Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô)

Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi

Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết để có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 nhé.

I. Dàn ý Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi

1. Dàn ý Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô).

2. Thân bài

a. Giải thích

Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được: đề cao vai trò của việc học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức đối với phát triển bản thân. Cái nhận được ở đây là những tinh hoa kiến thức được chắt lọc từ bao đời nay.

Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi: vế này đề cao vai trò của tình cảm, đời sống nội tâm của con người. Muốn có một trái tim nồng hậu thì phải biết yêu thương và cho đi.

→ Câu nói đề cao vai trò của việc tích lũy kiến thức và sống yêu thương.

b. Phân tích

Điều mà trí tuệ "nhận được" chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình chính là quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, từ đó làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ. Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao.

Đời sống tâm hồn cần được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia. Cho đi tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn.

→ Sự giàu lên của trí tuệ và sự giàu lên của con tim luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để tạo nên những điều diệu kì.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người vừa có tài, vừa có đức để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người không chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức để nâng cao giá trị bản thân. Lại có những người sống lạnh lùng, ích kỉ, chỉ thích nhận lại mà không muốn cho đi, không muốn yêu thương, san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh,… Những người này thật đáng chỉ trích và cần thay đổi cách sống của bản thân.

e. Liên hệ bản thân

Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần trau dồi, hoàn thiện bản thân không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức. Nỗ lực học tập để trở nên giỏi giang, bên cạnh đó cũng cần sống yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi để cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô).

2. Dàn ý Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích ý kiến

- Trí tuệ là vốn kiến thức, hiểu biết của con người sau quá trình nhận thức, tư duy bằng việc quan sát, học hỏi, tiếp thu.

- Con tim là tình cảm, cảm xúc và thuộc về phương diện tinh thần của con người.

b. Bàn luận, phân tích ý kiến

- "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được"

+ Trải qua quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng từ kho tàng tri thức của nhân loại, con người sẽ làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ.

+ Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao.

- "Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi"

+ "cái cho đi" chính là tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người.

+ Khi biết quan tâm, chia sẻ tình thương với người khác, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn.

- Mối quan hệ giữa sự giàu có của trí tuệ và con tim:

+ Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác.

+ Khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để làm những điều có ý nghĩa cho người khác.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Con người cần không ngừng bồi đắp trí tuệ và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để cân bằng, hài hòa hai phương diện.

- Lên án, phê phán những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, tàn nhẫn với những người xung quanh.

3. Kết bài

Khẳng định vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân

II. Văn mẫu “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”

1. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 1

Một xã hội lý tưởng thường được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Và con người cũng vậy, đó là sự kết hợp giữa trí tuệ và tình cảm. Bên cạnh việc hoàn thiện bản thân bằng sự nỗ lực rèn luyện, học hỏi thì chúng ta cũng cần cố gắng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn và trái tim của mình. Vích-to Huy-gô đã đưa ra một quan điểm thật đúng đắn về lẽ sống con người: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”.

“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”, hàm ý về việc đề cao vai trò của việc học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức đối với phát triển bản thân. Cái nhận được ở đây là những tinh hoa kiến thức được chắt lọc từ bao đời nay. Còn vế “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” thì lại đề cao vai trò của tình cảm, đời sống nội tâm của con người. Muốn có một trái tim nồng hậu thì phải biết yêu thương và cho đi. Câu nói không phản bác hay cắt nghĩa về tầm quan trọng của trí tuệ hay tình cảm, mà là sự đề cao vai trò của việc cân bằng giữa tích lũy kiến thức và cách sống yêu thương.

Dù ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu, trí tuệ đóng một vai trò quan trọng đối với con người. Trí tuệ là kho tàng kiến thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được nhiều năm nay, được lưu trữ dưới dạng sách vở hoặc thông tin, là những gì mà con người tích lũy được thông qua quá trình học tập, nghiên cứu. Mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau, có thể bạn không may mắn sống trong một điều kiện tốt hay khá giả, nhưng trí tuệ vốn không hề có sự phân biệt với bất cứ ai, nó chỉ phân biệt sự nỗ lực và cố gắng của mỗi người.

Không phải tự nhiên mà người ta lại có câu: “Tri thức là sức mạnh”. Người có trí tuệ là người có học vấn, am hiểu nhiều kiến thức, là người khám phá kiến thức theo các lĩnh vực chuyên môn nhất định. Một xã hội muốn trở nên ngày càng văn minh, tốt đẹp đòi hỏi phải có càng nhiều người tri thức đóng góp và cống hiến. Con người càng am hiểu sâu rộng nhiều vấn đề, lĩnh vực thì càng dễ thực hiện được các mục tiêu, ước nguyện của bản thân. Một xã hội với nhiều con người có học vấn cao thì càng phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Một người biết đầu tư về trí tuệ sẽ có khả năng làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân và không ngừng học hỏi để đóng góp cho xã hội. Khi trí tuệ tồn tại song hành với cuộc sống thì xã hội sẽ phát triển theo chuẩn mực đạo đức, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của thế hệ đi trước để lại. Trí tuệ cộng đồng được hình thành chính là nhờ sự tiếp thu và học hỏi qua bao thế hệ, tạo nên một xã hội phát triển và văn minh.

Hồ Chủ tịch đã từng dạy rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chỉ đầu tư vào trí tuệ thôi chưa đủ, con người cần đầu tư vào việc bồi đắp thế giới tâm hồn và tình cảm của mình giữa hiện thực còn quá đỗi nhọc nhằn. Trái tim con người là nơi chứa đựng sự sẻ chia, đồng cảm mà con người dành cho nhau, tất cả lòng yêu thương ấy đều xuất phát từ sự chân thành. Yêu thương có muôn vàn cách thể hiện. Đó không chỉ là tình yêu đối với người thân thiết mà còn là những người xa lạ mà ta chưa hề quen biết. Từ ngàn đời nay, tình yêu thương đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, đi qua những câu ca dao: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, “chị ngã em nâng”... Yêu thương không phải là những gì quá lớn lao, vĩ đại, đôi khi đó chỉ đơn thuần là một lời an ủi, một lời động viên giữa lúc khó khăn, hoạn nạn. Tình yêu thương như một hơi ấm chữa lành những tâm hồn đang héo hon, tàn lụi. Nó đem đến sức mạnh, nghị lực, giúp con người ta trở nên lạc quan, vượt lên nghịch cảnh. Ai cũng xứng đáng được yêu thương nên ta lan tỏa tình yêu thương khi có thể. Bởi yêu thương luôn là cội nguồn của hạnh phúc, là gốc rễ của một cuộc sống ấm no.

Nguyễn Trần Khánh Vân - Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2019 là một ví dụ cho tinh thần ấy. Trong đêm chung kết tại cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ 2019, cô đã nói: "Tôi không có gì ngoài một trái tim yêu thương". Dù vấp phải rất nhiều khó khăn trong thời kì đương nhiệm nhưng cô đã chứng minh lời nói của mình bằng việc giúp đỡ những học sinh nghèo, mạnh mẽ chống lại nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, tham gia các hoạt động thiện nguyện. Có thể, đóng góp của một cá nhân chưa thể thay đổi hoàn toàn cục diện xã hội nhưng nếu nhiều cá nhân cùng cố gắng, chúng ta có thể tạo nên tập thể vững mạnh có đời sống văn minh.

Tài năng mà không được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì dễ trở thành con dao hai lưỡi hủy hoại con người. Có trái tim nhân hậu nhưng lại bị “Áo cơm ghì sát đất” thì mong muốn được giúp đỡ, yêu thương người khác cũng khó lòng thành hiện thực. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người không chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức và cả những người sống lạnh lùng, ích kỷ, chỉ thích nhận lại mà không muốn cho đi. Đây đều là những lối sống tiêu cực và cần khắc phục. Chúng ta cần có ý thức trau dồi bản thân, bồi đắp tâm hồn và lan tỏa năng lượng tích cực đến những người xung quanh.

Cuộc sống này không có gì là hoàn hảo cả. Nhưng chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước, cần trau dồi, hoàn thiện bản thân không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức. Mỗi ngày hoàn thiện bản thân mình một chút, cố gắng tích lũy cho bản thân mình từng điều nhỏ nhặt, dần dần nó sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thêm tốt đẹp hơn, giá trị con người bạn được nâng cao hơn.

2. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 2

Xã hội được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, con người giữ vai trò, vị trí vô cùng quan trọng. Sự phát triển của con người cũng như tình cảm mà con người dành cho nhau chính là nền tảng để xã phát triển. Để khuyên nhủ ta trau dồi cả tri thức và đạo đức, Vích-to Huy-gô đã nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được đề cao vai trò của việc học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức đối với phát triển bản thân. Cái nhận được ở đây là những tinh hoa kiến thức được chắt lọc từ bao đời nay. Còn con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi đề cao vai trò của tình cảm, đời sống nội tâm của con người. Muốn có một trái tim nồng hậu thì phải biết yêu thương và cho đi. Câu nói đề cao vai trò của việc tích lũy kiến thức và sống yêu thương đối với sự phát triển toàn diện của con người. Điều mà trí tuệ "nhận được" chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình chính là quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, từ đó làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ. Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao. Đời sống tâm hồn cần được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia. Cho đi tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn. Sự giàu lên của trí tuệ và sự giàu lên của con tim luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để tạo nên những điều diệu kì. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người không chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức để nâng cao giá trị bản thân. Lại có những người sống lạnh lùng, ích kỉ, chỉ thích nhận lại mà không muốn cho đi, không muốn yêu thương, san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh,… Những người này thật đáng chỉ trích và cần thay đổi cách sống của bản thân. Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần trau dồi, hoàn thiện bản thân không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức. Nỗ lực học tập để trở nên giỏi giang, bên cạnh đó cũng cần sống yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi để cuộc sống thêm tốt đẹp hơn. Mỗi ngày nỗ lực hoàn thiện bản thân mình một chút, ta sẽ sớm có được thành công cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất để xã hội phát triển văn minh, thịnh vượng hơn.

3. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 3

Nhân cách con người được hình thành từ hai mặt chủ yếu: trí tuệ và tâm hồn. Nhưng làm thế nào bồi dưỡng trí tuệ và nâng cao tâm hồn để hoàn thiện nhân cách? Vích-to Huy-gô đã chỉ ra cho chúng ta con đường phát triển của chúng: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”.

Trí tuệ con người chính là khối lượng kiến thức mà con người thu nhận được từ thế giới khách quan, từ kho tri thức của nhân loại. Cho nên “trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”: con người càng thu nhận, tích lũy được nhiều kiến thức thì trí tuệ càng giàu, sự hiểu biết càng sâu rộng. Một sinh viên đại học chắc chắn kiến thức phải “giàu” hơn một học sinh tiểu học, một người già nhất định trí tuệ phải phong phú hơn một em bé. Con đường làm giàu trí tuệ chỉ có thể là con đường nhận vào trí óc mình kho tri thức của nhân loại - đó là học tập, học tập suốt đời như Lê-nin nói: “Học, học nữa, học mãi”, trong đó “lấy tự học làm cốt” (Hồ Chí Minh). Dĩ nhiên, không chỉ học tập ở trường, ở thầy, ở bạn, mà còn học tập nhân dân, học tập trong sách và trong cuộc sống: nguồn tri thức để nhận vào thật phong phú và mở rộng trước mắt mọi người - chỉ cần ta quyết tâm và biết cách học tập.

Ngược lại với cơ chế nhận vào của trí tuệ là cơ chế cho đi của trái tim: “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Vì sao vậy? “Cho đi” ở đây là chia sẻ tình cảm của mình đối với người khác, là yêu thương, quan tâm đến đồng loại. Trái tim biết “cho đi” là một trái tim nhân ái, vị tha, và “cho đi” càng nhiều thì yêu thương càng lớn, con tim càng giàu. Trong cuộc sống của dân tộc ta hiện nay không hiếm những con tim “giàu lên” như thế. Chàng trai Nguyễn Hữu Ân vừa đi làm, vừa học đại học, lại vừa nuôi cả hai người mẹ ruột và mẹ nuôi bị bệnh hiểm nghèo; cô sinh viên Nguyễn Hoàng Oanh vừa học vừa lao động kiếm sống, lại tự nguyện nhận nuôi dạy ba em nhỏ bị khiếm thị; em Đỗ Nhật Nam 6 tuổi, học lớp 1, trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội đã có sáng kiến vận động các bạn quyên góp tiền ủng hộ các bạn học sinh có người thân bị nạn trong vụ gãy nhịp dẫn cầu cần Thơ được 3 triệu đồng,... Và còn biết bao tấm lòng vàng, những nghĩa cử cao đẹp, những Mạnh Thường Quân khác... Tất cả họ đều biết “cho đi” để làm cho trái tim “giàu lên”. Và nếu trái tim mọi con người đều giàu lên như thế thì cuộc đời sẽ thân ái, tốt đẹp, đáng sống biết bao! Phải chăng đó chính là cái ý vị triết lí - cũng là bức thông điệp hàm ẩn mà nhà văn muốn nhắn nhủ với chúng ta trong câu nói?

Ở đây, nhắc đến vế thứ nhất “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được” chính là để nhấn mạnh vào vế thứ hai “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Trong một xã hội còn nghèo đói, bất công, còn những con người và những cảnh đời bất hạnh thì điều quan tâm của Vích-to Huy-gô là những trái tim biết cho đi để cưu mang giúp đỡ người khác, để làm ấm lòng đồng loại. Một sự cho đi như thế không bao giờ là một sự mất đi mà chính là một sự được lại, một sự được lại lớn lao và có ý nghĩa, bởi không chỉ được ở người ta chia sẻ mà còn ở chính ta nữa: trái tim ta sẽ giàu luôn nhờ sự cho đi đó. Muốn vậy, phải biết đồng cảm và yêu thương mọi người, không thờ ơ lạnh nhạt trước cuộc sống cộng đồng, đặc biệt đối với những người còn nghèo khổ, những người tàn tật, những nạn nhân chất độc da cam,... Hãy mở rộng vòng tay nhân ái để đón những trẻ em lang thang, cơ nhỡ, những con người không nơi nương tựa, hãy sống chung với HIV/AIDS,... cùng chung tay xây dựng tổ ấm cho những người bất hạnh. Hãy chống bệnh vô cảm và luôn nhớ rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt.” (Lu-thơ Kinh).

Vì thế, thông điệp trong câu nói của Vích-to Huy-gô cách đây hơn một thế kỉ cũng là tâm nguyện và hành động của chúng ta trong những ngày hôm nay. “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” - có phải đó cũng chính là điều mà mỗi chúng ta đang phấn đấu vươn tới để thành những con người vừa giàu trí tuệ vừa giàu lòng nhân ái trong thế kỉ XXI này?

4. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 4

Trí tuệ và tâm hồn là hai phương diện quan trọng thể hiện giá trị và vị thế của con người đối với đời sống xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần không ngừng học hỏi để nâng cao trí tuệ và luôn quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh để nuôi dưỡng đời sống tâm hồn. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi". Câu nói đã thể hiện một bài học có ý nghĩa sâu sắc về việc hoàn thiện hai phương diện trí tuệ và tâm hồn của con người.

Như chúng ta đã biết, trí tuệ là vốn kiến thức, hiểu biết của con người sau quá trình nhận thức, tư duy bằng việc quan sát, học hỏi, tiếp thu. Trí tuệ của con người càng cao khi người đó biết tiếp nhận, làm mới tri thức và không ngừng học hỏi. "Con tim" là hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm, cảm xúc, đời sống tâm hồn và thuộc lĩnh vực tinh thần của con người. Nếu trí tuệ là biểu tượng cho sự lí trí, sáng suốt thì con tim là sự thể hiện của tình cảm, cảm xúc. Đây là hai phương diện quan trọng tác động và chi phối đến quan điểm cũng như thái độ sống của con người. Như vậy, câu nói trên đã thể hiện bài học sâu sắc và ý nghĩa về việc rèn luyện trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn.

"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được" bởi để nắm bắt được tri thức, chúng ta cần trải qua một chặng đường mang tính tư duy. Điều mà trí tuệ "nhận được" chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình chính là quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, từ đó làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ. Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, Lê - nin đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" để khẳng định vai trò của việc học. "Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" bởi đời sống tâm hồn cần được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia. "Cái cho đi" chính là tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người. Khi biết quan tâm, chia sẻ tình thương với người khác, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn, bởi: "Tình thương chính là hạnh phúc của con người". Đặc biệt, sự giàu lên của trí tuệ và sự giàu lên của con tim luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để tạo nên những điều diệu kì.

Như vậy, con người cần không ngừng bồi đắp trí tuệ và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để cân bằng, hài hòa hai phương diện, giống như bức thông điệp mà câu nói sau truyền tải: "Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn, cũng cần phải được ăn uống". Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, ích kỉ và tàn nhẫn với những người xung quanh.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định câu nói trên đã để lại một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện, bồi đắp trí tuệ, tâm hồn. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tích cực, nỗ lực trong học tập, rèn luyện, không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết, đồng thời luôn quan tâm, sẻ chia đối với những người xung quanh, bởi: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (Trịnh Công Sơn).

5. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 5

Phần “con” trong hai tiếng CON NGƯỜI thuộc đời sống bản năng, tự nhiên mà tạo hóa ban cho. Đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu sinh lý. Những điều đó tồn tại vô thức trong con người, sinh ra ai cũng có. Tuy nhiên, phần “người” trong hai tiếng CON NGƯỜI lại thuộc đời sống xã hội. Sống trong cộng đồng, mỗi con người cần có trí tuệ, học thức để lao động, sản xuất ra của cải vật chất. Con người cũng không thế tồn tại được nếu không có đời sống tinh thần, tấm lòng yêu thương. Các loài động vật ăn thịt có thể tàn sát nhau, giết hại những động vật khác để tồn tại; nhưng con người muốn sống, muốn phát triển thì cần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “Lá lành đùm lá rách” và thậm chí là “lá rách ít” đùm “lá rách nhiều”.

Trước tiên con người cần trí tuệ và “trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”. Tôi hay bất cứ người nào, lúc mới sinh ra không hề biết nói, biết đọc sách, biết quan tâm đến mọi người... Nhưng qua năm tháng, bộ não phát triển, nhu cầu trau dồi kiến thức, trí tuệ dần được hình thành. Trí tuệ bao gồm kiến thức, khả năng suy nghĩ, trình độ vãn hóa của con người. Trí tuệ không tự sinh ra mà con người phải thu nhận, bồi đắp. Thiên tài cũng chỉ có một phần trăm là bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm còn lại là do rèn luyện. Có nhiều con đường đê bồi đắp kiến thức. Thứ nhất qua sách vở. Đó là kho tư liệu giàu có phong phú, đúc rút kinh nghiệm, tri thức qua hàng nghìn thế hệ. Đọc sách cũng là con đường thẳng dần ta đến nhiều nền văn hóa, xóa khoảng cách không gian và thời gian. Nhưng những kiến thức trong sách vở do người khác trải nghiệm mà viết nền. Chúng ta chỉ thu nhận một cách thụ động. Muốn phát triển toàn diện tri thức cũng cần có vốn sống, kinh nghiệm thực tế. Bản thán kiến thức trong sách vở dù phong phú nhưng không thể bao quát toàn bộ kiến thức của nhân loại. “Những điều ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều ta chưa biết là cả đại dương”. Trong tiếng hát tưởng như quen thuộc, bình dị ở làng quê, Nguyễn Trãi học được tiếng nói của những người trồng đay, trồng gai: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”. L. Tônxtôi thường mua vé tàu hạng bét để được trò chuyện với những người dân nghèo hoặc lắng nghe họ trò chuyện. Qua quá trình trải nghiệm cuộc sống, M. Gorki mới có thể sáng tác Những trường đại học của tôi, kể về những cảnh đời bất hạnh mà nhà văn từng đi qua.

Bồi đắp trí tuệ, nâng cao học vấn không chỉ đáp ứng nhu cầu cho bản thân mà còn góp sức mạnh cống hiến cho xã hội. Có trí tuệ, con người trở nên văn minh, lịch sự, không nhất thiết để làm chức tước sang trọng mà trước hết đế xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI. Học thức là điều kiện quyết định cho sự phát triển của loài người. Niutơn từng bị một quá táo trên cành cây rụng vào đầu nhưng nếu không có sự tìm tòi, nghiên cứu thì ông không thể khẳng định: Trái đất có lực hút. Người nghệ sỹ nhờ có trí tuệ mới góp cho đời những bản nhạc hay, những bức tranh đẹp, những tác phẩm văn học bất hủ. Nhà khoa học có tư duy, học vấn giúp cho đời những công trình nghiên cứu đồ sộ. Tuy nhiên, bên cạnh những con người ngày đêm học tập, nghiên cứu trau dồi kiến thức vẫn còn có những kẻ lười biếng, sống ỷ lại vào người khác. Hoặc những kẻ có trí tuệ thì đi làm việc tàn ác như Hítle - Chủ nghĩa Phát xít, và Pônpốt — Chủ nghĩa diệt chủng Khơme Đỏ. Những người có tài, có tâm là viên ngọc quý của nhân loại, còn những kẻ có tài mà bất nhân lại là hiểm họa cho con người.

Để phát triển một cách toàn diện, con người cần dung hòa giữa hai mặt Tình - Trí, khát vọng - bổn phận. Có trí tuệ chưa đủ vì con người còn mang trong mình trái tim sôi trào nhựa sông với tấm lòng yêu thương. Tình thương yêu không chỉ giữ riêng cho mình mà còn dành cho mọi người. Vì thế mà “con tim giàu lên nhờ nó cho đi”. Sở dĩ như vậy vì chỉ có quan tâm, chia sẻ với nỗi đau của người khác, dành yêu thương cho mọi người, tình thương mới được nhân lên, mới có ý nghĩa. Bản thân chúng ta muốn nhận yêu thương của người khác thì cũng cần cho đi. Khái niệm “cho” và “nhận” vừa là quy luật và cũng là định lí. Có người cho rằng một trái tim đẹp là luôn căng tràn, tròn đầy, màu sắc đỏ tươi. Nhưng theo tôi, họ mới chỉ nhìn vào hình thức bề ngoài để đánh giá. Trái tim đó chỉ có thế trưng bày trong tủ kính, không phải dành cho yêu thương. Một trái tim tuy có nhiều chỗ lồi lõm nhưng chỗ lõm là khi lấy mảnh trái tim gắn cho người khác và chỗ lồi là nhận lại từ người khác. Đó mới là trái tim của yêu thương.

Theo quan niệm của nhà Phật, cuộc sống là bể khổ vô biên. Và cũng có người nói: “Cuộc sống là một trường tranh đấu. Con người đang sống là đang chiến đấu”. Bởi vậy, nếu không có trái tim giàu yêu thương với mọi người, có thái độ sống vị tha, mỗi chúng ta không thế sống hạnh phúc. Sống vì người khác giúp ta bớt lạnh lùng, bàng quan, có thể nâng đỡ nhiều thân phận khổ đau, bất hạnh. Bill Gate là một tỉ phú nhưng luôn phát động và quyên góp từ thiện giúp châu Phi từng bước cải thiện đời sống, giải quyết về căn bản tình trạng đói nghèo, bệnh tật. Việt Nam tuy mới chỉ là nước đang phát triển nhưng luôn nêu cao tinh thần tương thân, tương ái thông qua chương trình ủng hộ lũ lụt miền Trung, xóa đói giảm nghèo, “Trái tim cho em”,... hay phong trào “Kí tên vì công lí” trở thành sự kiện tại Việt Nam là tín hiệu vô cùng khả quan cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Đi đâu cũng thấy người trẻ, người già, sinh viên học sinh hỏi nhau “đã kí tên vì công lí chưa?” mà thấy vui trong lòng. Điều đó minh chứng chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình. Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân giàu tình thương vẫn còn những hiện tượng sống vô cảm, lạnh -lùng, vị kỉ, hẹp hòi. Em bé trong câu chuyện Cô bé bán diêm của Anđecxen sẽ không chết nếu những người giàu có mua cho em những bao diêm để em có thể về nhà. Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thây không ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ và... quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến đường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Những hiện tượng ấy thật đáng buồn biết bao!

Như vậy, “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được” và “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Đọc những dòng ấy tôi bỗng thấy ngỡ ngàng vì mình chưa thực sự xứng đáng với những mong mỏi của thầy cô và gia đình. Là một học sinh, tôi vẫn mải chơi vì chưa được trải nghiệm thực tế, vẫn còn sống trong bao bọc mà không hiểu được rằng: muốn hạnh phúc sung sướng trong tương lai thì ngay ngày hôm nay cần khổ công rèn luyện. Không chỉ học trong sách vở mà còn học ở thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Tôi thấy xót xa vì nhiều lần nói chuyện nhát gừng với mẹ, hay không làm bài tập cô cho. Trí tuệ và tình yêu thương, trái tim nhân hậu của mọi người đã giúp tôi và cả loài người tiến xa hơn, thực sự thoát khỏi đời sống tự nhiên.

6. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 6

Trái tim chính là tâm hồn của chúng ta. Chỉ có trái tim mới làm cho chúng ta xích lại gần nhau, làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn, làm cho thế giới này ấm áp lên. Nhà văn Pháp Vichto Huygô có một câu nói sâu sắc mang tính triết lí: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Trí tuệ giàu có, con tim giàu có là sự phong phú, đầy đủ của kiến thức và tình cảm trong tâm hồn.

Nói đến trí tuệ là nói đến khả năng nhận thức của một con người. Người giàu về trí tuệ là người có kiến thức sâu rộng, có khả năng suy xét, thấu suốt mọi vấn đề. Cách nói "trí tuệ giàu" là cách nói ẩn dụ, nhằm biểu đạt ý nghĩa rằng khả năng nhận thức của con người đạt đến trình độ cao. Để có được trí tuệ, con người phải trải qua quá trình tích lũy, rèn luyện, trau dồi. Muốn trí tuệ giàu lên, muốn có khả năng nhận thức ngày càng đạt trình độ cao, con người phải học tập, lĩnh hội kiến thức. Trong thực tế, khả năng nhận thức của một con người tùy thuộc vào lượng kiến thức mà họ lĩnh hội được. Hơn nữa con người có thể nhận thức tốt hay không tốt vấn đề nào đó thì nó lại phụ thuộc vào "cái nhận được" tức là kiến thức mà con người đã lĩnh hội trong quá trình sống. Điều đó có nghĩa là ta phải luôn luôn học hỏi không ngừng, học mọi lúc, mọi nơi, học từ thầy cô, học từ bạn bè, “học như thể bạn còn sống mãi”. Phải biết không thỏa mãn với sự hiểu biết của mình và luôn phấn đấu tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Hãy lấy Hồ Chí Minh làm tấm gương. Người là một nhà quân sự tài ba, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, vậy mà cho đến khi đi xa, Người chưa bao giờ ngừng học tập. Người học tiếng Anh, Người lại học tiếng Pháp, tiếng Trung... Chẳng phải trí tuệ của Người giàu có nhờ sự ham học hỏi của Người đó sao! Đác-uyn cũng là một nhà bác học tài ba của nước Đức cũng đã nói với con gái mình: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Đây là một thái độ học tập đáng khâm phục để chúng ta noi theo.

Nếu như trí tuệ biểu trưng cho sự hiểu biết thì con tim là biểu trưng của tình cảm và tình thương yêu của con người. Người có con tim giàu có là người mang tâm hồn trong sáng, cao đẹp, giàu cảm xúc, biết yêu thương, biết cảm thông, biết quan tâm đến người khác. Với tâm hồn phong phú, con người ta biết rung động ở nhiều cung bậc tình cảm, có lòng yêu thương tới mọi kiếp sống: cỏ cây, hoa lá, loài vật và con người. Cái mà trái tim cho đi chính tình yêu thương, sự quan tâm, sự cảm thông. Bời chỉ có chia sẻ tình yêu thương đến mọi người thì ta mới nhận lại được sự yêu thương và tâm hồn mới trở nên cao đẹp, thanh cao, trong sáng. Có thể chỉ một hành động giản dị như dắt cụ già hay em nhỏ qua đường hay chia sẻ vui buồn với người bạn cùng lớp cũng đem đến cho mọi người niềm hạnh phúc và chính mình cũng cảm thấy vui. Khi mang lại hạnh phúc cho người khác thì cũng là lúc con tim ta đón nhận cảm xúc tuyệt vời, đó là cảm xúc của sự hạnh phúc. Cứ thế, hạnh phúc trong tâm hồn ta càng ngày càng lớn lên theo mỗi hành động tốt đẹp của ta. Tình yêu thương là một thứ thật kì lạ. Nó có thể biến ngày thường thành một ngày hội, biến kẻ thù thành tri kỉ, đem những kẻ xấu xa trở về với cuộc sống lương thiện. Nhờ tình yêu thương, chăm sóc dịu dàng của Thị Nở mà bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo đã được thức tỉnh và muốn nghe những âm thanh của cuộc sống. Có lẽ “cái gì xuất phát từ trái tim đã đi đến trái tim” và làm nên những điều kì diệu.
Câu nói của Victo Huygô đã mở ra một quan niệm về cuộc sống mới cho chúng ta, đó là “sống là phải học và yêu thương”.

7. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 7

Xã hội là một hệ thống phức tạp, được xây dựng bởi những yếu tố đa dạng, nhưng đúng vậy, con người chính là tâm điểm, là nguồn sức mạnh tối quan trọng. Quá trình phát triển cá nhân và sự gắn kết tinh thần giữa con người chính là nền tảng cho sự phát triển của xã hội.

Theo lời khuyên của Vích-to Huy-gô, "Trí tuệ trở nên phong phú qua việc chúng ta học hỏi và tiếp thu. Nhưng trái tim trở nên giàu có bằng cách chúng ta cho đi." Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc học tập, tiếp thu kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm trong việc phát triển bản thân. Điều quý báu chúng ta "nhận được" là sự mở rộng tri thức của nhân loại, được truyền đạt qua thế hệ.

Mặt khác, trái tim trở nên phong phú thông qua việc chia sẻ tình cảm và lòng nhân ái. Để có một tâm hồn ấm áp và phong phú, chúng ta cần biết yêu thương và sẻ chia. Điều này thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với người khác, tạo nên một môi trường đáng sống và hạnh phúc hơn cho tâm hồn.

Sự phát triển của trí tuệ và trái tim luôn gắn liền. Khi trí tuệ được phát triển, chúng ta có cơ hội và khả năng để đóng góp cho cộng đồng và hỗ trợ người khác. Ngược lại, khi trái tim chứa đựng tình thương và lòng nhân ái, chúng ta sẽ sử dụng tri thức để làm điều kỳ diệu.

Tuy nhiên, trong xã hội, vẫn tồn tại nhiều người không chịu nỗ lực học hỏi và tích luỹ kiến thức để nâng cao giá trị bản thân. Cũng có những người sống ích kỷ, tham lam, chỉ quan tâm đến việc nhận mà không muốn cho đi, thiếu lòng yêu thương và sẻ chia đối với người xung quanh. Những hành động này cần được xem xét và thay đổi.

Nhưng nhưng chúng ta, là những người học sinh, là những người có thế mạnh và trách nhiệm với tương lai của đất nước, chúng ta cần phấn đấu hoàn thiện bản thân, không chỉ trong kiến thức mà còn trong đạo đức. Chúng ta nên nỗ lực học hỏi để trở nên xuất sắc, và đồng thời, chúng ta cũng cần mở cửa trái tim để yêu thương, sống đoàn kết với mọi người xung quanh. Chúng ta cần sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ và sẻ chia, để làm cho cuộc sống trở nên đẹp hơn.

Mỗi ngày, qua việc tự hoàn thiện, chúng ta có thể đóng góp vào sự phát triển văn minh, thịnh vượng của xã hội và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn.

8. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 8

Một xã hội hoàn hảo thường xuất phát từ sự kết hợp đa dạng của nhiều thành phần. Tương tự, con người cũng là sự giao thoa tinh tế giữa trí tuệ và tình cảm. Để trở nên hoàn thiện, chúng ta không chỉ cần đầu tư vào việc tự hoàn thiện thông qua học hỏi và rèn luyện, mà còn cần quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn và trái tim của mình. Nguyên tắc "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" của Vi-chi-to Huy-gô thể hiện điều này.

Phần "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và tích lũy kiến thức cho sự phát triển cá nhân. Đây là việc tiếp thu những kiến thức quý báu đã được chắt lọc qua nhiều thế hệ. Trong khi đó, mặt khác của câu nói "Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" tôn vinh tình cảm và sự giàu có nội tâm. Để có một trái tim ấm áp, chúng ta cần biết yêu thương và sẵn sàng chia sẻ. Câu nói này không phủ nhận giá trị của trí tuệ hoặc tình cảm, mà thúc đẩy sự cân bằng giữa sự học hỏi và sự yêu thương.

Trong mọi thời kỳ và nơi chốn, trí tuệ luôn đóng một vai trò quan trọng đối với con người. Đó là kho tàng của kiến thức được gom góp qua nhiều năm, được lưu trữ trong sách vở và thông tin. Nó là sản phẩm của sự học tập và nghiên cứu. Bất kể hoàn cảnh cá nhân, trí tuệ không biết phân biệt và chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của mỗi người.

Câu ngạn ngữ "Tri thức là sức mạnh" không phải là ngẫu nhiên. Người có trí tuệ định hình kiến thức và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực chuyên môn. Một xã hội muốn phát triển đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người thông thái. Một người biết sử dụng tri thức sẽ dễ dàng thực hiện mục tiêu và ước mơ cá nhân. Xã hội với nhiều người có kiến thức cao sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Người biết đầu tư vào trí tuệ sẽ có khả năng tự quản lý cuộc sống và đóng góp tích cực cho xã hội. Khi trí tuệ và cuộc sống cùng tồn tại, xã hội sẽ phát triển đúng theo chuẩn mực đạo đức và duy trì và phát triển giá trị văn hóa từ thế hệ trước.

Hồ Chủ tịch đã giảng: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Đúng, chỉ sở hữu tri thức chưa đủ. Chúng ta cũng cần bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm trong cuộc sống thực tế. Trái tim của con người là nơi chứa đựng lòng nhân ái và sự đồng cảm. Tình yêu thương có nhiều hình thức, từ sự quan tâm đến người thân quen cho đến những người xa lạ. Tình yêu thương luôn có vai trò quan trọng trong văn hóa Việt Nam, được thể hiện qua câu ca dao và tâm hồn hướng nội của người Việt. Yêu thương không cần phải lớn lao, đôi khi chỉ cần một lời động viên hay sự chia sẻ trong lúc khó khăn đã có thể thay đổi cuộc đời của ai đó. Đó là nguồn động viên và sức mạnh, giúp con người vượt qua khó khăn, trở nên lạc quan hơn. Tất cả chúng ta xứng đáng được yêu thương, và việc lan tỏa tình yêu thương là cách giữ cho cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.

Nguyễn Trần Khánh Vân, Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2019, là một ví dụ sống về tinh thần này. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, cô đã tự thực hiện tâm hồn nhân ái của mình qua việc giúp đỡ những học sinh nghèo, chống lại tình trạng xâm hại trẻ em và tham gia vào các hoạt động thiện nguyện. Mặc dù đóng góp của một cá nhân không thể thay đổi toàn bộ xã hội, nhưng nếu nhiều người cùng đóng góp, chúng ta có thể tạo ra một xã hội mạnh mẽ với văn minh và giá trị.

