Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay
Nghị luận về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay
Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho nước nhà.
b. Phân tích
- Trách nhiệm của thanh niên đối với tổ quốc:
Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.
Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.
Sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng.
- Ý nghĩa của trách nhiệm:
Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn.
Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
Người sống có trách nhiệm với tổ quốc sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay và rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, tránh sự xâm lược của kẻ thù và sẵn sàng đứng lên khi đất nước cần.
b. Phân tích
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình của tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
d. Phản đề
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay
Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 1
Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi cá nhân cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 2
Đất nước phát triển trong hòa bình, không có xung đột, không có chiến tranh, không đói nghèo luôn là mục tiêu hướng đến của các quốc gia trên thế giới. Chỉ trong hòa bình, đất nước mới phát huy hết được sức mạnh tổng hợp của mình, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Giữ gìn hòa bình đất nước là trách nhiệm của mọi công dân, đặc biệt là đối với với thế hệ thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước. Trách nhiệm của thanh niên không những gìn giữ hòa bình đất nước mà bằng những hành động tích cực của mình giữ gìn và củng cố nền hòa bình của thế giới.
Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người
Hiểu một cách đơn giản, một quốc gia hòa bình là khi quốc gia ấy không có xung đột hoặc nội chiến ở nước; không có xung đột hoặc chiến tranh với các quốc gia khác. Đồng thời, đất nước không tiềm ẩn những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội.
Theo đó, nhà triết học Johan Galtung đã đưa ra một khái niệm khác về nền hòa bình thực sự của một đất nước. Theo Johan Galtung, trạng thái hòa bình của các quốc gia chỉ là tương đối. Một nền hòa bình chủ động đích thực là khi quốc gia ấy hoàn toàn chủ động xây dựng hòa bình bằng các nguồn lực từ bên trong. Xã hội sống hòa bình nhờ biết lựa chọn một triết lí phát triển, một cấu trúc thể chế phù hợp, cùng các giá trị văn hóa tương ứng có khả năng hình thành và duy trì trạng thái đó.
Thanh niên là lực lượng đông đảo nhất của xã hội. Thanh niên có tri thức, sức khỏe, giàu khát vọng, năng động và sáng tạo sẽ lực lượng nồng cốt trong nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình đất nước. Chính thanh niên sẽ là thế hệ kế tục cha anh làm chủ đất nước. Thanh niên cũng chính là lực lượng nồng cốt tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước nếu có xảy ra chiến tranh. “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai” (Hồ Chí Minh). Bởi thế, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ gìn giữ hào bình đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Trong thời đại ngày nay, tình hình thế giới trở nên vô cùng phức tạp. Ở nhiều khu vực đang diễn ra những xung đột gay gắt. Các tổ chức phản động và khủng bố hoạt động mạnh mẽ. Mâu thuẫn về lãnh thổ và lợi ích kinh tế của các nước diễn ra kịch liệt. Một vài quốc gia chủ động phát triển vũ khí hạt nhân vô cùng nguy hiểm. Tất cả các hoạt động ấy khiến cho tình hình an ninh thế giới trở nên bất ổn, nền hòa bình bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, giáo dục và nang cao ý thức giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước là một nhiệm vụ cấp bách, cần phải làm ngay.
Được sống trong hòa bình là khát vọng mãnh liệt của các quốc gia và của cả nhân loại. Bởi hòa bình đem lại cuộc sống bình yên và tự do. Chỉ trong hòa bình, con người mới được tự do học tập, tự do làm việc và khẳng định bản thân, cuộc sống mới được ấm no hạnh phúc.
Ngược lại, hiến tranh chỉ mang lại đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật và sự hủy diệt khủng khiếp. Không những tài sản bị mất mát mà sinh mệnh con người cũng hết sức mong manh. Không có tai họa nào khủng khiếp bằng chiến tranh. Không có nỗi sợ hãi nào đáng sợ hơn cuộc sống không có tự do. Chiến tranh là thảm họa của loài người, là hiểm họa hủy diệt nền văn mình, có thể đưa loài người đến bờ vực diệt vong.
Trước hết, để có thể tích cực tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước, giữ gìn thành quả cách mạng và cuộc sống yên bình như ngày nay, thanh niên phải ý thức rõ ý nghĩa và vai trò của hòa bình đối với đất nước, đối với đời sống dân tộc và trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình ấy. Như Bác Hồ đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đất nước được độc lập tự do là cơ sở để xây dựng và phát triển hòa bình.
Thanh niên phải không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng và nhà nước ta đã kì vọng giao phó. Đó là nhiệm vụ hết sức thiêng liêng và cao cả. Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Tích cực tham gia nghĩa vụ quân sự, rèn luyện bản thân, nâng cao tư tưởng. Lấy chủ nghĩa Mac-Lênin làm nền tảng lí luận. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu phấn đấu và rèn luyện. Sống gắn mình với nhân dân, với dân tộc, với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Không ngừng phấn đấu học tập tốt, tiếp thu nền tri thức tiến bộ của thế giới. Lấy tri thức làm sức mạnh để xây dựng đất nước, không để đất nước rơi vào tình trạng lạc hậu, đói nghèo. Ra sức lao động làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.
Thanh niên không ngừng tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để làm người tốt, để phụng sự tổ quốc. Thanh niên phải biết tự mình vận động, phải biết lo toan, gánh vác trọng trách, không thoái thác hay ỷ lại người khác. Thanh niên phải năng động, chủ động, sáng tạo, thường xuyên đổi mới trong cách nghĩ, cách làm. Thanh niên phải dám nghĩ, dám làm, dám hi sinh và cống hiến vì mục tiêu chung của đất nước.
Quyết liệt lên án, chống lại các hành động chống đối hoặc phá hoại nền hòa bình dân tộc. Ra sức tuyên truyền, cổ động, giải thích về nền hòa bình dân tộc cho mọi người hiểu đồng thời nâng cao tình yêu nước và ý thức bảo vệ nền hòa bình đất nước.
Ra sức giới thiệu, quảng bá và khẳng định hình ảnh đất nước và nền hòa bình của dân tộc ra khắp thế giới để kiếm kiếm sự đồng tình, ủng hộ và của nhân dân tiến bộ trên khắp hành tinh.
Khi xảy ra mâu thuẫn với các quốc gia, phải biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Tránh gây ra những xung đột không cần thiết và không để xảy ra chiến tranh. Sống tuân thủ pháp luật và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của nhà nước. Sống tôn trọng và học hỏi cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ của các dân tộc khác trên thế giới.
Giá trị của hòa bình là không gì sánh được. Con người thực sự có đầy đủ quyền hạn, được tự do sống và làm việc để nhận về những giá trị mình mong muốn, được tôn trọng và bảo vệ khi sống trong một đất nước hòa bình. Hòa bình của đất nước chính là sinh mệnh của mỗi con người. Hãy ra sức giữ gìn và bảo vệ lấy nó như giữ gìn và bảo vệ sự sống của chính mình.
Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 3
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)
Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.
Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 4
Hòa bình là trạng thái đất nước sống trong yên ổn, không có xung đột xảy ra. Đối lập với cuộc sống hòa bình là chiến tranh. Thế giới sống trong hòa bình sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn. Khi mà mỗi đất nước đều yên ổn để có thể phát triển mọi mặt thì đất nước ấy sẽ không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác, từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới, các quốc gia đều hợp tác với nhau. Sống trong hòa bình,con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn… Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc…Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẳng giữa con người với con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới.
Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 5
“Hòa Bình” là hai từ với hai dấu bằng đủ để chúng ta nhận ra đó là thế giới của sự yên bình. Hòa bình trước hết là trạng thái không có chiến tranh, xung đột, là cuộc sống an lành, ấm no. Hòa bình mang lại ý nghĩa to lớn cho tất cả loài người. Con người được sống trong tự do, hạnh phúc; sống trong yên bình mà không lo sợ chiến tranh. Họ có thể làm việc một cách yên tâm, dồn sức lực cho sự phát triển của đất nước, làm cho xã hội trở nên văn minh, phồn thịnh. Hòa bình không chỉ gắn kết con người với nhau từ trái tim này đến trái tim khác mà còn gắn kết các quốc gia, dù không cùng một màu da, quốc gia. Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hòa bình mở ra một lối đi thuận lợi cho mỗi người về nhiều mặt như giao lưu văn hóa, học tập. Hòa bình giúp thế giới hòa mình lại với nhau, các quốc gia đoàn kết để sống một cuộc sống bình đẳng; cùng nhau xây dựng và bảo vệ hành tinh; cùng nhau chống lại chủ nghĩa chiến tranh… Tuy nhiên, bên cạnh những người yêu chuộng hòa bình, luôn dựng xây một xã hội văn minh thì vẫn còn tồn tại những kẻ không tôn trọng hòa bình. Họ gây ra sự không ổn định, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm của quốc gia để gây chia rẽ, kích động biểu tình, tạo ra sự hỗn loạn, làm mất trật tự an ninh xã hội. Vì vậy, sự hiểu biết sâu rộng về ý nghĩa to lớn của hòa bình trong thời đại ngày nay của thế hệ trẻ chúng ta là cần thiết, họ cần không ngừng học tập, nâng cao nhận thức để có cái nhìn đúng đắn nhất về tình hình quốc gia, vì: “hòa bình là đức tính của nhân loại. Chiến tranh là tội ác” (V. Huygô)
Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 6
Mỗi người trong chúng ta đều may mắn sống trong một thời đại hòa bình và yên ổn như ngày hôm nay, điều này là nhờ vào sự hy sinh của thế hệ đi trước. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn và có trách nhiệm đối với quê hương và đất nước. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương và đất nước là trách nhiệm của mỗi cá nhân, chúng ta phải nỗ lực học tập, làm việc và trau dồi kiến thức, đồng thời duy trì sự độc lập và tích cực đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Mỗi hành động, dù nhỏ hay lớn, nếu hướng về mục tiêu xây dựng một quốc gia giàu đẹp, sẽ làm cho cộng đồng trở nên tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người, qua học tập và lao động, tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, cũng là cống hiến cho tổ quốc.
Ngoài ra, chúng ta cần yêu thương và giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau, không chỉ để được yêu thương và tôn trọng trong mắt mọi người, mà còn để thể hiện sức mạnh đoàn kết của dân tộc. Với tư cách là học sinh, chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, lắng nghe lời ông bà, cha mẹ và tôn trọng thầy cô giáo. Chúng ta cần nhận thức đúng về việc bảo vệ và đóng góp cho tổ quốc. Luôn yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho đất nước.
Tuy nhiên, chúng ta dễ nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình đối với quê hương và đất nước. Họ chỉ quan tâm đến bản thân, cho rằng công việc chung là trách nhiệm của người khác... Những người này xứng đáng bị chỉ trích. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta và chúng ta là những người chủ. Vì vậy, chúng ta cần ý thức bảo vệ và phát triển đất nước, làm cho nó ngày càng giàu đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 7
Đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì thế hệ trẻ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của quê hương, quốc gia đó. Thật vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay thì vai trò, trách nhiệm của người trẻ càng được đề cao hơn. Đầu tiên, thế hệ trẻ có vai trò trong việc bảo vệ quê hương, đất nước khỏi các thế lực thù địch và xâm lăng. Ngay trong thời bình thì quê hương, đất nước vẫn bị đe dọa bởi những mối hiểm họa khôn lường như: bè lũ phản động, những thế lực xúi giục người dân gây rối, làm loạn, chống đối Đảng và nhà nước,... Chính vì vậy, người trẻ là những người hiểu biết, cần có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao dân trí cho những người kém hiểu biết cũng như học tập và trau dồi bản thân mình để có thể thể hiện được tình yêu đất nước một cách không mù quáng. Thứ hai, thế hệ trẻ có trách nhiệm học tập và rèn luyện để xây dựng và phát triển các lĩnh vực khác nhau của quê hương, đất nước. Chỉ có bằng tri thức, con người mới có thể từng bước thành công và tạo nên được những thành tựu cho quê hương mình, từ đó mang tiếng nói của quê hương đất nước ra ngoài thế giới. Những cống hiến của người trẻ sẽ góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp. Thứ ba, người trẻ cần có sự kế thừa và tiếp thu đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh kế thừa, bảo vệ khỏi sự xâm hại thì ta còn cần phát triển những giá trị ấy sao cho bạn bè quốc tế cũng có thể biết đến những giá trị đó của nước nhà. Tóm lại, thế hệ trẻ đóng 1 vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung