với mọi người bằng lòng tự trọng, bằng nhân cách, phẩm giá trong sạch của mình và coi đó là điều hạnh phúc nhất của đời mình.

“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” là tâm thế cao đẹp của các bậc sĩ quân tử xưa nay. Tô Hiến Thành đời Lý, không vì ngọc lụa mà thay đổi di chiếu của Tiên đế, một gương sáng để lại cho muôn người và muôn đời mai sau.

Trần Bình Trọng vẫn hiên ngang trước lưỡi gươm và lời đường mật của lũ giặc Mông Nguyên, một lòng một dạ nêu cao lòng trung nghĩa sắt son: “Ta thà làm quỷ nước Nam quyết không thèm làm vương đất Bắc”. Sử sách đã ghi lại và ngợi ca bao tấm gương sáng của các bậc danh sĩ suốt đời giữ trọn phẩm giá, thanh danh của mình.

Mỗi lần nghĩ đến phẩm giá, nhân cách, tôi lại nhớ đến những vần thơ “tự khuyên mình’’ của Bác Hồ trong tập Nhật kí trong tù:

Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần

Qua đó, ta càng thấm thía bài học tự rèn luyện nhân cách, phẩm giá để “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

Tôi thường tự hỏi: Tại sao. người ta không lấy tên những kẻ như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Lê Hoan, Phạm Quỳnh,... mà đặt tên trường, tên đường phố? Tại sao Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... lại được nhân dân ta ngưỡng mộ, ngợi ca?

Lao động cần cù để ấm no. Đem tài trí đua tranh với đời, để phục vụ nhân dân, góp phần làm cho đất nước phồn thịnh, hùng cường. Kinh doanh làm giàu, để phát triển kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của quê hương... Đó là những việc làm tốt đẹp, những gương sáng được xã hội tôn vinh.

Trái lại, những kẻ vì tham vọng vật chất mà đánh mất bản tính của mình, mà làm điều phi nghĩa, sa chân vào vòng lao lý, gông cùm. Cái bả lợi danh đã làm cho không ít người bị choáng, đúng là “máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”. Những quan lại tham nhũng, những cán bộ, đảng viên tham ô bị tố cáo, bị tù tội, những kẻ cướp của giết người mà đài, báo từng vạch mặt, chỉ tên... càng cho ta thấy việc giữ gìn nhân cách, phẩm giá là việc quan trọng.

Phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình như bảo vệ con ngươi đôi mắt của mình. Chữ hiếu, chữ trung, chữ cần kiệm, trung thực, lương thiện - là những điều mà mỗi chúng ta nên biết, nên tu dưỡng.

Ông nội tôi trước lúc qua đời chỉ có một mảnh vườn, một căn nhà cấp bốn để lại, nhưng đã nhắc đi nhắc lại, thiết tha căn dặn cha mẹ tôi, anh chị em tôi là phải biết học lấy điều hay, tốt đẹp của thiên hạ, mà giữ lấy nếp nhà, giữ lấy nhân cách, phẩm giá, để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Cho đến nay, cha mẹ tôi, anh chị em tôi vẫn khắc cốt ghi tâm lời ông tôi dạy bảo. Và tôi càng đinh ninh: Nhân cách, phẩm giá là cao quý, người nào có nhân cách cao thượng, có phẩm giá sáng trong, ắt người đó được đồng loại yêu mến, quý trọng, được xã hội tôn vinh.

6. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 6

Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu định hình giá trị của con người. Từ xa xưa, việc rèn luyện nhân cách và đạo đức đã được con người chú trọng, và trong xã hội hiện đại, việc trau dồi và hoàn thiện nhân cách càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, tổ chức cuộc sống cá nhân đóng vai trò then chốt trong việc hình thành nhân cách của mỗi người.

Vậy tổ chức cuộc sống cá nhân là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với sự phát triển nhân cách? Tổ chức cuộc sống cá nhân là một phần quan trọng trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm những khía cạnh vĩ mô liên quan đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Mỗi người trong cộng đồng tuân theo những phong tục và tập quán lâu đời. Khi trình độ hiểu biết còn hạn chế, con người thường tôn thờ các thần linh mà họ tưởng tượng ra, và nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ, trở thành yếu tố thiết yếu. Bên cạnh đó, con người còn có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật để làm phong phú đời sống tinh thần, từ các loại hình nghệ thuật như sân khấu, ca nhạc đến hội họa và điêu khắc. Tất cả những yếu tố này đều góp phần làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân trở nên quy củ, phong phú và "người" hơn.

