Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác
Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác
Dàn ý Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh.
2. Thân bài
a. Giải thích
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục: là việc chúng ta không cố gắng, nỗ lực trong công việc và cuộc sống để tạo lập một tương lai tốt đẹp mà chỉ dửng dưng, sống an phận.
Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác: đây là hậu quả của việc lời biếng, không cố gắng ở quá khứ, chúng ta sẽ có một tương lai vất vả, khổ cực.
Câu nói khuyên nhủ con người sống phải biết lo nghĩ cho tương lai, cố gắng lao động, tạo lập một cuộc sống tốt đẹp.
b. Phân tích
Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.
Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.
Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người cố gắng vươn lên để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác) và rút ra bài học cho bản thân mình.
Dàn ý Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 2
1. Mở Bài
Giới thiệu, trích dẫn câu nói của nhà thơ Gamzatov: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác"
2. Thân Bài
- Giải thích ý nghĩa câu nói, nêu ý nghĩa
- Nêu lên quan điểm cá nhân
- Phân tích:
Tại sao khi anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác
Biểu hiện của lối sống này trong thực tế
Chúng ta phải sống như thế nào?
Bài học thực tế, mở rộng vấn đề
3. Kết Bài
Khẳng định lại luận điểm, vấn đề nghị luận
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 1
Một cuộc hành trình dù ngắn hay dài đều xuất phát từ những bước chân nhỏ bé, muốn thực hiện được những điều to lớn trước hết bạn phải có sự trang bị cho mình. Đúng như nhà thơ Gamzatov đã từng nói: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác". Thế giới này vốn dĩ có quá nhiều thứ mới mẻ và hấp dẫn, ai cũng sẽ có lúc bị sa vào những cám dỗ và đi lệch đường. Nhưng đó không phải là vấn đề, vấn đề nằm ở cách bạn tạo dựng tương lai của mình như thế nào. Nếu bạn lựa chọn không bỏ cuộc trước những biến động cuộc sống, mà bạn sẵn sàng đối mặt để tìm ra cách thích nghi, vượt lên nỗi sợ hãi thì đó chính là bước đầu của sự thành công. Và khi bạn làm một điều gì đó với tất cả tâm huyết, học hỏi, bạn không chỉ đang được trải nghiệm những thách thức mới mà đó cũng là lúc bạn dần vượt qua những giới hạn của mình. Người nông dân dầm mưa dãi nắng chăm sóc từng thửa ruộng sẽ được đền đáp bởi vụ mùa bội thu. Và bạn cũng vậy, thành quả bạn đạt được sau sự nỗ lực sẽ là một viễn cảnh tương lai như ý. Tuy nhiên, nếu bạn không có sự chuẩn bị cho tương lai, thì kết quả bạn nhận lại chính là một đòn đáp trả mà cuộc đời dành cho bạn. Đó là thực trạng của xã hội hiện nay khi có rất nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Tương lai của bạn không hề mông lung và xa xôi như bạn nghĩ, một khi bạn đã hành động, tức là bạn đã nắm chắc trong tay vận mệnh của mình.
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 2
Xã hội luôn phát triển, vận động theo chiều hướng tiến bộ và đi lên. Chính vì thế, con người cũng cần thay đổi, phát triển và nâng cao giá trị của bản thân, bởi lẽ “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Câu nói khuyên nhủ con người sống hãy biết trau dồi, hoàn thiện bản thân và hướng về phía trước. Hoàn thiện bản thân là việc mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, cải thiện để mình tiến bộ hơn, hoàn hảo hơn từng ngày. Việc thay đổi bản thân của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đối với cuộc sống, sự phát triển của xã hội. Người biết thay đổi bản thân là người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Họ biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục. Bên cạnh đó, họ còn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê… Việc thay đổi bản thân có ý nghĩa to lớn với con người và xã hội: thay đổi để làm cho bản thân ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này sẽ không phát triển được bản thân, dần dần sẽ tụt về sau và không có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, quỹ thời gian của chúng ta cũng giống nhau, chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên và nắm bắt những cơ hội quý giá trong cuộc sống của mình.
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 3
Mỗi người muốn thực hiện được ước mơ, muốn trở thành một con người có ích cho xã hội thì trước hết phải có cho mình sự chuẩn bị, một hành trang thật tốt để có thể đối mặt với những khó khăn, sóng gió, thử thách của cuộc đời, bởi lẽ: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục mang nghĩa là việc chúng ta không cố gắng, nỗ lực trong công việc và cuộc sống để tạo lập một tương lai tốt đẹp mà chỉ dửng dưng, sống an phận. Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác là hậu quả của việc lời biếng, không cố gắng ở quá khứ, chúng ta sẽ có một tương lai vất vả, khổ cực. Câu nói khuyên nhủ con người sống phải biết lo nghĩ cho tương lai, cố gắng lao động, tạo lập một cuộc sống tốt đẹp. Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Bên cạnh đó, mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần có sự chuẩn bị, trau dồi thật tốt để có thể có được thành công và có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 4
Dĩ vãng, kỷ niệm ấy, quá khứ ấy, có thể nâng cao hoặc hạ thấp giá trị của con người. Quá khứ ấy, kỷ niệm ấy sẽ thành sức mạnh, niềm tự hào hoặc ngược lại. Nói chung và dễ thấy ở quá khứ và dĩ vãng, thường là chuyện buồn, sự đau đáu, man mác, hoài niệm, trăn trở,…
Quá khứ – dĩ vãng là những gì đời người đã trải qua, đã đi qua rồi, chỉ còn để lại trong ký ức nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, dằn vặt nào đấy “rũ không ra, thả không buông”. Nếu mọi “sự đời” tất cả đều như thế thì con người ta không thể nào sống yên ổn một cách nhẹ nhõm, thanh thản được. Chẳng ai muốn thế, nhưng “sự đời” nó lại như thế. Chấp nhận hay không chấp nhận là bởi… tự mình. Không ai sống thay cho cuộc sống, cuộc đời của mình.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Yêu nhau, củ ấu cũng tròn. Ghét nhau, bồ hòn cũng méo”. Ký ức và quá khứ giữ vai trò “ghê lắm” về cái sự yêu, ghét ấy đối với nhau. Quá khứ nếu chỉ là điều buồn thảm, day dứt, thì đấy là quá khứ, hồi ức nguy hiểm, chỉ huỷ diệt không chỉ ý chí vươn lên của con người mà còn cả với tình yêu. Gọi là: Quá – khứ – tiêu – cực.
Nhằm chế ngự (giảm bớt, làm cho quên đi, mất đi) loại quá – khứ – tiêu – cực, con người cần phải rất tỉnh táo, sáng suốt và dũng cảm, nhân hậu. Xưa đã thế và nay cũng thế. Càng “hiện đại” càng phải tỉnh táo. Quá khứ trước, sau… là việc đã qua rồi. Quan trọng là…bây giờ, là hiện tại. Quá khứ sẽ luôn luôn trỗi dậy, khi con người coi thường hoặc không coi trọng quá khứ. Đúng. Quá khứ trở về một cách dữ dội, nguy hiểm lắm. Khi tình yêu – lòng nhân hậu, yêu thương đã đứng ra ngoài, thì quá khứ sẽ tiêu diệt tình yêu. Đấy là sự thật, là chuyện có thật ở trên đời.
Quay lại vấn đề, "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại bạn bằng đại bác", câu nói thật hay và thật ý nghĩa, Chúng ta làm gì phải suy nghĩ cho tường tận, có trước có sau, có quá khứ thì mới có hiện tại hôm nay và tương lai ngày mai, một thoáng suy nghĩ bồng bột, nông cạn để chứng tỏ và thỏa mãn một cái gì đó mà trút bỏ quá khứ tất cả là điều không hay chút nào, phải suy xét cho tường tận, rộng và sâu một vấn đề, tâm và tầm cho một quyết định,… để quá khứ và hiện tại luôn ôn hòa, để nhìn về quá khứ mà vẽ được hướng tương lai.
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 5
Cuộc sống của con người được nuôi dưỡng bởi những ước mơ về tương lai tốt đẹp hơn, con đường trước mặt trải luôn thảm đỏ và hoa hồng. Nhưng liệu có ai có dịp ngoảnh lại chặng đường đã qua, để lục tìm trong kí ức những bài học dẫn đến thành công? Nhiều người tin rằng để thành công và thăng tiến trong cuộc sống cần phải biết lãng quên những sai lầm và thất bại trong quá khứ. Nhưng một số người khác lại coi kí ức như một điều quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Vậy kí ức gây cản trở hay giúp con người trong nỗ lực học hỏi từ quá khứ để thành công trong hiện tại?
Quả thật khi có những ý kiến trái chiều nhau, mỗi bên đều có lý do riêng để bảo vệ quan điểm của mình. Những ai cho rằng “cần phải biết lãng quên những thất bại và sai lầm trong quá khứ” có lẽ e ngại những kí ức về quá khứ thất bại và sai lầm sẽ làm con người trở nên do dự khi tiến hành chinh phục một mục tiêu nào đó. Quá khứ đối với họ như một vết đen, một dấu ấn không tốt luôn ám ảnh, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiền đồ của họ. Còn phía những người cho rằng kí ức là “cầu nối giữa quá khứ và hiện tại” thì tỏ ra lạc quan hơn, họ dám nhìn thẳng vào những sai lầm thất bại trong quá khứ để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh vấp ngã trong tương lai. Dù muốn lãng quên hay mang theo ký ức trên hành trang tiến vào tương lai, cả hai phía đều không thể phủ nhận sự tồn tại hiển nhiên của kí ức trong mỗi con người.
Thực tế trong cuộc sống, ai không có những thất bại và sai lầm, xuất phát từ hoàn cảnh khách quan và yếu tố chủ quan của mỗi người. Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã từng đúc kết thành bài học: “Tay ba lần gãy – mới biết thuốc tiên – Đánh trăm trận quen – Mới nên tướng giỏi – Nếu không thất bại – Sao có thành công? – Xưa nay anh hùng – từng thua mới được!”. Nhà thơ cộng sản Tố Hữu cũng từng viết : “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà không dại đôi lần?”. Các ý kiến trên điều chứng tỏ vai trò quan trọng không thể phủ nhận của những bài học từ quá khứ sẽ quyết định cho sự thành bại của con người trong tương lai. Quá khứ dù có sai lầm hay thất bại thì ta cũng không thể chối bỏ được nó. Nhà thơ Abutalip của Đaghextan từng phát biểu: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu không biết tôn trọng quá khứ thì con người sẽ không tránh khỏi những va vấp trong cuộc sống, sẽ chuốc lấy những thất bại. Thực tế con đường đi tới thành công không bao giờ chỉ trải thảm đỏ và hoa hồng. Con người phải luôn đối mặt khó khăn thử thách thì mới có cơ hội thực sự trưởng thành và thăng tiến trong sự nghiệp. Những người muốn lãng quên quá khứ sai lầm và thất bại thực ra sẽ không thể nào dứt bỏ được kí ức mà ngược lại, kí ức ấy tồn tại một cách vô hình mỗi khi con người gặp những cảnh ngộ, những tình huống ở hiện tại tương tự như họ đã từng gặp trong quá khứ. Muốn thành công, họ không thể lặp lại vết xe đổ trước đó, còn nếu lãng quên thật sự thì chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại mà thôi! Sự thăng tiến ở những con người ấy nếu có, cũng chỉ là từ sự khôn ranh, cơ hội, che đậy suy nghĩ vụ lợi đầy tính toán ích kỷ, biểu hiện của lối sống bị cả xã hội lên án.
Quan sát trong đời sống, mỗi một sự phát triển đi lên bao giờ cũng gắn với những con người biết khắc phục sai lầm quá khứ, biết vươn lên từ thất bại. Nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison khi được vinh danh như con người vĩ đại của nước Mỹ vì công lao thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại vẫn không quên những lời phỉ báng của cô giáo chủ nhiệm năm lớp Bốn. Chính sự miệt thị thiếu công bằng, sự xúc phạm từ tuổi thơ đã thôi thúc ông chứng minh mình không phải là đứa học trò “dốt, lười, hư và hỗn láo” qua hàng ngàn phát minh sáng chế, để tên tuổi của ông được đặt một cách trang trọng cho ngôi trường mà ông đã bị đuổi học. Những ai từng đọc giai thoại về Cao Bá Quát chắc chắn còn nhớ câu chuyện rèn chữ của ông. Dù văn hay nhưng chữ xấu, Cao Bá Quát đã khiến quan huyện nổi giận phạt người được ông viết giúp đơn. Nỗi nhục chữ xấu ám ảnh khiến Cao Bá Quát ngày đêm luyện chữ, trở thành người chữ đẹp nổi tiếng hàng đầu thời nhà Nguyễn. Giả sử không tự sửa mình, Cao Bá Quát sẽ không thể nào được người đời sau ca tụng không chỉ “văn hay” mà còn “chữ tốt”. Kí ức không chỉ có vai trò quan trọng đối với cá nhân mà còn có vai trò vô cùng cần thiết với xã hội, với cộng đồng. Dân tộc ta nhờ phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm mà lần lượt đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng từ sự sai lầm chủ quan duy ý chí bất chấp thực tế khách quan mà chúng ta vấp phải hàng loạt những sai lầm trong xây dựng kinh tế. Việc chỉ hướng về tương lai tốt đẹp mà không tự vạch ra con đường riêng của mình, rập khuôn những mô hình lạc hậu về kinh tế đã khiến chúng ta phải trả một giá đắt. Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm từ những sai lầm để quyết tâm đổi mới, làm đất nước ta có bước phát triển vượt bậc, vững vàng hơn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, có thể thấy kí ức sẽ đem lại cho ta những bài học kinh nghiệm, những thực tiễn quý báu để làm hành trang đi tới tương lai vững chắc.
Tuy nhiên, cũng cần phải có thái độ đúng đắn khi nhìn lại, nghĩ về quá khứ. Có những người quá nặng nề với quá khứ sẽ trở nên bi quan, thiếu tin tưởng vào bản thân, do dự trong suy nghĩ, thiếu quyết tâm hành động. Còn những người biết vượt qua quá khứ thất bại và sai lầm, có bản lĩnh, có ý chí vươn lên thì sẽ luôn tự tin, dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận thử thách hiện tại để thành công trong tương lai. Những người như vậy đã “lãng quên quá khứ” một cách đúng đắn, gạt bỏ tảng đá nặng nề của kí ức trên đường để đến đích tương lai rộng mở!
Mỗi học sinh chúng ta cũng luôn cần tạo cho mình thái độ đúng đắn với quá khứ, tự rèn luyện bản thân, không chủ quan tự mãn hay tự ti trước quá khứ, có như vậy chúng ta mới thật sự trở thành những con người có ích cho xã hội mai sau.
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 6
Chúng ta ra đời và lớn lên, học hành để trở thành những người hữu ích cho đất nước trong tương lai. Trong quá trình phát triển, không ai tránh khỏi mắc phải sai lầm. Có người tự tin vượt qua những lỗi lầm, còn người yếu đuối vấp ngã và không thể tự đứng dậy. Có những người sau những đau thương và mất mát quyết định từ chối sai lầm để bắt đầu cuộc sống mới, nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng dễ dàng.
Gamzatov, nhà thơ lỗi lạc được nhiều người yêu thích, đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng với triết lý nhân văn sâu sắc. Quan niệm 'Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác' của ông thể hiện đúng về cuộc sống và cuộc đời. Đó là một quan điểm có tính thiết thực, khiến chúng ta nhận ra giá trị của quá khứ trong việc hình thành bản ngã ngày hôm nay.
Chúng ta không còn như ngày xưa, nhưng bản chất của chúng ta vẫn được giữ nguyên. Trong quá trình trưởng thành, chúng ta nhận ra giá trị của gia đình và sự quan trọng của việc tự chủ suy nghĩ. Cuộc sống lớn lên là một hành trình đầy thách thức, nhưng chúng ta cần tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình và không thể trách móc mọi thứ cho bố mẹ. Bầu trời cuộc đời rộng lớn nhưng đầy thách thức, và chúng ta cần phải tự mình đương đầu với chúng.
Cuộc sống đã mang đến cho chúng ta nhiều điều, và những thử thách khiến chúng ta trưởng thành. Rủ bỏ quá khứ không phải lúc nào cũng là lựa chọn đúng đắn, vì nó là nền tảng cho tương lai. Đừng phủ nhận những người đã giúp đỡ ta, vì gia đình và cuộc sống đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành con người chúng ta ngày nay.
'Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác' là triết lý sâu sắc. Cuộc sống đầy khó khăn và thử thách, vượt qua chúng giúp chúng ta học được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Phủ nhận quá khứ là vứt bỏ bài học quan trọng, không có cách nào tiến lên mà không nhìn lại chặng đường đã qua. Đôi khi, chúng ta muốn từ chối những kí ức đau thương, nhưng nếu làm vậy, chúng ta có thể mất đi sự trưởng thành và bản lĩnh. Hãy đối mặt với thách thức, vì từ đó chúng ta mới mạnh mẽ và đầy nghị lực.
Không có ngày hôm qua, không có ngày hôm nay. Thành công không nên làm chúng ta quên nguồn gốc. Tình cảm gia đình và quá khứ là nền tảng của sự thành công. Đừng tự cao tự đại và thiếu tôn trọng với người khác chỉ vì vấn đề về tài chính. Quan hệ xã hội dựa vào lòng biết ơn và tôn trọng, không phải trên cơ sở của tài sản. Giữ gìn mối quan hệ gia đình, vì chúng là nguồn động viên và niềm tự hào thực sự.
Tôn trọng và biết ơn quá khứ là hành động của người thông minh. Hãy sống hài hòa, không tự cao và thiếu tôn trọng với người khác. Không nên xem thường nguồn gốc và những người đã đóng góp vào thành công của mình. Đừng giữ lấy vật chất và quên đi những giá trị thực sự quan trọng. Quá khứ dạy chúng ta nhiều bài học, và biết ơn nó là hành động đúng đắn.
Quá khứ là nền tảng của tương lai, hãy tôn trọng và giữ gìn lịch sử. Đừng phủ nhận nguồn gốc và lịch sử của mình chỉ để theo đuổi những thứ mới mẻ. Tôn trọng và giúp đỡ những người gặp khó khăn là cách chúng ta cống hiến cho cuộc sống. Hãy nhớ rằng cuộc sống thực sự đầy khổ đau, và sự cống hiến là con đường thật sự để sống.
Để tồn tại và phát triển, chúng ta cần đồng lòng và biết ơn sự giúp đỡ của những người xung quanh. Sống vì mọi người là trách nhiệm đạo đức cơ bản của con người. Phủ nhận quá khứ là từ chối bài học quý báu và dần mất đi bản sắc. Hãy giữ vững tâm hồn và không để mình bị đánh mất điều quý giá nhất - con người thực sự.
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 7
Xã hội luôn phát triển và tiến bộ, và điều này đòi hỏi con người phải thay đổi, phát triển, và nâng cao giá trị cá nhân. Như câu nói: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác," đánh nhấn vào tầm quan trọng của việc tiến về phía trước.
Sự hoàn thiện bản thân không ngừng là việc mỗi người phải không ngừng học hỏi và cải thiện bản thân, để trở nên xuất sắc hơn mỗi ngày. Việc thay đổi bản thân của từng cá nhân ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và sự phát triển của cả xã hội. Những người biết làm điều này là những người không ngừng nỗ lực để tích luỹ kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, nhìn nhận và sửa chữa các sai sót của họ. Họ sống với đam mê và cố gắng theo đuổi nó.
Thay đổi bản thân mang ý nghĩa quan trọng đối với cả con người và xã hội. Nó giúp cá nhân ngày càng hoàn thiện hơn, mở rộng tầm hiểu biết và sửa chữa những khuyết điểm. Khi bạn biết hoàn thiện bản thân, bạn sẽ được người khác tôn trọng và tin tưởng. Mọi nỗ lực trong việc hoàn thiện bản thân sẽ đem lại những thành quả tích cực và tình yêu thương từ mọi người.
Trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người sống thụ động, tuân theo người khác hoặc lười biếng, không có ý thức vươn lên và hoàn thiện bản thân. Những người này sẽ không đạt được thành công và dần dần bị tụt lại phía sau. Cuộc sống ngắn ngủi và quỹ thời gian của chúng ta không bao giờ quá dài, vì vậy, hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, bắt kịp những cơ hội quý báu trong cuộc sống của bạn.
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác - Mẫu 8
Cuộc sống của con người thường được thúc đẩy bởi những ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn, với một con đường trải đầy hoa hồng và thảm đỏ. Tuy nhiên, liệu có ai từng nghĩ đến việc quay lại nhìn vào quá khứ, để tìm kiếm trong những kí ức những bài học quý báu dẫn đến thành công? Có hai quan điểm trái ngược về vấn đề này. Một số người cho rằng để thành công và phát triển trong cuộc sống, ta cần học cách lãng quên những sai lầm và thất bại trong quá khứ. Trong khi đó, một số khác coi kí ức là một phần quan trọng của cuộc sống, nó là liên kết giữa quá khứ và hiện tại. Vậy liệu kí ức có làm cản trở hay giúp ích cho con người trong việc học hỏi từ quá khứ để đạt được thành công ở hiện tại?
Có lẽ khi có hai quan điểm trái ngược nhau, mỗi phía đều có lý do của riêng để bảo vệ quan điểm của mình. Những người ủng hộ việc "lãng quên những thất bại và sai lầm trong quá khứ" có thể lo sợ rằng những kí ức về thất bại và sai lầm sẽ làm con người trở nên do dự và không tự tin khi đối mặt với mục tiêu mới. Đối với họ, quá khứ là một gánh nặng, một ám ảnh tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và thành công của họ. Trong khi đó, những người ủng hộ ý kiến rằng kí ức là "cầu nối giữa quá khứ và hiện tại" có thái độ lạc quan hơn. Họ dám nhìn thẳng vào những sai lầm và thất bại trong quá khứ để rút ra những bài học quý báu cần thiết để tránh lặp lại chúng trong tương lai. Dù bạn muốn lãng quên hoặc mang theo ký ức trong hành trang của bạn khi tiến vào tương lai, cả hai quan điểm đều không thể phủ nhận sự tồn tại của kí ức trong cuộc sống của mỗi người.
Trong thực tế, mọi người đều trải qua những thất bại và sai lầm, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Phan Bội Châu từng rút ra bài học quý báu: "Tay ba lần gãy – mới biết thuốc tiên – Đánh trăm trận quen – Mới nên tướng giỏi – Nếu không thất bại – Sao có thành công? – Xưa nay anh hùng – từng thua mới được!" và Tố Hữu đã viết: "Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà không dại đôi lần?". Các ví dụ này cho thấy vai trò quan trọng không thể bỏ qua của việc học hỏi từ quá khứ trong việc định hình tương lai của con người. Quá khứ, bất kể có sai lầm và thất bại, không thể bị xóa bỏ. Như ngạn ngữ người Daghestan nói: "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác". Nếu chúng ta không tôn trọng quá khứ, chúng ta có thể gặp khó khăn và thất bại trong cuộc sống. Con đường tới thành công không bao giờ chỉ có hoa hồng và thảm đỏ, chúng ta phải đối mặt với khó khăn và thách thức để trưởng thành và phát triển. Những người muốn lãng quên quá khứ sai lầm và thất bại thực tế sẽ không thể loại trừ ký ức, và ký ức sẽ tồn tại mỗi khi chúng ta đối mặt với tình huống tương tự trong hiện tại. Để thành công, chúng ta phải tránh lặp lại những sai lầm đã xảy ra trong quá khứ.
Tuy nhiên, quan điểm đúng đắn khi nhìn lại quá khứ cũng rất quan trọng. Những người quá mức nặng nề với quá khứ có thể trở nên bi quan, thiếu tự tin, và không quyết tâm. Trong khi đó, những người biết vượt qua thất bại và sai lầm, có tinh thần và ý chí mạnh mẽ sẽ tự tin và dám hành động. Nhưng để thực hiện điều này, họ cần có một thái độ đúng đắn khi nhìn lại quá khứ, không quá nặng nề và bi quan. Mỗi học sinh cũng cần tạo cho mình thái độ đúng đắn với quá khứ, tự rèn luyện bản thân, không chủ quan tự mãn hay tự ti trước quá khứ. Chỉ khi có thái độ này, chúng ta có thể trở thành những con người có ích cho xã hội trong tương lai.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung