Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời

Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu là văn mẫu 10 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

I. Dàn ý phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời

a. Mở đoạn

- Giới thiệu chi tiết kì ảo.

b. Thân đoạn

* Chi tiết kì ảo:

- Thần Trụ trời dùng đầu đội trời rồi đào đất đắp thành cột to chống trời và phá cột, ném đất đá đi khắp nơi.

* Ý nghĩa chi tiết kì ảo:

- Giải thích cho việc phân chia trời đất, sự hình thành các bề mặt địa hình và di tích Cột Chống trời ở Hải Dương.

c. Kết đoạn

Khẳng định ý nghĩa của chi tiết kì ảo.

II. Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời

1. Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời mẫu 1

Truyện "Thần Trụ Trời" nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi chi tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném vung đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

2. Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời mẫu 2

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam ta vốn phong phú, đồ sộ và mang những giá trị nhân văn sâu sắc. Trong đó, truyện "Thần Trụ Trời" nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, đồng thời đưa ra lời giải thích hợp lý về sự hình thành của trời đất, vạn vật. Đặc biệt gây ấn tượng trong truyện là các chi tiết kì ảo, tạo sự liên tưởng lý thú. Nổi bật trong đó là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném vùng đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, gây ấn tượng với các độc giả, đặc biệt là độc giả nhỏ tuổi.

3. Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời mẫu 3

Trong thần thoại Trung Hoa, có một vị thần được xem là vĩ đại nhất, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế có tên là “Nữ Oa”. Truyền thuyết Trung Hoa kể lại rằng bà là vị thần sáng thế và là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng. Còn trong thần thoại Việt Nam thì khác, vị thần sáng thế nổi tiếng nhất chính là “Thần trụ trời”. Truyện “Thần trụ trời” thuộc thể loại thần thoại suy nguyên, nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, kể về nguồn gốc của thế giới. Thần trụ trời có cốt truyện đơn giản, dễ hiểu nhưng không kém phần thú vị và độc đáo bởi truyện được xây dựng nên từ những chi tiết kì ảo. Và chi tiết kì ảo nhất không thể không nhắc đến là chi tiết Thần Trụ Trời đã dùng đầu đội trời và tay đào đất, đắp thành cột to cao để chống trời, từ đó đất trời mới phân đôi. Khi trời cao và cứng, thần phá tan cột đó đi ném đất đá khắp nơi tạo thành núi và đảo, biển thì được hình thành do chỗ đất lõm thần lấy để đắp cột.

Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất là “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”, chưa có bất kể thứ gì hay con người, con vật. Thần trụ trời có thân hình vô cùng khổng lồ, chân dài “không kể xiết”. Nhưng rồi ta lại thấy được vị thần với sắc vóc và sức mạnh khổng lồ đó làm công việc thật bình dị, nhưng cũng thật phi thường đó là “Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.” Việc làm này của thần bình dị vì nó như việc làm của những người lao động thực thụ là “đào đất, khuân đá”, đắp cột và thần “một mình hì hục đào, đắp”, nhưng nó lại phi thường bởi Thần Trụ Trời không phải đào đất, khuân đá để xây một ngôi nhà hay trồng một cái cây, mà thần đang đắp cột để “chống trời”. Đây là công việc mà không một con người bình thường nào có thể làm được, ngoài vị “Thần Trụ Trời” khổng lồ. Cây cột mà “Thần Trụ Trời” đắp “đẩy vòm trời lên tận mây xanh” và rồi từ đó trời đất mới được phân đôi. Sau khi trời khô cứng, cây cột được thần phá tan đi, ném đất đá khắp nơi tạo thành núi đồi và đảo, còn những chỗ lõm do thần lấy đất đắp cột đã trở thành biển. Để có thể tạo thành núi đồi, đảo và biển mênh mông như vậy chứng tỏ cây cột trụ trời đó phải to lớn khủng khiếp, chỉ có trong trí tưởng tượng. Chính nhờ những chi tiết kì ảo như vậy mà người Việt xưa đã lý giải được cho việc hình thành đất trời, đồi núi và biển đảo. Truyện Thần Trụ Trời còn mang đậm tính dân tộc bởi truyện còn đề cập đến vết tích hiện nay còn có cột trụ trời nằm “ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.” Chi tiết này để khẳng định Truyện Thần Trụ Trời là của dân tộc Việt Nam tạo ra, trên chính lãnh thổ của mình.

Truyện Thần Trụ Trời với chi tiết kì ảo kể lại việc Thần Trụ Trời sáng thế đã mang chúng ta đến với thế giới thần thoại đầy ngạc nhiên và lí thú. Chi tiết kì ảo này khiến cho truyện “Thần Trụ Trời” trở nên đặc sắc hơn, cũng như thể hiện tính sáng tạo và trí tượng tượng phong phú của người Việt Cổ khi xưa. Chính những câu truyện thần thoại với các yếu tố kì ảo như truyện “Thần Trụ Trời” đã góp phần tạo nên nền văn học dân gian Việt Nam thuở sơ khai.

4. Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời mẫu 4

Truyện “Thần Trụ Trời” là một trong những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam, nằm trong kho tàng văn hóa đặc biệt thuộc nhóm thần thoại suy nguyên. Được truyền bá từ đời này sang đời khác, câu chuyện này kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, mang đến cho người đọc một thế giới kỳ bí và huyền ảo. Truyện “Thần Trụ Trời” không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi những chi tiết kì ảo tuyệt vời. Một điểm nổi bật khác là mô tả chi tiết về thần Trụ Trời. Thần này được miêu tả đội trời trên đầu và sử dụng tay để đào đất và đắp thành một cột lớn, vừa cao vừa to, nhằm chống lại sức nặng của trời. Quá trình hình thành và phá cột này đã tạo ra một loạt các bề mặt địa hình đa dạng trên trái đất, bao gồm sông, hồ, núi, cao nguyên, và cả di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Những cảnh quan này làm cho câu chuyện trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian. Ngoài ra, truyện còn mang đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về sự khởi nguồn của vũ trụ và sự đa dạng của muôn loài. Nhờ những tưởng tượng độc đáo và phong phú, người đọc có thể hiểu rõ hơn về quy luật tồn tại và sự tương tác giữa các yếu tố trong vũ trụ. Truyện cũng mang đến cho chúng ta cái nhìn tổng quan về địa hình và di tích lịch sử của vùng Hải Dương, làm cho chúng ta cảm nhận được sự phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam. Với những điểm nhấn và ý nghĩa này, truyện “Thần Trụ Trời” là một tác phẩm văn học dân gian đáng để khám phá và truyền đạt cho thế hệ sau.

5. Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời mẫu 5

Trong thế giới thần thoại Việt Nam, thần Trụ Trời được xem như người sáng lập vũ trụ. Lúc đầu, thế giới chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và chưa có sự phân chia rõ ràng giữa trời và đất. Thần Trụ Trời xuất hiện để đưa ra sự tổ chức và tạo ra sự rõ ràng trong vũ trụ. Truyện kể rằng, Thần Trụ Trời không chỉ đứng nhìn, mà ông ta đã tự tay thực hiện công việc tạo dựng. Ông đào đất, khiêng đá và xây dựng thành cột để chống trời. Hành động này không chỉ tạo ra sự ổn định cho trời mà còn phân chia rõ ràng giữa trời và đất. Thần Trụ Trời thể hiện tình yêu quê hương và sự tự lập, đồng thời khắc họa tinh thần sáng tạo và kiên trì.

Hành động của Thần Trụ Trời không chỉ giới hạn ở việc tạo cột để chống trời, mà còn bao gồm việc phân chia trời và đất. Sự tách biệt này không chỉ làm cho thế giới trở nên rõ ràng và có tổ chức mà còn làm nảy sinh ra nhiều hiện tượng thiên nhiên, từ đó giải thích được sự đa dạng và phong phú của môi trường tự nhiên. Thần Trụ Trời và câu chuyện sáng lập vũ trụ không chỉ là một truyền thuyết đơn thuần mà còn là cách để người Việt cổ giải thích và hiểu rõ về nguồn gốc của các hiện tượng thiên nhiên. Câu chuyện giúp giải đáp những câu hỏi về vì sao có trời, có đất, và vì sao mặt đất lại có sự đa dạng như hiện nay.

Thần Trụ Trời trong truyền thuyết không chỉ là nhân vật sáng tạo mà còn là biểu tượng của tâm huyết và tình yêu quê hương. Hành động của ông ta thể hiện lòng nhân ái và trách nhiệm với vũ trụ và loài người. Tóm lại, thần Trụ Trời là nhân vật trung tâm trong thần thoại Việt Nam, đánh dấu sự sáng lập và tổ chức vũ trụ. Câu chuyện này không chỉ giúp giải thích nguồn gốc của thế giới mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa và tâm huyết của người Việt cổ.

-----------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 Chân trời sáng tạo, Tiếng Anh lớp 10...

Đánh giá bài viết
3 7.209
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10 CTST

    Xem thêm