Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Nắng mới

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm trữ tình: bài thơ Nắng mới - Lưu Trọng Lư

VnDoc.com xin gửi tới các bạn bài viết văn mẫu Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm trữ tình: bài thơ Nắng mới - Lưu Trọng Lư. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới mẫu 1

Trong nguồn mạch rộn ràng của phong trào "Thơ mới", không thoát lên tiên như Thế Lữ, không điên cuồng như Hàn Mặc Tử, không say đắm như Xuân Diệu,... Lưu Trọng Lư lặng lẽ tìm về quá khứ, cảm nhận những điều sâu lắng trong tâm hồn. Bài thơ "Nắng mới" mang dư vị man mắc, thấm đượm nghĩa tình về hình ảnh người mẹ.

Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện tại về người mẹ thân yêu của nhà thơ. Trong tiếng gà trưa xao xác, nắng mang bao kỉ niệm xưa chợt ùa về bên song cửa , mang một nỗi buồn man mác, thiết tha:

"Mỗi lần nắng mới hắt lên song

Xao xác gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không".

"Nắng mới" về mà nặng trĩu một nỗi buồn qua hai từ láy gợi nhiều hơn tả: “xao xác”, “não nùng”. Lời thơ giản dị, tự nhiên không chút cầu kỳ nhưng có sức lay động vào trong tiềm thức nhà thơ. Kỉ niệm xưa ùa về, khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ cả một thời dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa. Cái "mới" đã mờ dần nhường chỗ cho cái "cũ", “những ngày không” liệu rằng có phải những ngày trẻ thơ hồn nhiên vô tư của tác giả, liệu rằng có phải quá khứ ấy đã cháy lên trong lòng nhà thơ nỗi nhớ mẹ khôi nguôi.

Mạch thơ đi rất xa về quá khứ, về tận "thuở thiếu thời" với mẹ:

"Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi".

Người mẹ ấy hiện lên với hỉnh ảnh mẹ đón nắng để phơi áo trước giậu, người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng sau màu áo đỏ. Đó có lẽ cùng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. Niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, mẹ không còn nữa, chỉ còn chút kỷ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, ngây thơ của đứa trẻ lên mười.

"Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa".

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh”, như một nốt nhạc ngân vang cuối bản đàn mãi không dứt. Không phải là “nụ cười” mà là “nét cười” vì cái cười ấy rất nhanh, rất nhẹ, rất kín đáo, dường như chỉ lượt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp đọng lại thành một nụ cười. Nhưng cũng vì thế mà nó trở lên duyên dáng như:

"Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng".

Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng mang lại ý nghĩa sâu sắc, đó là hình ảnh của những người mẹ Việt Nam giàu lòng yêu thương, chịu thương chịu khó.
Về nghệ thuật, bài thơ mang giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, cách gieo vần liền và vần chân tạo tính nhạc cho những câu thơ. Ngôn ngữ thơ giản dị, mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ tạo nên sự gần gũi, thân thuộc.

"Nắng mới" cũng thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn của nhà thơ, đó là lòng yêu thương, biết ơn sâu sắc với đấng sinh thành, khơi gợi bao cảm xúc trong lòng độc giả yêu thơ: “Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thổn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới mẫu 2

Vào những năm 1932 - 1945, phong trào Thơ mới đã thổi vào nền văn học nước nhà một luồng gió mới lạ, đánh thức cả một nền thơ đang “triền miên trong cõi chết”. Một trong số những nhà thơ tiên phong và góp phần làm nên chiến thắng không nhỏ trong phong trào Thơ mới phải kể đến Lưu Trọng Lư. Năm 1939, ông cho ra đời tập thơ đầu tay “Tiếng thu” gây nhiều tiếng vang nhất bởi chất thơ cất lên từ những kỉ niệm thời thơ ấu, về quê hương, dòng sông, cánh diều,... Trong đó phải kể đến “Nắng mới”, một trong những thi phẩm thành công, nổi bật của phong trào thơ mới.

Bài thơ là hồi ức của tác giả về ngươi mẹ thân yêu của mình, một đề tài không hề mới lạ nhưng vẫn lay động tâm hồn người đọc bởi những xúc cảm chân thành kết hợp với nghệ thuật thơ đặc sắc.

Với tình yêu cái đẹp và tâm hồn nhạy cảm, Lưu Trọng Lư luôn đi tìm kiếm và chắt chiu cái đẹp, từ những vẻ đẹp thanh cao đến bình dị, đời thường. Thiên nhiên trong thơ ông tất thảy đều thi vị và thật nên thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh quê hương trong vẻ đẹp của nắng mới:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song

Xao xác gà trưa gáy não nùng”

Nắng ở đây không tươi tắn như nắng trong thơ của Hàn Mặc Tử: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. “Nắng mớiở đây là sự giao thoa giữa ấm và lạnh, nắng và mưa, sáng và tối, khô và ẩm, cũ và mới, dĩ vãng và hiện tại. Lúc này không gian đã chuyển màu sang thời gian, rồi ngược lại thời gian lóng lánh: hắt bên song – biên giới giữa trong nhà và ngoài sân, giữa riêng ta và vũ trụ. Cộng hưởng với ánh nắng soi rọi tiềm thức ấy là tiếng gà trưa xao xác, não nùng. Hai từ láy trong cùng một câu thơ khiến giọng thơ như trầm hẳn xuống, trĩu nặng.

Nhà thơ chập chờn nhớ sống lại kí ức tươi sáng về người mẹ trong những ngày nắng mới:

“Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không”.

Nhớ về thời “dĩ vàng” là nhớ về quá khứ, dù tươi đẹp đến mấy nhưng cũng đã mãi mãi lụi tàn và không thể quay trở lại. Những “ngày không”, có lẽ là những ngày ấu thơ khi tác giả còn nhỏ, được sống cùng mẹ và chưa phải lo nghĩ, vướng bận điều gì.

Từ nỗi nhớ về ngày thơ bé, hình ảnh người mẹ thân yêu, giản dị hiện lên ngày càng rõ nét:

“Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.”

Người mẹ đã không còn nữa, tất cả những gì còn lại chỉ là kỉ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm trí đứa trẻ lên mười. Cũng là “nắng mới”, nhưng trong quá khứ, nắng không “hắt bên song” mà tràn đầy sức sống, niềm vui “reo ngoài nội” vì ánh nắng đó đến vào những ngày còn mẹ. Từ “reo” như một nốt nhạc bay bổng, lảnh lót, tươi vui giữa một bản nhạc trầm lắng, da diết có phần não nùng. Câu thơ như bừng lên sức sống vui tươi, khác lạ. Trong khổ thơ, hình ảnh mẹ gián tiếp xuất hiện thấp thoáng sau màu ảo đỏ, trước giậu phơi. Có lẽ đó chính là hình ảnh thân thuộc nhất đọng lại trong tâm trí người con.

Hình ảnh người mẹ hiền lương - người gắn bó sâu nặng nhất với tác giả, đã chịu biết bao khổ cực trong cuộc sống hiện lên trong những dòng thơ nhẹ nhàng mà đầy cảm xúc. Chi tiết miêu tả ngoại hình của mẹ chỉ xuất hiện trong hai dòng thơ cuối, nhưng đó là hình ảnh đẹp nhất:

“Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa”

Buổi trưa là thời gian ngưng đọng nhất. Lưu Trọng Lư đã đi rất xa về quá khứ để nhớ tỉ mỉ cảnh người mẹ đưa áo ra dậu phơi mỗi khi có nắng mới. Cái nắng mới của hoài niệm này nao nức, tươi vui bởi gắn với một cậu bé lên mười, với một người mẹ trẻ chăm chút, hiền dịu, nụ cười tỏa sáng trên gương mặt. Không gian màu đỏ của nắng và áo trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ của tác giả. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh” để lại dư vị, cảm xúc vấn vương, lan tỏa trong lòng người đọc. Không phải “nụ cười” hay “miệng cười” mà chỉ là “nét cười” - sự kín đáo, nhẹ nhàng và cũng thật nhanh, như chỉ lướt qua chứ chưa kịp đọng lại trên khuôn mặt mẹ. Hình ảnh ấy cũng gợi nhớ đến hình ảnh những cô hàng xén trong thơ Hoàng Cầm:

“Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng”

(Bên kia sông Đuống)

Bài thơ không chỉ hấp dẫn độc giả bởi tình cảm tha thiết, chân thành và nỗi nhớ sâu sắc của người con hướng về người mẹ tần tảo sớm hôm mà còn bởi nghệ thuật, tài năng ngòi bút Lưu Trọng Lư. Nghệ thuật đảo ngữ được nhà thơ sử dụng góp phần làm tăng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ thơ. Giọng điệu thơ giãi bày, bộc bạch những tâm tình sâu kín, chủ thể “tôi” trực tiếp thể hiện những cảm xúc chân thực, lay động lòng người. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, gần gũi với bạn đọc,...

Đọc bài thơ, ta càng thấm thía hơn về tình mẫu tử - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý trong mỗi con người. Bên cạnh những dòng thơ chan chứa tình cảm, cảm xúc về mẹ - người phụ nữ cả đời tần tảo hi sinh của nhà thơ, người đọc còn cảm nhận được sự tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của Lưu Trong Lư trước thiên nhiên, đất trời. Có lẽ bởi vì vậy mà nhiều năm trôi qua nhưng sức sống của bài thơ vẫn tràn đầy, để lại những ấn tượng nhẹ nhàng mà đậm sâu trong lòng độc giả.

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới mẫu 3

“Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Tình mẫu tử có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ là người sinh ra chúng ta và yêu thương, chăm sóc chúng ta vô điều kiện. Có lẽ vì thế mà tình mẫu tử luôn là chủ đề bất tận trong văn học nghệ thuật từ xa xưa. Trong vô số tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không kể đến bài thơ “Nắng mới” của nhà thơ Lưu Trọng Lư, nằm trong tập thơ “Tiếng thu”. Bài thơ nói về nỗi khao khát và tình yêu tha thiết của tác giả dành cho mẹ, người con chỉ có thể gặp mẹ trong giấc mơ.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã đề dòng chữ “Tặng thương hồn mẹ”, đúng vậy, mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã không còn trên cõi đời này nữa, nhưng tình cảm của tác giả dành cho mẹ vẫn còn đó, những ký ức ngày xưa có mẹ vẫn sẽ theo tác giả đến hết cuộc đời. Khổ thơ đầu của bài thơ là hình ảnh bức tranh thiên nhiên “nắng mới” gợi cho tác giả về những kỷ niệm xưa.

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.”

Nắng mới là những tia nắng đầu xuân, những tia nắng dịu dàng và êm dịu, xua tan đi cái lạnh lẽo ẩm ướt của mùa đông. Những tia nắng hắt bên song cửa và tiếng gà gáy buồn tẻ giữa trưa đã tạo nên một khung cảnh hết sức yên bình nhưng cũng vắng vẻ và cô đơn. Cảnh tượng này khiến tác giả Lưu Trọng Lư “lòng rượi buồn” và đưa tâm hồn tác giả trở về miền ký ức xưa cũ, ký ức xưa lại “chập chờn” trong tác giả.

Nhìn lại những kỷ niệm xưa, trong lòng tác giả tràn ngập niềm thương nhớ người mẹ quá cố.

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư bày tỏ tình cảm nhớ mẹ một cách trực tiếp: “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”. Tác giả “10 tuổi” khi mẹ còn sống, tác giả vẫn còn nhớ rõ điều đó. Khi nắng mới về, người mẹ trong tà áo đỏ quen thuộc sẽ mang quần áo của nhà thơ phơi lên giậu, để cho con mặc chiếc áo sơ mi sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu. Nắng khi đó còn “reo ngoài nội”, có lẽ bởi vì còn có mẹ nên hương đồng cỏ nội cũng như tác giả vui sướng và hạnh phúc vô cùng. Hình ảnh người mẹ hiện lên rõ hơn ở khổ thơ tiếp theo. Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã khẳng định hình ảnh mẹ trong tâm trí ông chưa hề “mờ nhạt” mà vẫn rõ ràng, luôn hiện hữu trong tâm trí tác giả. Ông vẫn “mường tượng” ra xung quanh mình có mẹ, lúc vào, lúc ra, thật bận rộn làm sao để chăm lo cho gia đình. Dù không có một câu nào trong toàn bài thơ đề cập cụ thể đến mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư nhưng chắc chắn rằng bà là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp và nhân hậu. Mẹ tác giả có “nét cười đen nhánh” nên nụ cười của mẹ nhẹ nhàng, dịu dàng và chỉ thoáng qua. Có lẽ đây là điều nhà thơ nhớ nhất về mẹ mình. Và dù là nắng đầu xuân hay nắng trưa hè oi ả, trong ký ức của nhà thơ Lưu Trọng Lư, mẹ vẫn “đứng trước giậu phơi” để làm một công việc bình dị đó là phơi đồ. Nhưng đó mãi là hình ảnh ấm áp và an ủi tâm hồn tác giả nhất mỗi khi nhớ mẹ.

Bài thơ “Nắng mới” của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ dùng ngôn từ giản dị nhưng giàu hình ảnh, gợi cảm, thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu nồng nàn của tác giả đối với người mẹ quá cố của mình. Từ đây, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của người mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống nhân hậu, đảm đang và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Bài thơ này dường như muốn truyền tải một thông điệp đầy ý nghĩa đến với mọi người.“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới mẫu 4

Bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm đặc sắc thuộc phong cách "Thơ mới", nổi bật với cách diễn đạt tinh tế và sâu sắc về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm đối với người mẹ. Nhà thơ không sử dụng ngôn ngữ rực rỡ, mà thay vào đó, ông chọn lựa từ ngữ tinh tế và hình ảnh hài hòa để truyền đạt tâm tư và tình cảm. Bài thơ diễn đạt cảm xúc bằng cách tận dụng hình ảnh của tiếng gà trưa và nắng mới. Tiếng gà trưa như là một dấu hiệu thời gian, kí ức về quê hương, và nắng mới là nguồn sáng tạo ra những bức tranh ngày xưa. Cảnh quê, bức tranh tuổi thơ, và mặt trời ấm áp đều nằm trong những từ ngữ chân thực và tươi sáng. Nhưng qua đó, nhà thơ cũng truyền đạt một nỗi buồn, một sự lạc lõng trong quá khứ.

Bức tranh về người mẹ, dù được mô tả trong những hình ảnh hồn nhiên nhưng lại chứa đựng một nỗi buồn đặc biệt. Người mẹ trở nên như một biểu tượng của quê hương, những kỷ niệm đẹp nhưng cũng đau lòng. Cảm xúc được truyền tải một cách tinh tế, không cần phải diễn đạt quá rõ ràng. Bài thơ không chỉ là một diễn đạt về quê hương và tình mẹ, mà còn là sự tìm kiếm về bản chất của thời gian và ký ức. Nhà thơ Lưu Trọng Lư lặng lẽ đưa độc giả qua những khung cảnh tĩnh lặng của quê hương, đồng thời cũng làm nổi bật những cảm xúc sâu sắc, tạo nên một tác phẩm thơ mới, tinh tế và đầy ý nghĩa

"Mỗi lần nắng mới hắt lên song

Xao xác gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không".

Bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư không chỉ là một bức tranh hồng ngoại của quê hương, mà còn là một tâm sự tận cùng về một quá khứ ngọt ngào mà đầy nỗi buồn. Tác giả không chọn những từ ngữ hoa mỹ, nhưng những từ láy "xao xác" và "não nùng" lại mang đến cho độc giả những cảm xúc sâu sắc hơn, làm cho nỗi buồn trở nên nặng trĩu và đặc biệt.

Lưu Trọng Lư lẻo lựa từ ngữ giản dị và tự nhiên, nhưng chính sự giản dị ấy lại tạo ra một vẻ đẹp chân thực và chan chứa tâm tư. Cảnh quê hương, tiếng gà trưa, và nắng mới không chỉ là hình ảnh mà tác giả chọn lựa để truyền đạt mà còn là những biểu tượng, những dấu hiệu của quá khứ. Cảm xúc "ùa về" như là một dòng chảy không ngừng, đong đầy ký ức và tình cảm.

Nhà thơ không ngần ngại mở lời về "những ngày không," một thời kỳ trong quá khứ, không chỉ đơn thuần là kỉ niệm về quê hương, mà còn là những khoảnh khắc vô tư và hồn nhiên của tác giả. Có vẻ như những ngày ấy đã nhen nhóm trong lòng nhà thơ một niềm nhớ mẹ khôi nguôi, giữ cho ký ức đó không bao giờ phai nhạt.

Tuy câu chuyện về mẹ chỉ là một phần nhỏ, nhưng lại chứa đựng nhiều tình cảm sâu sắc. Đây không chỉ là niềm nhớ một quê hương xa xôi, mà còn là sự nhớ đến những ngày thơ ấu, những giây phút hạnh phúc và bình yên. Bài thơ chứng minh rằng, đôi khi, sự đơn giản và chân thật lại là chìa khóa mở cánh cửa của ký ức và tình cảm.

"Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi".

Trong bức tranh thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư, hình ảnh của người mẹ như một tia nắng nhỏ, vương vấn qua từng chiếc lá, mảnh ghép của ký ức tưởng như đã phai nhòa. Tác giả lựa chọn góc nhìn nhẹ nhàng và những từ ngữ giản dị nhưng đong đầy nghệ thuật để khắc họa một hình ảnh tình cảm, giữa quá khứ và hiện tại, giữa ký ức và hiện thực.

Người mẹ xuất hiện trong bức tranh với hình ảnh nhẹ nhàng, phơi áo trước giậu, với chiếc áo đỏ như một mảnh ghép tượng trưng cho tình mẫu tử ấm áp. Mặc dù không xuất hiện trực tiếp nhưng người mẹ vẫn là nguồn cảm hứng đầy ấm áp và thơ mộng. Lưu Trọng Lư chọn những từ ngữ tinh tế như "hỉnh ảnh," "đẹp đẽ," "trìu mến thương yêu" để miêu tả hình ảnh ấy, như một cách để làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của người mẹ.

Ký ức về người mẹ trở nên đặc biệt quý giá khi người thơ nhớ lại khoảnh khắc nằm trong quãng thời gian thơ ấu. Cảm xúc cháy lên khi tác giả miêu tả về "niềm thương nhớ" dâng trào và mẹ đã không còn, chỉ còn lại "kỷ niệm nhạt nhòa" nhưng vẫn đọng mãi trong tâm hồn "non nớt" và "ngây thơ" của đứa trẻ lên mười. Những từ ngữ như "chút," "đọng lại," "non nớt," "ngây thơ" đều tạo nên một tâm trạng nhẹ nhàng, buồn bã nhưng cũng ấm áp và yên bình.

"Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa".

Bức tranh tình cảm trong bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư kết thúc bằng một hình ảnh rất tinh tế và sâu sắc - “nét cười đen nhánh”. Đây không phải là một nụ cười rạng rỡ và lấp lánh, mà lại là một "nét cười", nhẹ nhàng, thanh thoát, như một dải ánh sáng lướt qua, chỉ tồn tại một thoáng, không kịp trở thành một nụ cười đầy đủ. Tác giả sử dụng từ ngữ như “đen nhánh” để mô tả cái cười này, tạo nên hình ảnh màu sắc và độc đáo. Từ "đen nhánh" không chỉ mang ý nghĩa màu sắc mà còn chứa đựng sự kỳ bí và nhẹ nhàng, như chính cái cười ấy vậy. Mặc dù chỉ là một đường cong trên mặt, nhưng nó lại mang đến cho độc giả cảm giác một nụ cười ẩn sau cảm xúc sâu sắc. Tình cảm thương mẹ, niềm nhớ nhà, và những ký ức hồn nhiên của thời thơ ấu hiện diện trong từng góc nhìn của bức tranh tưởng như nhẹ nhàng nhưng ẩn sau đó là sự giàu có và phong phú của tâm hồn.

Hình ảnh “nét cười đen nhánh” không chỉ là điểm kết thúc của bài thơ mà còn là một điểm nhấn cuối cùng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Nó như là một nốt nhạc cuối cùng của bản đàn tình ca, vang vọng mãi, để lại cho độc giả cảm nhận và suy ngẫm về vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của tình mẫu tử và ký ức thời thơ ấu.

"Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng".

Hình ảnh về người mẹ quá cố trong bài thơ của nhà thơ được mô tả thông qua ba chi tiết sáng tạo: "nắng mới", "áo đỏ", và "nét cười". Mỗi chi tiết này, dù đơn giản, lại chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc, là biểu tượng của tình yêu thương và sự chịu khó của người mẹ Việt Nam. Nắng mới, như một hiện tượng tự nhiên, không chỉ làm tăng thêm vẻ tươi mới cho cảnh đẹp mà còn là biểu tượng của tình mẹ, một tình yêu không ngừng lan tỏa và tươi mới như ánh nắng ban mai. Bức tranh về người mẹ trở nên ấn tượng hơn khi bức màn nắng mới chiếu rọi lên vẻ đẹp tâm hồn của bà. Chiếc "áo đỏ" là một phần của hình ảnh, không chỉ đơn thuần là một chiếc áo màu, mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm và tình yêu thương không biên giới. Màu đỏ trong tác phẩm có thể đại diện cho sự hy sinh, làm mẹ và người phụ nữ Việt Nam với tâm huyết và sự chịu đựng. "Nét cười" của người mẹ, mặc dù chỉ được đề cập một cách nhẹ nhàng, lại mang theo một hồn nhiên, làm tươi sáng không khí trong bài thơ. Đây có thể là biểu tượng của sự lạc quan và vui vẻ, là nét đẹp trong sự chịu đựng và hi sinh.

Nghệ thuật của bài thơ nằm ở giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, cách gieo vần liền và vần chân tạo nên bản nhạc dịu dàng cho những dòng thơ. Ngôn ngữ giản dị, mang đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, làm cho bài thơ trở nên gần gũi, thân thuộc, khiến độc giả cảm thấy như họ đang được dắt vào một không gian quen thuộc và ấm áp. Cuối cùng, tác giả không chỉ miêu tả về người mẹ mà còn làm cho độc giả đắm chìm trong cảm xúc và tư duy của mình. Thông qua việc nhấn mạnh rằng thơ Lưu Trọng Lư không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà là tiếng lòng chân thành đồng điệu với lòng độc giả, tác giả tạo nên một tác phẩm không chỉ đẹp về hình thức mà còn sâu sắc về nghệ thuật và tâm hồn.

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới mẫu 5

Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Tình mẫu tử, là tia sáng thiêng liêng của cuộc đời, không ngừng làm say đắm và truyền cảm hứng cho văn hóa nghệ thuật. Trong biểu tượng vô vàn tình cảm này, bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư nổi bật như một bức tranh hồn nhiên, làm cho những nỗi nhớ về mẹ, tình yêu thương và những ký ức ngọt ngào hiện về trong tâm hồn đọc giả.

Tác giả đã mở đầu bài thơ bằng những từ ngữ tinh tế và sâu sắc: "Tặng hương hồn mẹ". Dòng chữ này không chỉ là lời tri ân mà còn là sự kết nối tâm linh giữa tác giả và người mẹ đã khuất. Tình yêu mẫu tử được thể hiện qua hình ảnh nắng mới, là biểu tượng của sự tươi mới và niềm vui. Điều này không chỉ là sự diễn đạt về thời tiết mà còn là ngôn ngữ của tình cảm mặn nồng, giúp độc giả cảm nhận được sự ấm áp và gần gũi với tình yêu thương của một người mẹ. Bức tranh thơ được vẽ nên từ những chi tiết nhỏ như tiếng gà trưa xao xác, màu áo đỏ phơi trước giậu, và những khoảnh khắc "những ngày không". Tất cả những hình ảnh này không chỉ là một diễn tả hình ảnh mà còn là hồi ức của tác giả về quãng thời gian hạnh phúc và không thể nào quên được. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy tình cảm như "nhão nhắn", "mềm mại" đã làm cho những ký ức ấy trở nên sống động và gan sánh.

Cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng hình ảnh "nét cười đen nhánh", điểm nhấn tinh tế và sâu sắc như là một điểm dừng nhẹ nhàng. Hình ảnh này không chỉ là sự tỏ ra lưu loát của tác giả mà còn là một cách khéo léo để thể hiện nỗi buồn thanh thản và vững về trước ký ức. Cái "cười" không cần phải là một nụ cười rạng rỡ, mà có thể là "nét cười", vẫn giữ lại sự quyến rũ và kỳ bí của tình yêu mẫu tử.

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.”

Nắng mới trong bài thơ của Lưu Trọng Lư không chỉ là ánh sáng của một buổi sáng mới, mà còn mang theo bản năng dịu dàng và êm đềm của nắng đầu xuân. Nắng này, nhẹ nhàng và êm dịu, không chỉ làm ấm áp không khí mà còn xua đi cái lạnh ẩm của mùa đông, mở ra không gian của bình yên và tĩnh lặng. Khung cảnh tác giả mô tả, với nắng mới hắt "bên song" cửa, hòa quyện cùng tiếng gà gáy trưa, tạo nên một bức tranh yên bình nhưng cũng mang theo nỗi cô liêu. Bức tranh này, mặc dù tràn đầy bình yên, lại càng làm cho tâm hồn tác giả bật khóc, làm rơi vào sự buồn bã, u buồn. Tâm hồn của tác giả bắt đầu trôi về miền kí ức xưa cũ, những ký ức lạc lõng giữa những dòng suối thời gian.

Quay về với những kí ức xưa, trái tim tác giả dâng trào bao nỗi nhớ về người mẹ quá cố của mình. Những kỉ niệm xưa chập chờn, sống lại trong tâm trí tác giả như những đám mây trắng nhẹ nhàng, trôi lơ lững trong không gian tĩnh lặng. Nắng mới chính là nguồn cảm hứng giúp tác giả kết nối với quá khứ, với người mẹ yêu dấu đã ra đi. Tình cảm của tác giả không chỉ là sự nhớ nhung, mà còn là một sự hoài niệm, làm cho người đọc cảm nhận được sự dịu dàng, ấm áp của tình mẹ giữa bức tranh nhẹ nhàng, bình yên của nắng mới và gà gáy trưa. Tác giả Lưu Trọng Lư đã biến những chi tiết đơn giản như nắng và gà thành một bức tranh hồn nhiên, làm sống lại không gian ký ức và làm cho độc giả ngập tràn trong cảm xúc tình cảm.

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư, thông qua bài thơ "Nắng mới", đã mở lời tràn đầy nỗi nhớ mẹ một cách chân thành và trực tiếp. Tình cảm của ông không cần phải được diễn đạt qua những từ ngữ phức tạp, mà chính sự chân thành và sâu sắc trong lòng tác giả đã làm nên độ đẹp của bức tranh thơ này. Những dòng thơ đầu tiên đã đưa độc giả đến với hình ảnh hạnh phúc ngọt ngào của quãng thời gian "thiếu thời". Mẹ trong tà áo đỏ là biểu tượng của tình mẹ, và việc phơi áo để con mặc không chỉ là việc bình thường hàng ngày mà còn là hành động chăm sóc đầy yêu thương. Nắng mới không chỉ là ánh sáng tự nhiên mà còn là tình cảm ấm áp, chủ động, đưa con lại gần mẹ.

Tình mẫu tử và kí ức về mẹ được nhà thơ chứng minh là vô cùng sâu sắc khi ông nhấn mạnh rằng hình dáng mẹ vẫn "rõ nét", không bao giờ bị "xóa mờ". Tình yêu của mẹ vẫn hiện hữu trong từng khoảnh khắc, từng góc nhỏ của cuộc sống, thậm chí cả khi mẹ không còn đứng giữa đời. Mẹ trong bức tranh thơ của Lưu Trọng Lư là người phụ nữ biểu tượng, không cần phải miêu tả chi tiết, nhưng vẻ đẹp của bà được thể hiện qua "nét cười đen nhánh". Đây không chỉ là một cười mỉm bình dị mà còn chứa đựng sự hiểu biết và tình thấu hiểu của một người mẹ. Cuối cùng, bài thơ không chỉ là một kỷ niệm, mà còn là một lời chia sẻ với những người có mẹ, một lời nhắc nhở về tình yêu và sự quan trọng của người mẹ trong cuộc sống. Điều này đã khiến cho "Nắng mới" không chỉ là một tác phẩm thơ đẹp mắt mà còn là một thông điệp sâu sắc và ý nghĩa.

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới mẫu 6

Quả thật, tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả bởi chỉ bậc cha mẹ mới là người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Người mẹ sinh ta ra đời, yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng tâm hồn bé bỏng trở thành những chàng trai, cô gái có ích cho xã hội.

Tình cảm thiêng liêng đó đã được thổi hồn vào những câu văn câu thơ dạt dào cảm xúc, trong đó không thể không kể đến bài thơ “Nắng mới” trích trong tậm “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Bài thơ nói về nỗi nhớ da diết và tình cảm dâng trào của người con dành cho mẹ mình, nhưng chỉ có thể gặp mẹ trong mơ.

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã thể hiện nỗi niềm tiếc thương da diết với mẹ của mình bởi dùng thơ “Tặng hương hồn mẹ”. Mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã rời xa trần thế nhưng tình yêu của bà vẫn còn đọng lại trong tâm trí của tác giả suốt đời. Khổ thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên ẩn chứa nỗi nhớ về những kỷ niệm xưa cùng mẹ:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.”

Cứ hễ “nắng mới” lên là một mùa xuân lại đến. Nắng mới đẹp dịu dàng xua tan đi mùa Đông lạnh giá nhưng lại không thể xua tan đi kỷ niệm xưa. Nắng mới hắt bên song cùng tiếng gà gáy trưa như bản nhạc du dương nhẹ nhàng, yên bình. Nhưng chính cái yên bình đó lại làm cho Lưu Trọng Lư “lòng buồn rượi” nhớ về miền ký ức xưa, “chập chờn” sống lại những ngày còn bên mẹ:

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nỗi nhớ mẹ lúc này không còn giấu mình trong ánh nắng mới mà được tác giả thổ lộ trực tiếp “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời” Kí ức về chắc hẳn vẫn đọng lại rõ nét trong tâm trí của nhà thơ, ông vẫn còn nhớ khi ông lên mười, mẹ vẫn còn sống. Ông vẫn còn nhớ chiếc áo mẹ mặc màu đỏ tươi đang đứng phơi quần áo dưới ánh nắng mới êm dịu, dễ chịu.

Hính bóng mẹ còn được lột tả rõ nét hơn ở khổ thơ thứ hai. Nhà thơ khẳng định rằng hình bóng của mẹ “chưa thể xóa mờ”, nó vẫn luôn hiện hữu như thể mẹ vẫn còn đang sống bên cạnh đứa con của mình. Ông vẫn còn “mường tượng” lúc được mẹ bận rộn với công việc nhà, bận rộn chăm sóc cho ông.

Tuy không có câu thơ nào miêu tả rõ hình dáng của người mẹ nhưng chỉ với “nét cười đen nhánh” đã làm cho ta hình dung được mẹ của nhà thơ chắc hẳn là một người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng, hiền từ. Và có lẽ vì điều đó làm cho nhà thơ nhớ mãi về mẹ, nhớ cả những điều bình dị mẹ “đứng trước giậu phơi”.

“Nắng mới” của Lưu Trọng Lư với những ngôn từ bình dị nhưng đã gợi lên tình yêu tha thiết của người con đối với người mẹ của mình, từ đó ca ngợi tình mẫu tử cao cả, vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam luôn hết lòng vì gia đình.

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới mẫu 7

Có lẽ những câu hát trên nằm trong bài hát Mẹ tôi của nhạc sĩ Trần Tiến rất đúng với tâm trạng của nhà thơ Lưu Trọng Lư khi sáng tác bài thơ Nắng mới, trích từ tập Tiếng thu. Bài thơ là nỗi lòng nhớ thương da diết và tình cảm yêu mẹ vô bờ của tác giả. Trong vô số những chủ đề sáng tác của văn học, tình mẫu tử và mẹ luôn là những chủ đề ý nghĩa nhất. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng hơn cả trong cuộc sống này. Vậy nên, những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử luôn có một sức hút lớn đối với em, bài thơ Nắng mới là một trong số đó. Sau khi đọc bài thơ, trong lòng em có rất nhiều cảm xúc đặc biệt.

Mở đầu bài thơ, tác giả Lưu Trọng Lư đã đưa em đến với một khung cảnh thiên nhiên vô cùng bình yên và thơ mộng được bao quanh bởi “nắng mới”:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.”

Nắng mới theo em chính là ánh nắng những ngày đầu xuân, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để xua tan đi cái lạnh và ẩm ướt mà mùa đông để lại. Khi nắng mới về, chiếu sáng bên song cửa sổ tạo nên một khung cảnh thật bình yên làm sao nhưng lại cũng không kém phần buồn “não nùng” vì tiếng gió xao xác và gà gáy trưa trong không gian tĩnh lặng. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, trong khung cảnh buồn man mác của mùa xuân đó, tác giả Lưu Trọng Lư lòng buồn nhớ lại những kí ức xưa cũ đã qua, những kí ức đó cứ “chập chờn” trở lại trong kí ức tác giả. Đọc đến đây, dù chưa biết những kỉ niệm đang quay lại trong đầu nhà thơ là gì, nhưng em cũng cảm thấy buồn theo nhà thơ, có lẽ bởi vì ngôn từ mà Lưu Trọng Lư sử dụng quá xuất sắc, nhờ có cách sử dụng từ điêu luyện đó, mà em như được lạc trong bức tranh thiên nhiên nắng mới tuy đẹp nhưng lại buồn rười rượi, khiến cho em đồng cảm sâu sắc với nhà thơ, vì cảnh sẽ sinh tình.

Rồi sau đó, em đã được đến thăm miền kí ức xưa cũ đó, ở đây, em được cảm nhận nỗi nhớ khôn nguôi và tình yêu tha thiết của tác giả dành cho người mẹ quá cố của mình:

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã bày tỏ nỗi nhớ người mẹ hiền trực tiếp qua câu thơ “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”, chắc bởi vì, nỗi nhớ mẹ của tác giả đã bị kìm nén quá lâu, đến khi gặp lại khung cảnh nắng mới khi xưa trong kí ức đã như chìa khóa mở cửa cho nỗi nhớ của nhà thơ xuất hiện và trực trào ngay lập tức. Khi mẹ còn sống, tác giả mới lên mười tuổi, trong kí ức của ông, mẹ thường hay mặc tà áo màu đỏ quen thuộc. Nắng mới về, mẹ sẽ mang đồ ra phơi để con mặc đồ được thơm tho, sạch sẽ. Khi ấy còn có mẹ, nên nắng mới về sẽ “reo” ở ngoài đồng nội, chắc nắng mới cũng như con, đều hạnh phúc vô cùng vì có mẹ ở bên. Khung cảnh mẹ xuất hiện trong kí ức nhà thơ thật hạnh phúc làm sao, em có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự an tâm của tác giả lúc mẹ còn sống. Tình yêu của nhà thơ Lưu Trọng Lư dành cho mẹ của mình sẽ theo nhà thơ đến hết cuộc đời này, nhà thơ khẳng định rằng “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ”. Nhà thơ vẫn còn thấy được hình dáng mẹ đang tất bật “vào ra”, để chăm lo cho mái ấm nhỏ. Và chi tiết đặc biệt nhất về mẹ được nhà thơ nhắc tới trong bài đó chính là mẹ có “nét cười đen nhánh”, không phải nụ cười mà là nét cười, cách miêu tả của nhà thơ khiến cho em cảm nhận được mẹ là một người phụ nữ vô cùng dịu dàng và ấm áp. Vì nét cười ở đây chính là kiểu cười vô cùng nhẹ nhàng, kín đáo và không hề lộ liễu, nhà thơ phải rất yêu mẹ của mình, mới có thể nhớ được nét cười đó của mẹ sau bao nhiêu năm như vậy. Mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư quả là một người phụ nữ Việt Nam truyền thống, luôn dịu dàng và tần tảo chăm sóc cho con cái cả cuộc đời.

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Qua bài thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Nhờ đó, em tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn. Em tin rằng không chỉ riêng mình em, mà tất cả mọi người sau khi đọc xong bài thơ đều sẽ nhận được thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử mà tác giả Lưu Trọng Lư gửi gắm.

Đánh giá bài viết
45 77.340
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10 CTST

    Xem thêm