Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu

Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Dàn ý cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: “Chạy giặc” là bài thơ kết tinh tình yêu nước và phong cách nghệ thật của cụ Đồ Chiểu.

2. Thân bài

– Mở đầu bài thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã gợi ra khung cảnh hỗn loạn khi tiếng súng Tây bất ngờ nổ rền trong không gian

+ Khung cảnh họp chợ nhộn nhịp, huyên náo quen thuộc bỗng trở nên náo loạn, tiếng súng Tây bắt ngờ rền vang trong sự hốt hoảng tột độ của mọi người.

+ “Một bàn cờ thế phút sa tay” gợi cho chúng ta nhiều liên tưởng, đó có thể là hình ảnh tả thực về một bàn cờ đang chơi dang dở thì bị bỏ ngang vì tiếng súng giặc, đó cũng có thể là hình ảnh ẩn dụ cho thế cuộc giằng co gay gắt

– Tiếng súng của giặc Pháp đã tạo nên sự hoảng loạn, kinh hoảng đến tột độ.

+Hình ảnh những đứa trẻ lơ xơ chạy, đàn chim dáo dát bay không chỉ gợi ra không khí bom đạn dữ dội mà còn tái hiện tình cảnh đáng thương của con người trước thực cảnh tàn bạo mà kẻ thù gây ra.

– Tiếp đến hai câu luận, nhà thơ đã phát triển và mở rộng ý thơ để lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân, đất nước ta

+ Trong thế kỉ XIX, Đồng Nai và Bến Nghé là những vựa lúa rộng lớn, là trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất. Thế nhưng chỉ trong phút chốc, bom đạn cùng âm mưu thâm độc của kẻ thì đã phá hủy tất cả.

+ “Tan bọt nước”, “nhuốm màu mây” đã diễn tả chân thực khung cảnh điêu tàn mà Pháp đã gây ra

– Kết thúc bài thơ, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện sự trăn trở, suy tư trước vận mệnh của đất nước

+ Câu hỏi của nhà thơ vừa là lời lên án sự nhu nhược, hèn nhát của quân lính triều đình khi để giặc chiếm đóng quê hương, bờ cõi vừa là mong muốn về một trang hào kiệt có thể cứu nước, cứu dân khỏi thực cảnh nô lệ, mất tự do.

+ “Nỡ để dân đen mắc nạn này”, câu thơ mang hình thức của câu hỏi nhưng lại thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ đối với những người dân cần lao.

3. Kết bài

Chạy giặc là bài thơ yêu nước tiêu biểu không chỉ ghi lại được sự kiện lịch sử đau thương của đất nước mà còn là bài ca yêu nước có thể làm sống dậy và hướng tới chúng ta khát vọng độc lập, tự do.

2. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 1

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỉ 19. Mắt bị mù loà giữa thời trai trẻ, con đường, công danh sự nghiệp dở dang, nhưng ông đã không chịu khoanh tay trước những bất hạnh cay đắng. Ông đã mở trường dạy học, làm thầy thuốc săn sóc sức khoẻ của nhân dân, viết văn làm thơ, tiếng tăm lừng lẫy, trở thành ngôi sao sáng trong nền văn nghệ Việt Nam cuối thế kỉ 19.

Tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với những truyện thơ đậm đà màu sắc cổ điển như Truyện Lục Vân Tiên, truyện Ngư Tiều y thuật vấn đáp... Đỉnh cao về tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu là những bài văn tế, những bài thơ yêu nước như Chạy giặc, Xúc cảnh, Văn tế Trương Công Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ... Đánh giá giá trị các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong những năm thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, có ý kiến khẳng định: “Sáng tác của ông sống dậy và hướng tới chúng ta như những bài ca yêu nước...”

Thơ, văn tế của Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, đã “diễn tả thật sinh động những tình cảm của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân vốn là nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước” (Phạm Văn Đồng). Khi Tổ quốc bị xâm lăng súng giặc đất rền, những người áo vải chân đất dân ấp dân lân đã quật khởi đứng lên đánh giặc với chí căm thù sôi sục: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ. Họ đánh giặc là để bảo vệ tấc đất ngọn rau, để giữ lấy bát cơm manh áo ở đời.

Vì thế, chỉ một lưỡi dao phay, một gậy tầm vông cũng ào ào xung trận. Tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang lẫm liệt:

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,

Gươm đeo dùng bằng lưỡi một dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Đất nước quê hương bị giặc Pháp giày xéo, tuy bị mù loà, ông vẫn dùng ngòi bút và tấm lòng yêu nước tham gia đánh giặc. Ông gọi lòng trung nghĩa của mình là lòng đạo chung thuỷ, sắt son, sáng ngời: "Sự đời thà khuất đôi tròng thịt, Lòng đạo xin tròn một tấm gương". Có thể nói, những câu văn, vần thơ của Nguyễn Đình Chiểu chứa chan tinh thần yêu nước, đã làm sống dậy và hướng tới chúng ta như những bài ca yêu nước.

Vì thế mà niềm mơ ước của ông vẫn là niềm mơ ước của hàng triệu con người Việt Nam trong thế kỉ qua về độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc và hoà bình:

Chừng nào thánh đế ân soi thấu,

Một trận mưa nhuần rửa núi sông.

(Xúc cảnh)

Chạy giặc là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm hoạ, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ Chạy giặc bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này.

Hai câu đề nói lên thời cuộc và thế nước. Giặc Pháp tấn công thành Gia Định vào lúc tan chợ:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Cảnh họp chợ, cảnh tan chợ là nhịp sống yên bình của nhân dân ta. Tiếng súng Tây bất ngờ nổ rền trời đã làm cho nhịp sống ấy bị đảo lộn. Cảnh chiến tranh đã bắt đầu. Một bàn cờ thế là hình ảnh ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co, ác liệt. Ba tiếng phút sa tay trong câu thơ Một bàn cờ thế phút sa tay nói lên sự thất thủ nhanh chóng của quân triều đình tại thành Gia Định. Hai câu thơ đầu như một thông báo về sự kiện lịch sử bi thảm diễn ra vào năm 1859. Đằng sau câu thơ là nỗi lo lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thảm hoạ quê hương đất nước thân yêu của mình bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo.

Hai câu trong phần thực đối nhau, phép đảo ngữ vận dụng sắc sảo: Vị ngữ bỏ nhà và mất ổ được đặt lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh nỗi đau thương tang tóc của nhân dân ta khi giặc Pháp tràn tới:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ, đàn chim dáo dác bay.

Nếu viết Lũ trẻ bỏ nhà lơ xơ chạy và Đàn chim mất ổ dáo dác bay thì ý vị câu thơ và giá trị biểu cảm sẽ không còn nữa! Cặp từ láy lơ xơ và dáo dác gợi tả sự hoảng loạn và kinh hoàng đến cực độ. Cảnh trẻ con lạc đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc điển hình theo cách nói của dân gian tả cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.

Hai câu luận, ý thơ được phát triển và mở rộng. Tác giả lên án tội ác của giặc Pháp càn quét, đốt nhà, giết người, cướp của, tàn phá quê hương. Phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo. Nhà thơ không viết: Của tiền Bến Nghé tan bọt nước và Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây, mà đã viết:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước.

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Câu thơ đã vẽ lên một vùng địa lí bao la và trù phú (Bến Nghé, Đồng Nai) phút chốc biến thành đống tro tàn. Bến Nghé, Đồng Nai trong thế kỉ XIX vốn đã là vựa lúa và nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền, thế mà chỉ trong khoảnh khắc đã bị giặc Pháp tàn phá tan hoang. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch tan bọt nước. Nhà cửa xóm làng quê hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút nhuốm màu mây.

3. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 2

"Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày dâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?".

Đừng nói đến cảnh dân chạy giặc vội, mà trước hết hãy chú ý đến "tiếng súng Tây" rộ lên vào thời điểm tan chợ. Nghĩa là trước lúc súng nổ, chợ búa vẫn họp bình thường. Cuộc sống hoàn toàn thanh bình, yên ổn. Lúc tan chợ là lúc bắt đầu sự sum họp của gia đình. Những đứa em ngóng anh chị, con cái đợi cha mẹ, cháu chắt đợi ông bà. Cảnh hạnh phúc đầm ấm đơn sơ sẽ diễn ra ở mọi nhà vơi những món quà giản dị của chợ vùng quê: củ khoai, tấm bánh đúc ngô, dăm ba gióng mía, mấy nắm bỏng rang trộn mật... Cả nhà sẽ xúm quanh mâm cơm thanh đạm có bát canh chua, khúc cá kho, hay giản dị hơn chỉ có "râu tôm nấu với ruột bầu"... Tiếng súng Tây nổ đúng vào lúc đó, bất ngờ, đột ngột, dữ dội vô cùng.

Chạy giặc

Súng Tây thời ấy nổ ghê gớm lắm: "súng giặc đất rền". Nghe tiếng súng thì bọn giặc đã ở ngay bên cạnh. "Vừa nghe" thế mà cả bàn cờ thế đã hỏng "phút sa tay". Thất bại ập đến nhanh quá. Thời gian ngắn ngủi càng tăng thêm tính chất đột ngột, bất ngờ, căng thẳng của tình thế. Và vì thế, thay cho cảnh sum họp đầm ấm là cảnh tượng lộn xộn xẻ nghé tan đàn:

"Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dác bay".

Súng vừa nổ, giặc đã ập đến. Người lớn còn chưa kịp đi chợ về hoặc còn đang ở ngoài đồng. Cho nên hốt hoảng lũ trẻ dắt díu nhau chạy lơ xơ. Đặt chữ "lơ xơ" lên trước chữ "chạy" là rất gợi tả. Dường như ta chỉ nhìn thấy sự rã rời, hốt hoảng sắp kiệt sức của những em bé, rồi sau mới biết là các em chạy. Hình ảnh so sánh đàn chim mất ổ dáo dác với lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ thật là đặc sắc. Nhưng cũng phải thấy thêm rằng khi giặc đến, chẳng những con người khốn khổ mà chim muống cũng không được yên ổn. Giặc đến làm đau cả sông núi, đau cả chim muông, đau cỏ cây.

Tả chạy giặc, một cuộc chạy vội vã, đột ngột không hề được chuẩn bị, chỉ đặc tả lũ trẻ và bầy chim là rất thành công. Xa hơn cảnh tượng sống động, bối rối, hốt hoảng, lộn xộn của lũ trẻ và bầy chim là sự mất mát, thiệt hại của cả một vùng quê rộng lớn:

"Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây" .

Của cải bị mất mát, nhà cửa bị thiêu cháy, con cái lại cha mẹ, và chắc là sẽ không tránh khỏi sự chết chóc đau thương: "Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ". Giặc đến gieo bao tội ác lên đầu nhân dân, trước hết là những người dân lành, dân đen cui cút làm ăn toan lo nghèo khó" trong ấp trong làng.

Nguyễn Đình Chiểu cũng phải chạy giặc và ông thấu hiểu sâu sắc những cảnh đó. Ông cất lên tiếng hỏi và cũng là lời trách móc phê phán những người có chức, có quyền, có trách nhiệm của triều đình:

"Hỏi trăng dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?"

Không phải chỉ là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình. Hình như câu thơ còn là một tiếng khóc nghẹn tràn đầy nước mắt của con người mù loà một lòng yêu nước, thương dân mà không thể làm gì cho dân trong cơn loạn lạc.

4. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 3

Trong vườn hoa không phải tất cả những loài hoa đều có thể nở rộ, khoe sắc thắm và trong văn chương cũng vậy, không phải tác phẩm nào cũng có thể trường tồn cùng thời gian. Thế nhưng, Nguyễn Đình Chiểu - một ngôi sao sáng của dân tộc đã thổi hồn vào đứa con "Chạy giặc" của mình để nó trở thành một trong những bài thơ tiêu biểu của dòng thơ yêu nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Chúng ta từng biết đến Nguyễn Đình Chiểu với nhiều tập truyện thơ đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như "Lục Vân Tiên", "Chúng tử tế mẫu văn",... Đặc biệt, vào thời khắc năm 1858 khi thực dân Pháp nổ súng mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta với những thủ đoạn vô cùng dã man và tàn bạo khiến lòng căm thù giặc của nhà thơ ngày càng dâng cao.

Bằng ngòi bút điêu luyện, nhà thơ đã miêu tả hiện thực đất nước đầy đau thương trong buổi đầu bị xâm lược. Đó là khi giặc Pháp tấn công vào thành Gia Định lúc "tan chợ" ở hai câu đề:

"Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay."

Cảnh họp chợ báo hiệu một cuộc sống yên bình, ấm no của con người, nay chợ đã tan, "tiếng súng Tây" đã làm xáo trộn cuộc sống thường nhật của người dân. Tiếng súng bất ngờ ấy đã làm cảnh tượng khu chợ trở nên tan tác, thê lương. Bằng biện pháp ẩn dụ nhà thơ gọi tiếng súng của giặc Pháp là "tiếng súng Tây" để lên án gay gắt và thể hiện một thái độ căm phẫn với những hành động xâm lăng của chúng. Thái độ căm thù giặc đó còn được thể hiện trong bài "Than đạo" của Nguyễn Đình Chiểu:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

"Tiếng súng Tây" bất ngờ nổ lên khiến mọi người đều chạy hoảng loạn. Đáng lẽ ra, sau giây phút họp chợ là giây phút mà nhà nhà vui vẻ, đám trẻ con háo hức vì được bà hay được mẹ mua quà vặt. Cho dù đó là những thứ nhỏ bé, dân dã của làng quê như mấy viên kẹo bột, kẹo lạc hay những bộ quần áo mới thì tất cả đều khiến lũ trẻ mong chờ. Cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để chế biến con cá vừa mới mua ở chợ hay kể về một người thân thích lâu không gặp nay bỗng gặp lại trong phiên chợ đó. Những khoảnh khắc ấy thật yên bình và hạnh phúc biết bao. Vậy mà tiếng súng lại vang lên phá tan đi những mái nhà yên ấm, những hạnh phúc bình dị đó. Có ai không đau lòng, không xót xa trước cảnh tượng ấy?

Nhà thơ đã so sánh thế nước như "một bàn cờ thế phút sa tay" để nói lên sự thất thủ của quân triều đình chỉ trong chớp nhoáng khiến cho vận nước rơi vào tay giặc. Đằng sau mỗi ý thơ đều ẩn chứa một tâm trạng đầy bất an và lo lắng của nhà thơ về vận nước lúc bấy giờ. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cũng là lúc nhân dân ta bước vào thời kì nô lệ, họ luôn phải sống trong lầm than, khổ cực dưới ách áp bức của thực dân.

Nhà thơ đã tái hiện lại cảnh tượng con người chạy hoảng loạn đầy xót xa ở hai câu thực:

"Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay".

Các từ ngữ: "Bỏ nhà", "lơ xơ chạy", "mất ổ", "dáo dác bay" đã đặc tả sự tan nát, hoang sơ đầy thương cảm khi lũ giặc xả súng tấn công tổ quốc. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh điển hình, lấy "lũ trẻ" để đại diện cho sự sống con người, lấy "đàn chim" để đại diện cho thế giới tự nhiên. Hai hình ảnh ấy đã trở thành điển hình cho nỗi đau thương của dân lành khi cả những đứa trẻ cũng phải chạy giặc, bầy chim cũng phải rời tổ để tìm chỗ ẩn náu cho mình. Nghệ thuật đảo ngữ đã lên án tội ác của giặc khiến cho những đứa trẻ cũng phải toán loạn chạy tìm nơi ẩn náu, bầy chim trên kia mất ổ cũng phải bay đi nơi khác. Các từ láy "lơ xơ", "dáo dác" có tính chất tạo hình cao giúp bạn đọc như được trở lại cùng người dân "chạy giặc" lúc bấy giờ.

Tác giả đã phác họa bức tranh ấy không chỉ ở những vùng quê, những khu chợ mà còn ở cả chốn đô thị sầm uất nay cũng trở nên tan tác ở hai câu luận:

"Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây."

Chúng ta biết đến Bến Nghé là nơi các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra sầm uất với các tàu bè tấp nập khoảng hai trăm năm về trước, còn Đồng Nai là một trong những vựa lúa lớn của miền Nam. Thế nhưng chỉ trong nháy mắt đã bị giặc Pháp cướp bóc, phá tan hoang đến mức nhanh như "bọt nước". Sự càn quét của giặc Pháp như một cơn lũ, chúng cuốn trôi đi tất cả, cướp đi biết bao sinh mạng, tài sản của nhân dân. Chúng đốt những mái ấm của nhân dân ta khiến cho lửa khói dâng cao ngút trời bao phủ cả khoảng không rộng lớn. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo "của tiền tan bọt nước", "tranh ngói nhuốm màu mây" để lột tả bộ mặt tàn ác của quân xâm lăng. Sức tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm. Chiến tranh không chỉ đảo lộn cuộc sống thường ngày mà chiến tranh còn làm mất mát bao của cải, tài sản của nhân dân, đẩy dân lành vào cảnh điêu đứng. Trước thảm cảnh đó, không ai có thể ngăn được sự xót xa, đau đớn dành cho hoàn cảnh của chính mình và dân tộc.

Tội ác quân giặc làm sao kể xiết, nhà thơ không khỏi lo lắng, đau xót trước cảnh nước nhà rơi vào tình trạng bi thương, thê thảm. Điều đó được thể hiện rõ ở hai câu kết:

"Hồi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nợ này?"

Câu hỏi tu từ ở cuối bài đã cho chúng ta thấy tấm lòng yêu nước tràn đầy nhiệt huyết, một dòng máu nóng đang chảy trôi trong tâm hồn nhà thơ, đó chính là tiếng lòng quặn thắt trước thực tại đầy đau xót của nhà thơ, đó cũng là sự thất vọng sâu sắc về phía triều đình. Từ đó ta cảm nhận được một trái tim đang rực cháy tình yêu quê hương, đất nước, một tấm lòng nhân hậu đầy thương cảm khi chứng kiến cảnh "dân đen" phải chịu cảnh lầm than. Những "trang dẹp loạn", những anh hùng, vua quan nhà Nguyễn đi đâu vắng lại để cho dân đen gồng mình chịu nạn? Những con người sống bằng mồ hôi, công sức, xương máu của nhân dân lại bỏ mặc nhân dân khi họ lâm vào khốn khó. Triều đình ấy đã không đứng lên bảo vệ nhân dân, dẹp giặc ngoại xâm mà lại trở nên hèn nhát, bạc nhược.

Bài thơ "Chạy giặc" đã tái hiện chân thực thời kì đau thương của đất nước, thể hiện ngọn lửa của lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong tâm hồn nhà thơ. Nguyễn Đình Chiểu tuy không trực tiếp chiến đấu với quân địch trên chiến trường nhưng ngòi bút của ông lại có tính chiến đấu mạnh mẽ. Ông đã dùng ngòi bút của mình để lên án tội ác của giặc, thể hiện chí căm thù giặc đến ngút trời đồng thời thổi hồn vào đó một tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt. Dưới ngòi bút của nhà thơ, "Chạy giặc" thật xứng đáng là áng văn yêu nước trường tồn mãi mãi cùng thời gian.

5. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 4

Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương yêu nước sáng ngời, một ngôi sao sáng trong nền văn học dân tộc. Tuy ông bị mù nhưng tấm lòng ông lại sáng trong như gương. Tình yêu nước, tấm lòng yêu thương, thấu hiểu đối với cuộc sống của người dân được thể hiện trọn vẹn trong những áng thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. “Chạy giặc” là bài thơ kết tinh tình yêu nước và phong cách nghệ thật của cụ Đồ Chiểu.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã gợi ra khung cảnh hỗn loạn khi tiếng súng Tây bất ngờ nổ rền trong không gian:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay”

Khung cảnh họp chợ nhộn nhịp, huyên náo quen thuộc bỗng trở nên náo loạn, tiếng súng Tây bắt ngờ rền vang trong sự hốt hoảng tột độ của mọi người. “Vừa nghe” gợi ra sự đột ngột, bất ngờ của âm thanh tiếng súng, đó cũng là trạng thái hoảng loạn, sợ hãi của mọi người trước cuộc tấn công bất ngờ, bột phát của kẻ thù. “Một bàn cờ thế phút sa tay” gợi cho chúng ta nhiều liên tưởng, đó có thể là hình ảnh tả thực về một bàn cờ đang chơi dang dở thì bị bỏ ngang vì tiếng súng giặc, đó cũng có thể là hình ảnh ẩn dụ cho thế cuộc giằng co gay gắt giữa triều đình phong kiến với thực dân Pháp, “phút sa tay” lại gợi liên tưởng đến sự thất thế của triều đình trong việc bảo vệ đất nước.

“Bỏ nhà lũ trẻ ơ xơ chạy

Mất ổ, đàn chim dáo dát bay”

Trong hai câu thơ thực, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu không lựa chọn cách biểu đạt thông thường “Lũ trẻ bỏ nhà lơ xơ chạy/ Đàn chim mất ổ dáo dác bay” mà đảo động từ bỏ nhà và mất ổ lên trước nhằm nhấn mạnh sự dữ dội của tình cảnh. Tiếng súng của giặc Pháp đã tạo nên sự hoảng loạn, kinh hoảng đến tột độ. Hình ảnh những đứa trẻ lơ xơ chạy, đàn chim dáo dát bay không chỉ gợi ra không khí bom đạn dữ dội mà còn tái hiện tình cảnh đáng thương của con người trước thực cảnh tàn bạo mà kẻ thù gây ra.

Tiếp đến hai câu luận, nhà thơ đã phát triển và mở rộng ý thơ để lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân, đất nước ta:

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

Trong thế kỉ XIX, Đồng Nai và Bến Nghé là những vựa lúa rộng lớn, là trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất. Thế nhưng chỉ trong phút chốc, bom đạn cùng âm mưu thâm độc của kẻ thì đã phá hủy tất cả. Không còn không cảnh nhộn nhịp của cuộc sống mà trơ nên tiêu điều, xơ xác đến thảm hại. “Tan bọt nước”, “nhuốm màu mây” đã diễn tả chân thực khung cảnh điêu tàn mà Pháp đã gây ra, chúng không chỉ cướp bóc tài sản, tiền của mà còn phá làng, phá nước khiến không khí đặc quánh bởi sự u ám, thảm hại đến đáng thương.

Kết thúc bài thơ, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện sự trăn trở, suy tư trước vận mệnh của đất nước:

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này”

“Trang dẹp loạn” những người anh hùng xuất chúng có thể cứu nhân dân khỏi cảnh lầm than, nô lệ. Câu hỏi của nhà thơ vừa là lời lên án sự nhu nhược, hèn nhát của quân lính triều đình khi để giặc chiếm đóng quê hương, bờ cõi vừa là mong muốn về một trang hào kiệt có thể cứu nước, cứu dân khỏi thực cảnh nô lệ, mất tự do.“Nỡ để dân đen mắc nạn này”, câu thơ mang hình thức của câu hỏi nhưng lại thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ đối với những người dân cần lao.

Chạy giặc là bài thơ yêu nước tiêu biểu không chỉ ghi lại được sự kiện lịch sử đau thương của đất nước mà còn là bài ca yêu nước có thể làm sống dậy và hướng tới chúng ta khát vọng độc lập, tự do.

6. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 5

Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay kẻ thù ngoại xâm, Nguyễn Đình Chiểu cũng mang trong mình những tâm tư, tình cảm của bao người dân mất nước. Trong bài thơ Chạy giặc, người đọc bắt gặp một Nguyễn Đình Chiểu với bao nỗi đau đời khôn khuây.

Bài thơ được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17- 2- 1859). Là một trong các nạn nhân của cuộc đánh chiếm bất ngờ, nhà thơ không giấu nổi nỗi bàng hoàng:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Hình ảnh bàn cờ thế phút sa tay đã thể hiện một cách hình tượng sụp đổ vỡ trong phút chốc, không thể cứu vãn trước thảm họa bất ngờ ập đến. Và ngay sau đó, đất nước, nhân dân rơi vào thảm cảnh đau đớn:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Trong cảnh chạy giặc nhốn nháo, Nguyễn Đình Chiểu ấn tượng nhất với sự hốt hoảng, ngơ ngác, mất phương hướng của những sinh linh bé nhỏ yếu ớt (lũ trẻ, bầy chim). Nhà thơ đau đớn, xót xa trước sự tan tác, chia lìa không thể cứu vãn. Và càng đau xót hơn khi sự loạn li, hoang tàn, đổ nát không chỉ diễn ra ở một nơi mà trên cả vùng đất Nam Bộ (Bến Nghé, Đồng Nai). Giặc đi đến đâu là đốt phá, cướp bóc đến đó, thẳng tay giết hại sinh linh. Thiên nhiên cũng nhuốm màu tang tóc (tan bọt nước, nhuốm màu mây). Lời thơ cất lên lộ rõ âm hưởng xót xa, ai oán. Vẽ nên thảm cảnh nước mất nhà tan, tác giả đã vạch trần tội ác tày trời của lũ cướp nước. Qua đó, ta cũng hiểu được tâm trạng đau xót cực độ trong ông. Bài thơ kết thúc bằng một câu hồi bỏ ngỏ:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Nguyễn Đình Chiểu không hỏi đích danh một ai nhưng rõ ràng lời thơ hướng đến các đấng, bậc quân vương, trụ cột của triều đình nhà Nguyễn những kẻ lẽ ra phải ra tay cứu nước, giúp đời. Hỏi đấy, gọi tên đấy nhưng đâu có ai ra lời, xuất biện. Và hói đấy nhưng thực chất là trách móc, lên án sự nhu nhược, hèn nhát, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của quan quân triều đình nhà Nguyễn. Câu thơ không giấu giếm nỗi thất vọng về sự hèn yếu bất lực của triều đình. Cũng từ hai câu kết, chúng ta thấy được nỗi lo lắng xót xa chân thành của nhà thơ mù với bao người dân vô tội.

Bài thơ được viết lên từ những điều trông thấy của Nguyễn Đình Chiểu chan chứa tình cảm sâu nặng đối với nhân dân. Phải là con người có nhân cách cao đẹp, vị tha, bao dung tột cùng, Nguyễn Đình Chiểu mới đau nỗi đau của dân, thương dân như con, yêu nước hết mình như thế.

Đọc Chạy giặc, người đọc muôn thế hệ đã, đang và sẽ mãi đồng cảm với nỗi lòng tâm sự của cụ Đồ Chiểu. Và hơn hết, khi gấp trang thơ lại, trong mỗi người còn lắng lại một lòng yêu mến, kính trọng khôn cùng dành cho nhà thơ xứ Bến Tre.

7. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 6

Tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc như Truyện Lục Vân Tiên, truyện Ngư Tiều y thuật vấn đáp… Đỉnh cao trong tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu là những bài văn tế, những bài thơ yêu nước như Chạy giặc, Xúc cảnh, Văn tế Trương Công Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, …

Cây bút tức là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, đã “khắc họa sinh động tình cảm của dân tộc đối với các chiến sĩ nghĩa quân vốn là nông dân xưa chỉ quen với cuốc nhưng đã nhanh chóng quay trở lại thành anh hùng cứu nước” (Phạm Văn Đồng). Khi Tổ quốc bị giặc tấn công, người dân áo vải chân trần các làng lân cận vùng dậy chiến đấu với chí căm thù sôi sục: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ. Họ đánh giặc là để bảo vệ tấc đất ngọn rau, để giữ lấy bát cơm manh áo ở đời.

Vì thế, chỉ cần một con dao rựa hay một cây bút là có thể lao tới, tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang lẫm liệt:

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,

Gươm đeo dùng bằng lưỡi một dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Quê hương ông bị giặc Pháp giẫm nát. Dù bị mù nhưng ông vẫn dùng ngòi bút và lòng yêu nước để đánh giặc. Ông gọi lòng trung thành của mình là trung thành sắt đá và lấp lánh: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt, Lòng đạo xin tròn một tấm gương”. Có thể nói, những câu văn, bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu thấm đẫm tinh thần yêu nước, được làm sống lại và hướng về chúng ta như những bài ca yêu nước.

Chính vì vậy ước mơ của ông vẫn là ước mơ của hàng triệu người dân Việt Nam trong thế kỷ qua về độc lập, tự do, thịnh vượng, hạnh phúc và hòa binh.

Chạy giặc là một bài hát yêu nước chống xâm lược. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước lâm nguy, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc” bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này.

Hai câu đề nói lên thời cuộc và thế nước bị giặc Pháp tấn công thành Gia Định vào lúc tan chợ:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Cảnh họp chợ và đóng cửa chợ là nhịp sống bình yên của người dân ta. Tiếng nổ bất ngờ của súng Tây đã khiến nhịp sống bị đảo lộn. Cuộc chiến cảnh báo đã bắt đầu. Bàn cờ là ẩn dụ cho thời đại, về cuộc chiến giữa vận mệnh và cái ác. Ba tiếng kim phút rơi trong bài thơ Một bàn cờ có chữ kim phút rơi tượng trưng cho sự thất thủ chóng vánh của quân triều đình ở thành Gia Định.

Hai câu ở phần thực đối lập nhau, phép đảo ngữ vận dụng sắc sảo: Vị ngữ bỏ nhà mất tổ được đặt ở đầu bài thơ về sự nỗ lực đau thương, tang thương của nhân dân ta khi bị giặc Pháp xâm lược:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ, đàn chim dáo dác bay.

Hai tùy bút và tư tưởng thơ được phát triển và mở rộng. Tác giả lên án tội ác cướp phá, đốt nhà, giết người, cướp phá, hủy hoại quê hương của người Pháp.

Bài thơ vẽ nên một vùng địa lý rộng lớn và trù phú (Bến Nghé, Đồng Nai) lập tức biến thành đống tro tàn. Bến Nghé, Đồng Nai thế kỷ 19 vốn là vùng trồng lúa và là nơi buôn bán thuyền bè khốc liệt nhưng chỉ trong chốc lát đã bị thực dân Pháp tàn phá. Tiền bạc, tài sản của nhân dân ta bị địch cướp phá, tiêu hủy. Những ngôi nhà ở quê nhà nhà thơ bốc cháy, lửa và khói nhuốm máu.

8. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 7

Bài thơ "Chạy giặc" là một tác phẩm thể hiện lòng yêu nước và sự phản đối xâm lăng của người Việt Nam. Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quê hương của người Việt Nam đã trải qua một thời kỳ đen tối. Nguyễn Đình Chiểu sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú để ghi lại sự kiện này trong bài thơ "Chạy giặc."

Hai câu đầu của bài thơ đã nêu lên bối cảnh thời cuộc và tình hình đất nước. Cuộc tấn công của quân Pháp đến lúc "tan chợ" được thể hiện qua câu thơ: "Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay." Trước đây, cuộc sống yên bình của nhân dân thường diễn ra tại những buổi họp chợ, nhưng bất ngờ, tiếng súng Pháp đã khiến cuộc sống này bị đảo lộn. Câu "Một bàn cờ thế phút sa tay" tượng trưng cho cuộc chiến đấu ác liệt và nhanh chóng đã bắt đầu.

Bài thơ tiếp tục mô tả sự tàn phá của quân Pháp khi họ xâm lược. Sử dụng các từ ngữ như "lơ xơ" và "dáo dác" trong câu "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ, đàn chim dáo dác bay," Nguyễn Đình Chiểu tạo ra hình ảnh một cảnh kinh hoàng và thất thủ, trong đó trẻ em lạc trên đường và đàn chim mất tổ bay đi. Cách sắp xếp câu thơ và việc sử dụng "lơ xơ" và "dáo dác" tạo nên một thước đo của sự tuyệt vọng và hoảng loạn.

Bài thơ tiếp tục đưa ra các hình ảnh tượng trưng để mô tả sự tàn phá của quân Pháp. "Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây" diễn tả cảnh quê hương trở nên hoang tàn. Bến Nghé và Đồng Nai trước đây là những nơi trù phú, nhưng giờ đây chúng trở thành đống tro tàn do quân Pháp cướp giữ. Câu "tan bọt nước" và "nhuốm màu mây" tạo nên hình ảnh của sự phá hoại và thiệt hại nghiêm trọng.

Cuối cùng, bài thơ đặt ra câu hỏi: "Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này?" Nhà thơ trách móc sự thiếu vắng của anh hùng trong bối cảnh này, và đặt câu hỏi về tại sao dân tộc đang phải chịu đựng mất mát và khốn khó. Bài thơ "Chạy giặc" thể hiện tình yêu quê hương, căm hận xâm lăng và khát khao tự do, và nó đã trở thành một tượng đài của thơ ca yêu nước trong văn học Việt Nam.

Bài thơ "Chạy giặc" sử dụng ngôn ngữ đơn giản và màu sắc Nam Bộ, và sử dụng nhiều kỹ thuật nghệ thuật như đảo ngữ, phép đối, và so sánh ẩn dụ để thể hiện cảm xúc và ý nghĩa lịch sử quan trọng của nó.

9. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 8

Nguyễn Đình Chiểu, một tượng đài vĩ đại của thế kỷ 19, đã trải qua nhiều gian khó và thử thách trong cuộc đời, đặc biệt là việc mất đi thị giác khi còn trẻ tuổi. Mặ despite, ông không bao giờ đầu hàng trước những khó khăn. Thay vì gục ngã, ông đã chấp nhận thách thức và tạo dựng sự nghiệp đáng tự hào. Nguyễn Đình Chiểu không chỉ mở một trường dạy học, mà còn làm nghề y để giúp cộng đồng cải thiện sức khỏe. Đồng thời, ông còn viết văn và sáng tác thơ, sự nghiệp của ông tỏa sáng và thăng hoa, biến ông thành một ngôi sao nổi bật trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật của Việt Nam vào cuối thế kỷ 19.

Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng với các tác phẩm thơ lớn mang đậm tinh thần cổ điển, như "Lục Vân Tiên," và "Ngư Tiều y thuật vấn đáp." Tuy nhiên, đỉnh cao của tài nghệ và tư duy của ông xuất hiện trong những bài thơ và văn bản tôn vinh, như "Chạy giặc", "Xúc cảnh," "Văn tế Trương Công Định," "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc," và nhiều tác phẩm khác.

Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, trong bối cảnh xâm lược của thực dân Pháp vào Nam Bộ, được đánh giá vô cùng có giá trị. Một số ý kiến cho rằng "Sáng tác của ông sống dậy và hướng tới chúng ta như những bài ca yêu nước…". Trong số các tác phẩm của ông, "Lục Vân Tiên" và "Ngư Tiều y thuật vấn đáp" bám sát vào tinh thần nhân đạo cao đẹp. Những bài thơ như "Chạy giặc" đánh thức tình yêu quê hương, gắn kết tinh thần yêu nước và nâng niu bản dạng quê hương:

Thơ và văn tế của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lòng tôn kính và biểu lộ sự thiêng liêng dành cho những người anh hùng của dân tộc, người sống với tấm lòng trung nghĩa và đã cống hiến hết mình cho đất nước. Ông đã vẽ lên một bức tranh sống động và sâu sắc về lòng yêu nước của nhân dân đối với các chiến sĩ của nghĩa quân. Những người nông dân và công nhân bình thường, trước đây chỉ quen với công việc nông nô, bỗng chốc trở thành những anh hùng cứu nước. Bằng một chiếc gậy hay một cây đao đơn giản, họ đã tham gia chiến đấu một cách dũng cảm:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

Sự bất công và xâm lăng của quân Pháp khiến ông đau lòng, và bằng ngòi bút, ông đã thể hiện cảm xúc đó một cách sâu sắc. Mặc dù mất đi thị giác, Nguyễn Đình Chiểu không từ bỏ hy vọng và nỗ lực trong việc bảo vệ quê hương. Ông gọi lòng trung nghĩa của mình là "lòng đạo" chung thủy, sắt son, sáng ngời:

"Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,

Lòng đạo xin tròn một tấm gương."

Những bài thơ và văn bản của ông thể hiện niềm tự hào về đất nước và khao khát của ông: "Chừng nào thánh đế ân soi thấu, Một trận mưa nhuần rửa núi sông." Những người đàn ông của nhân dân, ngay cả khi họ bị cướp mất tài sản, không từ bỏ hy vọng trong việc bảo vệ đất nước và gia đình:

“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ."

Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm kiêng nể và sự tôn trọng đối với những người dũng cảm của dân tộc. Mặc cho sự xâm lăng của Pháp, ông vẫn dùng ngòi bút và trái tim để tham gia vào cuộc chiến. Sự đoàn kết và tinh thần yêu nước đã thăng hoa trong tác phẩm của ông, và niềm mơ ước của ông vẫn là niềm mơ ước của hàng triệu người Việt:

"Chừng nào thánh đế ân soi thấu,

Một trận mưa nhuần rửa núi sông."

10. Cảm nhận bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 9

Trong vườn hoa, không phải tất cả các loài hoa có thể tỏa sáng, tươi thắm, và trong lĩnh vực văn chương cũng tương tự, không phải mọi tác phẩm đều có thể tồn tại qua thời gian. Tuy nhiên, Nguyễn Đình Chiểu, một danh sĩ kiệt xuất của dân tộc, đã đánh thức tinh thần sống của tác phẩm "Chạy Giặc" để biến nó thành một trong những bản thơ tượng trưng xuất sắc nhất trong dòng thơ yêu nước trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng với nhiều tác phẩm thơ đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như "Lục Vân Tiên," "Chúng tử tế mẫu văn,"... Tuy nhiên, năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, với những hành động dã man và tàn bạo, lòng căm thù đối với kẻ thù của nhà thơ đã trở nên trăn trở và cao lớn.

Nhờ ngòi bút điêu luyện, nhà thơ đã minh họa một bức tranh đầy đau thương về hiện thực đất nước trong giai đoạn đầu bị xâm lược. Đoạn đầu của bài thơ mô tả cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Gia Định, cùng với hai câu thơ đầu:

"Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay."

Tại đó, một cuộc họp chợ đã biểu thị cuộc sống yên bình và ấm cúng của nhân dân. Nhưng tiếng súng Tây đột ngột đã chấn động cuộc sống hàng ngày của họ. Cuộc tấn công đẫm máu này đã chuyển cuộc họp chợ từ bình yên sang tàn bạo, và việc nhà thơ gọi tiếng súng của quân Pháp là "tiếng súng Tây" là một cách trực diện thể hiện sự căm ghét và lên án sự xâm lăng của họ. Thái độ đầy căm hận này cũng được thể hiện rõ ràng trong bài thơ "Than đạo" của Nguyễn Đình Chiểu:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

Tiếng súng Tây đột ngột phát ra, khiến mọi người chạy hoảng loạn. Thật ra, sau cuộc họp chợ, mọi người đều mong đợi những giây phút hạnh phúc và yên bình, đặc biệt là trẻ em với những món quà đơn giản như kẹo bột, kẹo lạc hoặc quần áo mới. Đó là thời gian mà gia đình tập họp lại để nấu nước cùng nhau, tham gia trò chuyện hoặc chia sẻ về cuộc sống và gặp gỡ người thân mà họ đã lâu không gặp. Các khoảnh khắc này đơn giản nhưng đem lại hạnh phúc sâu sắc. Tuy nhiên, tiếng súng đã đánh thức những cảm xúc đau đớn khi mọi thứ được đảo lộn, mất mát trong nháy mắt. Cảnh chợ vui vẻ và yên bình bỗng nhiên biến mất, và tiếng súng đột ngột đã tạo ra cảnh tượng kinh hoàng, đầy đau đớn. Bằng cách sử dụng hình ảnh này, nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận sự tổn thương và sự thương xót trước cảnh tượng này.

Nhà thơ cũng so sánh tình hình quốc gia với "một bàn cờ thế phút sa tay" để mô tả sự thất bại của triều đình sau một cuộc tấn công đột ngột, khiến đất nước rơi vào tay kẻ thù. Đằng sau mỗi câu thơ, có một cảm xúc lo lắng và sự bất an của nhà thơ về tình hình quốc gia. Khi thực dân Pháp xâm lược, dân tộc ta phải sống dưới cảnh nô lệ và luôn phải đối diện với nỗi lo sợ và khó khăn. Nhà thơ đã thể hiện sự đau đớn này thông qua câu chuyện về cuộc tấn công đầy tàn bạo của quân Pháp vào đất nước.

Cùng với những câu cuối của bài thơ:

"Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay."

Nhà thơ tạo ra một hình ảnh của sự hoang mang và thảm khốc khi kẻ thù xâm lược. Những từ ngữ "bỏ nhà," "lơ xơ chạy," "mất ổ," "dáo dác bay" miêu tả sự hủy hoại và thương tâm khi lũ quân Pháp đổ vào. Nhà thơ sử dụng "lũ trẻ" để biểu thị con người, và "bầy chim" để đại diện cho tự nhiên. Hai hình ảnh này trở thành biểu tượng cho sự thảm khốc của cuộc tấn công khi ngay cả trẻ em phải chạy trốn và cả bầy chim cũng phải tìm kiếm nơi trú ẩn khỏi cảnh tàn phá. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh để lên án tội ác của quân địch khi họ đẩy cả trẻ em và thiên nhiên vào tình trạng hoảng loạn và mất trú ấn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm