Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu được VnDoc.com tổng hợp và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nghị luận xã hội bàn về thói hư tật xấu
- 1. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu
- 2. Văn mẫu Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 1
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 2
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 3
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 4
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 5
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 6
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 7
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 8
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 9
1. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu
Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: thói hư tật xấu.
2. Thân bài
a. Giải thích
Thói hư tật xấu: là những thói quen không tốt, những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói hư tật xấu là mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự.
b. Phân tích
Thói hư tật xấu được biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,…
Thói hư tật xấu khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận và đánh mất nhiều cơ hội quý giá. Nặng nề hơn nữa là bị xã hội kì thị,…
Mỗi người hãy tự có ý thức rèn luyện bản thân, tránh xa thói hư tật xấu, xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, tốt đẹp.
c. Dẫn chứng
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người lỡ sa vào thói hư tật xấu đánh mất đi bản thân mình để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho xã hội… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi.
3. Kết bài
Khái quát lại tác hại của thói hư tật xấu đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thói hư tật xấu.
(Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
Thói hư tật xấu: là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự.
b. Phân tích
• Biểu hiện của thói hư tật xấu
Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở… Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,…
• Tác hại của thói hư tật xấu
Khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận.
Đánh mất bản thân, đánh mất nhiều cơ hội quý giá.
Bị xã hội kì thị,…
c. Dẫn chứng
Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho những thói hư tật xâu trong bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
Gợi ý: hiện tượng mạng Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng,…
d. Phản biện
Trong xã hội, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi.
3. Kết bài
Khái quát lại tác hại của thói hư tật xấu đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài mẫu 3
1. Mở bài
Trong cuộc sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người hình thành cho mình những thói quen, trong đó có thói quen tốt và cũng không ít những thói quen xấu cần phê phán.
Một trong những thói quen xấu cần phê phán trong giới trẻ hiện nay là nghiện Internet.
2. Thân bài
*Khái niệm “thói hư tật xấu” và tật nghiện Internet.
“Thói” là lối, cách sống, cách hoạt động không tốt được lặp lại lâu ngày thành quen. “Tật” là thói quen xấu, khó sửa. “Thói hư tật xấu” là cách sông, cách hành động sai lầm được lặp đi lặp lại thành thói quen khó sửa.
Tật nghiện Internet là việc lên mạng Internet để làm những việc vô bổ, thậm chí gây tổn hại đến cuộc sống về mọi mặt. Tật nghiện Internet đã trở thành một thói quen, một niềm ham mê đến lú lẫn, mất hết lý trí.
* Nhận diện thực tế:
- Điều kiện hình thành thói quen xấu:
+ Sự bùng nổ của dịch vụ Internet: ở thành phố, hiếm có một đường phố nào không có một vài cửa hàng dịch vụ Internet có vài chục máy tính được nối mạng với những thông tin quảng cáo hấp dẫn như “đường truyền tốc độ cao”, “giá rẻ”, “game mới”...
+ Ngay cả ở các vùng nông thôn, dịch vụ Internet cũng trở nên rất phổ biến. Mật độ các cửa hàng không dày đặc như ở thành phố sông muốn tìm không phải là việc khó khăn.
+ Đối tượng khách hàng của dịch vụ này rất đa dạng, trong đó phần lớn là thanh niên, học sinh của các cấp học THCS, THPT đến sinh viên các trường cao đẳng; đại học.
2. Văn mẫu Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 1
Trong cuộc sống bên cạnh những con người nỗ lực cống hiến để xã hội tốt hơn thì vẫn còn có nhiều người có lối sống, cách suy nghĩ lệch lạc, rơi vào những thói hư tật xấu ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Thói là lối, cách sống, cách hoạt động không tốt được lặp lại lâu ngày thành quen. “Tật” là thói quen xấu, khó sửa. “Thói hư tật xấu” là cách sống, cách hành động sai lầm được lặp đi lặp lại thành thói quen khó sửa. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước mà chúng ta cần bài trừ, loại bỏ để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Thói quen xấu là người bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nở và phát triển. Tác hại của các thói hư tật xấu là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Thói hư tật xấu gây ra hậu quả lớn làm cho xã hội chậm phát triển. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sớm nhật ra những khuyết điểm của bản thân, có ý thức sửa chữa, khắc phục để hoàn thiện chính mình,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi. Cuộc đời quá ngắn để có chỗ cho những sai lầm có thể trượt dài. Nếu bạn lỡ có những thói hư tật xấu hãy sớm nhận thức được và hối cải, thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực, bỏ đi những thói quen xấu đó để bản thân cũng như xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 2
Con người không ai là hoàn hảo cả. Muốn trở nên tốt hơn thì chúng ta cần không ngừng rèn luyện bản thân mình từng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó mà trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với những thói hư tật xấu. Thói hư tật xấu được hiểu là những thói quen không tốt, những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói hư tật xấu là mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Thói hư tật xấu được biểu hiện cụ thể qua các hành vi như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,… Thói hư tật xấu khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận và đánh mất nhiều cơ hội quý giá. Nặng nề hơn nữa là bị xã hội kì thị,… Mỗi người hãy tự có ý thức rèn luyện bản thân, tránh xa thói hư tật xấu, xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, tốt đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho xã hội… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi. Mỗi người nâng cao ý thức một chút, sống tốt hơn một chút, hướng đến những điều tốt đẹp một chút thì sẽ đẩy xa được những thói hư tật xấu và tốt lên từng ngày. Hãy thay đổi bản thân mình ngay từ hôm nay.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 3
Xã hội ngày càng nổi cộm lên những vấn đề vô cùng phức tạp và rắc rối. Một trong những nguyên nhân chính của những rắc rối đó là do thói hư tập xấu của con người. Thói hư tật xấu là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự như: nói tục chửi bậy, hút thuốc lá, uống rượu bia, mê tín dị đoan,… thói hư tất xấu có từ lâu đời, nó đã và đang gây ra những ảnh hưởng to lớn cho xã hội ngày nay. Thói hư tật xấu của con người có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không thể không nhắc đến là do môi trường xung quanh ảnh hưởng từ lúc còn nhỏ đến lúc hình thành nhân cách. Nó khiến ta đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận, đánh mất nhiều cơ hội quý giá và nặng nề hơn là bị xã hội kì thị,… Tuy nhiên, ta không thể phủ định rằng trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần rèn luyện cho bản thân một lối sống lành mạnh, tích cực, luôn hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp của cuộc sống, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. Chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống một cuộc sống thật trọn vẹn, lan tỏa những thông điệp tích cực và làm theo những điều hay lẽ phải. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết phấn đấu vươn lên, ta sẽ được đền đáp xứng đáng.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 4
Con người sinh ra không ai là hoàn hảo cả. Ai cũng có những khuyết điểm của riêng mình. Nhưng sửa chữa và khắc phục những khuyết điểm ấy như thế nào lại là do ý chí, suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người tự dấn thân mình vào những thói hư tật xấu.
Vậy, “thói hư tật xấu” là gì? Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Thói hư tật xấu được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: nghiện thuốc lá, ngủ nướng, ở bẩn,… đây là những hành vi đáng bị phê phán.
Thói hư tật xấu xảy ra ở nhiều nơi, nhiều thời gian với những biểu hiện khác nhau, trong đó, chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở… Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,… Vậy những thói hư tật xấu có tác hại gì đến con người. Trước hết, nó khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận. Bên cạnh đó, con người sẽ đánh mất bản thân, đánh mất nhiều cơ hội quý giá. Và một tác hại có thể nhìn rõ đó là những người có thói hưu tật xấu sẽ bị xã hội kì thị,…
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sớm nhật ra những khuyết điểm của bản thân, có ý thức sửa chữa, khắc phục để hoàn thiện chính mình,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi.
Ai rồi cũng phải khôn lớn, ai rồi cũng trở thành người trưởng thành. Chúng ta hãy trở thành những con người biết phát triển bản thân mình, hướng đến những điều tốt đẹp để khiến cho xã hội này ngày càng văn minh hơn.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 5
Khi đất nước đang ngày càng phát triển và hòa nhập với kinh tế thế giới thì có rất nhiều cơ hội đặt ra. Cần phải biết nắm bắt thời cơ cũng như điều kiện thuận lợi để phát triển mình. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều thách thức còn tồn tại, ủ mầm cần được phát hiện và triệt tiêu. Một trong những thách thức đó chính là thói hư tật xấu.
Thói hư tật xấu ở thời đại nào, xã hội nào cũng có những khi nhu cầu của con người ngày càng cao, kinh tế phát triển thì dường như nó càng lây lan mạnh hơn. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Tất cả sẽ tạo thành thói quen và dần dần hình thành tính cách không tốt của bản thân người đó. Thói hư tật xấu chỉ là một từ ngữ gói gọn rất nhiều hành vi không đúng, vi phạm xã hội, vi phạm nhân phẩm.
Biểu hiện của thói hư tật xấu không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở…Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh. Những hình vi này từ mức thấp nhất sẽ dần hình thành nên thói quen khó bỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội cũng như nhân cách của con người đó.
Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe những câu văng tục, chửi thề ngay khi đi trên đường. Có thể họ không chửi ai cụ thể, chỉ là câu cửa miệng nhưng đây là điều không nên, vì nó làm mất đi sự thanh lịch và nét đẹp văn hóa giao tiếp.
Gần đây nạn trộm cắp đang diễn ra khá phức tạp ở lứa tuổi còn rất trẻ. Chắc chắn bạn đã từng gặp nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 bị công an xã gọi đến làm việc vì tội trộm cắp tài sản để tiêu xài cũng như thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân. Đáng nhẽ ra lứa tuổi này cần được giáo dục và rèn luyện đến nơi đến chốn, ý thức của các em cần phải hiểu biết nhưng các em đã tự hủy hoại đi nhân phẩm bằng những hành vi xấu như thế này.
Không chỉ dừng lại ở đó, các em vì quá trẻ nên rất dễ bị những người lớn tuổi hơn, ranh ma hơn dụ dỗ làm những việc sai trái. Từ việc trộm cắp vặt, các em đã bị lôi kéo vào đường dây cướp giật có tổ chức. Các em bị sa vào vũng bùn, ở đó các em thành những kẻ đầu đường xó chợ, trắng trợn cướp bóc, rồi chích hút…Tất cả những hành vi đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu mà có thể các em vẫn ước chừng được trước.
Tương lai của các em, nhân phẩm của các em sẽ chẳng mấy chốc bị hủy hoại trong bàn tay của chính mình. Điều này thật đáng buồn biết bao.
Thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay diễn ra với tốc độ chóng mặt, rất khó kiểm soát. Nếu không kịp thời ngăn chặn tình trạng trên thì chắc chắn rằng xã hội này ngày càng loạn lạc. Cơ quan chức năng, chính quyền cần có biện pháp cụ thể vừa răn đe, vừa khuyên nhủ để đưa các em trở về với cuộc sống thường ngày, hòa nhập cộng đồng.
Để ngăn chặn, làm hạn chế những thói hư tật xấu ảnh hưởng không tốt đến xã hội và bản thân bạn thì đòi hỏi nhận thức của mỗi người cần được nâng cao. Đây chính là điều tiên quyết có thể giúp bạn vượt qua những cám dỗ đề hòa nhập xã hội, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.
Thế hệ trẻ hiện nay cần nhận thức rõ được thói hư tật xấu sẽ có sức công phá lớn như thế nào để tránh và không sa vào. Đó chính là ý thức và bản lĩnh của mỗi người.
Như vậy thói hư tật xấu ngày càng diễn ra phức tạp trong xã hội. Bởi vậy yêu cầu mọi người cần phải có sự kiên nhẫn chống lại cái xấu, rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 6
Mỗi người chúng ta đều mang những hạn chế riêng, những yếu điểm khó tránh. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là những khiếm khuyết về thể chất mà là sự yếu đuối của tâm hồn, những thói xấu và lòng ích kỷ đang âm thầm xâm nhập vào tâm hồn như câu nói: “Thói xấu ban đầu giống như người qua đường, ban đầu xa lạ, sau trở thành bạn thân và cuối cùng trở thành chủ nhân khó tính.”
Chúng ta đều trải qua những khoảnh khắc trống trải, những thiếu sót và không ai là hoàn hảo. Những thói xấu là những thói quen hoặc cách ứng xử, hành động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân và môi trường xung quanh. Mỗi người chúng ta đều phải đối mặt với thói xấu bởi trong mỗi con người, tồn tại những bóng tối và góc khuất riêng, cần được nuôi dưỡng, rèn luyện như lửa thử vàng, như ngọc để càng mài càng sáng. Ban đầu, chúng ta ban đầu thuần hậu và đơn sơ, nên thói xấu không có cơ hội tiếp cận, chúng chỉ là những người xa lạ, vô tình không quen biết.
Nhưng quy luật của cuộc sống là cạnh tranh, phát triển để sinh tồn, vì vậy trong cuộc đấu tranh đó, con người dễ bị những khát vọng cá nhân lấn át tham vọng và đó là lúc rào chắn của chúng ta không còn vững chắc nữa, thói xấu sẽ xâm chiếm và dần dần trở thành bạn thân không mời mà đến. Đáng sợ hơn nữa, từ thân quen chúng sẽ kiểm soát và sai khiến chúng ta có những hành động tiêu cực. Nó trở thành chủ nhân, sai khiến và biến chúng ta thành công cụ cho những tội ác và trừng phạt. Nhưng con người thường hay bị cám dỗ, vì vậy rất dễ để thói xấu xâm chiếm bản thân. Ta mất ý thức đúng sai, trở nên vô cảm và mất tự chủ giữa tham vọng, khát vọng; giữa chiến thắng và thất bại; giữa tình yêu và thù hằn… từ đó, bản thân dần sa đà vào con đường tội lỗi, rồi sa xuống vũng lầy không bao giờ vén chân lên được.
Nhưng, một điều ta phải nhận ra rằng từ người qua đường, trở thành bạn thân và cuối cùng là chủ nhân khó tính không phải ai khác, chính là ta đã mở cửa đón “những thói xấu” vào nhà, rồi tự bán rẻ tâm hồn ta cho quỷ dữ. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho những yếu tố khách quan, trước hết ta cần phải nhìn nhận trách nhiệm của bản thân. Yếu tố chủ quan luôn là chìa khóa giải đáp những thắc mắc và nghi vấn mà ta không thể lý giải. Vậy nên, hãy rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng, một tinh thần thép và một cái đầu lạnh để không bị cám dỗ bởi những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Tuy nhiên, rõ ràng, ai trong chúng ta cũng đều mang những khiếm khuyết, trong cuộc sống ai cũng phải đối mặt với ảnh hưởng từ yếu tố khách quan, nhưng điều quan trọng nhất là biết làm chủ bản thân, chủ động tích cực thay đổi quan điểm, vì thay đổi sẽ không đến nếu chỉ trông chờ vào hoàn cảnh hay thời cơ, chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm. Hãy giữ trái tim nồng nhiệt và tâm hồn sáng tạo để không bị sai lầm bởi những thói xấu.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 7
Một trong những thói xấu của con người trong xã hội hiện đại là sự thờ ơ và lạnh lùng với những người xung quanh. Ngày nay, nhiều người chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích cá nhân, mà không chú ý đến những khó khăn, nỗi đau của người khác. Họ sống trong thế giới riêng, không giao tiếp, không chia sẻ, không quan tâm đến cộng đồng. Đây là một thói xấu rất nguy hiểm, vì nó làm suy yếu tình đoàn kết, tình yêu thương giữa con người, làm mất đi những giá trị nhân văn trong cuộc sống.
Vậy tại sao con người lại trở thành như vậy? Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một trong số đó là do ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhờ có internet, điện thoại thông minh, máy tính, con người có thể tiếp cận với vô vàn thông tin, kiến thức, giải trí. Nhưng đồng thời, họ cũng bị cuốn vào một thế giới ảo, một thế giới mà họ có thể tự do lựa chọn, không bị ràng buộc bởi những quy tắc xã hội. Họ dần quên mất rằng họ là một phần của xã hội, rằng họ cần phải gắn bó với những người khác để sống sót và phát triển.
Để khắc phục thói xấu này, chúng ta cần phải có ý thức về tầm quan trọng của việc quan tâm và giúp đỡ người khác. Chúng ta cũng cần phải học cách giao tiếp và thể hiện cảm xúc một cách chân thành và lịch sự. Bên cạnh đó, cũng nên tìm kiếm những hoạt động có ích cho bản thân và xã hội, như tham gia các câu lạc bộ, tổ chức từ thiện, hay làm tình nguyện. Những hoạt động này sẽ giúp chúng ta có được sự kết nối và hòa nhập với môi trường xung quanh, cũng như nâng cao giá trị của bản thân.
Thói xấu thờ ơ và lạnh lùng với mọi người xung quanh không chỉ là một vấn đề cá nhân, mà còn là một vấn đề xã hội. Chúng ta không nên để cho thói xấu này ảnh hưởng đến cuộc sống và hạnh phúc của mình và người khác. Hãy cùng nhau tạo ra một xã hội ấm áp và thân thiện, nơi mà mọi người đều được tôn trọng và quan tâm.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 8
Ông cha ta đã có câu tục ngữ “Ăn gian nói dối” để chỉ những người gian xảo, dối trá. Trong xã hội hiện đại, nói dối đã trở thành một thói xấu, gây ra những tác hại đến mỗi người.
Đầu tiên, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với thực tế, để đạt được một mục đích nào đó, thường là không chính đáng. Con người thường dùng lời nói dối để che đậy dã tâm hay muốn lấp liếm lỗi lầm đã gây ra. Chắc hẳn mỗi người đều biết đến câu chuyện về chú bé chăn cừu. Chuyện kể rằng một chú bé nọ đang chăn cừu trên cánh đồng. Vì quá buồn chán, cậu bé đã nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu của cậu. Ban đầu, dân làng tin lời cậu bé, chạy đến để giúp đỡ. Nhưng sau khi phát hiện cậu bé nói dối, còn bị cậu chế giễu khiến họ rất tức giận. Lần thứ nhất, rồi đến lần thứ hai, dân làng vẫn đến giúp đỡ. Nhưng sau nhiều lần bị cậu bé lừa, họ đã không còn tin tưởng vào cậu bé. Cuối cùng, khi chó sói đến thật, cậu bé kêu cứu nhưng chẳng còn ai tin lời, đến giúp đỡ cậu nữa. Kết quả là đàn cừu đã bị chó sói ăn thịt. Trong cuộc sống hằng ngày, việc nói dối có thể xảy ra như con cái nói dối bố mẹ để đi chơi, học sinh nói dối thầy cô để trốn học. Hay một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Nói dối gây ra những hậu quả lớn. Đầu tiên, một người có thói quen nói dối sẽ đánh mất đi niềm tin của những người xung quanh. Ông cha ta đã có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Để xây dựng uy tín, lấy được lòng tin của mọi người phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ cần một lời nói dối có thể khiến cho lòng tin hoàn toàn biến mất. Không chỉ vậy, hành vi nói dối lặp lại thường xuyên sẽ trở thành một thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người. Rộng hơn, l ời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Có đôi khi, những lời nói dối thiện chí cũng đem lại ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng dù vậy, chúng ta cũng không nên nói dối.
Với một học sinh, tôi vẫn luôn ý thức rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, nhất là trong thi cử (không quay cóp, chép bài bạn) và trong cuộc sống. Không chỉ vậy, tôi sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Có thể khẳng định rằng, nói dối là một thói quen xấu xí. Con người cần tôn trọng sự thật, không nên nói dối để cuộc sống của bản thân tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 9
Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội ngày nay là khi mức sống được nâng cao, giới trẻ ngày càng dễ mắc phải những thói quen, lối sống xấu. Trong số đó, thói quen ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.
Vậy thói quen ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là một lối sống hoặc hoạt động có xu hướng tiêu cực và lặp đi lặp lại, và theo thời gian sẽ trở thành một thói quen khó bỏ. “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập lại với nhau để làm điều gì đó theo mong muốn và sở thích của mình. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, làm theo và đua theo người khác , thể hiện một cách quá tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với lối sống giản dị, hài hòa.
Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội và có thể gặp ở mọi quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ ở nước ta đang mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau, xài đồ hiệu, hút thuốc để trông “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Hầu hết những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền mà còn tạo nên một “phong cách” rất kỳ dị, kỳ quái và kỳ cục và mất đi thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Nguyên nhân đầu tiên của thói quen xấu này là sự cám dỗ. Trong mỗi con người đều có hai mặt: thiên thần và ác quỷ. Chín mặt ác quỷ luôn khiến con người ta bị cám dỗ. Giới trẻ ngày nay luôn tò mò, thích thú với những điều mới lạ, có lòng tự trọng cao và luôn muốn khẳng định mình. Thêm vào đó là hệ thống giáo dục không trang bị đầy đủ cho học sinh những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết. Hệ quả là giới trẻ dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm, khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng vặt. Dù gọi là tiền tiêu vặt nhưng số tiền này không hề nhỏ. Tuy nhiên, tôi nghĩ lý do ở mỗi người là khác nhau. Bởi bộ phận giới trẻ không thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, không duy trì lối sống hợp lý cũng là nhóm mắc phải thói quen ăn chơi đua đòi.
Và hậu quả của thói quen xấu này là không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi đã suy đồi thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, làm băng hoại bản chất giản dị, thanh cao của con người Việt Nam, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường và thảm hại trong mắt của bạn bè quốc tế. Trên thực tế, đó không chỉ là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn là vấn đề về tính mạng. Thói đua xe là một ví dụ điển hình. Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra, dẫn đến cái chết của những thanh niên tham gia và những thương vong không đáng có cho người đi đường.
Ví dụ trên là lời cảnh báo các bạn trẻ hãy trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để hoàn thành trách nhiệm học tập và luôn cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Kiến thức mới là sức mạnh thực sự, không phải chiếc điện thoại di động bạn cầm trên tay hay chiếc xe hơi sang trọng bạn lái đến trường mỗi sáng.
Nói cách khác, ăn chơi đua đòi là một hiện tượng xấu cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là: không chỉ phụ huynh, nhà trường, nhà nước mà cả chính vẫn thân giới trẻ cần phải làm gì để ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh này. Câu trả lời nằm ở mỗi người.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung