Nghị luận về giá trị của lao động
Nghị luận về giá trị của lao động
- I. Dàn ý nghị luận về giá trị của lao động
- II. Văn mẫu Nghị luận về giá trị của lao động
- 1. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 1
- 2. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 2
- 3. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 3
- 4. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 4
- 5. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 5
- 6. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 6
- 7. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 7
- 8. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 8
- 9. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 9
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về giá trị của lao động vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
I. Dàn ý nghị luận về giá trị của lao động
1. Dàn ý Nghị luận xã hội về giá trị của lao động - Mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: giá trị của lao động.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lao động là việc con người làm việc, hoạt động tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống bản thân và tạo giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng bàn tay, khối óc của mình thông qua nghề nghiệp.
→ Lao động có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Lao động chính là thước đo khẳng định giá trị của mỗi con người.
b. Phân tích
Lao động giúp cho con người rèn luyện và gia tăng tư duy, khả năng phán đoán, hoàn thiện và phát triển, thúc đẩy bản thân mỗi người cũng như cuộc sống và xã hội phát triển.
Nếu xã hội không có lao động, con người sẽ mãi dậm chân tại chỗ, không có của cải để nuôi sống bản thân, cống hiến cho xã hội, không tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
Có lao động, con người mới phát huy và hoàn thiện được bản thân, mới tìm được ý nghĩa đích thực và chân chính của cuộc sống.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người chăm chỉ lao động, cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có những người lười biếng, chưa nhận thức được tầm quan trọng của lao động cũng như không cố gắng lao động, tạo dựng những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội... Những người này thật đáng chê trách và cần thay đổi bản thân, tích cực lao động hơn để tạo những giá trị tốt đẹp.
e. Liên hệ bản thân
Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần biết lao động ngay từ hôm nay. Lao động trong khả năng của mình, tuổi nhỏ làm việc nhỏ phụ giúp gia đình, tích cực học tập, trau dồi bản thân để sau trở thành một người công dân lao động trí óc có trình độ cao.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: giá trị của lao động.
2. Dàn ý Nghị luận xã hội về giá trị của lao động - Mẫu 2
Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nghị luận giá trị của lao động
Thân bài:
Lao động có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người.. Lao động chính là thước đo khẳng định giá trị của mỗi con người.
- Ý nghĩa của lao động, sáng tạo:
+ Lao động là cơ sở đầu tiên để loài người tồn tại, phát triển, tiến bộ. Khi con người lao động trong sáng tạo, có nghĩa là họ được khẳng định giá trị tồn tại của bản thân, đóng góp cho xã hội. Cụ thể:
Lao động làm nên cơ sở vật chất, tinh thần, là điều kiện quyết định để thực hiện ước mơ của con người. Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo. Trong lao động, nếu con người biết phát huy năng lực, sự sáng tạo, sẽ có được niềm vui thực sự. Lao động giúp cho con người óc tư duy, khả năng phán đoán, hoàn thiện và phát triển, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển. Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, xã hội.
+ Nếu con người không lao động, điều gì sẽ xảy ra? Cuộc sống con người sẽ ra sao? Lao động không sáng tạo sẽ như thế nào?
+ Phê phán thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo, không phát huy hết năng lực cần có của bản thân.
Kết bài:
Rút ra bài học, liên hệ cho bản thân và khẳng định lại giá trị của lao động.
II. Văn mẫu Nghị luận về giá trị của lao động
1. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 1
Leonardo da Vinci có một câu nói rất hay: “Chúa trời bán cho chúng ta mọi thứ với cái giá là lao động”. Quả thực, điều mấu chốt tạo nên nhân loại phát triển của ngày hôm nay chính là lao động.
“Lao động” – hai tiếng ấy tuy đơn giản nhưng lại có sức mạnh vô cùng lớn. Lao động chính là làm việc, hoạt động để tạo ra của cải vật chất. Từ thời nguyên thủy, con người đã biết làm lụng để kiếm ăn. Theo thời gian, các hình thức lao động trở nên đa dạng hơn. Chúng ta không chỉ lao động bằng chân tay mà còn bằng trí óc.
Dù tồn tại dưới dạng nào thì lao động cũng là điều tất yếu và đem lại giá trị tích cực cho con người. Trước hết, nhờ lao động mà con người phát triển về cả thể chất và tinh thần. Chúng ta hoạt động, khai phá tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống xung quanh để mưu cầu sự sống và hạnh phúc. Không có lao động đồng nghĩa với không có của cải, vật chất khiến con người không thể tồn tại. Đồng thời, khi lao động, trí óc con người phải tư duy liên tục để tìm ra những phương pháp cải tiến năng suất. Từ đó, sự sáng tạo, chủ động của ta được phát huy triệt để. Bên cạnh đó, lao động giúp bồi đắp tâm hồn con người. Nó dạy ta về sự chăm chỉ, kiên trì, quý trọng thời gian,…
Lao động quan trọng là thế nhưng trong cuộc sống vẫn có nhiều người lười biếng, không cố gắng lao động. Người xưa thường nói: “Nhàn cư vi bất thiện”. Những kẻ không lao động thường dễ nảy sinh thói hư, tật xấu nên ta cần chung tay loại bỏ lối sống tiêu cực này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Học tập tốt, lao động tốt”. Mỗi người hãy gắng sức lao động, tận dụng hết khả năng của mình. Cuộc đời con người là hữu hạn nên hãy sống hết mình
2. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 2
Cuộc sống phát triển tốt đẹp, hiện đại như ngày nay chính là đã trải qua một quá trình dài con người không ngừng nỗ lực làm việc, lao động của các thế hệ trước từ khi dựng nước và giữ nước đến nay. Chính vì thế, ta có thể khẳng định: lao động có vai trò và giá trị vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người. Lao động là việc con người làm việc, hoạt động tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống bản thân và tạo giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng bàn tay, khối óc của mình thông qua nghề nghiệp. Lao động có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Lao động chính là thước đo khẳng định giá trị của mỗi con người. Lao động giúp cho con người rèn luyện và gia tăng tư duy, khả năng phán đoán, hoàn thiện và phát triển, thúc đẩy bản thân mỗi người cũng như cuộc sống và xã hội phát triển. Nếu xã hội không có lao động, con người sẽ mãi dậm chân tại chỗ, không có của cải để nuôi sống bản thân, cống hiến cho xã hội, không tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Có lao động, con người mới phát huy và hoàn thiện được bản thân, mới tìm được ý nghĩa đích thực và chân chính của cuộc sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có những người lười biếng, chưa nhận thức được tầm quan trọng của lao động cũng như không cố gắng lao động, tạo dựng những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội... Những người này thật đáng chê trách và cần thay đổi bản thân, tích cực lao động hơn để tạo những giá trị tốt đẹp. Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần biết lao động ngay từ hôm nay. Lao động trong khả năng của mình, tuổi nhỏ làm việc nhỏ phụ giúp gia đình, tích cực học tập, trau dồi bản thân để sau trở thành một người công dân lao động trí óc có trình độ cao. Hiểu được vai trò, giá trị to lớn của lao động, mỗi người hãy nỗ lực lao động nhiều hơn, làm việc tận tâm và có trách nhiệm nhiều hơn để không chỉ bản thân mình tiến bộ, có cuộc sống tốt hơn mà đất nước từ đó cũng được phát triển văn minh, thịnh vượng hơn.
3. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 3
Con người chúng ta trải qua quá trình tiến hóa hàng nghìn năm lịch sử với sự lao động cần cù, miệt mài, chăm chỉ của bao thế hệ. Có thể thấy, lao động đã, đang và sẽ luôn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Lao động là việc con người làm việc, hoạt động tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống bản thân và tạo giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng bàn tay, khối óc của mình thông qua nghề nghiệp. Lao động có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Lao động chính là thước đo khẳng định giá trị của mỗi con người. Lao động là cơ sở đầu tiên để loài người tồn tại, phát triển, tiến bộ. Khi con người lao động trong sáng tạo, có nghĩa là họ được khẳng định giá trị tồn tại của bản thân, đóng góp cho xã hội. Lao động làm nên cơ sở vật chất, tinh thần, là điều kiện quyết định để thực hiện ước mơ của con người. Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo. Nếu con người biết phát huy năng lực, sự sáng tạo, sẽ có được niềm vui thực sự. Bên cạnh đó, lao động còn giúp cho con người óc tư duy, khả năng phán đoán, hoàn thiện và phát triển, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển. Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, xã hội. Nếu xã hội không có lao động, con người sẽ mãi dậm chân tại chỗ, không có của cải để cống hiến cho xã hội, thậm chí là không có của cải để nuôi sống bản thân dẫn đến sự suy vong của giống loài. Một thực trạng đáng buồn là trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo, không phát huy hết năng lực cần có của bản thân, quen dựa dẫm vào người khác, không có ý chí vươn lên. Những người này sẽ khó có được cuộc sống tốt đẹp và tiến bộ. Cuộc sống rất ngắn ngủi, hãy biết ơn những ngày ta được sống, được khỏe mạnh, từ đó cố gắng cống hiến nhiều hơn nữa, lao động nhiều hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
4. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 4
Trong cuộc sống mỗi người mỗi nghề và nghề nghiệp nào cũng quan trọng, ý nghĩa, họ đều cống hiến sức lực và tâm trí để dựng xây cuộc đời. Người lao động chân tay tạo ra cơ sở vật chất, nhờ sáng tạo họ tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.
Những cải tiến dù lớn dù nhỏ cũng giúp họ nâng cao kinh nghiệm bản thân. Vì vậy lao động chân tay cũng phải gắn với quá trình đổi mới và hiện đại hoá.
Người lao động trí óc là những nhà nghiên cứu nhà khoa học, giáo viên, học sinh… thông qua sản phẩm trí tuệ của mình để nâng cao hơn trình độ dân trí, tạo nên những tiến bộ khoa học kĩ thuật đồng thời không ngừng giữ gìn và phát triển nền văn hiến của mỗi quốc gia.
Như vậy lao động chân tay hay trí óc gắn bó mật thiết với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Dù bạn làm gì, làm thầy hay làm thợ, trình độ phổ thông hay cử nhân đại học hãy lao động và cống hiến hết mình với trí tuệ sáng suốt và trái tim đầy trách nhiệm.
Giống như bài học làm người mà mỗi học sinh trước khi bước ra trường đời đều được giáo dục: “Nếu một người được gọi để làm một người như phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giơ đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như Bet-thô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Sêch-xpia đã làm thơ.
Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng, lẫn con người nơi trần gian đều phải nói rằng: “Đây là người quét đường vĩ đại – người đã làm thật tốt công việc của mình”.
Lao động làm cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn, là cách để ghi dấu bản thân vào cuộc đời. Lao động còn là các để rèn luyện ý chí, tinh thần thép trong mỗi người. Những năm đầu thế kỉ XX, vì sự lầm than của công nhân, nông dân trong nước, bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
Bác sẵn sàng dấn thân làm bất cứ việc gì dù gian khổ đến đâu. Đọc những câu thơ của Chế Lan Viên ta không khỏi rưng rưng nước mắt:
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người còn nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
Nhà thơ nhà cách mạng Tố Hữu cũng trân trọng từng việc làm nhỏ của tầng lớp cần lao, đó là bác phu xe là chị lao công là em bán bánh dạo…
Sau này chính họ là người đã cầm lá cờ đỏ sao vàng để đứng dậy khởi nghĩa và làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8. Những người lao động đó cũng đáng vinh danh và đặt ngang với những phong trào quốc tế lao động trên toàn thế giới.
Lao động cũng là cách mà chúng ta ghi dấu tên tuổi của mình trong cuộc đời. Những nhà văn như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao họ sống cuộc đời giản dị nhưng đã dùng ngòi bút của mình để “đấu tranh cho một thế giới giả dối và tàn ác, làm lòng người trong sạch hơn”. Tên tuổi của họ không chỉ ghi dấu trong những trang sách mà còn ghi dấu trong cuộc đời.
Con người sống trong một xã hội bản thân đã được thừa hưởng biết bao di sản do con người thế hệ trước để lại:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái.
Vì thế để thực hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, lao động chính là sự trân trọng biết ơn thành quả người đi trước để lại, đồng thời thông qua lao động chúng ta để lại những điều tốt đẹp cho con cháu đời sau.
Bởi vì cuộc đời không chỉ là hiện hữu mà còn là cống hiến. Từ những em bé như Đỗ Nhật Nam đến những giáo sư như Ngô Bảo Châu dù làm việc ở đâu cũng luôn cống hiến và hướng về tổ quốc nơi mình sinh ra lớn lên.
Những anh chị thanh niên tình nguyện trong màu áo xanh đã xuất hiện ở khắp các nẻo đường khắp các địa phương xa xôi để cống hiến sức trẻ của mình cho dân tộc.
Câu nói của Nguyễn Quang Thiều đã truyền đi một thông điệp chứa đựng một quan điểm nhân sinh cao quý. Tuổi trẻ bạn và tôi xin đừng để cuộc đời trôi đi một cách hoài phí.
Hãy đứng dậy và khẳng định bản thân bằng lao động, không ngừng rèn luyện và nâng cao trí tuệ. Bản thân mỗi người phải có ý thức khám phá tìm kiếm tận dụng mọi điều kiện có sẵn để lao động và sáng tạo.
Mỗi sáng tạo nhỏ sẽ làm nên thành công lớn. Mỗi sự lao động nhỏ sẽ tạo nên thành quả lớn dựng xây đất nước.
5. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 5
Trong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ khi loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Khi đã lo được cái ăn cái mặc, con người dần hoàn thiện về mặt văn hóa, lao động trí óc để sáng tạo nên những công trình vĩ đại như kim tự tháp, vạn lí trường thành...các phép tính, khám phá thiên nhiên. Nhờ lao động, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay - con người đã trở thành loài thượng đẳng trên trái đất.
Ta có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông thạo công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra của cải và tinh thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Tất cả mỗi người phải lao động nếu không sẽ trở thành kẻ vô công rỗi nghề không đóng góp gì cho bản thân, gia đình và xã hội. Lao động là thước đo giá trị của con người, lao động có nhiều hình thức: lao động xã hội, lao động công ích... Quá trình trình thành là khoảng thời gian để tạo ra một kết quả, một công việc. Hoàn hiện nhân cách là làm nên trọn vẹn phẩm chất của con người. Như thế ta có thể hiểu “lao động là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người” là vận dụng hoạt động chân chính của bản thân là khoảng thời gian để tạo ra trọn vẹn phẩm chất của con người.
Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người đã bôn ba 22 năm ở các nước trên khắp các châu lục để tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, dành cả cuộc đời để lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, phục vụ nhân dân và đất nước vô cùng tận tụy. Tấm gương lao động vĩ đại của người tỏa sáng và đời đời được dân tộc noi theo. Giáo sư, nhà giáo nhân lân Nguyễn Lân tấm gương lao động vô song, bằng trải nghiệm cả một đời người, hiểu được điều mà dân tộc này cần để đối mặt với thế giới đó là học vấn, là nhân tài, là trí tuệ. Cụ đã dạy cho bao thế hệ học trò biết sống một cuộc sống có ích bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Bằng niềm ưu tư và sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ đã giục giã các học trò của mình không đầu hàng trước khó khăn, phải góp phần vào sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Hai nông dân là Trần Quốc Hải và Vẽ Văn Danh đã sáng chế ra máy bay với ước mơ rất đơn giản: “bay lên để tưới nước đồng ruộng cho đỡ vất vả và dập đám cháy nếu có”. Tất cả đã phác lên một bức tranh rất sinh động về những con người ở những địa vị khác nhau ngày đêm có biết bao là nghĩa cử tốt đẹp đóng góp cho đời. Nhờ có họ, ta hiểu được lao dộng là vinh quang, là tự rèn luyện chính mình. Trên các dặm đường, cánh đồng, nhà máy ta gặp biết bao nhiêu những con người vô danh như bác nông phu, anh công nhân, chị bán hàng rong đã ngày ngày mưu sinh bằng chính sức lao động và ước mơ giản dị của mình sao cho bớt cơ hàn, đã làm ta yêu quý họ. Tuy họ không làm ra nhiều của cải vật chất nhưng nhân cách của họ ta phải trân trọng. Bởi lẽ, họ đã sống hiền hoà, tôn trọng pháp luật, và kiếm sống bằng những giọt mồ hôi chân chính, góp phần an ninh xã hội. Vậy mà, trong đời sống vẫn tồn tại một số thành phần sống ăn bám, thích của đút lót, hoặc một số thanh niên dùng vũ trường, trò chơi điện tử, đua xe, ma tuý,... làm “mồ” chôn thời gian. Thật đáng trách cho những con người sống không ước mơ, lười nhác lao động, sống không lí tưởng và “sống hoài sống phí” một đời người.
Bạn hãy giả sử trong một tuần bạn không làm gì cả, chỉ việc ăn, ngủ, giải trí, thử hỏi bạn nhận được gì, cảm nhận được gì, phải chăng chỉ là sự nhàm chán, thấy rằng chẳng có gì thú vị, bạn muốn ngay lập tức phải làm gì đó có ích cho bản thân, chẳng hạn như đọc một quyển sách hay, xem lại những bài học cũ, ngay lập tức bạn thấy rất phấn chấn và tràn trề sinh lực. Như thế ta có thể nói, con người sinh ra dể lao động, nhờ lao động mà phát triển hoàn thiện.
Mục đích của cả đời người là được tôn trọng, được là người hữu ích, chính lao động sẽ giúp chúng ta, giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lao động giúp con người ý thức dược trách nhiệm làm người từ thành quả lao động. Chỉ có lao động mới có thể “nở hoa” nhân cách và mang lại sự giàu có cho con người từ tinh thần đến của cải vật chất. Vâng! Lao động chính là một trong những yêu tố giúp con người hoàn thiện nhân cách.
6. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 6
Con người đã trải qua một cuộc hành trình kéo dài khoảng bốn triệu năm để trở thành người hiện đại với tầm cao vũ trụ. Lao động miệt mài đã là yếu tố kì diệu giúp con người phát triển. Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã làm cho chúng ta phải suy ngẫm.
Nhiều người hiểu lao động là sự dùng sức lực và dụng cụ để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, nhưng ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở đó. Lao động còn là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ để cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất và phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
Lao động là hành động vĩ đại. Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình và có cuộc sống tự do không bị gò bó. Tự do là phần thưởng vô giá mà chỉ những người biết lao động và trân trọng giá trị thực sự của lao động mới có thể nhận được. Cảm giác tự hào và sung sướng chỉ thuộc về những người lao động chân chính.
Lao động là điều hết sức cần thiết, không chỉ đối với bản thân mà còn đối với cả dân tộc. Lao động giúp con người nuôi sống mình, hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ và tài năng. Nó cũng là động lực để quốc gia phát triển. Hãy học tập tinh thần lao động của Nhật Bản, một minh chứng sống cho sức mạnh của lao động và trí óc sáng tạo.
Lao động không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân đối với sự phát triển của đất nước. Theo lời của Bác Hồ: 'Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình...', điều này đặt ra bổn phận của mỗi người đối với cộng đồng. Nếu mỗi người đều ý thức được điều này, cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động, và xã hội đã vinh danh những giá trị này thông qua các hoạt động thực tế như hội thi “Bàn tay vàng người thợ”, hội thi “Sáng tạo khoa học”...
Mặc dù có những tấm gương lao động sáng sủa, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự hiện diện của những người không trân trọng lao động. Họ sống xa hoa từ những đồng tiền bất chính và không hiểu giá trị của lao động. Những người này cản trở sự phát triển của xã hội và cần phải bị loại trừ.
Hiểu được giá trị của lao động, chúng ta cần trân trọng những thành tựu lao động của tiền bối và tự nhận thức trách nhiệm của mình. Hãy có thái độ chuyên cần trong học tập và tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng để làm đẹp cuộc sống.
7. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 7
Leonardo da Vinci từng phát biểu một câu nói sâu sắc: "Chúa trời trao cho chúng ta mọi thứ với cái giá là lao động." Thật vậy, lao động đã đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển của nhân loại, và điều này vẫn đúng cho thời đại hiện nay.
"Lao động" - hai từ này mặc dù đơn giản, nhưng lại mang trong đó một sức mạnh vô cùng to lớn. Lao động đại diện cho việc làm, hoạt động để sáng tạo ra các giá trị vật chất. Từ thời nguyên thủy, con người đã tìm cách làm việc để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Theo thời gian, các hình thức lao động đã ngày càng đa dạng hóa, và chúng ta không chỉ làm việc bằng bàn tay mà còn bằng trí óc.
Dù ở dạng nào đi nữa, lao động vẫn là một phần thiết yếu và mang lại giá trị tích cực cho con người. Trước hết, nó giúp con người phát triển cả về thể chất và tinh thần. Chúng ta hoạt động, khám phá thiên nhiên, nghiên cứu cuộc sống xung quanh để tìm kiếm sự sống và hạnh phúc. Làm việc đồng nghĩa với việc tạo ra các giá trị vật chất, mà nó là một phần thiết yếu của cuộc sống con người. Đồng thời, trong quá trình lao động, trí óc của con người phải không ngừng tư duy để nâng cao năng suất. Qua đó, sự sáng tạo và sự chủ động được khai phá một cách tối đa. Ngoài ra, lao động giúp bồi đắp tâm hồn con người, dạy cho chúng ta về sự chăm chỉ, kiên nhẫn và đánh giá cao thời gian.
Mặc dù lao động rất quan trọng, nhưng trong cuộc sống vẫn tồn tại nhiều người lười biếng, không cố gắng lao động. Người xưa thường nói: "Nhàn cư vi bất thiện." Những người không lao động thường dễ rơi vào thói quen xấu và tạo ra những tác động tiêu cực cho xã hội. Chúng ta cần cùng nhau loại bỏ những thái độ tiêu cực này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên: "Học tập tốt, lao động tốt." Mọi người hãy cố gắng lao động hết mình, tận dụng toàn bộ khả năng của mình. Cuộc đời con người ngắn ngủi, vì vậy hãy sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa.
8. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 8
Trong cuộc sống, mọi người đều phải lao động để kiếm sống, đáp ứng nhu cầu cá nhân và trang trải cuộc sống. Vậy lao động có ý nghĩa gì và tầm quan trọng ra sao trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta? Đầu tiên, lao động là hoạt động của con người nhằm biến đổi các tài nguyên tự nhiên thành các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của con người. Thông qua lao động, chúng ta có thể đảm bảo đủ thực phẩm, nơi ở và các nhu yếu phẩm. Ngoài ra, lao động còn có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Hoạt động này giúp chúng ta duy trì thể lực và sức khỏe tốt hơn. Nó cũng mang lại cơ hội học hỏi kiến thức và kỹ năng mới. Mỗi ngày làm việc đều là một cơ hội để tích luỹ thêm kinh nghiệm và rút ra bài học cho bản thân.
Tuy nhiên, cùng với những người chăm chỉ lao động, luôn có những người lười biếng, chỉ muốn đón đợi sự phục thù từ người khác. Điều này thực sự là đáng trách và xứng đáng bị xã hội chỉ trích. Tuy vậy, chúng ta cũng cần nhớ rằng không nên lao động quá đáng, quá mệt mỏi, vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và không để dành thời gian cho việc quan trọng như chăm sóc bản thân và gia đình. Vì thế, chúng ta cần đặt một sự cân bằng hợp lý, không ngừng lao động và cống hiến, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến sức khỏe và trải nghiệm cuộc sống của mình. Mỗi người trong chúng ta có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước thông qua công việc của mình.
9. Nghị luận về giá trị của lao động - Mẫu 9
Trong quá trình phát triển của loài người, chúng ta đã trải qua một hành trình kéo dài từ thời loài vượn cổ biết cầm nắm và hái lượm cho đến khi trở thành người tinh khôn, đứng thẳng, và cuối cùng là con người hiện đại. Suốt chặng đường này, lao động đã đóng một vai trò quan trọng không ngừng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đã sử dụng đôi tay để tạo ra công cụ, sáng tạo lửa để nấu thức ăn, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt và biến đổi môi trường xung quanh. Thay vì sống trong hang động, chúng ta đã học xây dựng những nơi ấm áp để ẩn náu và sinh sống.
Là con người trải qua sự tiến bộ về văn hóa, chúng ta đã dùng tri thức và lao động tinh thần để sáng tạo ra những kiệt tác như kim tự tháp, vạn lí trường thành, các phép tính và khám phá thiên nhiên. Lao động là nền tảng của cuộc sống văn minh hiện nay và đã làm cho con người trở thành loài ưu tú trên hành tinh này.
Lao động không chỉ là việc dùng sức mạnh của cơ thể và tri thức để biến đổi tự nhiên với mục tiêu tạo ra của cải và tinh thần phục vụ con người. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá giá trị của mỗi con người. Có nhiều hình thức khác nhau của lao động như lao động xã hội và lao động công ích. Nó đại diện cho sự nỗ lực, sáng tạo và đóng góp của chúng ta vào xã hội.
Không ai có thể tránh khỏi lao động, nếu không, họ sẽ trở thành những người không đóng góp cho bản thân, gia đình và xã hội. Quá trình này là thời gian để tạo ra những kết quả và hoàn thiện nhân cách của con người. Hãy xem đó như là cách để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội thông qua lao động của chúng ta.
Chúng ta không thể không kể đến những tấm gương sáng của lao động như Hồ Chủ tịch, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Nguyễn Lân, một nhà giáo nhân lân, hoặc hai nông dân tài năng Trần Quốc Hải và Vẽ Văn Danh. Những người này đã làm cho chúng ta hiểu rằng lao động là vinh quang và cách để tự hoàn thiện. Bất kể chúng ta là nông dân, công nhân, hay bất kỳ vị trí nào khác, những người lao động này đã đóng góp không chỉ trong việc tạo ra của cải vật chất mà còn trong việc xây dựng giá trị nhân cách và an ninh xã hội.
Cuộc sống thú vị hơn khi chúng ta dành thời gian và công sức vào lao động, bất kể đó là học hỏi, sáng tạo, hoặc đóng góp cho xã hội. Lao động giúp chúng ta hiểu rằng mục tiêu trong cuộc đời là được tôn trọng và trở thành người có ích. Nó giúp chúng ta hoàn thiện và phát triển không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần. Làm việc với sự sáng tạo và đóng góp là cách để "nở hoa" nhân cách và tạo ra sự giàu có, từ tinh thần đến vật chất. Lao động là con đường đúng để tự hoàn thiện mình.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung