Đoạn văn so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều
Viết đoạn văn so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều
- 1. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 1
- 2. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 2
- 3. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 3
- 4. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 4
- 5. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 5
- 6. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 6
- 7. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 7
- 8. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 8
- 9. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 9
Đoạn văn so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh ký với nội dung:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
1. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 1
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Hai câu thơ này được Nguyễn Du viết - lời cảm thán của Kiều khi đứng trước nấm mồ lạnh lẽo của Đạm Tiên - một người kĩ nữ. Hai câu thơ bật lên như một lời than thở của Kiều hay cũng chính là của Nguyễn Du trước nỗi đau mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng. Lời thơ như một lời thở dài đầy đau xót của tác giả, chính Nguyễn Du cũng đã có những năm tháng phiêu bạt phải chịu cảnh đói, cnahr nghèo, có lẽ vì thế ông hiểu được những số phận nghèo khó và cả hoàn cảnh đau khổ của những người phụ nữ xưa. Đó là lời thương cảm của Nguyễn Du, là tấm lòng nhân đạo đầy cao cả của ông dành cho những người phụ nữ Việt Nam xưa - những thân phận "thấp cổ bé họng" trong xã hội phong kiến đương thời. Hai câu luận của Độc Tiểu Thanh ký, nhà thơ muốn an ủi nàng Tiểu Thanh, tự nhủ với lòng mình rằng xưa nay những người tài hoa nhưng bạc mệnh cũng đã có nhiều, việc đó chỉ có trời mới hiểu. Nhưng dù trời có hiểu vẫn chẳng thể nào can thiệp được sự ganh ghét của người vợ cả, của người đời về lối sống phong lưu đài các, nhàn nhã của người có tài. Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”.
2. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 2
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm thán, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hảo, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
3. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 3
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”
Ở đây, tác giả đã sử dụng hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: “Tây Hồ hoa uyển” (vườn hoa bên Tây Hồ) với “thành khư” (gò hoang). Cùng với đó, động từ “tẫn” nhằm thể hiện sự triệt để đến cùng của sự vật. Từ đó, câu thơ đã gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khứ và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ xưa kia nay đã thành bãi đất hoang, không có sự sống. Vì vậy lời thơ khơi gợi sự xót xa của nhà thơ trước sự đổi thay, sự tàn phá của thời gian đối với cái đẹp. Tác giả cũng rất tài tình khi sử dụng các từ chỉ sự đơn độc: “độc điếu” (một mình viếng) và “nhất chỉ thư” (một tập sách). Với hai hình ảnh đó, tác giả như muốn nhấn mạnh sự cô đơn tột cùng của con người. Đồng thời cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Đó là cuộc gặp gỡ của một người mang trạng thái cô đơn với một kiếp bất hạnh, đơn độc.
Tương tự với hai câu luận của Độc Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du cũng viết hai câu thơ trong Truyện Kiều:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Từ kiếp bạc mệnh của Thúy Kiều, nhà thơ khái quát lên thành lời chung, kiếp đau khổ chung của người phụ nữ. Văn học thời ấy đã từng nói đến cái chết thảm thương, oan khốc của Người con gái Nam xương (Nguyễn Dữ); một nạn nhân của chiến tranh và lễ giáo phong kiến bất công. Hay một nàng Đạm Tiên nổi danh tài sắc một thì mà phải rơi vào cảnh: Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng. Trong xã hội cũ, hỏi có bao nhiêu nàng Đạm Tiên như thế? Câu thơ: Đau đớn thay phận đàn bà… không chỉ là một tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, lên án đanh thép cái chế độ phong kiến vô nhân đạo, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Bởi vậy nó chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả.
Tuy ra đời cách đây đã gần hai thế kỉ nhưng những câu thơ tâm huyết của Nguyễn Du vẫn gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Nó vừa là lời than thống thiết về nỗi đau khổ to lớn của kiếp người, vừa là lời kết án tội ác của chế độ phong kiến bất công chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ. Người đọc bao thế hệ đã nhận được từ hai câu thơ này thông điệp của Nguyễn Du: Hãy cứu lấy phụ nữ, hãy bảo vệ phụ nữ và trả lại cho họ vị trí xứng đáng, thiêng liêng mà Tạo hóa đã ban cho họ là duy trì sự sống của loài người trên trái đất.
4. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 4
Hai câu luận “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, /Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” trích trong tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” sử dụng hình ảnh thơ đối lập giữa một bên là vườn hoa bên Tây Hồ với bên còn lại là hình ảnh gò hoang thể hiện sự xót xa của người nghệ sĩ trước tình cảnh đổi thay của cái đẹp theo thời gian. Không chỉ vậy, để nhấn mạnh thêm sự hoang tàn, đơn độc của con người, tác giả đã sử dụng từ ngữ một cách tài tình, khéo léo “độc điếu” và “nhất chỉ thư”. Cuộc đời cô đơn, lẻ loi với kiếp người bất hạnh khiến con người ta không khỏi thương cảm đến đau lòng! Cùng chung suy nghĩ này, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du khi viết “Truyện Kiều” với hai câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” tô đậm số phận hẩm hiu của người phụ nữ xưa. Số kiếp tài hoa bạc mệnh của Đàm Tiên, Thúy Kiều là tiếng kêu ai oán đầy đau thương dành cho người phụ nữ. Đây còn là lời tố cáo đanh thép về một chế độ xã hội vô nhân đạo. Tuy hai tác phẩm không ra đời cùng thời điểm song ở họ đều có sự giao thoa về sự đồng điệu trong tâm hồn. Xuất phát từ sự thương cảm người phụ nữ trong xã hội phong kiến lạc hậu, cổ hủ, người nghệ sĩ đã không thể kìm nén lòng mình. Quả không sai khi nói rằng, thơ khởi phát từ tiếng lòng. Chính từ sự đồng cảm, tiếc thương, tức giận, các tác giả đã viết nên những câu từ để tô đậm tính cách người phụ nữ xưa, gián tiếp tố cáo đanh thép xã hội đầy rẫy bất công đối với người phụ nữ. Giá trị nhân văn mà những “đứa con tinh thần” để lại nhờ đó vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay như một lời giáo dục, một sự nhận thức đúng đắn, khách quan về xã hội.
5. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 5
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều hay cũng chính là Nguyễn Du về kiếp người bạc mệnh của Đạm Tiên – một người kỹ nữ trong truyện Kiều. Điểm chung của 2 câu thơ trích từ hai bài thơ đều là lời than thở, cảm thông, chua xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng mệnh bạc trong xã hội cũ. Họ đều là những người tài hoan, xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc nhưng dường như tạo hóa đang trêu đùa trên số phận của họ, luôn đẩy họ đến tận cùng của khổ đau, dù là kỹ nữ hay tài nữ, số phận của họ đều như vậy. Ông thương xót cho số phận của họ và cũng soi chiếu lên số phận của chính mình, phải chăng số phận của mình cũng như vậy, phải chịu cảnh đau đớn, bất hạnh và chết đi mà không một ai thương nhớ. Đó chính là nỗi niềm của những con người đồng bệnh tương liên, tài hoa nhưng gian truân.
6. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 6
Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khi nhắc tới đều khiến chúng ta cảm thấy chua xót, đau đớn thay cho họ. Thế nhưng, ít ai dám can đảm đứng lên để giãi bày lòng mình, để khóc than cho những mảnh đời hẩm hiu ấy. Nhưng trong thơ ca thì khác, ta bắt gặp vô số tấm lòng của những người nghệ sĩ khi bày tỏ sự đồng cảm với biết bao lớp người trong xã hội. Cũng như vậy, trong truyện thơ Nôm “Đoạn Trường tân thanh” - hay quen thuộc hơn với độc giả với tên gọi “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du có viết: “Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Hai câu thơ trên đã thể hiện cho chúng ta thấy sự ai oán, đớn đau, chua xót cho số phận người phụ nữ - những con người tài hoa mà bạc mệnh. Tư tưởng ấy dường như không chỉ gói gọn trong thơ ca trong nước, mà ngay cả trong “Độc Tiểu Thanh kí” cũng có hai câu luận có cùng “tần sóng”: “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư”. Hai câu luận như đã bày tỏ nỗi niềm tiếc nuối trước sự tàn phai của thời gian đối với cái đẹp. Một cuộc đời không trọn vẹn làm con người ta canh cánh, xót xa trong lòng. Số kiếp tài hoa bạc mệnh của Đàm Tiên, Thúy Kiều là tiếng kêu ai oán đầy đau thương dành cho người phụ nữ. Đây còn là lời tố cáo đanh thép về một chế độ xã hội vô nhân đạo. Tuy hai tác phẩm không ra đời cùng thời điểm, song ở họ đều có sự giao thoa về sự đồng điệu trong tâm hồn. Giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật của cả hai tác phẩm sẽ chẳng phai mờ đi trong tâm trí độc giả, cũng như khơi gợi trong tâm hồn con người những tâm tư, tình cảm sâu sắc về con người, về xã hội.
7. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 7
Ai đó từng nói rằng “Tất cả chúng ta đều có sự đồng cảm và có lẽ không phải ai cũng đủ can đảm để thể hiện điều đó”. Tuy vậy, tìm hiểu về nghệ thuật văn chương, ta bắt gặp vô số tấm lòng của những người nghệ sĩ khi bày tỏ sự đồng cảm với những người trong xã hội. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hai câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” thể hiện sự ai oán, đớn đau, chua xót cho số phận người phụ nữ - những con người tài hoa mà bạc mệnh. Thông qua số mệnh của Đàm Tiên, của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã khái quát thành số mệnh chung của người phụ nữ trong thời kì đó. Không chỉ ông mà thậm chí ngay trong tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí”, nền văn học Trung Hoa cũng có chung “tần số” ấy. Hai câu luận “Cổ kim hận sự thiên nan vấn,/ Phong vận kỳ oan ngã tự cư” bày tỏ sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ” về những số phận cay đắng của những con người tài hoa trong xã hội xưa. Tài hoa nhưng bạc mệnh có lẽ đã trở thành “Cổ kim hận sự” , xưa thì có số phận của nàng Tiểu Thanh và những người cùng cảnh ngộ, nay thì là những người như ông. Nhưng rồi khi ngẩng đầu lên hỏi trời thì trời cũng chỉ biết lặng thinh không nói một lời khiến cái hận càng thêm hận, thấm thía lại càng thêm thấm thía,.. khi trời không đáp con người cũng chỉ biết bất lực, bế tắc, nó thể hiện một hiện thực bất công của xã hội phong kiến nhiều hủ tục. Lời thơ cứ âm ỉ mãi trong ta về một kiếp người hẩm hiu đến từ những bất công, định kiến xã hội. Từ đây, người nghệ sĩ khơi gợi trong trái tim người đọc những tâm tư, tình cảm, những bài học nhận thức sâu sắc về con người, về xã hội.
8. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 8
Nguyễn Du (1765 – 1820) là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Ông đã được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Tuy xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến nhưng cuộc đời Nguyễn Du lại phải trải qua nhiều lưu lạc, đau khổ. Vì vậy, ông thông cảm với nhân dân, đặc biệt là với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn lời Thúy Kiều, một cô gái tài hoa bạc mệnh để khái quát chung về số phận bi thảm của người phụ nữ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Câu thơ xót xa, ai oán như một lời than phẫn uất trước định mệnh cực kì vô lí, bất công đối với phụ nữ. Tiếc thay, trong xã hội phong kiến, bạc mệnh đã trở thành số phận chung của bao kẻ hồng nhan. Bạc mệnh là số phận mỏng manh, bạc bẽo, nói rộng ra là cuộc đời gặp nhiều tai ương, buồn khổ. Người bạc mệnh có kiếp sống long đong, lận đận hoặc chết yểu một cách thảm thương. Nguyễn Du tan nát cả cõi lòng khi hạ bút viết những câu thơ như có nước mắt rơi, máu chảy. Đằng sau lời than thống thiết ấy là một hiện thực cay đắng, phũ phàng: xã hội phong kiến bất công chà đạp tàn bạo lên nhân phẩm người phụ nữ. Trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, người phụ nữ bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng. Họ bị biến thành nô lệ của những ràng buộc nghiệt ngã từ phía lễ giáo phong kiến và những quan niệm lạc hậu như tam tòng, thủ tiết, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, nữ nhân ngoại tộc… số phận họ hoàn toàn phụ thuộc vào tay kẻ khác. Thậm chí, họ còn bị coi như hàng hóa, dùng để bán mua, đổi chác. Bài thơ Bánh trôi nước của Hổ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện thật sinh động những thân phận đau thương ấy. Hồ Xuân Hương ví thân phận người phụ nữ như chiếc bánh trôi: Thân em Vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn… Nguyễn Du miêu tả quãng đời đầy truân chuyên, bão tố của nàng Kiều : Thoắt mua về thoắt bán đi, Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi; Khi Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương… Người con gái tài sắc vẹn toàn ấy lẽ ra phải được sống ấm êm bên cha mẹ, hạnh phúc bên người yêu, nhưng thế lực đen tối, bạo tàn trong xã hội mà đồng tiền là chúa tể đã cướp đi của nàng tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhẫn tâm xô đẩy nàng xuống tận lớp bùn nhơ dưới đáy xã hội. Mỗi lần Kiều cố gắng vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận là một lần nàng bị dìm sâu hơn nữa. Từ kiếp bạc mệnh của Thúy Kiều, nhà thơ khái quát lên thành lời chung, kiếp đau khổ chung của người phụ nữ. Văn học thời ấy đã từng nói đến cái chết thảm thương, oan khốc của Người con gái Nam xương (Nguyễn Dữ); một nạn nhân của chiến tranh và lễ giáo phong kiến bất công. Hay một nàng Đạm Tiên nổi danh tài sắc một thì mà phải rơi vào cảnh: Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng. Trong xã hội cũ, hỏi có bao nhiêu nàng Đạm Tiên như thế? Câu thơ: Đau đớn thay phận đàn bà… không chỉ là một tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, lên án đanh thép cái chế độ phong kiến vô nhân đạo, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Bởi vậy nó chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả. Trong chế độ mới ưu việt, người phụ nữ được gia đình và xã hội tôn trọng: Vai trò to lớn của họ được đánh giá đúng đắn. Chính những điều đó đã giải phóng người phụ nữ ra khỏi những ràng buộc phi lí xưa nay, khơi dậy tiềm năng vô tận của họ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Không phải trong cuộc sống hiện nay đã thật sự chấm dứt những quan niệm bất công đối với người phụ nữ, nhưng thái độ coi thường và những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ đã và đang bị xã hội nghiêm khắc lên án. Tuy ra đời cách đây đã gần hai thế kỉ nhưng những câu thơ tâm huyết của Nguyễn Du vẫn gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Nó vừa là lời than thống thiết về nỗi đau khổ to lớn của kiếp người, vừa là lời kết án tội ác của chế độ phong kiến bất công chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ. Người đọc bao thế hệ đã nhận được từ hai câu thơ này thông điệp của Nguyễn Du: Hãy cứu lấy phụ nữ, hãy bảo vệ phụ nữ và trả lại cho họ vị trí xứng đáng, thiêng liêng mà Tạo hóa đã ban cho họ là duy trì sự sống của loài người trên trái đất.
9. So sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với hai câu thơ của Truyện Kiều mẫu 9
Người phụ nữ được sinh ra trên thế giới này luôn được dùng những mỹ từ đẹp như phái yếu “liễu yếu đào tơ” rồi lại “tuyệt thế giai nhân”, “công dung ngôn hạnh”. Đó là tất cả những gì mà người phụ nữ chân chính được công nhận. Có thể nói người phụ nữ giống như một bông hoa thơm ngát hương cho đời. Thế nhưng Nguyễn Du một bậc đại thi hào khi kể chuyện về cuộc đời của một bông hoa tên Thúy Kiều lại đúc kết một câu nói có ý nghĩa khái quát:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Câu nói ấy có ý nghĩa gì?. Nguyễn Du nói về cuộc đời đầy gian nan trắc trở của nàng Kiều sau đó nói lên những câu có ý nghĩa triết lý sâu sắc. Câu thơ trên tác giả muốn nói đến số phận người đàn bà. Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ đẩy hai từ “đau đớn” lên đầu câu để cho thấy tâm trạng xót thương vô cùng cho số phận của những người phụ nữ liễu yếu đào tơ. Tác giả có ý muốn nói rằng số phận đàn bà vốn dĩ nó đã rất bạc mệnh. Như câu thơ “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Người phụ nữ càng xinh đẹp càng má đào và tài giỏi thì càng bạc mệnh. Liệu rằng ý kiến đó có đúng hay không? Trước hết xem ngay chính nhân vật mà Nguyễn Du đặt cả tình cảm và ngòi bút để xây dựng nên. Thật sự mà nói đối với một cô gái xinh đẹp đến mức “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” và “Cung âm lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” như Kiều thì phải có một cuộc sống sung sướng và hạnh phúc với nhan sắc trời phú và tài năng của mình. Thế nhưng người phụ nữ ấy lại không được như chúng ta nghĩ. Kiều phải thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Người yêu của mình thì không đến được với nhau, phải nhờ em gái nối duyên với chàng. Còn mình thì lưu lạc khắp nơi này nơi khác, qua tay biết bao nhiêu gã đàn ông. Dẫu cô muốn chết ông trời cũng không cho cô chết. Cô vẫn phải sống cho trọn kiếp người này. Đó chính là sự trái ngược giữa tài năng và cuộc đòi của cô. Cô muốn được hạnh phúc nhưng xã hội của cô không cho cô hạnh phúc. Có lẽ càng tài giỏi bao nhiêu thì càng bạc mệnh bấy nhiêu. Hay như nhân vật Mị trong tác phẩm của vợ chồng A Phủ cũng vậy. Một cô gái Her Mông xinh xắn dịu dàng, nền nã không những thế cô còn có một lòng hiếu thảo với cha mẹ, tự trọng bản thân và có tài thổi sáo rất giỏi. Tưởng rằng cô sẽ trở thành một cô gái có cuộc sống hạnh phúc như bao người khác. Thế nhưng cô cũng không thoát khỏi cảnh làm dâu gạt nợ của nhà thống lý trong bản. Cuộc sống ấy biến cô trở thành một cô gái lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, chỉ biết cúi mặt lúc đi và làm những công việc quen thuộc cứ lặp đi lặp lại mà thôi. Đó là những điển hình cho số phận những người con gái đa tài nhưng bạc mệnh. Nó thể hiện sự đau đớn của Nguyễn Du khi nói đến thân phận đàn bà. Đó là sự trái ngược về tài sắc và cuộc đời của họ. Nhưng ở đây Nguyễn Du nói những người đàn bà nói chung chứ không phải riêng chỉ những người đàn bà có tài sắc như Thúy Kiều. Có lẽ nào ai là đàn bà cũng bạc mệnh chăng?. Nói như vậy Nguyễn Du muốn thể hiện sự đồng cảm với những số phận người đàn bà bạc mệnh bất hạnh chứ không phải ai là đàn bà cũng có số phận như thế. Ta biết một điều rằng chính xã hội họ sống làm cho những tài năng của họ bị coi khinh và sử dụng vào mục đích kiếm lợi trên chính nhan sắc tài năng ấy. Vì thế số phận của họ như thế một phần lớn là do xã hội họ sống gây nên. Câu nói của nhà đại thi hào liệu còn đúng trong xã hội ngày nay không?. Ngày nay khi không còn cường quyên thần quyền hủ tục đến mức trói buộc thân thể người ta mà khi bình đẳng nam nữ thì cũng là lúc những tài năng của phụ nữ được biết đến và phát triển làm giàu cho chính đất nước đó. Nó không những không làm hại đến số phận của họ mà còn mang lợi đến cho họ. Tất nhiên đa tài hay giỏi quá thì cũng rất phiền vì nhiều người ganh tị ghen ghét. Những người ấy sẵn sàng hại bạn đạp đổ bạn để họ lên trên. Nhưng nếu bạn có tài thật sự thì họ có muốn đạp bạn xuống thì cũng rất khó. Hiện nay những người càng có tài càng có nhan sắc thì lại càng sung sướng về mặt cuộc sống thành đạt và chuyện chọn cho mình người chồng xứng đáng. Như vậy ta thấy câu nói của Nguyễn Du chỉ đúng với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ mà thôi. Ngày nay tuy cũng có những người tài năng nhưng bạc mệnh nhưng nó không phải là một quy luật được. Trường hợp đó chỉ rơi vào số phận của một người nào đó mà thôi. Cũng vì thế nếu bạn khổ thì cũng không nên nghĩ mình tài năng nên bạc mệnh. Dù sao ta cũng thấy được sự xót thương của nhà thơ đến số phận những người đàn bà.