Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (Lưu Quang Vũ)

VnDoc.com xin gửi tới các bạn Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (Lưu Quang Vũ). Mời các bạn cùng tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Lưu Quang Vũ là cây bút tài hoa để lại dấu ấn trong nhiều thể loại thơ, văn và đặc biệt là kịch. Kịch của ông mang đậm hơi thở thời đại, ông đã đưa ngòi bút chạm đến những vấn đề đời tư, thế sự, khai thác nhiều mảng đa dạng của cuộc sống.

+ Một trong những thành công nổi bật nhất của kịch Lưu Quang Vũ là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Vở kịch hoàn thành năm 1981 nhưng bị “đóng băng” đến năm 1984 mới được công chiếu và gây tiếng vang, tạo thành công chưa từng có.

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Vở kịch được xây dựng dựa trên một cốt truyện dân gian, thông qua đó biểu đạt những vấn đề nhân sinh, thế sự sâu sắc và ngòi bút tài hoa của Lưu Quang Vũ đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật kịch.

B. Thân bài

  1. Khái quát chung về thể loại

- Khái niệm: Kịch bản văn học là một tác phẩm văn học, mang đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ (phân biệt với kịch - nghệ thuật sân khấu, biểu diễn).

- Đặc trưng của kịch: xung đột và cách giải quyết xung đột, hành động kịch, ngôn ngữ kịch,…

- Phân loại kịch dựa theo nội dung, ý nghĩa: hài kịch, bi kịch, chính kịch.

  1. Phân tích, đánh giá

2.1. Phân tích, đánh giá nội dung của tác phẩm

- Đề tài: đời tư, thế sự.

- Nội dung:

+ Phản ánh hiện thực đương thời: xã hội Việt Nam thời hậu chiến với sự thay đổi của các hệ giá trị, con người bị tha hóa do chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường.

+ Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với bi kịch chắp vá của con người không có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác, không được sống thực là chính mình.

+ Gửi gắm những triết lí nhân sinh sâu sắc: bản thân mỗi người phải tự có ý thức đấu tranh chống lại nghịch cảnh, cố gắng hoàn thiện nhân cách; Cách để con người trở nên bất tử chính là hóa thân vào những điều đẹp đẽ để mãi tồn tại trên cuộc đời.

2.2. Phân tích, đánh giá nghệ thuật của tác phẩm

- Xung đột kịch:

+ Xung đột kịch thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm: sự đối lập giữa hồn - xác.

+ Tình huống kịch: con người mẫu mực, cao quý, nhân hậu Trương Ba phải trú ngụ trong thân xác tầm thường, thô lỗ của anh hàng thịt.

+ Xung đột trong nhân vật: Trương Ba khao khát được sống thực với bản chất của chính mình nhưng lại bị tha hóa khi ở trong thân xác hàng thịt; Ông là người hết lòng yêu thương gia đình nhưng lại nhận ra mình lạc lõng trong chính ngôi nhà và làm gia đình buồn khổ, đau xót.

=> Xung đột kịch phản ánh hiện thực của thời đại, mặt trái của xã hội Việt am thời hậu chiến khi con người mải mê chạy theo những ham muốn, dục vọng tầm thường mà bỏ qua những phẩm chất cao quý, tốt đẹp.

=> Tổ chức xung đột kịch độc đáo, đặc sắc, đa dạng: là xung đột bên trong Trương Ba (giữa khát vọng sống và những đau đớn, dằn vặt bên trong) với những xung đột bên ngoài (hai lối sống: lối sống đúng đắn, sâu sắc của Trương Ba và sự hời hợt, giả dối, ích kỉ của Đế Thích,…)

- Xây dựng chân dung và thể hiện nội tâm nhân vật sống động. Các cuộc đối thoại, độc thoại sắc nét giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình đồng thời giúp người đọc suy ngẫm, cảm nhận những triết lí nhân sinh sâu sắc.

- Ngôn ngữ kịch giản dị, trong sáng song hàm súc, có ý nghĩa triết lý sâu sa.

C. Kết bài

- Khẳng định lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Nội dung: Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc;

+ Nghệ thuật: tác phẩm cũng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật kịch khi xây dựng rất thành công xung đột kịch, đối thoại và ngôn ngữ kịch.

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm.

Hơn 30 năm nhìn lại, người đọc có thể nhận thấy giá trị của vở kịch đã vượt qua sự băng hoài của thời gian bởi những vấn đề muôn đời, muôn thuở, những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc,… Lưu Quang Vũ như đã vận dụng tối đa bút lực, tài năng của mình để hoàn thành vở kịch, một vở kịch “nồng đượm hơi thở cuộc sống”.

------------------------------------------------------------------

Trên đây là Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (Lưu Quang Vũ). Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 CTST tập 2 . Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST tập 2 , Lịch sử 10 CTST,...

Đánh giá bài viết
5 1.260
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10 CTST

    Xem thêm