Đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật
Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật
- 1. Dàn ý Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật
- 2. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 1
- 3. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 2
- 4. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 3
- 5. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 4
- 6. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 5
- 7. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 6
- 8. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 7
- 9. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 8
- 10. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 9
- 11. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 10
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu về truyện thần thoại.
2. Thân đoạn:
- Đặc sắc truyện thần thoại:
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
3. Kết đoạn:
- Khẳng định giá trị của truyện thần thoại đó.
2. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 1
Thần thoại là một thể loại truyện của Việt Nam mang những yếu tố huyền ảo, giải thích cho những sự vật, hiện tượng chưa có lời giải. Đặc sắc trong những truyện này cũng có thể kể đến truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật, một truyện thần thoại giải thích về quá trình tạo ra các loài vật trên Trái đất. Câu chuyện kể về nguồn gốc ban đầu của các loài vật là do Ngọc Hoàng tạo nên, tuy nhiên bằng gì thì lại chưa nêu được rõ. Trong lúc vội vàng, Ngọc Hoàng chưa thể hoàn chỉnh được cơ thể các con vật nên đã cử 3 vị thiên thần xuống hoàn thiện lại để bù đắp những thiếu sót. Nghe được tin, các con vật tranh nhau đến để sử lại các bộ phận còn thiếu. Qua chi tiết này, người ta cũng giải thích được một số đặc điểm trong cách sống của các loài vật như chim, chó,... Câu chuyện là cái nhìn của những người xưa về các loài vật và lý giải những tập tính của chúng. Cuộc tu bổ lại các giống vật không dài, cốt truyện cũng không có quá nhiều những chi tiết huyền ảo mà thể hiện tinh thần thoại của nó ở các yếu tố thời gian, không gian và nguyên liệu không xác định. Nhân vật Ngọc Hoàng và 3 vị thiên thần chính là hiện thân của sức mạnh phi thường, là những người tạo ra và tu bổ lại các giống loài trên Trái đất. Tính cách của nhân vật không được đề cập tới, nhưng ta có thể thấy được nó qua những hành động của nhân vật. Sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, truyện đã cho ta thấy cái nhìn mới lạ của những người xưa về các loài vật. Cuộc tu bổ lại các giống vật đến nay vẫn được xem là một truyện thần thoại đặc sắc, là một tài liệu tốt và giúp người đọc thấy được một cách giải thích về sự hình thành muôn loài rất sáng tạo.
3. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 2
Trong hệ thống thần thoại Việt Nam, em vô cùng ấn tượng với truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật". Truyện kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố mà cơ thể của các con vật chưa được hoàn chỉnh. Để bù đắp cho những thiếu sót ấy, Ngài đã sai ba vị Thiên thần xuống núi hoàn thiện cho những con vật mang khiếm khuyết. Câu chuyện đã thể hiện cách con người thời cổ lí giải về một số đặc điểm, tập tính của loài vật. "Cuộc tu bổ lại các giống vật" có cốt truyện đơn giản, diễn biến câu chuyện được diễn ra trong không gian vũ trụ, thời gian không xác định, mang tính vĩnh hằng. Sự xuất hiện của hệ thống nhân vật Ngọc Hoàng, ba vị Thiên thần mang sức mạnh phi thường, thực hiện công việc sáng tạo, tu bổ lại các giống vật. Tính cách nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động. Với những đặc sắc nghệ thuật về nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đã cho ta thấy được cách người xưa quan sát về các hiện tượng, sự vật diễn ra xung quanh và giải thích chúng thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình.
4. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 3
Thần thoại là một thể loại truyện rất đặc sắc, có chứa nhiều yếu tố kỳ ảo và được sử dụng để giải thích về nguồn gốc của người hay việc. Trong nền văn học Việt Nam có rất nhiều thần thoại ra đời nhằm giải thích sự hình thành đất trời, con người, lúa nước,... Truyện thần thoại Cuộc tu bổ lại các giống vật lại cho người đọc thấy được nguồn gốc hình thành nên những loài vật trên trái đất ngày nay. Theo như trong truyện, ban đầu Ngọc Hoàng tạo thành các loại động vật trên trái đất, nhưng do thời gian không kịp nên chưa thể hoàn thiện được các bộ phận của chúng. Để sửa chữa sai lầm này, người cử 3 vị thiên thần xuống mặt đất để giúp các loài vật. Khung cảnh ấy được tác giả miêu tả rất sáng tạo khi sử dụng đến những vật dụng như chân nhang, chân ghế. Tuy nhiên, nhờ những chi tiết đó người đọc mới hiểu được một số tập tính hiện nay của các loài vật như “hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.” hay “các loài chim vẫn giữ thói quen chơi với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu”. Đây chính là những tập tính trong hiện thực của các loài kể trên, nhờ câu chuyện này người đọc có thể tìm hiểu được nguyên nhân của nó. Những nhân vật như Ngọc Hoàng và các vị thiên thần trong truyện thể hiện sức mạnh của mình, là cách khéo léo để những người xưa thể hiện được ước mơ chinh phục và tôn sùng những sức mạnh mạnh mẽ ấy. Truyện có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, cốt truyện đơn giản đã giúp người đọc hiểu nhanh về chủ đề và nội dung tác giả muốn truyền đạt. Cuộc tu bổ lại các giống vật giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc các loài vật và sự hình thành những tập tính của chúng.
5. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 4
Với cách lí giải nguồn gốc muôn loài một cách thú vị, “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện được nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và in trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Đặc biệt, truyện còn được coi là tác phẩm độc đáo về chủ đề và đặc sắc trong hình thức nghệ thuật.
“Cuộc tu bổ lại các giống vật” xoay quanh việc Ngọc Hoàng nặn ra vạn vật trước khi tạo nên con người. Trong quá trình hoàn thành công việc, một phần do thiếu các nguyên liệu, một phần do sự nóng vội, các con vật được hình thành nhưng chưa đầy đủ bộ phận trên cơ thể.
Chính vì vậy, để khắc phục những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ, bù đắp các bộ phận còn thiếu. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã lí giải một cách thú vị về đặc điểm, tập quán của một số loài vật thân thuộc với cuộc sống con người như vịt, chó, chim.
Quá trình Ngọc Hoàng tạo ra muôn vật diễn ra vào buổi sơ khai, khi ấy thế gian còn chưa xuất hiện loài người “trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật”. Trong khoảng không gian vũ trụ rộng lớn mà buồn tẻ đó, Ngọc Hoàng mong muốn “có một thế giới ngay trong một sớm một chiều” nên đã nặn ra vạn vật.
Tuy nhiên, vì không có đủ nguyên liệu và vội vàng muốn thế giới đông vui hơn, nhiều con vật được tạo ra nhưng chưa hoàn thiện về cơ thể. Để khắc phục thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống núi cùng các nguyên liệu để tiến hành công cuộc tu bổ.
Tuy nhiên, trong thời gian bù đắp, ba loài vật là vịt, chó và chim vì đến muộn nên ba vị Thiên thần đã tận dụng các nguyên liệu còn thừa để hoàn thiện những cái chân còn thiếu của chúng. Các vị Thiên thần “bẻ tạm chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó”, “bẻ một nắm chân hương, gắn cho chúng mỗi con một đôi làm chân”.
Nhờ tấm lòng tốt bụng của ba vị Thiên thần, vịt, chó và chim đã có đầy đủ bộ phận giống như các loài vật khác. Song, chúng lại không hoàn toàn vui vẻ khi cơ thể được hoàn thiện, mà lại hết sức lo lắng “Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được”.
Qua những chi tiết như vậy, ta thấy được các quan sát tỉ mỉ của con người thời cổ về đặc điểm, tập tính của loài vật. Họ phát hiện ra những điều lý thú gắn với đặc tính trên bộ phận mỗi loài và mong muốn nhận được lời giải đáp chính xác.
Với những lý giải thú vị, chủ đề của truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” không còn khắc họa hình ảnh đào non, lấp biển, phân chia trời đất mà trở nên gần gũi, quen thuộc khi xoay quanh các sự vật, hiện tượng gắn liền với chính đời sống hàng ngày của con người.
Đặc sắc về hình thức nghệ thuật cũng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Trước hết, truyện có cốt truyện đơn, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nội dung chính của truyện chỉ đơn giản xoay quanh các lý giải thú vị về đặc điểm, tập quán của vịt, chim, chó,… Và để cho truyện trở nên hấp dẫn và sống động hơn, các tác giả dân gian đã sử dụng sáng tạo yếu tố kì ảo, hư cấu.
Đặc biệt là trong việc khắc họa vật các vị thần Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần với sức mạnh phi thường “Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra các vật”, “ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa đầy đủ”. Yếu tố kì ảo cũng được vận dụng linh hoạt, thể hiện qua công cuộc tu bổ, bù đắp những thiếu sót bộ phận cơ thể của mỗi loài vật.
Ngoài ra, một trong những đặc sắc về nghệ thuật phải kể đến là cách xây dựng nhân vật. Trước hết, các tác giả dân gian đã khắc họa thành công hình ảnh Ngọc Hoàng – vị thần quen thuộc trong truyện thần thoại, có sức mạnh siêu nhiên và tài năng vượt trội khi tạo ra con người và thế giới muôn loài. Tiếp đến, Ngọc Hoàng cũng là vị thần có nét gần gũi với con người khi nóng vội “muốn tạo ra thế giới ngay trong một sớm một chiều”.
Qua những phân tích, đánh giá trên đây, chúng ta thấy được truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” là một truyện thần thoại có chủ đề hấp dẫn cùng các sáng tạo độc đáo về hình thức nghệ thuật. Truyện đã làm phong phú hơn nữa chủ đề lớn của thể loại thần thoại – quá trình tạo lập thế giới, muôn loài.
Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc với cách lí giải thú vị của con người thời cổ về các đặc tính, tập quán của loài vật quen thuộc với đời sống. Từ đây, chúng ta càng thêm trân trọng và hiểu biết về trí tưởng tượng và các sáng tạo của dân gian xưa.
6. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 5
Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong "Prô-mê-tê và loài người" của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với "Cuộc tu bổ lại các giống vật" của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam" là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn "có một thế giới ngay" Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu. Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Con người thời cổ đã phát hiện ra những điều lí thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" không chỉ là sự lý giải của con người về sự hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn. Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt, chó,... Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề. Ngọc Hoàng - vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi "muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều" nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.
7. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 6
Thần thoại Việt Nam là thể loại truyện kể về những điều huyền bí, giải thích những sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa giải đáp được. Trong số những câu chuyện thần thoại nổi bật, truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' mô tả về quá trình tạo ra các loài vật trên Trái đất. Người xưa kể rằng Ngọc Hoàng đã tạo nên các loài vật, nhưng vì vội vàng, ông chưa hoàn thiện cơ thể chúng. Để bù đắp, ông đã cử ba thiên thần xuống hoàn thiện, và các loài vật tranh nhau để sở hữu những bộ phận còn thiếu. Câu chuyện không chỉ là cái nhìn về các loài vật mà còn giải thích hành vi của chúng. 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' không chỉ là một câu chuyện thần thoại đặc sắc, mà còn là tài liệu giúp hiểu rõ về sự đa dạng và sáng tạo trong thế giới tự nhiên. Nhân vật Ngọc Hoàng và ba thiên thần là biểu tượng của sức mạnh phi thường, tạo ra và tu bổ lại muôn loài. Sử dụng nghệ thuật đặc sắc, truyện mang đến cái nhìn mới về quan hệ giữa con người và thiên nhiên, làm nổi bật tính huyền bí và sự sáng tạo của người Việt cổ đại.
8. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 7
Trong hệ thống thần thoại của Việt Nam, em rất ấn tượng với câu chuyện về 'Cuộc tu bổ lại các giống vật'. Truyện kể về Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố, cơ thể của chúng chưa hoàn chỉnh. Để bù đắp cho những thiếu sót đó, Ngài đã sai ba vị Thiên thần xuống núi hoàn thiện cho những con vật mang khiếm khuyết. Câu chuyện này thể hiện cách con người thời cổ giải thích về đặc điểm, tập tính của loài vật. 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' có cốt truyện đơn giản, diễn biến trong không gian vũ trụ, thời gian không xác định, mang tính vĩnh hằng. Sự xuất hiện của Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần, mang sức mạnh phi thường, thực hiện công việc sáng tạo, tu bổ cho các loài vật. Tính cách nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động. Với nghệ thuật đặc sắc về nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' đã cho thấy cách người xưa quan sát và giải thích các hiện tượng xung quanh thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình.
9. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 8
Trong thần thoại Việt Nam, tôi bị cuốn hút bởi câu chuyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật”. Nó thuật lại việc Ngọc Hoàng sáng tạo ra các loài vật, nhưng do một số nguyên nhân, cơ thể của chúng không hoàn thiện. Để khắc phục điều này, Ngọc Hoàng đã sai ba vị Thiên thần xuống núi để hoàn thiện các loài vật mang nhược điểm. Câu chuyện này thể hiện cách mà con người thời xa xưa giải thích về những đặc điểm và tính cách của các loài vật. “Cuộc tu bổ lại các giống vật” có một cốt truyện đơn giản, với diễn biến xảy ra trong một không gian vũ trụ không xác định và mang tính vĩnh cửu. Sự xuất hiện của các nhân vật quan trọng như Ngọc Hoàng và ba Thiên thần mang theo mình sức mạnh phi thường, họ thực hiện công việc sáng tạo, tu bổ lại các loài vật. Tính cách của nhân vật chính được phác họa thông qua hành động của họ. Với các yếu tố nghệ thuật sắc sảo về nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian, truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” mở ra một cửa sổ để nhìn vào cách mà người xưa quan sát các hiện tượng và sự vật xung quanh, và giải thích chúng thông qua trí tưởng tượng phong phú của họ.
10. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 9
Trong hệ thống thần thoại Việt Nam, tôi bị ấn tượng sâu bởi truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật”. Câu chuyện kể về việc Ngọc Hoàng sáng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố, cơ thể của chúng chưa được hoàn thiện. Để khắc phục những hạn chế đó, Ngọc Hoàng sai ba vị thiên thần xuống núi để hoàn thiện những con vật mang nhược điểm. Truyện này thực sự thể hiện cách con người thời cổ giải thích một số đặc điểm và tập tính của loài vật. “Cuộc tu bổ lại các giống vật” có cốt truyện đơn giản, diễn biến trong không gian vũ trụ, thời gian không xác định, mang tính vĩnh hằng. Xuất hiện của hệ thống nhân vật gồm Ngọc Hoàng và ba vị thiên thần, mang theo sức mạnh phi thường, họ thực hiện nhiệm vụ sáng tạo, tu bổ lại các loài vật. Tính cách của nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động. Với những yếu tố nghệ thuật đặc sắc về nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian, truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” cho thấy cách người xưa quan sát các hiện tượng và sự vật xung quanh, và giải thích chúng qua trí tưởng tượng phong phú của mình.
11. Đoạn văn suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 10
Thần thoại là một thể loại truyện đặc sắc, mang chứa nhiều yếu tố kỳ ảo và được sử dụng để giải thích về nguồn gốc của con người và thế giới xung quanh. Trong văn học Việt Nam, có một kho tàng phong phú về thần thoại, đó là những câu chuyện giúp giải thích sự hình thành của đất trời, con người, cây cỏ, và nhiều hiện tượng tự nhiên khác. Truyện thần thoại “Cuộc tu bổ lại các giống vật” mang đến cho người đọc cái nhìn rõ ràng hơn về nguồn gốc của các loài vật hiện tại trên trái đất. Theo câu chuyện, Ngọc Hoàng ban đầu đã sáng tạo ra các loại động vật, nhưng do thời gian hạn chế nên ông chưa thể hoàn thiện được toàn bộ các bộ phận của chúng. Để khắc phục điều này, ông đã sai ba thiên thần xuống trần gian để hoàn thiện và bù đắp những điểm chưa hoàn hảo. Khung cảnh được tác giả mô tả rất sáng tạo, với việc sử dụng những vật dụng như chân nhang và chân ghế để tạo ra không gian sống động. Nhờ những chi tiết này, người đọc có thể hiểu hơn về tập tính hiện nay của các loài vật, như “hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không” hoặc “các loài chim vẫn giữ thói quen chơi với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu”. Đây chính là những tập tính phổ biến mà chúng ta thấy ở các loài đó, và thông qua câu chuyện này, ta có thể hiểu nguyên nhân tại sao chúng lại như vậy. Các nhân vật như Ngọc Hoàng và ba thiên thần thể hiện sức mạnh phi thường của mình, là cách tinh tế để những người xưa thể hiện ước mơ chinh phục và tôn sùng những sức mạnh mạnh mẽ ấy. Truyện có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, và cốt truyện đơn giản giúp người đọc dễ dàng tiếp cận chủ đề và nội dung tác giả muốn truyền đạt. “Cuộc tu bổ lại các giống vật” giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc và sự hình thành của các loài vật, cũng như tập tính đặc trưng của chúng.