Có thể nói rằng, phong tục tập quán và tâm lý địa phương đều bắt nguồn từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên, góp phần hình thành nhân cách con người. Nhân cách của một người không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên mà còn được định hình bởi các giá trị vật chất và tinh thần, phong tục tập quán của dân tộc, địa phương và nghề nghiệp. Ví dụ, ở nhiều vùng quê Việt Nam vẫn duy trì các lễ cầu mưa hay mừng gặt, những phong tục này xuất phát từ điều kiện tự nhiên của đất nước với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền nông nghiệp lúa nước.

Giao tiếp là một nhu cầu cơ bản của con người và có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Nếu không có sự tiếp xúc với xã hội, một cá nhân không thể phát triển thành một con người hoàn thiện với nhân cách đầy đủ. Nhân cách là sản phẩm của xã hội, và để trở thành một người có nhân cách, trẻ em cần có sự tiếp xúc và học hỏi từ người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm xã hội, và chuẩn bị cho cuộc sống cũng như lao động trong môi trường văn hóa của thời đại.

Môi trường sống cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách, phụ thuộc vào mối quan hệ của chủ thể với môi trường đó. Một đứa trẻ lớn lên ở Mỹ, một quốc gia phát triển với đa sắc tộc và đa văn hóa, sẽ có lối sống phóng khoáng, tự do và năng động hơn so với một đứa trẻ sống ở Việt Nam, một đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương Đông đậm đà. Môi trường khác nhau sẽ tạo ra những nhân cách và lối sống khác nhau.

Tóm lại, tổ chức cuộc sống cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Vì vậy, mỗi chúng ta cần không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện để trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh và tiến bộ.

7. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 7

Nhân cách là biểu hiện của những yếu tố đặc trưng và bản chất của một con người. Nó được định hình và không ngừng bổ sung, hoàn thiện qua thời gian, trở thành căn cứ để khẳng định các giá trị như thiện, ác, chính, tà, trung, gian, thật, giả, cao thượng, thấp hèn, tốt, xấu, hay, dở, trọng, khinh, yêu, ghét. Nhân cách không chỉ là thước đo giá trị của cả một kiếp sống mà còn là nền tảng để đánh giá một cá nhân.

Nhân cách không tự nhiên mà có; nó là kết quả của sự tác động từ môi trường sống bao gồm thiên nhiên, gia đình, cộng đồng, nhà trường và xã hội. Những yếu tố này cùng với nhận thức và quá trình tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người sẽ hình thành nên nhân cách. Vì vậy, nhân cách mang màu sắc cá nhân và luôn thay đổi, phát triển theo thời gian. Nó không tĩnh mà động, khả biến chứ không bất biến. Do đó, việc không ngừng bổ sung, hoàn thiện và giữ gìn nhân cách là vô cùng quan trọng. Ngoài những yếu tố cơ bản mang tính ổn định, nhân cách còn thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử để phù hợp với từng thời đại và từng quốc gia. Chính vì vậy, nhân cách không chỉ là thước đo giá trị của một người mà còn là căn cứ để đánh giá bản chất của một chế độ, xã hội và dân tộc.

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách phụ thuộc vào độ tuổi và môi trường sống. Khi trưởng thành, nhân cách tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện thông qua việc tiếp nhận đạo làm người. Đạo làm người là nền tảng xác lập phẩm giá và đạo đức cho cả đời người. Cổ nhân dạy: "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ." Ra ngoài xã hội muốn khôn ngoan, trưởng thành phải lắng nghe những lời răn bảo của người già, vì họ có nhiều kinh nghiệm. Còn về nhà, muốn biết sự thật những việc đã diễn ra thì hỏi trẻ, vì trẻ con chưa biết nói dối. Nếu ở tuổi ấu thơ, các cháu được nuôi dưỡng và dạy dỗ trong môi trường gia đình và học đường tốt, ông bà, cha mẹ anh chị em mẫu mực có nề nếp gia phong, có chí lớn thì các đức tính tốt như thật thà sẽ được duy trì và định hình trong sự phát triển nhân cách.

Ngược lại, nếu các cháu bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu từ nhỏ, không trung thực, lừa gạt, xuyên tạc, vu khống, thậm chí bất chấp thủ đoạn thì rất nguy hiểm. Nhân cách và phẩm giá là vô cùng cao quý. Người nào có nhân cách cao thượng, phẩm giá sáng trong sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng và được xã hội nể phục, tôn vinh.

Việc giữ gìn và phát triển nhân cách tốt đòi hỏi sự cố gắng không ngừng từ mỗi cá nhân và sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh. Chúng ta cần ý thức rằng nhân cách không chỉ là tài sản của riêng một người mà còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Nhân cách cao đẹp không chỉ là niềm tự hào của cá nhân mà còn là niềm tự hào của cả một cộng đồng, một quốc gia.

8. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 8

Sau này, nếu bạn được lãnh một nhiệm vụ quan trọng trong xã hội mà thi hành nhiệm vụ đó một cách đầy đủ, đắc lực, đã công minh lại liêm chính thì bạn cũng chưa nên lấy vậy làm hãnh diện; vì nghĩ cho cùng, vậy mới là làm tròn nhiệm vụ của mình thôi. Một vị giáo sư đại học soạn bài kĩ lưỡng, giảng giải rõ ràng cho sinh viên của mình, một ông giám đốc điều khiển 1 cơ quan một cách điều hòa, được việc mà không tốn năng suất; một người thợ điện bắt dây gắn bóng khéo léo mà không hao dây; một người đạp xích lô chở khách hàng tới nơi tới chốn không vô ý mà bị rủi ro; so sánh những người đó, tôi không thấy ai hơn ai. Địa vị có khác nhau, sự quan trọng của công việc cũng khác nhau; nhưng hết thảy chỉ đều làm tròn bổn phận để xứng đáng hưởng số tiền mình nhận được. Nghị luận xã hội về giá trị con người.

“Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”. Nghị luận xã hội về giá trị con người.

Hay “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý”. Câu nói của Lét-xinh gợi cho ta nhiều suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình kiếm tìm những giá trị cao đẹp của đời sống con người.

Ông giáo sư đại học, ngoài giờ dạy học ra phải khảo cứu, trứ tác, làm thêm một việc gì đó bổ ích cho văn hóa, thì mới được quốc dân mang ơn. Ông giám đốc một sở cũng vậy, phải có một sáng kiến nào làm tăng năng suất của nhân viên, giảm chi phí cho công quỹ thì mới được gọi là làm cái gì đó cho đời. Người thợ điện, người đạp xe không có sáng kiến tạo được cái gì mới thì có thể giúp láng giềng họ hàng, đồng bào trong phạm vi của mình: chẳng hạn chỉ cách thức sửa đèn cho một nhà hàng xóm, chở một em nhỏ lạc đường về nhà nó, giúp đỡ, an ủi người nghèo hơn mình…

Trong cuộc sống, con người luôn khao khát khám phá những giá trị của bản thân mình: Mình đang đứng ở đâu? Mình là ai trong mắt mọi người, trong đời sống xã hội? Xác định được vị trí, hiểu được giá trị của bản thân là nhu cầu tất yếu, chính đáng của mỗi người. Song, không phải ai cũng có được nhận thức đúng đắn về điều đó. Có những kẻ luôn ngộ nhận về khả năng của mình, họ cho rằng mình là số một, là chân lý của cuộc sống. Đó là tư tưởng của những kẻ độc tài, tự kiêu và tự phụ. Lại có người nhút nhát, sợ sệt mọi thứ, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm được điều gì có ích. Đó lại là những người tự ti. Rõ ràng “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu”, tức là giá trị của con người không nằm ở những gì tốt đẹp, đúng đắn mà bản thân họ có hay họ nghĩ rằng mình có. Vậy giá trị ấy nằm ở đâu? Nó nằm ở những 'gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý'.

Vậy là, điều được ghi nhận trong giá trị của con người là những nỗ lực, những cố gắng trong hành trình đi tìm, vươn tới cái đẹp, cái thiện ờ đời. Cuộc sống là hành trình con người đi tìm mình và tự khẳng định mình. Ai cũng khao khát vươn tới cái hoàn mĩ của sự sống. Nếu con người đạt được một điều nào đó, một chân lý trong cuộc sống thì chân lý đó đã được con người chiếm lĩnh. Nhưng bất hạnh nằm ở việc chân lý cũng có tính tương đối, nó có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại sai trong một số trường hợp. Vậy nếu con người bằng lòng với chân lí mình có, dừng lại cuộc hành trình tìm kiếm vẻ đẹp cuộc sống thì khi ấy con người thất bại. Vậy kết quả của mọi công việc chưa phải là điều lớn nhất chúng ta đòi hỏi ở một con người. Quan trọng là con người ấy đã vượt khó, vượt khổ để đi tới thành công. Chính trong quá trình vượt qua những gian khó mà con người nhận lãnh trên đường đi tìm chân lý đã giúp con người bộc lộ nhiều phẩm chất, đức tính của mình. Đó có thể là sự chăm chỉ cũng có thể là lười nhác. Đó cỏ thề là can đảm cũng có thể là hèn nhát. Đó có thể là sáng tạo, năng động nhưng cũng có thể là thụ động, máy móc. Đó có thể là sự chân thành nhưng cũng có thể là dối trá,… Hành trình đi tìm cái đẹp là hành trình chạy đua trong một đường hầm kín. Kẻ về đích sớm nhất, ló dạng ra khỏi đường hầm sớm nhất chưa chắc đã là kẻ nhanh nhất, giỏi nhất, tốt nhất,… Chính bởi những điều ấy, giá trị đích thực của một con người phải là những 'gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý. Qua quá trình vượt qua những điều khó khăn ấy, con người bộc lộ những phẩm chất, giá trị của mình.

Trong cuộc đời này, mọi người đang cùng đứng trên một quả đất nhưng mảnh đất ta đang đứng không bằng phẳng mà chỗ cao, chỗ thấp. Ấy bởi mỗi người một hoàn cảnh, một điều kiện, một xuất phát điểm khác nhau. Còn chân lý lại là một độ cao nhất định mà tất cả chúng ta phải vươn tới mới đạt được. Vậy thì, giá trị của mỗi người không nằm ở việc ai chạm tay vào chân lí sớm hơn mà nằm ở việc đã nhảy như thế nào từ vị trí của mình để đến được với chân lí.

9. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách mẫu 9

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết cách tổ chức cuộc sống một cách khoa học và hiệu quả. Việc sắp xếp thời gian, công việc, các mối quan hệ một cách hợp lý không chỉ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu đã đề ra mà còn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách. Vậy, cách tổ chức cuộc sống cá nhân có tác động như thế nào đến sự phát triển của con người?

Trước hết, việc tổ chức cuộc sống cá nhân một cách khoa học giúp chúng ta hình thành tính tự giác và kỷ luật cao. Khi có một kế hoạch cụ thể và thực hiện đúng kế hoạch đó, chúng ta sẽ rèn luyện được tính tự giác, chủ động trong mọi việc. Kỷ luật là yếu tố không thể thiếu để đạt được thành công. Nó giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Thứ hai, tổ chức cuộc sống cá nhân giúp chúng ta phát triển khả năng quản lý thời gian. Thời gian là tài sản quý giá nhất mà chúng ta có. Biết cách quản lý thời gian hiệu quả giúp chúng ta tận dụng tối đa từng phút giây, hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và chất lượng. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta có thêm thời gian dành cho bản thân, gia đình và những hoạt động mình yêu thích.

Bên cạnh đó, việc tổ chức cuộc sống cá nhân còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì. Để thực hiện một kế hoạch dài hạn, chúng ta cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại. Những khó khăn, thất bại trên đường đời là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với ý chí kiên cường, chúng ta sẽ vượt qua tất cả và đạt được thành công.

Ngoài ra, tổ chức cuộc sống cá nhân cũng giúp chúng ta nâng cao tính trách nhiệm. Khi chúng ta có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với những người xung quanh, chúng ta sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tính trách nhiệm là nền tảng của mọi mối quan hệ xã hội.

Cuối cùng, việc tổ chức cuộc sống cá nhân một cách khoa học còn giúp chúng ta mở rộng các mối quan hệ xã hội. Khi có một cuộc sống cân bằng, chúng ta sẽ có nhiều thời gian dành cho gia đình, bạn bè và những người thân yêu. Điều này giúp chúng ta xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp, tạo ra một hệ thống hỗ trợ vững chắc cho bản thân.

Tóm lại, cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách. Nó không chỉ giúp chúng ta đạt được những thành công trong cuộc sống mà còn giúp chúng ta trở thành những con người tốt đẹp hơn. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải rèn luyện cho mình thói quen tổ chức cuộc sống một cách khoa học và hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm