Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

VnDoc.com xin gửi tới các bạn Dàn ý bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại. 

I. Dàn ý bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.

Hướng dẫn phân tích để bài

- Dạng bài: Nghị luận

- Yêu cầu: phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

- Khái niệm cần làm rõ

+ “Tác phẩm tự sự”: là phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.

+ “Tác phẩm kịch”: Là những kịch bản văn học mang những đặc điểm thuộc loại tự sự vì nó hướng về cuộc sống khách quan, qua cốt truyện và nhân vật tác giả dựng lên bức tranh xã hội. Những tác phẩm kịch liên quan chặt chẽ đến nghệ thuật sân khấu.

+ “Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch” là kiểu bài nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự (sử thi, truyện kể, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí,…) hoặc tác phẩm kịch ( chèo, tuồng, hài kịch, bi kịch,…)

-Yêu cầu đối với kiểu bài

+ Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại nhân vật.,..

+ Với các tác phẩm truyện kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự,… thì cần tập trung vào các yếu tố tạo nên tính xác thực của sự kiện, chi tiết,…góc nhìn, thái độ, quan điểm, cảm xúc và ngôn từ của tác giả

+ Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng, bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,…

Dàn ý chi tiết phân tích, nghị luận đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch mẫu 1

A. MỞ BÀI

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

B. THÂN BÀI

  1. Khái quát chung về thể loại

- Khái niệm (truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch,….)

- Đặc trưng thể loại:

+ Truyện ngắn, tiểu thuyết, sử thi: tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn,…

+ Truyện kí, hồi kí, nhật kí, phóng sự,…: tính xác thực của sự kiện, chi tiết,… góc nhìn, thái độ, quan điểm, cảm xúc và ngôn từ của tác giả.

+ Kịch (chèo, tuồng; bi kich, hài kịch, chính kịch): xung đột, mâu thuẫn, hành động,…

  1. Phân tích, đánh giá

2.1. Phân tích, đánh giá nội dung của tác phẩm

- Xác định chủ đề của tác phẩm. (có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm)

- Phân tích và đánh giá chủ đề của tác phẩm.

2.2. Phân tích, đánh giá nghệ thuật của tác phẩm

- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

C. KẾT BÀI

- Khẳng định lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm.

Dàn ý chi tiết phân tích, nghị luận đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch mẫu 2

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm tự sự/ tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định (chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).

Kết bài: Khẳng định lại một cách khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

Dàn ý chi tiết phân tích, nghị luận đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch mẫu 3

Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm tự sự/ tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…), Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá

Thân bài

- Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm tự sự/ tác phẩm kịch

- Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện sự trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm

- Phân tích đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.

Kết bài

- Khái quát nội dung chính đã trình bày ở thân bài, khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng…

Dàn ý chi tiết phân tích, nghị luận đánh giá một tác phẩm kịch mẫu 4

* Mở bài:

Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua lời thoại trong đoạn trích – trích bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia, để thấy được tình yêu mãnh liệt của họ đã vượt lên thù hận

* Thân bài:

- Niềm say đắm của Rô-mê-ô trước vẻ đẹp của giu-li-ét: mạch suy nghĩ của chàng là hoàn toàn theo trình tự hợp lí, những liên tưởng và so sánh phù hợp với khung cảnh: “Vẻ rực rỡ của đôi gò má…như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng

- Sự đơn giản trong suy nghĩ của Rô-mê-ô và tình yêu mãnh liệt: Rô-mê-ô có suy nghĩ đơn giản, chàng có một tình yêu say đắm không chút đắn đo, khi biết được nỗi lòng của giu-li-ét trong lời thoại thứ tư, chàng có chút băn khoăn trong lời thoại thứ năm

- Tâm trạng băn khoăn đầy lo lắng của giu-li-ét: Tâm trạng của giu-li-ét lại phức tạp hơn, mang những nỗi niềm riêng, nàng đã không còn kiềm chế được cảm xúc, thốt lên, thổ lộ tình yêu mãnh liệt không che giấu

- Sự khẳng định tình yêu của Rô-mê-ô đối với giu-li-ét: Rô-mê-ô đã liên tục dùng những từ như “người yêu, nàng tiên yêu quý” trong lời thoại của mình để khẳng định quyết tâm từ bỏ dòng họ của mình vì tình yêu

- Lời chấp nhận tình yêu đầy tế nhị của giu-li-ét: Cuối cùng là lời thừa nhận đầy tế nhị của nàng chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô “Em chẳng đời nào muốn họ bắt anh nơi đây”.

* Kết bài

Ý nghĩa mười sáu lời thoại trong đoạn trích: Có thể thấy, qua mười sáu lời thoại, vấn đề “tình yêu và thù hận” đã được giải quyết. Khát vọng tình yêu luôn cháy bỏng trong tim nhưng không phải ai cũng dũng mãnh đưa tình yêu vượt qua mọi rào cản.

II. Bài mẫu nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm kịch

1. Phân tích, đánh giá một tác phẩm kịch mẫu 1

Một trong những cái tên người ta nhắc đến đầu tiên khi nói về văn học Nam Bộ là Đoàn Giỏi. Trong sự nghiệp sáng tác của ông tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” là nổi tiếng nhất. Tác phẩm hội tụ độ chín của cả tư tưởng, cảm xúc và tài năng nghệ thuật của Đoàn Giỏi, cũng là thành tựu đáng mơ ước trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Đoạn trích “Đất rừng phương Nam” thuộc chương 9 trong cuốn tiểu thuyết, cũng đã thể hiện rõ nét những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

Tiểu thuyết là thể loại tự sự có dung lượng lớn, thông qua hoàn cảnh, sự việc, nhân vật để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và mang những đặc trưng riêng biệt. Tiểu thuyết tái hiện con người và cuộc sống bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi, tạo sự gần gũi, chân thực và khách quan. Thể loại này cũng nhìn đời sống từ góc độ đời tư, phác họa những bức tranh sống động về số phận con người trong đời sống. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng là con người nếm trải, thường gặp nhiều vấn đề, thăng trầm, biến đổi trong cuộc sống,... Nam Bộ là một vùng đất non trẻ so với các vùng lãnh thổ khác của đất nước nhưng tiểu thuyết viết về vùng đất này khá thịnh hành trong thời kì đầu của phong trào sáng tác văn học Nam Bộ. Một trong số đó là “Đất rừng phương Nam” - một tác phẩm được đông đảo độc giả biết đến và đón nhận, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và còn được dựng thành phim. Cuốn tiểu thuyết đã mang đến cho người đọc rất nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn về bối cảnh, con người, tập tục văn hóa của vùng đất Nam Bộ.

Trích đoạn “Đất rừng phương Nam” đã thuật lại hành trình An theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” - đi lấy mật. Không gian được miêu tả là rừng tràm U Minh, vào một buổi sáng bình yên, trong vắt, mát lành. Buổi trưa ở đây tràn đầy ánh nắng, ngất ngây hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bay lên,... Đó là vẻ đẹp đầy chất thơ, hoàng dã của rừng U Minh, đồng thời là sự sống đa dạng, phong phú của các loài sinh vật, mang đến sức hấp dẫn cho độc giả.

Những nhân vật trong trích đoạn cũng hiện lên sinh động. Tía nuôi của An - một người đàn ông với vẻ đẹp mạnh mẽ, vững chãi của một người lao động từng trải, chất phác, can đảm. Từng lời nói và cách cư xử của ông đều thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương chân thực dành cho cậu con nuôi. Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi, bảo vệ, nâng niu đàn ong và hết mực trân trọng sự sống. Đó là nét đẹp của một người lao động dày dạn kinh nghiệm, yêu thiên nhiên; một người cha mạnh mẽ, nhân hậu và yêu thương con người. Cò - cậu bé hiện thân của núi rừng. Cuộc sống ở nơi rừng núi từ nhỏ giúp cậu có một cơ thể khỏe mạnh, tháo vát, dẻo dai, lại có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. Trích đoạn đã để lại ấn tượng sâu đậm về những con người nơi đất rừng phương Nam vừa gần gũi, bình dị, vừa mạnh mẽ, phóng khoáng.

Về nghệ thuật, tác phẩm như những thước phim sống động về thiên nhiên đất rừng phương Nam. Những từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh, âm thanh, cảnh sắc như hiện ra sinh động trước mắt độc giả: “Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Trong tác phẩm, “tôi” là người dẫn truyện, ngôn ngữ dẫn truyện mang đậm chất Nam Bộ. Dù An là cậu bé xuất thân từ thành thị, nhưng hành trình lưu lạc khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã dạy cho cậu nhiều điều hay, An đã thực sự hòa nhập với vùng đất và con người miền sông nước với những ngôn ngữ và cả hành động đậm chất Nam Bộ.

Cùng với việc miêu tả thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống, Đoàn Giỏi đã thể hiện chân thực hình ảnh những con người Nam Bộ với những nét tính cách nổi bật: yêu lao động, yêu thiên nhiên, nhân hậu, tình nghĩa,... Tác phẩm là bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên và con người vùng sông nước, đồng thời cũng thể hiện rõ nét những đặc sắc nghệ thuật, ngòi bút tài năng của nhà văn. Vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất của nước ta, được đông đảo bạn đọc đón nhận, yêu thích.

2. Phân tích, đánh giá một tác phẩm kịch mẫu 2

Tác phẩm ngắn “Giang” của nhà văn Bảo Ninh kể về chủ đề chiến tranh. Mặc dù nhẹ nhàng, nhưng nó mang trong mình sự khắc khoải, khiến người đọc suy ngẫm. Đây chính là điểm mạnh của tác phẩm ngắn này.

“Giang” tập trung vào việc gợi lại những kỷ niệm và nhớ về những người trong cuộc chiến. Không giống với cách tiếp cận truyền thống về chiến tranh, tác phẩm này tập trung vào những cảm xúc và kỷ niệm sâu sắc. Chiến tranh đã tách rời những người yêu thương, làm mất đi sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa và không cho phép cuộc gặp gỡ lại. Đó là một hiện thực đầy đau đớn, không kém phần khốc liệt. Với chủ đề sâu sắc như vậy, “Giang” đã thu hút được sự quan tâm của độc giả.

Sự thành công của tác phẩm này không chỉ nằm ở chủ đề mà còn ở cách người kể chuyện tham gia vào câu chuyện. Điều này làm cho câu chuyện trở nên gần gũi hơn, như một lời chia sẻ của người trong cuộc. Mặc dù người kể chuyện chỉ biết một phần nho nhỏ của câu chuyện, nhưng điều này chính là bản chất của cuộc sống – không ai có thể biết trước tất cả.

Tóm lại, “Giang” đã thành công không chỉ nhờ chủ đề mà còn nhờ cách tác giả xây dựng câu chuyện. Đây là một tác phẩm giúp tôi hiểu rõ hơn về cuộc sống và số phận của con người trong thời kỳ chiến tranh.

3. Phân tích, đánh giá một tác phẩm kịch mẫu 3

Câu chuyện ngụ ngôn kể về năm thầy bói đến xem con voi. Họ quyết định cùng đóng góp tiền để biếu người quản voi và xem xem con voi có hình dạng như thế nào.

Mỗi người thầy xem một phần khác nhau, và sau cùng, họ tranh cãi với nhau. Không ai thừa nhận ý kiến của người kia: một người sờ vòi và nói rằng voi giống con đỉa; người khác sờ ngà và cho rằng nó giống cái đòn càn; một người khác sờ tai và nói nó giống cái quạt thóc; người kia sờ chân và nói rằng voi to như một cái cột đình; cuối cùng, người thứ năm sờ đuôi và nói rằng voi như một cái chổi sể cùn. Cuối cùng, sau cuộc cãi vã không thể giải quyết, năm người thầy đánh nhau dữ dội, chảy máu. Cách tiếp cận “xem voi” như vậy thật kỳ quặc và đầy những sai lầm cơ bản. Bài học rút ra từ câu chuyện này rất hữu ích.

Vì họ là những thầy bói mù, họ không thể nhìn bằng mắt mà chỉ có thể “sờ” bằng tay. Con người có năm giác quan, nhưng những người thầy này bị mất đi giác quan quan trọng nhất trong việc “xem”, đó là thị giác. Nhưng cuối cùng, họ chỉ có thể sử dụng giác quan duy nhất để làm công việc đó: xúc giác. Điều này dẫn đến việc họ “xem” voi bằng cách sờ! Và do con voi quá lớn, nên tất cả điều đó dẫn đến việc mỗi thầy chỉ có thể sờ một phần nhỏ của nó, không thể nhận biết được toàn diện về đối tượng. Vì vậy, cùng một con voi, những ý kiến của các thầy không giống nhau.

Thái độ của các thầy không phải là tự tin mà chủ quan đến mức cực đoan: mỗi người đều cho rằng mình đúng nhất, người sau đó phản bác ý kiến của người trước để khẳng định quan điểm của mình, không ai chịu ai, và điều này dẫn đến các cãi vã, cuối cùng là một cuộc đánh nhau dữ dội, máu chảy.

Rõ ràng, sai lầm của các thầy bói nằm ở chỗ: thay vì chỉ xem một phần của con voi, họ nên xem toàn bộ con voi thì mới có thể đưa ra đúng đắn. Dù vòi, chân, tai, ngà, đuôi đều là của con voi, nhưng chỉ riêng lẻ một phần, chưa phải là toàn bộ con voi.

Quan trọng hơn, nếu các thầy lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi ý kiến của người quản lý, kết hợp với sự mô tả và nhận thức của mỗi người, họ sẽ hiểu rõ hơn về con voi!

Câu chuyện ngụ ngôn của người xưa mang lại cho người đọc những bài học quý giá trong cuộc sống. Trong việc xem xét một sự vật hoặc sự việc, ta cần kết hợp cả những giác quan khác nhau như thính giác, thị giác… Nhưng nếu không có điều kiện sử dụng đầy đủ các giác quan, thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy một phần nhỏ để đại diện cho toàn bộ. Đặc biệt, không nên quá chủ quan khi xem xét, đánh giá một sự vật hay sự việc, mà cần phải lắng nghe ý kiến của người khác, kết hợp với phân tích, đánh giá và tổng hợp của bản thân.

4. Phân tích, đánh giá một tác phẩm kịch mẫu 4

Các loại hình nghệ thuật truyền thống luôn mang sức hút rất riêng đối với nhiều thế hệ. Có thể kể đến chèo, tuồng, hát xẩm,... Chúng là phương tiện hiệu quả để đưa con người đến gần hơn với văn học. Rất nhiều bài học đạo đức giá trị cũng từ đó được truyền tải một cách sống động và hiệu quả hơn. Một trong số những vở chèo nổi tiếng nhất phải kể đến là "Thị Mầu lên chùa" (trích "Quan Âm Thị Kính"). Kịch bản chèo kinh điển này đã đem đến cho người đọc cái nhìn, sự đánh giá về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Đầu tiên, có thể thấy tác phẩm đã hướng đến đề cao sự trong sạch, chuẩn mực của người phụ nữ, đồng thời phê phán thói lẳng lơ, phóng túng, đi ngược lại những giá trị đạo đức tốt đẹp xã hội đề ra. Có thể thấy rất rõ tư tưởng đó qua hình tượng hai nhân vật Kính Tâm và Thị Mầu.

Thị Mầu vốn là con gái phú ông - một xuất thân có thể gọi là cao quý thời đó. Thế nhưng, nàng ta lại đại diện cho sự nổi loạn, đi ngược với giá trị đạo đức tốt đẹp mà xã hội đề ra. Ở nơi đình, chùa thiêng liêng, Mầu vẫn buông được lời chọc ghẹo, ve vãn, tán tỉnh chú tiểu. Thậm chí, thị còn xông ra nắm tay để bộc lộ tình cảm với Kính Tâm, khiến Kính Tâm phải chạy. Ta cũng dễ nhận ra được quan niệm tình yêu rất "lệch chuẩn", phóng khoáng của Mầu qua câu hát trêu ghẹo: "Thầy như táo rụng sân đình/Em như gái rở, đi rình của chùa", "Ấy mấy thầy tiểu ơi!/Song đứng trước cửa chùa/...Trúc xinh trúc mọc sân đình/Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!". Những chi tiết ấy đã vẽ nên một hình tượng nhân vật nữ mới lạ, nổi loạn trong xã hội phong kiến khắt khe lúc bấy giờ.

Trái lại, Kính Tâm vốn là con gái của một nông dân nghèo, được giả vào gia đình khá giả. Tuy nhiên biến cố xảy ra khiến nàng Thị Kính phải giả trai, xin vào chùa tu hành. Với vẻ đẹp thanh tú, điềm đạm, "đẹp như sao băng", nàng đã thu hút được sự chú ý của con gái phú ông. Trước những lời ong bướm cùng hành động sỗ sàng của Thị Mầu, Kính Tâm vẫn một mực giữ phép tắc. Lời nói của nàng chuẩn chỉnh, hành động thì đường hoàng, ngay thẳng. Tất cả đã tạo nên hình tượng một con người nề nếp, gia giáo, đại diện cho những người phụ nữ đức hạnh.

Qua sự đối lập trong tính cách, hành động đó, ta thấy được rõ ràng thái độ khen - chê mà tác giả hướng tới nhân vật. Sự trái ngược trong cái nhìn về đào thương và đào lẳng cũng góp phần đẩy câu chuyện phía sau lên cao trào. Thị Mầu chính là đại diện cho người phụ nữ nổi loạn còn Thị Kính đại diện cho người phụ nữ đức hạnh, thanh cao. Càng phê phán, chê trách Thị Mầu bao nhiêu, ta lại càng thêm đồng cảm và trân quý Kính Tâm bấy nhiêu.

Tác phẩm thành công không chỉ về nội dung chủ đề mà còn về cả mặt nghệ thuật. Với những kịch bản chèo, nhân vật chủ yếu sẽ được khắc họa qua lời thoại và hành động. Ở đoạn trích "Thị Mầu lên chùa", ta thấy chủ yếu là lời thoại của Thị Mầu. Nó thể hiện sự sỗ sàng, không kiêng nể của người phụ nữ phóng túng, lẳng lơ. Trong khi lời của Kính Tâm xuất hiện rất ít, thưa thớt, mang đến cảm giác điềm tĩnh, mực thước, thậm chí có chút né tránh. Cùng với tiếng đế được chèn xen kẽ, người đọc dễ dàng cảm nhận rõ hơn về những điều phải - trái, đúng - sai đang diễn ra. Tác phẩm đã sử dụng chất liệu ca dao thân thuộc, kết hợp cùng những biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ. Nhờ đó, nó lại càng dễ dàng đi vào trong trí nhớ của người đọc.

Với những yếu tố nghệ thuật đặc sắc như vậy, đoạn trích đã làm nổi bật lên mâu thuẫn hay chính là sự khác biệt giữa hai nhân vật nữ. Cái nhìn, sự đánh giá của tác giả cũng như của chính người đọc được thể hiện hết sức rõ ràng qua rất nhiều tiếng đế. Nhờ vậy mà tác phẩm kịch trở nên thu hút, gây tò mò hơn cho độc giả ở mọi thế hệ. Và đến khi vở chèo được diễn xướng, đưa lên sân khấu, nó sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn đối với người xem. Tất cả đã góp phần giúp nâng cao giá trị tác phẩm, làm giàu và làm đẹp cho kho tàng nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Đoạn trích "Thị Mầu lên chùa" tuy chỉ là một phần của tác phẩm gốc "Quan Âm Thị Kính" nhưng đã thể hiện rất rõ quan điểm, thái độ của dân gian về người phụ nữ. Ngày nay, xã hội đã phát triển và hội nhập với thế giới. Quan niệm về tình yêu của con người cũng đã thay đổi, không còn quá khắt khe như trong thời phong kiến. Tuy vậy ta vẫn cần giữ cho bản thân những đức tính tốt đẹp, nghiêm chỉnh, chuẩn mực của người phụ nữ phương Đông. Ta có thể thoải mái thể hiện mình, bày tỏ tình yêu, sự thích thú, chỉ cần nó không đi ngược lại các quy chuẩn đạo đức chung mà cộng đồng đề ra.

5. Phân tích, đánh giá một tác phẩm kịch mẫu 5

Những truyện ngắn của Nguyễn Dữ mang đậm những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống con người. Các sáng tác của ông đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, không chỉ về nội dung mà còn về mặt nghệ thuật. Một ví dụ điển hình trong tập truyền kỳ mạn lục của ông là tác phẩm “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên”. Có thể nói đây là một truyện xuất sắc.

Ban đầu, tác phẩm nổi bật về mặt nội dung. “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” đã xây dựng lên những nhân vật tượng trưng cho các loại người tồn tại trong xã hội thực tế của con người.

Đầu tiên là Ngô Tử Văn, một nho sĩ tôn vinh cái thiện và đối diện với cái ác. Chàng là biểu tượng của nhân loại, của con người luôn thèm khát chiến đấu vì cái thiện, vì cái chính, vì sự công lý và sự thật trong cuộc sống. Dù biết rõ rằng việc đốt đền có thể đánh mất mạng sống, chàng vẫn không chùn bước. Ngô Tử Văn thể hiện lòng kiên định và tinh thần hi sinh cho lẽ đúng, cho chân lý. Không chỉ thế, chàng còn đại diện cho hình mẫu anh hùng, sẵn sàng hi sinh vì mục tiêu lớn lao trong cuộc đời. Đời người ai cũng sẽ qua thế, nhưng để lại tiếng vang vĩnh hằng.

Tiếp theo là họ Lôi và đám quan tham ăn hối lộ, là biểu tượng của sự xấu xa và tham lam trong xã hội. Chúng không chỉ cướp bóc, mà còn cả ganh đua để cùng nhau làm lớn mưu đồ ác của chúng. Điều này khiến người có công với đất nước không thể đối đầu. Ông lão kia chỉ một mình, còn chúng thì quá đông đảo. Ông cảm nhận sự vô vọng, chỉ biết chờ thời cơ. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng tương tự, cái ác thường to lớn. Để sống một cuộc sống tốt lành, chúng ta phải đấu tranh, phải can đảm.

Truyện không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn thể hiện sự độc đáo trong nghệ thuật. Yếu tố kỳ ảo được thể hiện rõ nét, là điểm đặc sắc trong câu chuyện này. Ngô Tử Văn, một người sống thực tế, lại có thể đối mặt với hồn ma của kẻ địch, hay sống lại sau khi đã mất hơn hai ngày. Tác giả sử dụng nghệ thuật kỳ ảo để tăng thêm sự huyền bí, mang tính thần thoại vào câu chuyện. Đồng thời, tác phẩm cho thấy vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tinh thần của người Việt xưa.

Như vậy, có thể khẳng định rằng “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Nguyễn Dữ đã thừa hưởng nét kỳ ảo của truyền thuyết dân gian để tạo nên tác phẩm riêng của mình. Điều này càng làm cho tác phẩm truyền đạt nội dung một cách hiệu quả đến người đọc.

6. Phân tích, đánh giá một tác phẩm kịch mẫu 6

Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ đề tài, nội dung đến hình thức nghệ thuật thể hiện.

Cái hay trong đề tài của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say đắm và tìm cách hãm hại tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề cấm, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, vẫn có một Thị Mầu dám khát khao và bộc lộ tình cảm của mình ra bên ngoài. Thị Mầu đã là một sự đặc sắc, sự khác biệt với Thị Kính. Cái độc đáo khác ở đây là, Thị Mầu đã đi yêu tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, éo le. Nhưng dẫu trớ trêu như thế nào thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui tươi, đặc sắc so với các trích đoạn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như cách để cởi trói những người đàn bà trong xã hội cũ, khỏi các ràng buộc của vòng nô lệ, đã được thể hiện thông qua nhân vật Thị Mầu.

Nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn chèo được thể hiện rõ ràng nhất chính là ở sự thể hiện. Nói một cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về cốt truyện của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điều đáng tiếc. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Đó là những câu thơ, điệu hò mà có thể lồng ghép, chèn vào được thơ cổ, mang nặng tâm tình người Việt.

Cái hay là của chèo cũng khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có thêm nhạc đệm. Tiếng gọi này là sự đồng cảm của khán giả, là một sự cộng hưởng, thuộc tác giả. Giới hạn của nghệ sĩ và khán giả ở Việt Nam bị bó hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà chủ yếu là tác động từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tác với vở kịch ấy. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

Có thể thấy, những nét độc đáo trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ ràng qua trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự độc đáo ấy đến từ đề tài trữ tình có phần trái ngược (một cô gái đang tán tỉnh chú tiểu), và từ sự thể hiện của loại hình chèo. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hoá văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát cũng có sức hút riêng biệt, không chỉ bởi đó là nét riêng, mà còn bởi giá trị nghệ thuật của nó.

7. Phân tích, đánh giá một tác phẩm kịch mẫu 7

Chèo là một trong những hình thức nghệ thuật truyền thống vô cùng nổi tiếng của dân gian Việt Nam ta. Sự sâu sắc mà không kém phần giản dị của nó đã mang đến cho người đọc, người nghe vô số bài học sâu sắc. Trong số đó, em rất ấn tượng với kịch bản chèo "Huyện Trìa xử án". Tác phẩm đã bày tỏ rõ ràng thái độ phê phán với những tên tham quan trong xã hội phong kiến xưa.

Trước hết, phải xét đến những nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhân vật. Nếu nói về lí do trực tiếp của vụ kiện cáo thì đó là do Thị Hến mua tài sản mà Ốc và Ngao trộm cắp được từ nhà phú hộ Trùm Sò. Vợ chồng Trùm Sò biết được, có cả tang chứng vật chứng nên đã kiện cáo lên quan trên, mong đòi lại được công bằng. Tuy vậy, ẩn đằng sau vụ xét xử xằng bậy kia là sự mâu thuẫn trong chính những người thực thi công lí. Huyện Trìa là quan tri huyện - một người quyền cao chức trọng với sự đầy đủ, dư dả về tiền tài, của cải. Thế nhưng lão lại có đời sống gia đình không hạnh phúc với mụ vợ nóng nảy, hay ghen tuông. Hay cả ngay trong chính mối quan hệ của lão với thân tín Đề Hầu cũng là sự "bằng mặt không bằng lòng".

Đến với diễn biến của cuộc xét xử, khi Đề Hầu bẩm báo về vụ việc, Huyện Trìa đã nhận xét Đề Hầu là tên hay nói xằng nói bậy: "Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy". Hắn miêu tả Đề Hầu với ý châm biếm, chê bai: "Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ/Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét". Chi tiết này khiến cho mối quan hệ tôi - tớ bất ổn được bộc lộ ra một cách vô cùng rõ ràng.

Đến khi nghe lời Thị Hến kêu oan và thấy cách xử án của Huyện Trìa, độc giả lại càng thấy rõ hơn sự thối nát của bộ máy quan lại cũng như những bất công mà nhân dân phải chịu đựng. Thị Hến vốn là kẻ có tội nhưng trước mặt quan thì lại đi kêu oan. Dù tang chứng vật chứng rành rành nhưng mụ vẫn ăn không nói có, thậm chí còn lấy hoàn cảnh của bản thân ra để lấy sự thương hại. Khi biết quan có ý với mình, mụ ta lợi dụng luôn điều đó, hùa theo thói đê tiện của Huyện Trìa để trục lợi cho bản thân. Nhưng một người thực thi công lí như quan tri huyện mới là kẻ thực sự vô lại. Thấy Thị Hến góa chồng, hắn lập tức nổi thói trăng hoa. Miệng hắn thì bảo sẽ "xử phân thuận lí" nhưng thực chất lại đưa ra phán quyết xằng bậy. Thấy Thị Hến đồng thuận với mình, Huyện Trìa lập tức đổi trắng thay đen, buộc tội vợ chồng Trùm Sò "Ỷ phú gia hống hách/Hiếp quả phụ thân cô". Từ đó, kẻ có tội thì thoát, người kêu oan đành chịu. Đến thân tín của hắn là Đề Hầu cũng nhận thấy cách xử án này là vô lí: "Mụ đà nên tệ/Ông Huyện cũng xằng" nhưng ngoài mặt thì vẫn xu nịnh, đồng tình, định bụng về mách với mụ huyện. Tất cả đã vẽ ra bức tranh chân thực và trần trụi nhất về một xã hội phong kiến ngập tràn bất công với những tên tham quan ô lại.

Tác phẩm cũng thể hiện sự xót thương, đồng cảm với vô số con người thấp cổ bé họng khi xưa, được đại diện bởi vợ chồng Trùm Sò. Kết thúc phiên xét xử, Thị Hến thắng kiện. Vợ chồng Trùm Sò không chỉ không lấy lại được của mà còn bị vu oan, giáng tội, phải ngậm ngùi chấp nhận phán quyết bất công: "Trời cao kêu chẳng thấu/Quan lớn dạy phải vâng/Cúi đầu tạ dưới sân/Xin lui về bổn quán". Sự bất lực, nhịn nhục của họ được thể hiện vô cùng rõ ràng, khiến người đọc càng xót xa hơn cho những con người nhỏ bé, "thân cô thế cô" trong một xã hội đầy rẫy bất công.

Thành công về nội dung của tác phẩm còn đến từ nghệ thuật xây dựng cốt truyện chặt chẽ và đầy ý nghĩa. Các nhân vật được khắc họa chủ yếu qua lời nói và hành động, giúp người đọc tự cảm nhận và đánh giá được về tính cách, con người của họ. Bức chân dung những tên tham quan ô lại hiện lên càng chi tiết, rõ ràng, mang đến cái nhìn rõ nét hơn cho người đọc. Ở đây, ta dễ dàng thấy được nghệ thuật châm biếm sâu cay: một ông tri huyện quyền cao chức trọng nhưng lại hèn nhát, sợ vợ; người thực thi công lí nhưng không làm theo luật, chỉ luận tội bằng cảm tính; tình huống xử án tréo ngoe; kết quả xét xử bất công;... Vị thế đối lập của những tên quan lại, người đàn bà góa bụa tâm cơ gian xảo với hai vợ chồng Trùm Sò không quyền không thế cũng được khắc họa rõ nét qua những lời thưa gửi, phán xử. Nhờ đó, sự mục rỗng của xã hội phong kiến hiện lên hết sức chân thực. Không chỉ có vậy, ngôn ngữ giản dị, gần gũi cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của tác phẩm. Một câu chuyện hay với cách truyền đạt uyển chuyển, dân dã rất dễ dàng đi sâu vào lòng độc giả. Nó khơi gợi sự đồng cảm mạnh mẽ, đồng thời khiến cho trải nghiệm đọc của ta thêm mới mẻ, ý nghĩa hơn.

Với những đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật, "Huyện Trìa xử án" đã thành công mang lại cái nhìn chân thực nhất cho người đọc về thực trạng của xã hội phong kiến xưa. Ngày nay, trong xu hướng hội nhập với nhiều văn hóa mới từ nước ngoài, những loại hình nghệ thuật dân gian vẫn giữ nguyên được vị thế của mình. Bằng vô số bài học đạo đức quý giá, chèo đã và đang được bảo tồn, phát triển để phù hợp hơn với xu thế chung, đem lại giá trị tốt đẹp cho con người.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10 CTST

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng