Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay

Nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Dàn ý nghị luận xã hội sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay

1. Mở bài

- Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, nhu cầu giao tiếp liên lạc bằng điện thoại di động ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn cả

- Học sinh được cha mẹ trang bị điện thoại khá phổ biến, tuy nhiên rất nhiều em lại quá lạm dụng điện thoại di động.

b. Thân bài

* Thực trạng sử dụng điện thoại của học sinh:

- Sử dụng chưa đúng cách, lạm dụng điện thoại, dùng cả trong giờ học, chỉ để tán gẫu, chơi game, lướt web, dùng làm công cụ sao chép tài liệu trên mạng, lười sáng tạo

- Tò mò, khai thác những nguồn thông tin không lành mạnh về cách hành vi bạo lực, các web đen, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phát tán cho nhau, tham gia hành vi bạo lực mạng, bình luận mà không nắm rõ nguồn thông tin gây nhiều hậu quả.

* Nguyên nhân:

- Xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh bận rộn với công việc khó có thể theo sát con mình, nên việc mua sắm điện thoại cho con là để quản lý và liên lạc cho thuận tiện.

- Một số phụ huynh khác thì đơn tuần mua điện thoại cho con chỉ vì chiều chuộng con cái thái quá

- Điện thoại có nhiều chức năng không cần thiết, cha mẹ không quan tâm giám sát.

* Hậu quả:

- Đam mê điện thoại mà quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, gây mất trật tự trong lớp, hổng kiến thức vì không tập trung chú ý nghe giảng,...

- Vấn đề về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí gây mù. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế xã hội cũng là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, con người trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài.

- Thông tin không chọn lọc, ở đó có cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, ... => Gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường, những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng,...

- Ngoài ra còn có tình trạng học đòi trên mạng, yêu sớm, tình dục không an toàn, để lại những hậu quả khó có thể khắc phục, để lại bóng đen tâm lý nghiêm trọng.

* Biện pháp:

- Thay đổi nhận thức của học sinh, giải thích và hướng dẫn các em sử dụng điện thoại một cách đúng đắn lành mạnh.

- Cha mẹ cần quan tâm gần gũi các em nhiều hơn, quản lý nhưng không có nghĩa là xâm phạm vào sự riêng tư, làm vậy chỉ khiến các em thêm chống đối.

- Đối với nhà trường, cần có những biện pháp không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh đến các em.

- Học sinh chúng ta cần có ý thức tự giác trong học tập, sử dụng điện thoại với mục đích đúng đắn. Luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, chăm giao tiếp xúc với thầy cô bạn bè, quan tâm đến gia đình cha mẹ, dành thời gian đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn.

3. Kết bài

- Điện thoại di động chỉ là công cụ bổ trợ cho cuộc sống thêm tốt đẹp, chúng ta đừng biến nó thành thứ phá hủy cuộc sống của chính mình.

- Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách thật thông minh và thông thái, chúng ta điều khiển điện thoại chứ đừng để điện thoại điều khiển mình.

2. Nghị luận xã hội sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay mẫu 1

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ.

Điện thoại di động là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và hấp dẫn, hầu như tất cả học sinh hầu như ngày ngày đều sử dụng điện thoại để nhắn tin, lên Facebook, nghe nhạc, xem phim…Chỉ cần 2 đến 3 triệu đồng là bố mẹ có thể mua cho con mình một chiếc điện thoại thông minh, điều đó bây giờ không quá khó. Với những gia đình có điều kiện về kinh tế thì việc trang bị ĐTDĐ công nghệ cao có nhiều chức năng quay phim, kết nối internet là “chuyện nhỏ”. Việc dễ dàng có được một chính điện thoại chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.

Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay chúng ta quan tâm hàng đầu là các bạn học sinh dùng điện thoại vào mục đích gì?

Khi trả lời câu hỏi các em dùng điện thoại vào việc gì, nhiều em hồn nhiên trả lời: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.

Nhưng thực tế điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng điện thoại. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa đâu.

Vậy thực tế các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành.

Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó, điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.

Hiện nay, vấn đề sử dụng điện thoại di động không đúng cách ở học sinh đang khiến phụ huynh nhà trường lo lắng. Vì vậy, nhiều người đang dề xuất giải pháp cấm sử dụng điện thoại ở học sinh. Nhưng thực tế, đó không phải là chuyện dễ dàng vì điện thoại bây giờ tràn lan trên thị trường.Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp và sử dụng điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng xã hội như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác.ới cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại xịn cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật sự cần thiết. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe gọi là chính.

Sử dụng điện thoại là một hình thức giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến các em học sinh còn non trẻ có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học nếu không thực sự cần thiết. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh nơi học đường, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Làm được như vậy, các em có thể tập trung học hành và có kết quả tốt hơn.

3. Nghị luận xã hội sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay mẫu 2

Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ và điện thoại thông minh là một trong những sản phẩm đó. Tuy nhiên, việc lạm dụng điện thoại thông minh đang trở thành vấn nạn trong giới trẻ, gây ra hiện tượng nghiện điện thoại thông minh. Những hành vi lạm dụng điện thoại gồm sử dụng không đúng cách như dùng trong giờ học, để nhắn tin, lướt web trong khi kiểm tra, và sử dụng với mục đích không tốt như tải các nội dung đồi trụy, phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng hoặc trêu chọc người khác. Nghiện điện thoại thông minh có thể gây hại cho sức khỏe, tâm lý và học tập của các bạn trẻ.

Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của con người. Tuy nhiên, một số gia đình lại không quản lí việc sử dụng điện thoại của con em mình, gây ra hiện tượng nghiện điện thoại ở nhiều học sinh. Nghiện điện thoại có thể gây ra nhiều hậu quả xấu như ảnh hưởng đến khả năng học tập, gây mất tập trung và lười biếng, vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần nâng cao tinh thần tự giác trong học tập, sống có văn hóa và đạo đức, và hiểu thêm về pháp luật. Những học sinh nên rèn luyện tính tự lập và không phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại. Điều này sẽ giúp họ thoát khỏi chứng nghiện điện thoại thông minh. Ngoài ra, gia đình và xã hội cũng cần chung tay giải quyết vấn đề này bằng cách giám sát và hạn chế sử dụng điện thoại. Chỉ khi mọi người cùng chung tay với nhau, chúng ta mới có thể xây dựng được một trái đất tốt đẹp hơn. Hãy cùng nhau hạn chế sử dụng điện thoại để có thể tận hưởng cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

4. Nghị luận xã hội sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay mẫu 3

Trong xã hội hiện đại, điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người, đặc biệt đối với học sinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng điện thoại thông minh đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Với những tính năng tiện lợi và hấp dẫn, học sinh dễ dàng bị cuốn vào việc sử dụng điện thoại thông minh để chơi game, xem phim, và lướt mạng xã hội. Với giá cả rất hợp lý, việc sở hữu một chiếc điện thoại càng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính sự dễ dàng này đã dẫn đến việc lạm dụng sử dụng điện thoại thông minh, gây ra nhiều hệ lụy không nhỏ đối với học sinh và xã hội nói chung.

Điện thoại thông minh đã mang lại nhiều thành tựu và đóng góp to lớn cho sự tiến bộ của công nghệ, giúp cuộc sống con người dễ dàng hơn và các khoảng cách trở nên gần gũi hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng điện thoại thông minh đang trở thành một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện đại của chúng ta.

Mặc dù một số học sinh sử dụng điện thoại để liên lạc với gia đình và tìm kiếm thông tin học tập, nhưng thực tế là điện thoại thông minh thường được sử dụng cho mục đích giải trí. Nhiều học sinh mang điện thoại vào lớp chỉ để chơi game và nhắn tin, gây mất tập trung trong giờ học và giảm lượng kiến thức họ có thể học được. Điều này cần được xem xét và giải quyết để đảm bảo việc sử dụng điện thoại thông minh trong giáo dục được hiệu quả và tích cực.

Sự lạm dụng điện thoại của học sinh có thể dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng. Ngoài việc xem những nội dung không lành mạnh và phim cấm tuổi, nhiều bạn còn đăng tải hình ảnh khó coi và quay clip đánh nhau để tung lên mạng xã hội, làm tổn thương thể diện và ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bản thân và người xung quanh. Tuy nhiên, hệ lụy không chỉ ở mặt cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội. Lạm dụng điện thoại dễ khiến ta bỏ lỡ những việc cần thiết, quan trọng hơn trong cuộc sống, mất khả năng tập trung và tiếp xúc thực tế, rơi vào tình trạng sống ảo, lừa dối và hãm hại người khác. Chúng ta cần nhận thức được những hệ lụy này và có cách sử dụng điện thoại thông minh hợp lý và bảo vệ bản thân cũng như người thân yêu của mình.

Sử dụng quá nhiều điện thoại có thể gây nghiện và ảnh hưởng đến khả năng tập trung học tập của học sinh. Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian vào những hoạt động vô ích trên điện thoại cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Clement và Matt Miles đã lưu ý rằng trong thời đại hiện đại, các trẻ em được yêu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như iPhone, iPad tại trường học công lập. Tuy nhiên, lại có những trẻ em, như những đứa con của Steve Jobs, không được phép sử dụng các thiết bị này.

Điều đáng ngạc nhiên là ngay cả những đứa trẻ chỉ mới 3-4 tuổi cũng sở hữu riêng cho mình một chiếc điện thoại iPad để chơi. Tuy nhiên, việc cho trẻ em sử dụng điện thoại quá nhiều không chỉ gây hại cho khả năng tập trung học tập của chúng, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng. Do đó, cần có sự cân nhắc và kiểm soát trong việc sử dụng điện thoại của trẻ em để tránh những tác động tiêu cực này.

Mỗi chúng ta, đặc biệt là thanh niên, cần hưởng ứng sự phát triển công nghệ và biết áp dụng nó vào cuộc sống và công việc của mình. Tuy nhiên, đừng để sự lệ thuộc vào điện thoại khiến chúng ta lãng phí thời gian quý báu và bỏ qua những khoảnh khắc gia đình. Hãy đặt điện thoại xuống và dành thời gian cho những cuộc trò chuyện ý nghĩa với người thân yêu. Gửi đi những lời yêu thương để nhận lại tình cảm đáng quý.

Điện thoại thông minh là một công cụ giao tiếp văn minh và tiết kiệm thời gian cho chúng ta. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của học sinh. Trong trường hợp không cần thiết, học sinh nên hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học.

Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách có trách nhiệm để đạt được thành công trong cuộc sống. Áp dụng công nghệ vào cuộc sống của mình, nhưng đừng để nó chiếm quá nhiều thời gian của chúng ta. Hãy biết dừng lại để sống thực và tận hưởng những khoảnh khắc quý báu bên người thân yêu.

5. Nghị luận xã hội sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay mẫu 4

Trong thời đại phát triển công nghệ như hiện nay, điện thoại di động đã trở thành một công cụ giao tiếp và giải trí phổ biến. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đáng kể, việc sử dụng điện thoại di động cũng không tránh khỏi những tác hại tiềm ẩn.

Với khả năng kết nối sóng không dây, điện thoại di động cho phép chúng ta giao tiếp và trao đổi thông tin dễ dàng ngay cả khi đang di chuyển. Những chiếc điện thoại hiện đại cũng được tích hợp nhiều tính năng hữu ích như báo thức, ghi âm, ghi chú, giúp chúng ta sử dụng một thiết bị đa năng thay vì chỉ đơn thuần là để nghe và gọi.

Ngoài ra, điện thoại di động còn được coi là một phương tiện giải trí vô cùng tiện lợi, giúp chúng ta giải tỏa stress và thư giãn. Chúng ta có thể sử dụng điện thoại để truy cập các trang web giải trí, nghe nhạc, chơi game hay tự học và trao đổi ý kiến về bài tập với bạn bè. Thậm chí, nếu cách nhau nửa vòng Trái đất, ta vẫn có thể liên lạc với nhau chỉ bằng một chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại quá nhiều cũng có thể gây hại cho sức khỏe và tác động đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do đó, chúng ta cần sử dụng điện thoại một cách hợp lý và có kiểm soát để tránh những hệ lụy không mong muốn.

Điện thoại di động có nhiều tính năng hấp dẫn, tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực. Nhiều người không thể rời khỏi chiếc điện thoại của mình do việc sử dụng nó cho giải trí. Điều này gây phân tâm cho học sinh khi họ đến lớp, vì họ liên tục kiểm tra tin nhắn hay cập nhật Facebook. Dù vậy, khi hỏi các học sinh và sinh viên về mục đích sử dụng điện thoại của mình, họ sẽ cho biết rằng chủ yếu là để liên lạc với gia đình, trao đổi về bài học với thầy cô hay bạn bè. Tuy nhiên, thực tế là những việc này chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các mục đích mà họ sử dụng điện thoại. Thay vào đó, họ thường sử dụng nó để đua đòi với bạn bè hoặc lạm dụng nó để chơi game.

Từ khi điện thoại di động xuất hiện, học sinh dường như đã mất đi tinh thần tự giác học tập và rèn luyện bài tập. Thay vì nỗ lực tìm hiểu và làm bài tập, họ chỉ cần lên Google và tìm bài giải. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng điện thoại để truy cập vào các trang web đen, tìm kiếm nội dung không lành mạnh hoặc thực hiện các hành vi ác ý như chụp ảnh xấu và đăng lên mạng xã hội. Điện thoại cũng thường được sử dụng để gian lận trong các kỳ thi hoặc kiểm tra, gây ảnh hưởng đến tình cảm trong gia đình và làm chúng ta bị cô lập trong thế giới ảo. Việc sử dụng điện thoại thông minh có thể đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có thể gây tác hại. Vì vậy, nếu muốn trang bị điện thoại cho con em, nên chọn các loại điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi để giảm thiểu các tác hại không mong muốn.

Thời gian là tài nguyên quý giá nhất của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ. Tuy nhiên, nếu chúng ta lãng phí thời gian vào những việc vô ích thì đó là một sự lãng phí lớn. Vì vậy, thay vì lãng phí thời gian vào những hoạt động không có ích, chúng ta nên biết cách sử dụng điện thoại di động một cách hiệu quả và không lạm dụng nó.

6. Nghị luận xã hội sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay mẫu 5

Điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh những lợi ích và tiện ích, công cụ này cũng mang theo nhiều hạn chế. Trong số đó, việc lạm dụng điện thoại di động ở học sinh là một vấn đề đáng lưu ý, cần phải được giải quyết kịp thời.

Xã hội đang phát triển mạnh mẽ, tăng cường nhu cầu giao tiếp và truy cập thông tin. Điều này làm cho điện thoại di động trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Phụ huynh, vì bận rộn với công việc, thường cho con em mình sử dụng điện thoại để liên lạc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp cha mẹ quá chiều chuộng con cái, dẫn đến việc các em yêu cầu và sử dụng điện thoại một cách không cần thiết. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, trẻ em sẽ dễ bị cuốn vào các hoạt động trên điện thoại, bỏ bê cuộc sống và học tập. Hơn nữa, học sinh có thể lạm dụng điện thoại di động, sử dụng nó trong giờ học để chơi game, lướt web, thậm chí sao chép tài liệu trong khi kiểm tra.

Tình hình thực tế cho thấy rõ những tác động tiêu cực của việc lạm dụng điện thoại di động. Nhất là đối với học sinh - những người trẻ tuổi, là hy vọng của tương lai, cần tập trung vào việc học tập và phát triển bản thân. Tuy nhiên, điện thoại di động lại làm họ sao lãng. Hậu quả có thể kể đến như mất tập trung trong lớp học, không chú ý khi nghe giảng, suy giảm khả năng sáng tạo,... Điều này dẫn đến việc thiếu kiến thức, các vấn đề về sức khỏe như cận thị, loạn thị. Tinh thần cũng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây ra tình trạng trầm cảm. Đối với xã hội, việc học sinh lạm dụng điện thoại di động cũng mang lại nhiều hậu quả không mong muốn. Tình trạng này khiến giới trẻ tiếp xúc với thông tin không đúng đắn nhanh chóng. Từ đó, có thể dẫn đến việc tham gia các hành vi xã hội tiêu cực như văn hóa phẩm đồi trụy,... Tất cả những điều này khiến tâm hồn trẻ em bị ảnh hưởng và dễ dẫn đến những hành vi không đạo đức, gây hại cho xã hội.

Để thay đổi tình hình trên, mỗi cá nhân trong cộng đồng cần phải cùng nhau nỗ lực. Mỗi người cần nhận thức được ưu và nhược điểm của việc sử dụng điện thoại di động. Đặc biệt, học sinh cần sự hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ từ thế hệ đi trước. Phụ huynh cần dành thời gian quan tâm và giao tiếp nhiều hơn với con cái, không nên chiều chuộng quá mức. Đối với giáo viên, cần áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Đồng thời, cần khuyến khích và tuyên truyền giáo dục đạo đức và lối sống lành mạnh cho thế hệ tương lai.

Đánh giá tổng quan, điện thoại di động mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng nó một cách tỉnh táo và thông thái. Hãy xem điện thoại di động như một công cụ hỗ trợ, không phải là thứ điều khiển hành vi của chúng ta. Chỉ khi như vậy, con người mới có thể kiểm soát cuộc sống và tận dụng khoa học - công nghệ để tiến xa hơn trong tương lai.

7. Nghị luận xã hội sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay mẫu 6

Chúng ta đang sống trong một thế hệ 4.0, tất cả những công nghệ số đều được áp dụng vào cuộc sống của chúng ta. Vậy nên một chiếc điện thoại thông minh là điều không thể nào thiếu đối với mỗi người. Nhưng bạn đã biết sử dụng những chiếc smartphone một cách thông minh chưa. Chắc chắn nhiều người đang lầm tưởng về việc sử dụng nó như thế nào. Mọi người chắc chắn sẽ nghe đến một thực trạng mà được nói đến nhiều gần đây, chính là ”một thế giới cúi đầu”, cái cúi đầu ở đây là lợi hay hại vậy. Để đừng biến điện thoại thông minh thành một trò tiêu khiển, giải trí mà hãy sử dụng sự thông minh của nó vào những việc chính đáng. Bạn có thể dùng nó để làm việc mọi lúc, mọi nơi. Xử lý công việc ngay khi trên xe bus, hay là lúc làm việc nhà,… Chiếc điện thoại này sẽ gắn kết yêu thương đối với những người ở xa. Hay vào lúc này dịch bệnh đang lây lan một cách chóng mặt chiếc điện thoại thông minh sẽ giúp bạn cập nhật tin tức ngay tức thì, không bỏ lỡ một tin tức nào. Nhưng nó không phải là nơi mà bạn bịa đặt hay tung những tin xấu lên mạng để làm xáo trộn mọi thứ. Hãy là một người sử dụng smartphone thông minh nhất có thể bạn nhé. Tôi tin rằng mỗi người sẽ có những cách sử dụng thông minh khác nhau.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
24
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm