Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 8
Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 8 bản 1: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 8 bản 1: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải sgk Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo nhé.
Khám phá - Kết nối kinh nghiệm
Nhiệm vụ 1. Nhận diện hứng thú, sở trường của bản thân đối với nghề nghiệp trong tương lai
Câu hỏi 1. Nhận diện hứng thú nghề nghiệp của bản thân
Bài làm
Thích thú khi được tìm hiểu về nghề
Mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nghề đang hướng đến
Có cảm xúc với nghề này trong thời gian dài
...
Câu hỏi 2. Chỉ ra sở trường của bản thân đối với nghề nghiệp trong tương lai
Bài làm
- Mình luôn luôn đúng giờ, có khả năng làm việc nhóm. Mình có thể dễ dàng thích ứng với mọi hoàn cảnh, và đây là thế mạnh nếu mình chọn nghề công tác xã hội
- Mình có khả năng làm việc độc lập và có thể làm việc trong phòng thí nghiệm hằng giờ. Kết quả học tập các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học của mình luôn đạt điểm xuất sắc, mình muốn trở thành nhà khoa học trong tương lai.
Câu hỏi 3. Chia sẻ sở trường và hứng thú nghề nghiệp của em với các bạn
Bài làm
- Tớ có khả năng bơi lội nhưng không thích trở thành vận động viên chuyên nghiệp
- Tớ có sở trường viết lách và rất thích trở thành nhà báo
- Tớ rất thích hoạt động liên quan đến nghệ thuật nhưng lại không có được sở trường đặc biệt nào trong lĩnh vực này
Nhiệm vụ 2. Xác định các trường đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân
Câu hỏi 1. Xác định trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp
Bài làm
- Xác định nhóm ngành đào tạo liên quan đến nhóm nghề, nghề lựa chọn.
- Xác định nhóm ngành đào tạo có thể lựa chọn dựa trên các môn học đang học tập.
- Xác định trường đào tạo nghề có nhóm ngành đào tạo liên quan đến nhóm nghề, nghề lựa chọn và các môn học lựa chọn.
- ...
Câu hỏi 2. Xác định những thông tin cần thu thập về các trường đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Bài làm
Tên trường và danh mục các chương trình đào tạo của trường liên quan đến nghề mình lựa chọn.
Trình độ đào tạo của các chương trình đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp; tương ứng với hệ đào tạo chính quy hay liên thông.
Chương trình đào tạo quan tâm thuộc định hướng nghiên cứu hay định hướng thực hành,... với mức học phí tương ứng.
Điều kiện và kết quả tuyển sinh trong những năm gần đây của các trường có ngành nghề đào tạo mà mình muốn lựa chọn.
Điều kiện học tập và sinh hoạt của các trường có ngành nghề đào tạo mà mình muốn lựa chọn.
Câu hỏi 3. Xác định nguồn thu thập thông tin của các trường có ngành nghề đào tạo mà mình muốn lựa chọn
Bài làm
Trang web, fanpage,... của các cơ sở đào tạo có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân
Qua báo, tạp chí khoa học chuyên ngành
Trao đổi qua điện thoại hoặc trực tiếp với phòng chức năng của các cơ sở đào tạo có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân
...
Câu hỏi 4. Chia sẻ kết quả tìm hiểu thông tin về các trường đào tạo liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân
Bài làm
Học sinh tự chia sẻ.
Rèn luyện kĩ năng
Nhiệm vụ 3. Tham vấn thầy cô, gia đình và các bạn về định hướng nghề nghiệp
Câu hỏi 1. Thảo luận nội dung cần thực hiện theo các bước khi tham vấn thầy cô, gia đình và các bạn về định hướng nghề nghiệp
Bài làm
Bước 1: Chia sẻ thông tin cần được tham vấn.
Cung cấp thông tin của nhóm nghề, nghề lựa chọn; của ngành đào tạo.
Trình bày những khó khăn, thuận lợi của bản thân đối với việc đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh, các yêu cầu của nghề.
Bước 2: Lắng nghe, phản hồi ý kiến của thầy có, gia đình, người thân.
Tư thế ngồi và mặt hướng về người xin tham vấn
Nhắc lại câu hỏi, câu trả lời của người tham vấn để thể hiện sự ghi nhận và hiểu rõ hơn thông tin
Bước 3: Đánh giá mức độ phù hợp giữa mong muốn của bản thân với năng lực, phẩm chất của bản thân.
Nếu có sự phù hợp, hãy chỉ ra sự phù hợp và thuyết phục người thân về sự lựa chọn của mình,...
Nếu không có sự phù hợp thì cần xem xét, cân nhắc các gợi ý mà người thân đã tham vấn,...
Bước 4: Tiếp tục xin tham vấn thầy cô, bố mẹ và các bạn những việc làm, rèn luyện tiếp theo,...
Chủ động chia sẻ những việc để có thể rèn luyện tiếp theo.
Chia sẻ kế hoạch rèn luyện tiếp theo.
Câu hỏi 2. Đóng vai nhân vật cần tham vấn trong các tình huống.
TÌNH HUỐNG 1: B am hiểu khá nhiều kiến thức về lịch sử và cảnh quan vùng miền. B muốn được trải nghiệm thật nhiều các vùng miền khác nhau nên B muốn chọn ngành đào tạo có liên quan đến du lịch. Các bạn trong lớp thấy B có khả năng thuyết trình rất tốt và nắm chắc kiến thức các môn học nên khuyên B chọn trường sư phạm. B phân vân giữa nghề hướng dẫn viên du lịch và nghề dạy học. Nếu là B, em sẽ xin tham vấn những gì từ có giáo chủ nhiệm?
TÌNH HUỐNG 2: P mơ ước trở thành bác sĩ. P thấy mình có đủ năng lực để thi đỗ vào trường Đại học Y nhưng trường lại ở rất xa nhà. Tại địa phương P cũng có trường Trung cấp Y và sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành y tá. Nếu là P, em sẽ xin tham vấn từ bố mẹ thế nào?
TÌNH HUỐNG 3: Bố mẹ muốn D đi du học về ngành Công nghệ thông tin. D chưa quyết định lựa chọn vì trình độ tiếng Anh còn hạn chế và nhu cầu lao động với ngành nghề này hiện nay khá cao nhưng tương lai thì không biết như thế nào. D quen một số anh chị lớp trên đã và đang học về ngành đào tạo này ở trong nước và cả nước ngoài. Nếu là D, em sẽ xin tham vấn những gì từ những anh chị này?
Bài làm
Tình huống 1: Nếu là B, em có thể tham vấn giáo chủ nhiệm về các câu hỏi và thắc mắc liên quan đến việc chọn ngành đào tạo và lựa chọn nghề nghiệp trong ngành du lịch.
Các câu hỏi có thể bao gồm:
- Nên chọn trường đào tạo du lịch hay trường đào tạo sư phạm?
- Trường nào có chương trình đào tạo liên quan đến du lịch và cảnh quan vùng miền?
- Nên chọn nghề hướng dẫn viên du lịch hay nghề dạy học?
- Nếu chọn nghề hướng dẫn viên du lịch, thì cần phải có những kỹ năng và kinh nghiệm gì?
- Nếu chọn nghề dạy học, thì cần phải có những kỹ năng và kiến thức gì?
Tình huống 2: Nếu là P, em có thể xin tham vấn bố mẹ của mình về những câu hỏi và thắc mắc liên quan đến việc chọn đại học hay trung cấp và lựa chọn nghề nghiệp trong ngành y.
Các câu hỏi có thể bao gồm:
- Nên chọn trường đại học y hay trung cấp y?
- Trường nào có chương trình đào tạo tốt nhất?
- Nếu chọn trung cấp y, thì cần phải có những kỹ năng và kiến thức gì để trở thành y tá?
- Nếu chọn đại học y, thì phải đối mặt với những khó khăn gì trong việc học tập và sinh hoạt tại xa nhà?
- Sự lựa chọn này sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của P trong tương lai như thế nào?
Tình huống 3: Nếu là D, em có thể xin tham vấn những người đã và đang học về ngành Công nghệ thông tin ở trong nước và nước ngoài để có thêm thông tin và đưa ra quyết định hợp lý.
Các câu hỏi có thể bao gồm:
- Những khó khăn và thử thách nào mà những người đã học về ngành Công nghệ thông tin phải đối mặt?
- Những kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Công nghệ thông tin là gì?
- Trình độ tiếng Anh cần có để theo học ngành này là bao nhiêu?
- Nhu cầu lao động trong ngành Công nghệ thông tin hiện nay như thế nào?
- Triển vọng của ngành Công nghệ thông tin trong tương lai là gì?
- Các trường đại học và các chương trình đào tạo Công nghệ thông tin nổi tiếng nào ở trong nước và nước ngoài?
Câu hỏi 3. Thực hiện tham vấn ý kiến của thầy cô, gia đình, các bạn về định hướng nghề nghiệp của bản thân và chia sẻ kết quả tham vấn
Bài làm
Ngành Marketing:
Các trường đại học đào tạo ngành Marketing: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH thương mại, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Môn học liên quan đến ngành Marketing: Văn, Tiếng Anh, Toán
Hệ thống phẩm chất, năng lực cần có:
- Sáng tạo: khả năng tạo ra các ý tưởng mới và độc đáo để giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nổi bật trong thị trường cạnh tranh.
- Khả năng giao tiếp: kỹ năng giao tiếp hiệu quả để có thể truyền đạt thông điệp tiếp thị một cách dễ dàng và chính xác cho khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và lãnh đạo.
- Khả năng phân tích: khả năng phân tích dữ liệu thị trường, đối thủ cạnh tranh, tiềm năng khách hàng, và dữ liệu về sản phẩm hoặc dịch vụ để đưa ra các quyết định đúng đắn và chiến lược tiếp thị hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý dự án: khả năng quản lý các dự án tiếp thị từ khâu lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát tiến độ, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
- Tư duy chiến lược: khả năng tư duy chiến lược để phát triển kế hoạch tiếp thị đầy tham vọng, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng chúng phù hợp với mục tiêu kinh doanh và ngân sách.
- Sự kiên nhẫn và kiên trì: tiếp thị là một quá trình dài hạn và phải đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì để có thể đạt được kết quả tốt.
Nhiệm vụ 4. Đề xuất giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp
Câu hỏi 1. Thảo luận về các giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.
Bài làm
- Xác định các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
- Chủ động tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ khác nhau.
- Gặp gỡ, trao đổi với những người thành công trong nghề mình muốn chọn.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghềnghiệp trong tương lai.
- Trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp dự định lựa chọn.
Câu hỏi 2. Lựa chọn giải pháp học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp của nhân vật trong các tình huống
Tình huống 1: N và H đều thích học các môn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và cùng muốn trở thành luật sư. Tuy nhiên, hai bạn đều rất ngại trình bày, thuyết trình trước đám đông
Tình huống 2: T có ước mơ trở thành tiếp viên hàng không. Tìm hiểu các yêu cầu nghề nghiệp, T thấy mình cơ bản đáp ứng, chỉ có ngoại ngữ là phải cố gắng rất nhiều.
Bài làm
Tình huống 1:
Giải pháp học tập:
- Phát huy sở trường, hứng thú với các môn khoa học xã hội để học tập tốt các môn đó
- Tham gia các câu lạc bộ học tập của trường
Giải pháp rèn luyện:
- Thường xuyên rèn luyện kĩ năng trình bày và thuyết trình trước đám đông
- Luyện tập thuyết trình để tự tin hơn
- Tham gia các buổi thực tế, đóng vai hướng dẫn viên du lịch/lịch sử,...
Tình huống 2:
Giải pháp học tập
- Cố gắng tự học và tham gia các lớp học ngoại ngữ để học tốt ngoại ngữ
- Tham gia các câu lạc bộ Tiếng Anh của trường
- Tham gia các hoạt động trải nghiệm được trao đổi, nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài để thay đổi khả năng ngoại ngữ của bản thân
- ...
Giải pháp rèn luyện:
- Luyện tập và chăm sóc cơ thể
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp mỗi ngày
- ...
Câu hỏi 3. Đề xuất giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân
Bài làm
Tìm hiểu và khám phá sở thích, năng lực, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Tìm hiểu về các nghề nghiệp phù hợp
Thực tập hoặc tham gia các khóa học liên quan đến nghề nghiệp
Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện
Luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới
Nhiệm vụ 5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến ngành nghề lựa chọn trong tương lai
Câu hỏi 1. Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường của bản thân liên quan đến nghề lựa chọn trong tương lai
Bài làm
Tên kế hoạch: Kế hoạch phát triển sở trường của bản thân
Mục tiêu: Phát triển được một số năng khiếu của bản thân
Sở trường | Cách rèn luyện | Nguồn hỗ trợ | Thời gian thực hiện | Đánh giá hoạt động thực hiện |
H có khả năng chạy nhanh | Chạy thể dục hàng ngày | Bản thân | Buổi sáng và buổi chiều sau 17h | Hoàn thành |
Tham gia các giải chạy | Thầy cô/bố mẹ | Sáng chủ nhật | ||
Q có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt | Tham gia câu lạc bộ nghệ thuật của trường | Bố mẹ | Cuối tuần | Hoàn thành |
Câu hỏi 2. Thực hiện và chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch phát triển sở trường của bản thân
Nhiệm vụ 6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của bản thân
Câu hỏi 1. Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của bản thân
Câu hỏi 2. Thực hiện và chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch học tập định hướng nghề nghiệp của bản thân
Bài làm
Tên kế hoạch: Kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của bản thân
Mục tiêu học tập: Nâng cao kết quả học tập của môn Sinh học và môn Hóa học để đáp ứng được điều kiện tuyển sinh của ngành Y/Dược
Nội dung học tập rèn luyện | Cách thức tiến hành thực hiện | Thời gian thực hiện | Kết quả đạt được | Điều chỉnh |
Hệ thống hóa kiến thức cơ bản trong môn Sinh học và Hóa học | Tập hợp các tài liệu liên quan đến nội dung trong các chủ đề của môn Sinh học và Hoá học Trao đổi theo nhóm cặp với bạn/ đôi bạn cùng chung mục địch về kiến thức đang tìm hiểu. | 1 buổi/ tuần đối với mỗi môn học | Bảng sơ đồ hệ thống kiến thức của môn Sinh học và hóa học; chỉ ra những mối liên hệ, quan hệ ở những kiến thức liên quan | Điều chỉnh nếu mức độ hệ thống hóa chưa đầy đủ Củng cố, gia tăng bằng cách so sánh, phân biệt giữa các đơn vị kiến thức |
Vận dụng kiến thức đã học từ môn Hoá học và Sinh - học vào các tình huống mở rộng của cuộc sống | Sử dụng kiến thức Hoá học và Sinh học để giải thích một số phản ứng tốt hoặc xấu xảy ra trong cơ thể, trong môi trường thiên nhiên và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người | 1 tiếng mỗi ngày đố với mỗi môn học | Đánh giá thông qua mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra và các cuộc thi về Sinh học, Hoá học | Điều chỉnh bằng cách tìm ra những kĩ năng chưa tốt; mở rộng các dạng bài tập, những tình huống thực tiễn |
Nâng cao kĩ nằng thực hành thí nghiệm và quan sát những tác động của thay đổi môi trường đến hệ sinh thái | Tham gia câu lạc bộ Sinh học; câu lạc bộ Hoá học | 1 buổi/ tuần đối với môn Sinh học và 1 buổi/ tuần đối với môn Hoá học | Xác định mức độ thành thạo trong thực hành thí nghiệm và trả lời được những câu hỏi về mối liên hệ giữa thay đối môi trường và hệ sinh thái | Điểu chỉnh bằng cách tăng cường các nhiệm vụ thiết kế, thực hiện thí nghiệm thực, ảo/ mô phỏng |
Vận dụng, mở rộng
Nhiệm vụ 7. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn
Câu hỏi 1. Đánh giá những thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
Bài làm
Có sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân và thầy cô
Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động để học sinh phát triển bản thân
...
Câu hỏi 2. Đánh giá những khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
Bài làm
Chưa xác định được đúng hướng nghề mình muốn chọn hoặc nghề mà mình có thể phát huy được năng lực, sở trường
Chưa có câu lạc bộ hướng nghiệp theo đúng sở thích của mình
...
Câu hỏi 3. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của bản thân trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn.
Bài làm
Thuận lợi: Có sự hỗ trợ của mọi người xung quanh
Khó khăn: Chưa chọn được nghề phát huy được năng lực sở trường của bản thân
-------------------------------------
Bài tiếp theo: Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 9 bản 1
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 8 bản 1: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo, Toán 11 Chân trời sáng tạo.