Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

1. Dàn ý phân tích đánh giá truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về sự việc, nhân vật.

2. Thân bài

- Tóm tắt diễn biến:

+ Vua Hùng tổ chức kén rể

+ Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến tham dự

+ Vua Hùng đưa ra lễ vật thách cưới, ai mang lễ vật đến trước sẽ được gả Mị Nương.

+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ kéo quân chặn đánh Thủy Tinh.

+ Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng và cuối cùng Sơn Tinh là người chiến thắng.

+ Mỗi năm Thủy Tinh lại kéo quân giao chiến với Sơn Tinh.

– Ý nghĩa câu chuyện:

+ Giải thích cho hiện tượng bão lũ hàng năm của nước ta

+ Thể hiện sự tự hào trước thành tựu trị thủy của nhân dân

+ Khát khao đánh thắng được thiên tai bão lũ của người dân Việt xưa

- Nội dung, ý nghĩa truyền thuyết:

+ Viết theo kiểu thần thoại, có các yếu tố kì ảo

+ Bài học sâu sắc về công cuộc trị thủy, về sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ta.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và sự đặc sắc của các nét nghệ thuật

- Tác động của truyện đối với bản thân và người đọc.

2. Phân tích đánh giá truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mẫu 1

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm qua.

Đầu tiên, truyền thuyết này như muốn nói về hiện tượng thiên tai, bão lũ hàng năm cũng như lòng quyết tâm chống lại thiên tai của nhân dân ta. Sơn Tinh Thuỷ Tinh kể về đời vua Hùng thứ 18. Kể rằng vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp, lại nết na, hiền dịu có tên là Mị Nương. . Nay nàng đến tuổi thành thân, nên vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số đó có hai chàng trai kiệt xuất là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Một người là ''chúa vùng non cao''. Một người là ''vua vùng nước thẳm''. Vì đưa được sính lễ tới trước là ''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'' nên Sơn tinh đã cưới được Mị Nương về làm vợ. Tức tối, ghen ghét vì thua cuộc , Thủy Tinh đã hô mưa gọi gió, tạo ra lũ lụt để đánh bại Sơn Tinh.Thủy Tinh dâng nước thì Sơn Tinh dời núi non. Thủy Tinh đại diện cho thiên nhiên giông bão, lũ lụt; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, sự mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận.

Tiếp đó, tác giả dân gian đã lựa chọn được hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả được hình ảnh thiên tai bão lũ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước thiên tai. Đây là câu chuyện được viết theo kiểu thần thoại Việt Nam nên có thể thấy được truyện chưa nhiều yếu tố kỳ ảo để nói về những hiện tượng thiên nhiên. Từ tình huống vua Hùng kén rể , ta có thể tháy đươc là núi non, nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu . Vua Hùng đặt ra sính lễ là''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao''. Những lễ vật này có thể thấy được là dễ dàng tìm ở vùng núi rừng chứ không phải biển cả. Sơn tinh đã có một lợi thế rõ ràng trước Thủy TInh. Sau đó, một loạt những chi tiết kỳ ảo như ''Thủy tinh hô mưa, gọi gió.'', ''Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu.'' như vẽ nên bức tranh thiên tai ngày xưa. Lũ lụt càng lên cao, dân ta càng gắng sức chiến đấu, chống lại thiên tai. Cùng với đó là hình ảnh người dân Văn Lang cùng Sơn Tinh chống lại cuộc tấn công của Thủy tinh càng tô đậm vẻ kiên cường của nhân dân Việt Nam trước bão lũ.

Câu chuyện Sơn Tinh , Thủy Tinh được khắc họa qua các chi tiết kỳ ảo, sinh động về hai vị thần rất thành công trong việc đưa người đọc đến với hình ảnh của người dân thời xưa đối mặt với sự tức giận từ thiên nhiên như thế nào. Truyện gắn mãi với bao thế hệ, luôn nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết của nhân dân trước mọi khó khăn, thử thách.

3. Phân tích đánh giá truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mẫu 2

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm có giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử sâu sắc, đó là những truyền thuyết, những câu chuyện cổ những câu ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác như một thứ tài sản tinh thần vô giá. Những truyền thuyết ấy đã phản ánh một cách khách quan và khái quát về vẻ đẹp cuộc sống sinh hoạt cùng những giá trị tinh thần sâu sắc, tích cực, về ước muốn những ước muốn và niềm tin cao đẹp của con người muôn đời nay. Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết có xuất xứ lâu đời nhất, gắn liền với tuổi thơ của nhiều độc giả thông qua lời kể của bà của mẹ. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm.

Bối cảnh của truyền thuyết là vào thời Hùng Vương thứ 18, ông chỉ có một cô con gái là công chúa Mị Nương. Vì tình cảm yêu thương con gái và nỗi lòng của cha mẹ nên vua Hùng muốn chọn cho con người chồng tốt nhất thiên hạ. Chính vì thế mới có cuộc kén rể, đọ tài đọ sức giữa hai chàng trai có xuất thân và sức mạnh phi thường. Người thứ nhất là thần núi Tản Viên, thường gọi là Sơn Tinh với khả năng "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Còn chàng trai còn lại cũng chẳng kém cạnh, bởi chàng xuất thân là chúa vùng nước thẳm "gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về". Xét tổng thể, cả hai chàng trai đều làm vừa lòng vua Hùng, khiến ông rất khó chọn lựa, chính vì thế mới có chuyện thách cưới của vua Hùng.

Lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra cũng chẳng phải là những thứ tầm thường dễ kiếm, nào là "một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao". Tuy nói là lễ vật đưa ra công bằng cho cả hai chàng trai, nhưng nếu xét thật kỹ thì thật ra vua Hùng dường như có ý thiên vị cho Sơn Tinh hơn cả. Nói vậy bởi những sính lễ mà vua Hùng đưa ra, phần lớn đều chỉ có ở trên cạn, mà Sơn Tinh lại là thần núi, tìm kiếm những vật ấy thì có khó gì, ngược lại Thủy Tinh là thần nước thẳm, quanh năm chẳng mấy khi lên cạn thì làm sao chỉ trong vòng một đêm mà tìm thấy sính lễ. Hơn thế nữa, vua Hùng vốn cai trị cả một nước, nhưng thường xuyên quanh năm phải đau đầu vì chuyện thiên tai bão lũ, mưa gió bão bùng, thế nên sâu trong nội tâm hẳn ông cũng không mấy hài lòng với người tên Thủy Tinh chăng?

Cuối cùng, Sơn Tinh lấy được công chúa Mị Nương dường như đã là chuyện chắc chắn. Tuy nhiên, việc đến sau và không lấy được công chúa đã gây nên sự phẫn nộ trong lòng Thủy Tinh, bởi thứ nhất là sự ghen tức với Thủy Tinh, thứ hai là vì phần sính lễ gây khó dễ kia. Chính vì vậy, Thủy Tinh đã đuổi theo đánh Sơn Tinh nhằm cướp lại công chúa Mị Nương. Thủy Tinh "hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn", "nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước". Khả năng thần thông của Thủy Tinh đã đem đến một đợt thiên tai ngập lụt khủng khiếp, vốn là nỗi sợ ngàn đời của nhân dân ta. Tuy hiểm họa khôn lường như thế nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng, chàng "bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ", "Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Vì ngang tài ngang sức, nên cả hai đánh nhau ròng rã mấy tháng trời mà vẫn bất phân thắng bại, tuy nhiên theo lẽ thường, kẻ gây hấn trước mà mãi không thắng được, thường rất nhanh nản chí, đuối sức. Thủy Tinh dần dà mệt mỏi đành rút quân, Sơn Tinh giành chiến thắng vẻ vàng bởi ý chí kiên cường chống lại cái ác, cái phi lý. Nhưng với lòng thù hận sâu sắc vì thua cuộc, vì không có được Mị Nương vẫn khiến Thủy Tinh ghi thù, nên năm nào cũng gây ra bão lũ làm khổ nhân dân suốt mấy tháng trời, tuy nhiên cũng chưa bao giờ Thủy Tinh thắng được Sơn Tinh mà năm nào cũng phải ngậm ngùi rút quân về. Đây được cho là sự giải cho việc thiên tai bão lũ cứ liên tục xuất hiện hàng năm, rồi lại thoái lui là vậy.

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc, xây dựng cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn, có nhiều yếu tố kỳ ảo. Nhân vật được thần thánh hóa, có sức mạnh phi thường, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ tượng trưng cho hai thế lực là sức mạnh của con và sức mạnh của thiên nhiên. Kết thúc truyện hợp lý, giải thích được lý do cho những đợt thiên tai hằng năm trên đất nước ta. Đồng thời cũng thể hiện một niềm tin, niềm khao khát chế ngự và chiến thắng thiên nhiên của ông cha ta từ xưa đến nay.

4. Phân tích đánh giá truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mẫu 3

Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện Cây khế. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian nước ta.

Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồi côi cha mẹ từ nhỏ sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có một cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác mọi việc đều đổ lên đều vợ chồng người em. Thâm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia tài sản gia tài, chiếm hết của cải đẩy vợ chồng người em ra túp lều nát với cây khế của che mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng chăm bẵm cho cây khế ra quả. Chim quý đến ăn và đã trả công vợ chông em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh trai và người anh đã tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn nhưng vì tính tham lam vô độ nên người anh đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.

Yếu tốt nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện được chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này mà bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng người em trai. Nhờ chim quý mà hai vợ chồng người em được đền đáp xứng đáng. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật có chức năng thế lực siêu nhiên thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam. Nét đặc sắc xây dựng nhân vật cũng khá nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật người em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh chịu nhiều thiệt thòi. Hai tuyến nhân vật này khá quen thuộc với kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.

Nét đặc sắc cuối cùng là sự khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Thông qua những lời thoại ngôn ngữ hành động mà chúng ta có thể thấy phần nào nét riêng biệt trong văn của tác giải và hiểu phần nào tính cách của nhân vật. Về nghệ thuật tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ và hành động để nhân vật bộ lộ rõ được cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.

Câu chuyện là bài học đắt giá và cảnh tỉnh cho những người tham lam không coi trọng gia đình tình cảm anh chị em sớm hay muộn cũng sẽ nhận được kết cục không may mắn

5. Phân tích đánh giá truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mẫu 4

Trong kho tàng dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện truyền thuyết, những câu chuyện cổ tích hay là những câu ca dao thấm đượm chất trữ tình ... Tất cả đều chứa chan những nội dung, ý nghĩa nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc. Trong đó, ta không thể không kể đến “Sơn Tinh Thủy Tinh” – một câu chuyện gần gũi với tất cả mọi người dân Việt Nam. “Sơn Tinh Thủy Tinh” cũng là một câu chuyện có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Trước hết, “Sơn Tinh Thủy Tinh” đã giúp người đọc khám phá ra được tình yêu mà Sơn Tinh, Thủy Tinh dành cho Mị Nương, đồng thời cũng cho chúng ta thấy được sức mạnh cũng như tài năng xuất chúng hơn người của hai vị thần này. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy được Mị Nương và sẵn sàng chấp nhận điều kiện thách cưới đầy khó khăn của vua Hùng. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh không ngần ngại, không quản gian lao mà tìm bằng đủ số vật lễ cưới do vua Hùng ban ra, toàn là những của hiếm trên trời dưới bể: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... Rồi sau khi Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì nhanh chân hơn thì Thủy Tinh đã đuổi theo để cướp lại công chúa. Cuộc chiến ngang sức ngang đã phần nào thể hiện được sức mạnh và bản lĩnh của hai vị thần. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều giỏi, kẻ tám lạng, người nửa cân. Người cho nước sông dâng lên cao, kẻ thì cho núi đá vươn tới tận trời xanh.

Nhưng, “Sơn Tinh Thủy Tinh” còn có ý nghĩa sâu sắc hơn như thế, bởi nó đã phản ánh được cuộc sống của nhân dân ta thời xưa khi phải chống chọi lại với những tai họa, thảm họa của thiên nhiên. Nhân dân ta từ thời xa xưa (thời của các vị vua Hùng) đã biết cách ra sức để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Họ đắp đê thật vững chắc để lũ lụt không thể ập vào đất liền, biết lên chỗ cao hơn mực nước biển để trú. Như vậy, qua trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh ta đã thấy rõ được sự thông minh và khéo léo, quả cảm của nhân dân ta từ thời xa xưa.

Như vậy, truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thực sự có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc và gợi cho chúng ta ngày nay nhiều bài học có giá trị. Phải biết chăm lo đề điều để phòng chống lại những thiên tai bão lũ bất ngờ ập đến.

6. Phân tích đánh giá truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mẫu 5

Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng một lần được nghe qua câu chuyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”. Và đối với em, sau khi nghe xong câu chuyện này, em cực kì ấn tượng với nhân vật Sơn Tinh – vị thần núi đã chiến thắng trong cuộc tuyển rể năm nào.

Chuyện kể rằng, Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái là công chúa Mị Nương xinh đẹp nên đã loan tin này khắp nơi. Ngày hôm sau, có hai chàng trai tài giỏi cùng đến cầu hôn. Đó chính là Sơn Tinh – là thần núi đến từ núi Tản Viên và người còn lại là Thủy Tinh – vốn là vị vua dưới biển cả. Do không biết nên chọn ai nên nhà vua đã đặt ra điều kiện hỏi cưới và ngày hôm sau, do Sơn Tinh mang lễ vật đến trước nên được cưới công chúa.

Thủy Tinh đến sau, đem lòng bực tức nên đã dâng nước đánh Sơn Tinh, thế nhưng dòng nước dữ không thể xuyên qua những quả núi sừng sững, thế nên Thủy Tinh đành rút lui. Nhưng mỗi năm, Thủy Tinh lại lên bờ và dâng nước đánh Sơn Tinh dù luôn gặp thất bại, để rồi sự tích về những cơn bão mà nhân dân ta phải hứng chịu hàng năm cũng từ đây mà được hình thành.

Không phải ngẫu nhiên mà em có ấn tượng đặc biệt với nhân vật Sơn Tinh. Trước hết, Sơn Tinh là một người thật lòng yêu thương Mị Nương. Chàng đã dùng hết tài nghệ và tâm trí để kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín mao làm sính lễ hỏi cưới công chúa về làm vợ. Chỉ những ai có tình yêu chân thật thì mới bỏ ra nhiều công sức như vậy!

Tiếp đến, Sơn Tinh là một vị thần tài phép và trí tuệ. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh mình, chàng đã không hề lo sợ, nao núng mà dùng phép bốc từng quả núi dựng thành bức tường thành kiên cố, ngăn dòng nước dữ làm hại đến hoa màu, thôn xóm.

Ngoài ra, em còn cảm phục Sơn Tinh ở tính tình hiền lành, đôn hậu. Mặc dù không được miêu tả trực tiếp trong truyện nhưng em cho rằng, chỉ những ai có đức tính như vậy mới xứng với công chúa Mị Nương thùy mị, nết na. Hơn nữa, Sơn Tinh đại diện cho núi – tức đại diện cho những gì hiền hòa, yên lặng nhưng cũng rất bền vững. Cách Sơn Tinh chống trả những đòn tấn công của Thủy Tinh phần nào nói lên tính cách của vị thần núi ấy.

Chàng không hề làm bị thương ai cả, cũng không trực tiếp dùng phép thuật tấn công Thủy Tinh mà chàng chỉ dời núi, tạo lá chắn bảo vệ mình và nhân dân đồng bằng. Có thế mới thấy, chàng vừa thông minh, lại rất giàu lòng nhân ái khi đặt tính mạng của nhân dân lên trên tất cả.

Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

Câu chuyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” mãi là một câu chuyện đẹp trong kho tàng văn học Việt Nam.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10 CTST

    Xem thêm