Nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói: 'Con người có thể chinh phục thiên nhiên nhưng không thể chế ngự cơn cuồng nộ của thiên nhiên'
Những bài văn mẫu hay lớp 11
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói: 'Con người có thể chinh phục thiên nhiên nhưng không thể chế ngự cơn cuồng nộ của thiên nhiên' gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói: 'Con người có thể chinh phục thiên nhiên nhưng không thể chế ngự cơn cuồng nộ của thiên nhiên' mẫu 1
Con người trong công cuộc chinh phục và cải tạo tự nhiên: từ xưa đến nay, thiên nhiên chứa đựng sức mạnh ghê gớm, mỗi khi thiên tai, một quốc gia, một cộng đồng có thể bị những hậu quả nặng nề nhưng rất nhanh chóng con người lại bắt tay khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống, phát triển xã hội. Từ buổi đầu lấy sức người chống lại thiên nhiên, đến nay chúng ta có những thành tựu lớn lao nhờ khoa học kỹ thuật, từng bước cải tạo thiên nhiên và bắt thiên nhiên phải khuất phục con người. Ngu công đào núi, Dã Tràng lấp bể là ước muốn và cũng là niềm tin vượt lên chính mình của những người giàu ý chí nghị lực và quyết tâm hành động. Một bờ đê sông Hồng là sức mạnh của con người hợp quần để chế ngự sức nước hung hãn. là niềm tự hào của con người bao thế hệ. Một công trình thủy điện sông Đà là kết quả lao động vất vả cả chân tay lẫn trí óc của con người, biến sức nước thành dòng điện. Rõ ràng con người từ chỗ khiếp sợ trước tự nhiên đã trở nên mạnh mẽ can đảm hơn, nắm bắt quy luật tự nhiên, bắt thiên nhiên phải khuất phục trước con người.
Trong đấu tranh xã hội, các lực lượng chính nghĩa, những con người đại diện cái tốt, cái đẹp không ít lần bị thất bại. Con người chân chính nhiều khi bị kẻ tiểu nhân hãm hại, để lại nỗi niềm chua xót “anh hùng uống hận”, “để hận mấy ngàn năm” còn lưu trong bao áng văn thơ. Tuy nhiên theo một quy luật tất yếu và niềm tin mãnh liệt vào công lý, sự thật sẽ chiến thắng bạo tàn, giả trá giúp con người tìm ra những cách đấu tranh, những phương pháp để thành công. Phan Bội Châu từng nhắn nhủ “Tay ba lần gãy, mới biết thuốc tiên…xưa nay anh hùng, từng thua mới được!”. Không gì mạnh bằng ý chí con người, bên cạnh đó còn đòi hỏi sự tỉnh táo khôn khéo, kiên quyết để đạt mục đích.
Xét từ góc độ cá nhân, cũng có rất nhiều tấm gương con người vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những khiếm khuyết của bản thân: Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo; Nguyễn Ngọc Hưng – nhà thơ hội viên hội nhà văn Việt Nam; Lê Thanh Thúy – cô gái 19 tuổi bị ung thư nhưng vẫn kịp góp mặt cho đời nụ cười rạng rỡ của một tấm lòng nhân hậu; là Nguyễn Hồng Kông - bệnh nhân suy thận nhưng đã tận dụng quỹ thời gian ít ỏi của mình để viết cuốn sách “Khát vọng sống để yêu” và “Ở trọ”, tích cực giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, những đồng loại kém may mắn. Những con người ấy bị hủy diệt bởi định mệnh khắc nghiệt nhưng đã khẳng định ý nghĩa cao quý của sự sống con người, sống có ý nghĩa bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình
Từ những việc lớn đến việc nhỏ đều cần đến ý chí và nghị lực phi thường của con người, điều quan trọng chính là con người cần phải biết tự lượng sức mình, tự điều chỉnh mình. Có một lúc nào đó chúng ta vấp phải sai lầm và thất bại, nhưng đó chỉ là tạm thời, bởi lẽ nếu chúng ta quyết tâm hành động và nắm bắt được thời cơ, chuẩn bị đầy đủ chín muồi thì sẽ chắc chắn thành công,
Theo tôi, muốn khẳng định tinh thần trong câu nói của nhà văn Hemingway cần phải hội đủ những yếu tố cần cho một con người, để có thể sống giữa đời mà không hổ thẹn: ý thức bản thân, có tinh thần luôn vươn lên trong đời sống, mài sắc bản lĩnh và khả năng hành động và nỗ lực hết mình để đạt ước mơ. Trau dồi càng nhiều vốn sống, kinh nghiệm sống, không ngừng tự nâng cao hoàn thiện bản thân, không bao giờ cho phép chủ quan tự mãn sau thắng lợi, thành công nhất thời, bởi đơn giản “kẻ thù của thành công là thành công”. Sức mạnh con người không chỉ ở bản thân người ấy mà còn nhân lên với sức mạnh của cả cộng đồng người. Trong cuộc đấu tranh khẳng định giá trị đời sống, con người không bao giờ đơn độc và luôn làm được những điều phi thường ngay trong cuộc đời bình thường.
Từ ông lão Santiago trong câu chuyện Ông già và Biển cả của nhà văn, một triết lý sâu xa về con người bình thường ở giữa thế gian, ý kiến của Hemingway là đúc kết chân lý về con người, khẳng định tư thế hào hiệp và can đảm của con người giữa thế gian. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại!
Nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói: 'Con người có thể chinh phục thiên nhiên nhưng không thể chế ngự cơn cuồng nộ của thiên nhiên' mẫu 2
Từ lúc bé cho đến tận bây giờ, rất nhiều lúc tôi được nghe ai đó nói “con người đã/đang/sẽ chinh phục thiên nhiên”. Từ “chinh phục” chỉ việc khiến cho ai đó phải tuân theo ý muốn của bản thân bằng cách sử dụng vũ lực. Nếu với nghĩa như vậy, thì câu nói “con người chinh phục thiên nhiên” chỉ đúng một nửa, đó là chúng ta đang hàng ngày sử dụng vũ lực với thiên nhiên. Còn nếu ai đó nói rằng chúng ta khiến cho thiên nhiên tuân theo ý mình, thì đó là một vọng tưởng to đoành và tai hại.
Chúng ta “chinh phục” thiên nhiên, vậy tại sao chúng ta phải xây nhà xây cửa, may áo đan khăn để bảo vệ bản thân khỏi thiên nhiên? Tại sao mỗi khi thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ thì chúng ta tan cửa nát nhà, hàng trăm hàng nghìn đồng loại của chúng ta bỏ mạng? Tại sao chúng ta không thể “ra lệnh” được cho thiên nhiên đừng động đất, đừng bão lũ? Vì con người vẫn còn quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Nếu chúng ta có thấy những cái chúng ta làm là “vĩ đại”, là “kỳ tích”, thì cũng chỉ là vì tầm nhìn của chúng ta quá hạn hẹp, giống như một đứa trẻ sướng rơn khi mới biết đi biết đọc vậy. Thiên nhiên không “sợ” chúng ta, mà chính chúng ta mới phải sợ hãi trước thiên nhiên trong nhiều nhiều năm nữa.
Chúng ta đã “chinh phục” thiên nhiên? Trên thực tế, chúng ta chưa bao giờ thoát ra khỏi được bàn tay của thiên nhiên. Chúng ta đắp đập ngăn sông, tạo ra xe cộ máy móc, phát triển khoa học kỹ thuật, đều là dựa vào việc tìm hiểu và tuân theo các quy luật của thiên nhiên. Chúng ta không thể “ra lệnh” cho ô tô tự chạy, hay máy bay tự bay. Chúng ta không “cải tạo thiên nhiên”, mà chúng ta cải tạo chính chúng ta, uốn nắn hành vi của chúng ta cho phù hợp với thiên nhiên, để sống sót và thu lợi từ thiên nhiên. Trước thiên nhiên, chúng ta chưa bao giờ “sáng tạo” ra một cái gì mới mẻ cả, mà chỉ khám phá và tận dụng những cái do thiên nhiên tạo sẵn. Giống như người lái đò sông Đà tự do giữa dòng nước hùng vĩ là vì nắm được quy luật của con sông, tự do của con người không nằm ở việc chống lại và đứng trên thiên nhiên, mà phụ thuộc vào việc chúng ta hiểu rõ và hòa mình theo thiên nhiên.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói: 'Con người có thể chinh phục thiên nhiên nhưng không thể chế ngự cơn cuồng nộ của thiên nhiên'. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.
Bài tiếp theo: Nhập vai vào nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình 2, viết lại suy tư cảm xúc của mình trong đêm hôm đấy