Tài năng không được sử dụng đúng cách có thể trở thành vũ khí hủy diệt. Có trái tim nhân hậu nhưng lại đối diện với tình trạng "Áo cơm ghì sát đất" sẽ gặp khó khăn trong việc giúp đỡ và yêu thương người khác. Xã hội vẫn còn tồn tại nhiều người không muốn học hỏi và tích lũy kiến thức, cũng như những người tỏ ra lạnh lùng và ích kỷ. Điều này cần phải thay đổi. Chúng ta cần phải tự trau dồi kiến thức, chăm sóc tâm hồn và truyền tải năng lượng tích cực đến mọi người.

Cuộc sống không hoàn hảo, nhưng chúng ta, những người trẻ là tương lai của đất nước, cần phải liên tục hoàn thiện bản thân, không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức. Mỗi ngày, chúng ta nên nỗ lực để tự hoàn thiện, tích luỹ những giá trị nhỏ nhặt, từng bước làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và giá trị con người được nâng cao.

9. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 9

Nhân cách của con người hình thành từ hai khía cạnh chính: trí tuệ và tâm hồn. Nhưng làm thế nào để phát triển trí tuệ và nâng cao tâm hồn để hoàn thiện bản thân? Ví dụ của Vích-to Huy-gô đã chỉ cho chúng ta con đường điều này: "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi".

Trí tuệ của con người là tổng hợp kiến thức mà họ học hỏi từ thế giới xung quanh, từ nguồn tri thức của nhân loại. Vì vậy, "trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được": con người càng tiếp thu và tích luỹ nhiều kiến thức thì trí tuệ của họ càng phong phú, hiểu biết sâu rộng. Ví dụ, một sinh viên đại học có kiến thức rộng hơn một học sinh tiểu học, và một người trưởng thành có trí tuệ đa dạng hơn một đứa trẻ. Để làm giàu trí tuệ, con đường duy nhất là học hỏi, và học hỏi suốt đời, như Lê-nin đã nói: "Học, học nữa, học mãi", với sự "tự học là trọng tâm" (Hồ Chí Minh). Điều này không chỉ bao gồm học tại trường học hoặc từ người thầy, bạn bè, mà còn cần học hỏi từ nhân dân và từ cuộc sống hàng ngày. Tri thức là một nguồn lợi quý báu, và để nạp nhiều hơn, chúng ta cần có ý thức và phương pháp học tập.

Ngược lại, cơ chế "cho đi" của trái tim là cách để trái tim trở nên giàu có. "Cho đi" ở đây là chia sẻ tình cảm của mình với người khác, là yêu thương và quan tâm đến đồng loại. Trái tim biết "cho đi" là trái tim của lòng nhân ái và lòng khoan dung, và "cho đi" càng nhiều, tình yêu thương càng phát triển, và con tim càng giàu có. Trong cuộc sống hiện nay, không hiếm những trái tim "giàu lên" như vậy. Có những người trẻ làm việc, học tập và nuôi sống hai người mẹ bị ốm, hoặc tự nguyện nuôi dạy ba đứa trẻ mắc bệnh khiếm thị. Có cả những trẻ em như Đỗ Nhật Nam, 6 tuổi, học lớp 1 tại Hà Nội, đã gợi ý bạn bè quyên góp tiền để giúp đỡ các bạn học sinh bị nạn trong một vụ tai nạn cầu đáng tiếc. Tất cả những hành động này biểu thị rằng họ biết "cho đi" để làm cho trái tim của họ "giàu lên". Nếu tất cả chúng ta có thể làm cho trái tim của mình trở nên giàu có như vậy, cuộc sống sẽ trở nên ấm áp, tốt đẹp và đáng sống.

Vậy làm thế nào để làm cho trí tuệ và trái tim của chúng ta đều trở nên giàu có như vậy trong thế kỷ XXI này? Đó chính là câu hỏi mà chúng ta đang cố gắng thực hiện. "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - liệu đây có phải là hướng dẫn mà chúng ta đang dấn thân vào để trở thành những con người vừa giàu trí tuệ và giàu lòng nhân ái?

10. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 10

Con người ta sống đúng nghĩa của hai từ "con người" khi có trí tuệ để làm việc, lao động và sản xuất và khi có trái tim để yêu thương. Kiến thức là dành cho chính bản thân còn tình yêu dành cho mọi người. Vì vậy, có câu nói rằng: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”.

Phần “con” trong hai chữ "con người" thuộc về sự sống bản năng, tự nhiên được tạo hóa ban tặng. Đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu sinh lý của mỗi cá thể người. Những thứ đó tồn tại một cách vô thức trong con người, ai vừa sinh ra cũng có chúng. Tuy nhiên, phần “người” trong chữ "con người" lại thuộc về vấn đề xã hội. Sống trong cộng đồng, mỗi người cần có trí tuệ, học vấn để lao động và tạo ra của cải vật chất. Con người không thể tồn tại nếu không có đời sống tinh thần và trái tim yêu thương. Động vật ăn thịt có thể giết nhau và giết động vật khác để sinh tồn; Nhưng con người muốn sống và phát triển thì cần phải kết nối, yêu thương, bảo vệ lẫn nhau: “Lá lành đùm lá rách” và thậm chí “lá rách ít” cũng phải bảo vệ “lá rách nhiều”. Đầu tiên, con người cần có trí tuệ và “trí tuệ được làm giàu nhờ những gì nó nhận được”. Khi sinh ra, tôi hay bất kỳ ai khác cũng chưa biết nói, biết đọc sách, biết quan tâm đến mọi người… Nhưng theo năm tháng, trí não phát triển, nhu cầu trau dồi kiến thức, tăng cường trí thông minh dần hình thành. tường. Trí thông minh bao gồm kiến thức của con người, khả năng tư duy và kỹ năng phân tích. Trí tuệ không tự nó sinh ra mà phải được con người tiếp thu và trau dồi. Chỉ 1% thiên tài sinh ra là sinh viên, 9% còn lại là thực hành. Có rất nhiều đê kiến trúc. Thứ nhất là thông qua sách vở. Đó là kho tàng tài liệu phong phú và giàu có, được đúc kết từ kinh nghiệm, kiến thức qua nhiều thế hệ hàng hóa. Đọc sách còn là con đường dần dần dẫn tới nhiều nền văn hóa, xóa đi những khoảng cách về không gian và thời gian. Nhưng kiến thức trong sách khiến người khác trải nghiệm và viết nên nền tảng. Chúng ta chỉ tiếp nhận nó một cách thụ động. Để phát triển mọi kiến thức, người ta cũng cần có vốn sống và kinh nghiệm thực tế. Tri thức trong sách vở tuy phong phú nhưng cũng không thể đảm bảo cho toàn bộ tri thức của nhân loại. “Những điều ta biết chỉ là giọt nước, những điều ta chưa biết là cả một đại dương”. Trong tiếng hát tưởng chừng như quen thuộc và giản dị của làng, Nguyễn Trãi đã học được tiếng nói của những người trồng đay và gai dầu: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ””. L. Tonx I thường mua vé tàu hạng thấp để nói chuyện với người nghèo hoặc nghe họ nói chuyện... Qua quá trình trải nghiệm cuộc sống, M. Gorki đã sáng tác Những trường đại học của tôi, kể về những cảnh đời bất hạnh mà nhà văn đã trải qua.

Bồi dưỡng trí tuệ, nâng cao trình độ học vấn không chỉ đáp ứng nhu cầu của bản thân mà còn đóng góp cho xã hội. Có trí tuệ, con người trở nên văn minh, lịch sự, không nhất thiết phải mang danh hiệu xa hoa mà trước hết giá trị xứng đáng với chữ "con người". Giáo dục là điều kiện quyết định cho sự phát triển của con người. Newton từng là quả táo trên cành cây rơi trúng đầu, nhưng nếu không nghiên cứu, ông không thể khẳng định: Trái đất có lực hấp dẫn. Người nghệ sĩ nhờ trí tuệ mà cống hiến những bản nhạc hay, những bức tranh đẹp, những tác phẩm văn học bất hủ cho cuộc sống. Các nhà khoa học có tư duy và học vấn giúp phát triển các dự án nghiên cứu kỹ thuật số. Tuy nhiên, bên cạnh những người thâu đêm học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, vẫn có những người lười biếng đem lại niềm vui cho người khác. Hay những kẻ có trí tuệ lại làm những việc tàn ác như Tyle - Chủ nghĩa phát xít, diệt chủng Pol Pot - Khmer Đỏ. Những người có tài mà có tấm lòng nhân hậu là viên ngọc quý của nhân loại, còn những người có tài nhưng vô nhân tính lại là những nghệ sĩ vì nhân loại.

Để phát triển toàn diện, con người cần dung hòa được hai mặt Tình thương - Trí tuệ, Khát vọng - Vận mệnh. Có trí tuệ thôi chưa đủ vì con người còn có trái tim sôi sục nhựa sông và tình yêu. Tình yêu không chỉ dành cho riêng bạn mà còn dành cho tất cả mọi người. Đó là lý do tại sao “trái tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Bởi chỉ có sự quan tâm, chia sẻ nỗi đau của người khác, trao yêu thương cho mọi người thì tình yêu mới có thể nhân lên và có ý nghĩa. Nếu muốn nhận được tình yêu thương từ người khác thì chúng ta cũng cần phải cho đi. Khái niệm “cho” và “nhận” vừa là quy luật, vừa là định nghĩa. Có người cho rằng một trái tim đẹp thì luôn căng tràn, no đủ và có màu đỏ tươi. Nhưng theo tôi, họ chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài để đánh giá giá cả. Thời gian còn lại được trưng bày riêng trong tủ kính chứ không phải của thương hiệu. Mặc dù trái tim có nhiều phần lồi ra nhưng phần lồi ra là khi một phần của trái tim được trao cho người khác và phần lồi ra đó được nhận lại từ người khác. Gần gũi mới là trái tim yêu thương.

Theo quan niệm của Phật giáo: đời là bể khổ. Và cũng có người nói: “Cuộc sống là một trường tranh đấu. Con người đang sống là đang chiến đấu”. Vì vậy, dù không có tấm lòng giàu tình thương với mọi người và thái độ vị tha thì mỗi chúng ta cũng không thể sống hạnh phúc. Sống vì người khác giúp ta bớt lạnh lùng, bàng quan, có thể nâng đỡ nhiều thân phận khổ đau, bất hạnh.

Bill Gate là tỷ phú hàng đầu thế giới nhưng ông luôn ra mắt và quyên góp từ thiện để giúp châu Phi từng bước cải thiện cuộc sống, giải quyết căn bản tình trạng đói nghèo, bệnh tật. Việt Nam dù chỉ là một quốc gia đang phát triển nhưng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau thông qua các chương trình hỗ trợ lũ lụt miền Trung, xóa đói giảm nghèo, “Trái tim em”… hay phong trào “Ký tên vì công lý ” việc trở thành một sự kiện ở Việt Nam là một dấu hiệu vô cùng tích cực đối với các nạn nhân chất độc da cam. Đi đến đâu tôi cũng thấy người trẻ, người già, sinh viên hỏi nhau “bạn đã ký tên cho công lý chưa?” nhưng trong lòng cảm thấy vui vẻ. Điều đó chứng tỏ chúng ta không hề vô cảm trước nỗi đau của đồng bào mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc yêu thương cá nhân, vẫn còn tồn tại hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, ích kỷ, hẹp hòi. Em bé trong câu chuyện Cô bé bán diêm của Aldessen sẽ không chết nếu người giàu mua hộp diêm cho em về nhà. Hàng ngày, trên báo chí hay trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, chắc chắn chúng ta thấy rất nhiều vụ đánh nhau giữa các nữ sinh được bao quanh bởi các học sinh khác đang theo dõi, cổ vũ và… quay phim. trong phim, hay đơn giản và dễ nhận thấy hơn là thái độ lạnh lùng, thờ ơ của người dân khi tham gia giao thông khi một người phụ nữ bị ngã xe đạp, hiếm khi thấy có người giúp đỡ người phụ nữ đó. đứng lên. Những hiện tượng này thật đáng buồn biết bao!

Do đó, “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được" và "Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Đọc những dòng đó, tôi chợt thấy ngạc nhiên vì mình đã không thực sự đáp ứng được sự kỳ vọng của thầy cô và gia đình. Hồi còn là sinh viên, tôi còn mải chơi vì chưa trải nghiệm thực tế, còn sống trong trạng thái được che chở mà không hiểu rằng nếu muốn có hạnh phúc sau này thì phải chăm chỉ rèn luyện ngay từ hôm nay. Không chỉ học từ sách vở mà còn học từ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Tôi cảm thấy có lỗi vì nhiều lần tôi đã nói năng thô lỗ với mẹ hoặc không làm bài tập mẹ giao. Trí tuệ, tình thương và tấm lòng nhân hậu của mọi người đã giúp tôi và toàn thể nhân loại tiến xa hơn, thực sự thoát khỏi cuộc sống tự nhiên.

11. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 11

Một xã hội lý tưởng thường được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Và con người cũng vậy, nó là sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc. Bên cạnh việc hoàn thiện bản thân thông qua nỗ lực rèn luyện, học tập, chúng ta cũng cần cố gắng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn và trái tim mình. Victor Hugo đã đưa ra một quan điểm rất đúng đắn về cuộc sống con người: "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi".

"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được" hàm ý đề cao vai trò của việc học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức trong sự phát triển cá nhân. Những gì nhận được ở đây chính là những tinh hoa kiến thức đã được chắt lọc qua nhiều thế hệ. Về phần "Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" nhấn mạnh vai trò của cảm xúc và đời sống nội tâm của con người. Muốn có một trái tim ấm áp thì phải biết yêu thương và cho đi. Câu nói không bác bỏ hay giải thích tầm quan trọng của trí tuệ hay cảm xúc mà nhấn mạnh vai trò cân bằng giữa tích lũy kiến thức và yêu thương cuộc sống.

Dù ở thời đại nào, ở đâu, trí thông minh đều đóng vai trò quan trọng đối với con người. Trí tuệ là kho tàng tri thức khổng lồ mà con người đã tích lũy trong nhiều năm, được lưu giữ dưới dạng sách vở hay thông tin mà con người tích lũy được qua quá trình học tập, nghiên cứu. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, có thể bạn không đủ may mắn để sống trong hoàn cảnh tốt đẹp, thịnh vượng, nhưng trí tuệ không có sự phân biệt với ai, nó chỉ phân biệt nỗ lực và nỗ lực. nỗ lực của mọi người.

Không phải tự nhiên mà người ta nói: "Tri thức là sức mạnh". Người trí thức là người có học thức, am hiểu nhiều kiến thức, là người khám phá kiến thức ở một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Một xã hội muốn văn minh hơn, tốt đẹp hơn đòi hỏi ngày càng có nhiều người hiểu biết đóng góp, đóng góp. Một người càng hiểu sâu về nhiều vấn đề, lĩnh vực thì càng dễ dàng hiện thực hóa mục tiêu, mong muốn của mình. Một xã hội có nhiều người có trình độ học vấn cao sẽ phát triển mạnh mẽ hơn cả về chất lượng và số lượng. Một người biết đầu tư trí tuệ sẽ có khả năng làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân và không ngừng học hỏi để đóng góp cho xã hội. Khi trí tuệ tồn tại bên cạnh cuộc sống, xã hội sẽ phát triển theo chuẩn mực đạo đức, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà thế hệ đi trước để lại. Trí tuệ cộng đồng được hình thành nhờ sự tiếp thu, học hỏi qua nhiều thế hệ, tạo nên một xã hội phát triển, văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Chỉ đầu tư vào trí tuệ thôi chưa đủ, con người cần đầu tư vào việc vun đắp thế giới tinh thần, tình cảm của mình giữa một thực tế còn quá khó khăn. Trái tim con người là nơi chứa đựng sự sẻ chia, đồng cảm mà con người dành cho nhau. Tất cả tình yêu đó đều xuất phát từ sự chân thành. Tình yêu có vô số cách thể hiện. Đó không chỉ là tình yêu dành cho người thân mà còn dành cho những người xa lạ mà chúng ta chưa từng quen biết. Từ ngàn đời nay, tình yêu thương đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, đi qua những câu ca dao: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, “chị ngã em nâng”… Tình yêu không phải là một điều gì đó quá lớn lao hay vĩ đại, đôi khi nó chỉ đơn giản là một lời an ủi, một lời động viên trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Tình yêu như hơi ấm chữa lành những tâm hồn khô héo, héo mòn. Nó mang lại sức mạnh và năng lượng, giúp con người trở nên lạc quan và vượt qua nghịch cảnh. Mọi người đều xứng đáng được yêu thương, vì vậy chúng ta hãy lan tỏa tình yêu thương khi có thể. Bởi tình yêu luôn là cội nguồn của hạnh phúc, là cội nguồn của cuộc sống sung túc.

Nguyễn Trần Khánh Vân - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 là một ví dụ cho tinh thần đó. Trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2019, cô nói: "Tôi không có gì ngoài trái tim yêu thương". Dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian đương nhiệm nhưng bà đã chứng tỏ lời nói của mình bằng việc giúp đỡ học sinh nghèo, đấu tranh mạnh mẽ chống xâm hại tình dục trẻ em và tham gia các hoạt động tình nguyện. . Có lẽ, sự đóng góp của một cá nhân không thể thay đổi hoàn toàn cục diện xã hội, nhưng nếu nhiều cá nhân cùng cố gắng thì chúng ta có thể tạo nên một tập thể vững mạnh, có đời sống văn minh.

Tài năng nếu không được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ rất dễ trở thành con dao hai lưỡi hủy diệt con người. Có tấm lòng nhân hậu nhưng lại bị “Áo cơm ghì sát đất” thì có muốn giúp đỡ, yêu thương người khác khó thành hiện thực. Trong xã hội, vẫn còn rất nhiều người không chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức, và cũng có những người sống lạnh lùng, ích kỷ, chỉ thích nhận mà không muốn cho đi. Đây đều là những lối sống tiêu cực và cần phải khắc phục. Chúng ta cần có ý thức trau dồi bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn và lan tỏa năng lượng tích cực đến những người xung quanh.

Cuộc sống này không hề hoàn hảo chút nào. Nhưng chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải trau dồi, hoàn thiện bản thân không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức. Mỗi ngày hãy hoàn thiện bản thân một chút, hãy cố gắng tích lũy từng điều nhỏ nhặt cho bản thân, dần dần nó sẽ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn, giá trị con người của bạn sẽ được nâng cao.

12. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi - Mẫu 12

Xã hội được cấu thành từ nhiều thành phần khác nhau, trong đó con người đóng những vai trò, vị trí vô cùng quan trọng. Sự phát triển của con người cũng như tình cảm mà con người dành cho nhau chính là nền tảng để xã hội phát triển. Để khuyên chúng ta trau dồi cả kiến thức lẫn đạo đức, Victor Hugo đã nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”.

Trí tuệ được làm giàu bằng những gì nó nhận được, nhấn mạnh vai trò của việc học hỏi, tiếp thu, tích lũy kiến thức trong sự phát triển cá nhân. Điều nhận được ở đây chính là tinh hoa kiến thức đã được chắt lọc qua nhiều thế hệ. Trái tim giàu có là nhờ những gì nó mang lại, đề cao vai trò của cảm xúc và đời sống nội tâm của con người, muốn có một trái tim ấm áp phải biết yêu thương và cho đi. Câu nói nhấn mạnh vai trò tích lũy kiến thức và cuộc sống với tình yêu dành cho sự phát triển toàn diện của con người. Thứ mà trí óc “tiếp nhận” chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình học tập và tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết của bản thân và nâng cao trình độ trí tuệ. . kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy, trình độ, hiểu biết, trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao, đời sống tâm hồn cần được bồi dưỡng, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, quan tâm, sẻ chia. Trao đi tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa con người với nhau, trái tim con người sẽ ấm áp hơn, hạnh phúc hơn, ngày càng phong phú hơn về mặt cảm xúc, tình cảm. chạm vào để nuôi dưỡng tâm hồn. Làm giàu trí tuệ và làm giàu tâm hồn luôn có mối quan hệ tương hỗ. Khi có tâm sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng làm được những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi con người có trái tim giàu tình yêu thương, nhân hậu sẽ biết dùng trí thông minh của mình để tạo nên những điều kỳ diệu. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn rất nhiều người không chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức để nâng cao giá trị bản thân. Cũng có những người sống lạnh lùng, ích kỷ, chỉ thích nhận mà không muốn cho, không muốn yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh v.v. Những người này thực sự rất đáng bị chỉ trích và cần phải thay đổi cách sống của mình.

Là học sinh và chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần trau dồi, hoàn thiện bản thân không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức. Hãy nỗ lực học tập để trở thành người giỏi, đồng thời, bạn cũng cần sống yêu thương, hòa hợp với mọi người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi để cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi ngày chúng ta nỗ lực hoàn thiện bản thân mình một chút, chúng ta sẽ sớm có được thành công và đóng góp những điều tốt đẹp nhất cho xã hội để phát triển văn minh và thịnh vượng hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm