Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật
Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật hay nhất
- 1. Dàn ý phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật
- 2. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 1
- 3. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 2
- 4. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 3
- 5. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 4
- 6. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 5
- 7. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 6
Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu làm bài văn mẫu lớp 10. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
1. Dàn ý phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật
I. Mở bài:
- Giới thiệu truyện kể: Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" là thần thoại Việt Nam được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam".
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và nghệ thuật của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật".
II. Thân bài:
1. Xác định chủ đề của truyện kể:
- Truyện kể về quá trình tạo ra các loài vật và quá trình tu bổ các loài vật của Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần.
2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:
- Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần:
+ Thời gian: thuở sơ khai, khi chưa có con người.
+ Không gian: Không có không gian cụ thể, lúc đó chưa có thế giới.
+ Nhân vật: Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần.
+ Cách thức tu bổ lại các giống vật: ba vị Thiên thần đã cố gắng bù đắp những bộ phận còn thiếu cho các con vật bằng mọi cách có thể.
3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:
- Cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người.
- Sử dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo.
- Sáng tạo trong cách xây dựng nhân vật: xây dựng nhân vật là các vị thần nhưng cũng có nét tính cách tương đồng giống con người.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
2. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 1
Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong "Prô-mê-tê và loài người" của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với "Cuộc tu bổ lại các giống vật" của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam" là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn "có một thế giới ngay" Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu. Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Con người thời cổ đã phát hiện ra những điều lí thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" không chỉ là sự lý giải của con người về sự hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn.
Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt, chó,... Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề. Ngọc Hoàng - vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi "muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều" nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.
3. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 2
Tất cả mọi sinh thể trên đời này từ khi sinh ra đã không hề được toàn thiện và hoàn mĩ , tất cả đều phải trải qua quá trình thích nghi với những điều kiện xung quanh để dần đạt đươc hình thái thích hợp nhất. Từ loài người, cho đến các loài vật, kể từ lúc xuất hiện trên mặt đất họ chưa thể có những đặc điểm về bề ngoài và lối tư duy hiện đại như vậy, con người thuở ban sơ chỉ là loài vượn cổ, các loài vật cũng như vậy, nó mang hình thái chưa được hoàn thiện của tổ tiên chúng, đó là theo cách hiểu của khoa học hiện đại. Vậy thì từ xa xưa, con người, loài có nền văn mình sớm nhất, họ cũng có những nhu cầu về vấn đề tìm hiểu chuyển biến của các loại sinh vật, của chính họ, những người Việt cổ đại quan niệm như thế nào về chuyện này ? Người Việt cổ đại sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại li kì để giải thích cho nguồn gốc của các hiện tượng xung quanh mình, họ tin những gì có mặt trên đời này, cách thức hoạt động của nó ra sao đều dựa vào một tay của các vị thần tiên ở trên trời làm nên. Những câu chuyện về các vị thần ấy được lưu giữ bằng cách truyền miệng trong nhiều tác phẩm thần thoại kì ảo, nhưng nó vẫn có những điểm đáng suy nghĩ bởi có liên quan thực tế đến biểu hiện của các hiện tượng trong cuộc sống thực. Thần thoại liên quan đến những điều thật trong đời sống, chính vì vậy chiếm được lòng tin của người xưa, họ tin vào thần thánh, dần dần trở thành tín ngưỡng trong lòng. Thần thoại “Cuộc tu bổ lại các giống vật” là một trong những truyện kể về quá trình hoàn thiện của các loại sinh vật trong quá trình thích nghi với điều kiện sống, không chỉ đem lại những kiến thức thú vị mà nó còn giải thích những hiện tượng mà những thứ khác khó lòng mang được màu sắc ấy.
Thần thoại là các câu chuyện kể về các vị thần, những công lao của họ trong quá trình sáng tạo nên thế giới, được con người tin tưởng và nhớ ơn, bởi vậy các vị thần ấy trở thành những điều thiêng liêng trong suy nghĩ của loài người. Thần thánh là những người có quyền năng, có sức mạnh phi thường tạo nên những điều không tưởng, được sinh ra từ những câu chuyện đời thường của con người, chính vì vậy họ tượng trưng cho lí tưởng và ước mơ của loài người. Việc tạo nên những tác phẩm thần thoại để giải thích cho các hiện tượng đời sống xuất phát từ sự ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo của người Việt cổ đại, họ muốn thấu hiểu và tường tận những điều đang xảy ra xung quanh mình, những kiến thức mà họ tạo ra đã một phần nào thể hiện được sự sáng tạo trong nếp nghĩ, làm cho nền văn minh của người xưa trở nên phong phú và đồ sộ hơn. Điều đặc biệt làm nên nét kì bí và lôi cuốn người đọc của thế loại này là mô tuýp nhân vật được thần thánh hoá, không gian và thời gian thuở xa xưa, cốt truyện biến hoá theo lối hoang đường kì ảo, và cuối cùng là những thông điệp được gửi gắm một cách dễ hiểu với thế giới này. Những vị thần trong truyện thần thoại không chỉ có sức mạnh kì diệu một tay tạo ra thế giới này mà còn là người đồng hành trong suốt chặng đường tiến hoá và tồn tại của các loài sinh vật, kể cả con người. Trong thần thoại “Cuộc tu bổ của các giống vật” các vị thần được lệnh của Ngọc Hoàng đã tiến hành bổ sung những bộ phận còn thiếu để hoàn thiện cho những loài vật ở trần gian. Truyện đã giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay. Qua câu chuyện hấp dẫn ấy là những bài học về sự công bằng và nét kì thú trong cuộc trò chuyện giữa thần và vật.
Thuở xa xưa ấy trước khi loài người được tạo ra Ngọc Hoàng đã tạo ra các giống vật trước, nhưng vì nóng lòng muốn có một thế giới nên đã không cẩn thận, chính vì sự qua loa ấy của Ngọc Hoàng mà những loài vật do ông tạo ra có một số loài chưa được hoàn thiện về thân thể, có loài thì thiếu mất đi đôi cánh, có loài thì mất đi cả đôi chân,… Chính vì vậy vào một ngày nọ Ngọc Hoàng đã sai ba vị Thiên thần hạ phàm và đem theo các nguyên liệu để tiến hành bổ sung và hoàn thiện quá trình tạo ra các loài vật đang còn dang dở của Ngọc Hoàng. Khi biết tin như vậy tất cả các con vật đều đổ xô tới để xin được các vị thần giúp đỡ, ai ai cũng đều có phần. Các loài vật đã hoàn thành xong tâm nguyện cũng là lúc nguyên liệu vừa hết, lúc ấy chó và vịt đến để nài nỉ các vị thần ban thêm chó chúng một cái chân, dù đã hết nguyên liệu những các vị thần vẫn giúp chúng bằng cách bẻ một chân cái ghế chắp vào cho chúng, con chó từ ba chấn biến thành bốn chân, con vịt một chân nay hoá thành hai, bọn chúng mừng lắm. Nhưng thần dặn dò khi ngủ đừng để chân ấy xuống đất kẻo lâu ngày ngấm bùn nước bị mục ruỗng, thế là mãi cho đến ngày nay chó và vịt khi ngủ cả hai loài ấy đều có một chân giơ lên trời. Thật là lí thú phải không các bạn, câu chuyện trên đã đem đến cho ta một kiến thức dân gian vô cùng thú vị. Trong khi nhiều lĩnh vực ngày nay để đi tìm câu trả lời cho câu trả lời này, ai cũng đều có những lí lẽ riêng của mình, câu chuyện thần thoại trên cũng là một cách hiểu, mặc dầu theo hướng hoang đường những cũng khá hợp tình hợp lí theo cách tưởng tượng của người xưa. Dù không bám sát thực tế nhưng những lí lẽ ấy tượng trưng cho sự sáng tạo và tò mò trong nhận thức và cách học hỏi của người xưa, nó vẫn mang những giá trị tinh thần mà không phải một câu trả lời khoa học nào cũng có thể thay thế được.
Sau khi vịt và chó trở về, một đám chim lại kéo đến, có cả chiền chiện, đỏ nách , ốc cau,… bọn chúng cùng nhau kéo đến để xin các vị thần giúp đỡ. Vì quá vội vàng trong việc tạo ra các giống loài nên cả ba loài chim này đều thiếu đi cả hai cái chân. Dù vậy thần vẫn không chịu giúp đỡ vì đã hết nguyên liệu, bọn chúng lấy cớ nghe tin các vị thần hạ phàm trễ và vì không có chân nên đi đến đây rất lâu. Một trong só các vị thần cảm thấy thương tình nên bèn bẻ một nhúm tăm hương làm cho chúng cặp chân, nhưng lại bị bọn chúng chê yếu ớt, không làm được gì. Các vị thần khuyên chúng bao giờ muốn đậu ở đâu đó thì chịu khó thử đặt chân xuống xem có vững không rồi đầu. Thế là từ đó các loài chim ấy có tập tính chới với ba lần trước khi muốn đậu ở đâu đó. Cũng giống như mẫu chuyện của Vịt và chó, việc các vị thần ban cho chúng những bộ phận trên cơ thể để chúng có thể dùng trong cuộc sống của mình đã giải thích cho những tập tính của các loài trong cuộc sống đời thường.
Qua những mẫu chuyện ấy, ta có thể ngầm hiểu được cách mà người xưa sáng tạo ra những câu chuyện hoang đường để giải thích các hiện tượng đời sống cho con cháu họ không chỉ mang những giá trị đơn thuần mà chứa đựng nhiều bài học bổ ích. Mỗi một loài vật đều được sửa sang lại cho phù hợp với điều kiện sống, ai ai cũng đều có phần, đó là bài học về sự công bằng trong cuộc sống này. Người xưa muốn cho con cháu họ biết công bằng là một điều tất yếu trong cuộc sống, con người hay loài vật, ai cũng có một giá trị riêng. Đã tồn tại trên thế giới này đều phải có trách nhiệm đối với nó. Những câu chuyện thần thoại luôn truyền tải các bài học bổ ích một cách dễ hiểu, không trừu tượng, để người đọc có thể tiếp thu trong quá trình thưởng thức. Ta thấy Thần thoại không chỉ đơn thuần là những chuỗi các sự kiện hoang đường, mà nó còn chưa đựng nhiều thông điệp nhân văn cao cả. Chỉ những tác phẩm văn học mang giá trị nhân bản mới tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Câu chuyện thần thoại về việc tu bổ lại các giống vật đã mở mang cho ta những thông tin lí thú để trả lời cho các tập tính của loài vật hiện nay, tại sao chó và vịt khi ngủ lại giơ một chân lên trời, tại sao các loài chim nước lại có cặp chân mảnh khảnh và chới với trước khi chạm đất. Bên cạnh nội dung truyền tài không thể thiếu những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. Cốt truyện biến hoá kì ảo với những yếu tố siêu thực đã mở ra trong trí tưởng tượng người đọc một thế giới nhiệm màu, ở đó các con vật có thể nói chuyện, các vị thần tiên hạ phàm giúp đỡ mọi sinh vật, đó là những điểm thú vị thu hút người đọc. Những yếu tố không có thật ấy dù đi ngược lại với các quan điểm hiện đại nhưng nó vẫn có những giá trị nhất định trong nếp văn hoá người Việt ta, ởi dân gian là nơi bắt nguồn của mọi tri thức trên cõi đời này, dù đúng hoặc phi thực tế. Bên cạnh đó các nhân vật không có trên thực tế được thể hiện một các vô cùng sinh động, nào là Ngọc Hoàng, nào là các loài động vật có thể nói chuyện giống như on người, tất cả đã tạo nên một thế giới diệu kì, ở đó không có những mặt tiêu cực của xã hội mà chỉ chứa những điều tốt đẹp, nhân văn, và các bài học về lẽ sống quý giá. Các nhân vật ấy càng ngày càng gắn kết với đời sống tinh thần của con người hơn, xuất hiện trong các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, bổ sung sự đa dạng trong nền văn hoá xứ sở lâu đời. Đất Việt ta tồn tại với truyền thống tôn thờ thần linh, tin vào những việc mà họ tác động đến đời sống thực, chính vì vậy nững câu chuyện thần thoại như vậy chưa bao giờ bị phai nhoà, bởi những thứ quý giá mà nó mang lại đối với tinh hoa truyền thống Việt Nam.
Chuyện Thần thoại về “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hay và hấp dẫn về những thói quen tập tính của các loaì vật bắt nguồn từ đâu. Những yếu tố siêu thực được gây dựng trong tác phẩm đã góp phần làm cho những ý nghĩa nhân văn bộc lộ ra một cách dễ hiểu, đó là sự công bằng trong cuộc sống. Người xưa không chỉ sáng tạo ra các tác phẩm thần thoại chỉ để ca ngợi các vị thần và giải thích các hiện tượng, mà qua đó còn thể hiện chức năng giáo dục của văn học nghệ thuật. Dù ở trong bất kì khoảng thời gian nào, đã được gọi là văn học nghệ thuật thì những sản phẩm ấy không chỉ hay về nội dung hình thức mà còn phải có những ý nghĩa sâu xa. Đó chính là điều cốt lõi để thể loại này được tồn tại và ngày càng đến gần với cuộc sống hiện đại hơn.
4. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 3
Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người thì đã nặn ra vạn vật. Nhưng lúc sơ khởi, một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần vì vội vàng nên một số động vật có cấu tạo chưa đầy đủ: có con thiếu cánh, có con thiếu chân,…
Vì vậy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để thực hiện việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn khiếm khuyết. Nghe tin, các con vật tìm đến nơi để xin những thứ mình cần, dần dần mọi nguyên liệu cũng vừa hết.
Lúc này, con vịt và con chó đều thiếu một cẳng nên đến xin nhưng vì đã hết nguyên liệu nên Thiên thần từ chối. Sau một hồi chó và vịt nài nỉ, ngài quyết định tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó và dặn rằng khi ngủ chớ để cẳng xuống đất. Từ đó, hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.
Tiếp đến, mấy loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách,… Do hồi đó, Ngọc Hoàng làm vội nên tất cả đều thiếu hai chân. Cuối cùng, một trong ba vị Thiên thần bẻ một nắm chân hương, gắn cho mỗi con một đôi làm chân cùng lời dặn chịu khó giữ gìn, khi nào muốn dùng hãy nhớm chân xuống đất xem vững không rồi hãy đậu. Từ đó, các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.
Như vậy, cuộc tu bổ lại các giống vật đã giải thích được quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.
Trong tiềm thức của người xưa, Ngọc Hoàng là vị vua tối cao của đất trời, có sức mạnh và khả năng phi thường (nặn ra vạn vật). Người xưa muốn gửi đến chúng ta những thông tin về nguồn gốc của các giống vật, cũng như quá trình hoàn thiện của các giống vật. Cùng với đó là sự kính ngưỡng, đề cao Ngọc Hoàng thượng đế.
5. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 4
Với cách lí giải nguồn gốc muôn loài một cách thú vị, "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện được nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam". Đặc biệt, truyện còn được coi là tác phẩm độc đáo về chủ đề và đặc sắc trong hình thức nghệ thuật.
"Cuộc tu bổ lại các giống vật" xoay quanh việc Ngọc Hoàng nặn ra vạn vật trước khi tạo nên con người. Trong quá trình hoàn thành công việc, một phần do thiếu các nguyên liệu, một phần do sự nóng vội, các con vật được hình thành nhưng chưa đầy đủ bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, để khắc phục những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ, bù đắp các bộ phận còn thiếu. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã lí giải một cách thú vị về đặc điểm, tập quán của một số loài vật thân thuộc với cuộc sống con người như vịt, chó, chim.
Quá trình Ngọc Hoàng tạo ra muôn vật diễn ra vào buổi sơ khai, khi ấy thế gian còn chưa xuất hiện loài người "trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật". Trong khoảng không gian vũ trụ rộng lớn mà buồn tẻ đó, Ngọc Hoàng mong muốn "có một thế giới ngay trong một sớm một chiều" nên đã nặn ra vạn vật. Tuy nhiên, vì không có đủ nguyên liệu và vội vàng muốn thế giới đông vui hơn, nhiều con vật được tạo ra nhưng chưa hoàn thiện về cơ thể. Để khắc phục thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống núi cùng các nguyên liệu để tiến hành công cuộc tu bổ. Quyết định này được truyền xuống trần gian đã làm vạn vật mừng rỡ và hạnh phúc "Tin ấy ban bố ra, mọi giống vật đều tranh nhau tìm đến nơi ở của Thiên thần để xin những thứ mà mình cần thiết". Với những cố gắng và sự tận tình, ba vị Thiên thần sau ba ngày ở hạ giới gần như hoàn thành công việc được giao phó, "cố lo làm tròn nhiệm vụ". Mọi giống vật sau khi được tu bổ đều mãn nguyện và vui vẻ bởi cuối cùng cơ thể cũng hoàn thiện "khi ra về đều lấy làm thỏa mãn". Tuy nhiên, trong thời gian bù đắp, ba loài vật là vịt, chó và chim vì đến muộn nên ba vị Thiên thần đã tận dụng các nguyên liệu còn thừa để hoàn thiện những cái chân còn thiếu của chúng. Các vị Thiên thần "bẻ tạm chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó", "bẻ một nắm chân hương, gắn cho chúng mỗi con một đôi làm chân". Nhờ tấm lòng tốt bụng của ba vị Thiên thần, vịt, chó và chim đã có đầy đủ bộ phận giống như các loài vật khác. Song, chúng lại không hoàn toàn vui vẻ khi cơ thể được hoàn thiện, mà lại hết sức lo lắng "Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được". Qua những chi tiết như vậy, ta thấy được các quan sát tỉ mỉ của con người thời cổ về đặc điểm, tập tính của loài vật. Họ phát hiện ra những điều lý thú gắn với đặc tính trên bộ phận mỗi loài và mong muốn nhận được lời giải đáp chính xác. Cứ như thế, bằng trí tưởng tượng phong phú, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện dí dỏm gắn liền với chiếc chân sau của chó, chiếc chân còn thiếu của vịt "Vì thế mà sau này hai giống vật ấy lúc nào ngủ đều có một cẳng giơ lên cho nó khô ráo" và đôi chân mềm yếu của các loài chim cùng thói quen chới với ba lần trước khi đậu "Bao giờ muốn dùng nó thì đặt nhóm chân xuống đất xem có vững không đã rồi hãy bay đậu". Với những lý giải thú vị, chủ đề của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" không còn khắc họa hình ảnh đào non, lấp biển, phân chia trời đất mà trở nên gần gũi, quen thuộc khi xoay quanh các sự vật, hiện tượng gắn liền với chính đời sống hàng ngày của con người.
Đặc sắc về hình thức nghệ thuật cũng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Trước hết, truyện có cốt truyện đơn, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nội dung chính của truyện chỉ đơn giản xoay quanh các lý giải thú vị về đặc điểm, tập quán của vịt, chim, chó,... Và để cho truyện trở nên hấp dẫn và sống động hơn, các tác giả dân gian đã sử dụng sáng tạo yếu tố kì ảo, hư cấu. Đặc biệt là trong việc khắc họa vật các vị thần Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần với sức mạnh phi thường "Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra các vật", "ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa đầy đủ". Yếu tố kì ảo cũng được vận dụng linh hoạt, thể hiện qua công cuộc tu bổ, bù đắp những thiếu sót bộ phận cơ thể của mỗi loài vật. Ngoài ra, một trong những đặc sắc về nghệ thuật phải kể đến là cách xây dựng nhân vật. Trước hết, các tác giả dân gian đã khắc họa thành công hình ảnh Ngọc Hoàng - vị thần quen thuộc trong truyện thần thoại, có sức mạnh siêu nhiên và tài năng vượt trội khi tạo ra con người và thế giới muôn loài. Tiếp đến, Ngọc Hoàng cũng là vị thần có nét gần gũi với con người khi nóng vội "muốn tạo ra thế giới ngay trong một sớm một chiều".
Qua những phân tích, đánh giá trên đây, chúng ta thấy được truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" là một truyện thần thoại có chủ đề hấp dẫn cùng các sáng tạo độc đáo về hình thức nghệ thuật. Truyện đã làm phong phú hơn nữa chủ đề lớn của thể loại thần thoại - quá trình tạo lập thế giới, muôn loài.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc với cách lí giải thú vị của con người thời cổ về các đặc tính, tập quán của loài vật quen thuộc với đời sống. Từ đây, chúng ta càng thêm trân trọng và hiểu biết về trí tưởng tượng và các sáng tạo của dân gian xưa.
6. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 5
Với cách giải thích nguồn gốc của muôn loài một cách thú vị và sáng tạo, "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Truyện do nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam". Đặc biệt, truyện còn được coi là một tác phẩm độc đáo về chủ đề và nổi bật về hình thức nghệ thuật.
Câu chuyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng nặn ra vạn vật trước khi tạo nên con người. Trong quá trình này, do thiếu nguyên liệu và sự vội vàng, nhiều con vật được tạo ra nhưng chưa hoàn thiện. Để khắc phục những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ và bù đắp các bộ phận còn thiếu. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã giải thích một cách thú vị về đặc điểm và tập quán của một số loài vật gần gũi với con người như vịt, chó và chim.
Quá trình Ngọc Hoàng tạo ra muôn vật diễn ra vào thời kỳ sơ khai, khi thế gian còn chưa xuất hiện loài người. Trong không gian vũ trụ rộng lớn nhưng tẻ nhạt, Ngọc Hoàng mong muốn tạo ra một thế giới đầy sinh động ngay trong một sớm một chiều nên đã nặn ra vạn vật. Tuy nhiên, vì thiếu nguyên liệu và sự vội vàng, nhiều con vật chưa hoàn thiện về cơ thể. Để khắc phục điều này, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống núi mang theo các nguyên liệu để tu bổ. Quyết định này đã làm vạn vật trên trần gian mừng rỡ và háo hức, tranh nhau đến nơi ở của Thiên thần để xin những bộ phận còn thiếu.
Ba vị Thiên thần đã tận tụy làm việc trong ba ngày, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mọi giống vật sau khi được tu bổ đều mãn nguyện và vui vẻ vì cơ thể đã hoàn thiện. Tuy nhiên, do đến muộn, ba loài vật là vịt, chó và chim phải sử dụng các nguyên liệu còn thừa để hoàn thiện các bộ phận thiếu. Các vị Thiên thần đã sử dụng chân ghế để làm chân cho vịt và chó, và dùng chân hương để làm chân cho chim. Nhờ lòng tốt bụng của ba vị Thiên thần, vịt, chó và chim đã có đầy đủ bộ phận giống như các loài vật khác. Tuy nhiên, chúng lại không hoàn toàn vui vẻ, mà lo lắng về sự không hoàn hảo của cơ thể mình.
Những chi tiết này cho thấy sự quan sát tỉ mỉ của con người thời cổ về đặc điểm và tập tính của loài vật. Họ phát hiện ra những điều thú vị gắn với đặc tính của mỗi loài và sáng tạo nên các câu chuyện dí dỏm để giải thích. Ví dụ, con vịt và chó lúc nào cũng giơ một cẳng lên khi ngủ để giữ cho nó khô ráo, và chim luôn đặt chân xuống đất xem có vững không trước khi đậu.
Chủ đề của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" trở nên gần gũi và quen thuộc khi xoay quanh các sự vật và hiện tượng gắn liền với đời sống hàng ngày của con người. Đặc sắc về hình thức nghệ thuật cũng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Cốt truyện đơn giản nhưng gần gũi với cuộc sống, và sự sáng tạo trong việc sử dụng yếu tố kỳ ảo và hư cấu đã làm truyện trở nên hấp dẫn và sống động hơn.
Truyện khắc họa thành công hình ảnh Ngọc Hoàng - vị thần quen thuộc trong thần thoại, có sức mạnh siêu nhiên và tài năng vượt trội. Ngọc Hoàng còn được mô tả với nét gần gũi với con người khi nóng vội muốn tạo ra thế giới ngay trong một sớm một chiều. Các vị Thiên thần với lòng tận tụy và sự khéo léo cũng là điểm nhấn quan trọng trong truyện.
Qua những phân tích trên, có thể thấy "Cuộc tu bổ lại các giống vật" là một truyện thần thoại có chủ đề hấp dẫn và sáng tạo độc đáo về hình thức nghệ thuật. Truyện làm phong phú thêm chủ đề lớn của thể loại thần thoại - quá trình tạo lập thế giới và muôn loài. Truyện đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc với cách giải thích thú vị về các đặc tính và tập quán của loài vật. Từ đây, chúng ta càng thêm trân trọng và hiểu biết về trí tưởng tượng và sự sáng tạo của người xưa.
7. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật mẫu 6
Mọi sinh thể trên đời này, từ khi sinh ra, đều không hề hoàn hảo và toàn diện. Tất cả đều phải trải qua một quá trình thích nghi với các điều kiện xung quanh để dần dần đạt đến hình thái thích hợp nhất. Từ loài người cho đến các loài động vật, ngay từ lúc xuất hiện trên trái đất, họ chưa thể có những đặc điểm ngoại hình và tư duy hiện đại như ngày nay. Con người thuở ban sơ chỉ là loài vượn cổ, các loài động vật cũng mang hình thái chưa hoàn thiện của tổ tiên chúng, theo cách hiểu của khoa học hiện đại.
Vậy từ thời xa xưa, loài người - những người có nền văn minh sớm nhất, đã có nhu cầu tìm hiểu về sự chuyển biến của các loài sinh vật và chính họ. Người Việt cổ đại đã sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại ly kỳ để giải thích nguồn gốc của các hiện tượng xung quanh mình. Họ tin rằng mọi thứ tồn tại trên đời và cách thức hoạt động của chúng đều do các vị thần trên trời tạo nên. Những câu chuyện về các vị thần ấy được truyền miệng qua nhiều thế hệ trong các tác phẩm thần thoại huyền ảo, chứa đựng những điểm đáng suy nghĩ vì liên quan thực tế đến các hiện tượng trong đời sống. Thần thoại liên quan mật thiết đến cuộc sống thực, chiếm được lòng tin của người xưa, trở thành tín ngưỡng trong lòng họ. Một trong những truyện kể về quá trình hoàn thiện của các loài sinh vật trong quá trình thích nghi với điều kiện sống là thần thoại “Cuộc tu bổ lại các giống vật”. Truyện không chỉ mang đến những kiến thức thú vị mà còn giải thích các hiện tượng theo một cách lôi cuốn.
Thần thoại là những câu chuyện kể về các vị thần và công lao của họ trong việc sáng tạo thế giới, được con người tin tưởng và nhớ ơn, từ đó các vị thần trở thành điều thiêng liêng trong suy nghĩ của con người. Thần thánh là những người có quyền năng, sức mạnh phi thường tạo ra những điều không tưởng, sinh ra từ những câu chuyện đời thường của con người. Họ tượng trưng cho lý tưởng và ước mơ của nhân loại. Sự sáng tạo các tác phẩm thần thoại để giải thích các hiện tượng đời sống xuất phát từ sự ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo của người Việt cổ đại. Họ muốn thấu hiểu và tường tận những điều đang xảy ra xung quanh mình. Những kiến thức mà họ tạo ra phần nào thể hiện sự sáng tạo trong nếp nghĩ, làm cho nền văn minh của người xưa trở nên phong phú và đồ sộ hơn.
Điểm đặc biệt làm nên nét kỳ bí và lôi cuốn người đọc của thể loại này là mô típ nhân vật được thần thánh hóa, không gian và thời gian xa xưa, cốt truyện biến hóa kỳ ảo, và những thông điệp được gửi gắm một cách dễ hiểu. Các vị thần trong truyện không chỉ có sức mạnh kỳ diệu tạo ra thế giới mà còn đồng hành trong suốt chặng đường tiến hóa và tồn tại của các loài sinh vật, kể cả con người. Trong thần thoại “Cuộc tu bổ lại các giống vật”, các vị thần được lệnh Ngọc Hoàng bổ sung những bộ phận còn thiếu để hoàn thiện các loài vật ở trần gian. Truyện đã giải thích quá trình tu bổ các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng như ngày nay. Qua câu chuyện hấp dẫn ấy, ta học được về sự công bằng và nét kỳ thú trong cuộc trò chuyện giữa thần và vật.
Thuở xa xưa, trước khi loài người được tạo ra, Ngọc Hoàng đã tạo ra các giống vật trước. Nhưng vì nóng lòng muốn có một thế giới hoàn chỉnh nên Ngọc Hoàng đã không cẩn thận, khiến cho một số loài vật chưa hoàn thiện về thân thể. Có loài thiếu đôi cánh, có loài mất cả đôi chân,... Vì vậy, một ngày nọ, Ngọc Hoàng sai ba vị Thiên thần hạ phàm đem theo các nguyên liệu để bổ sung và hoàn thiện các loài vật còn dang dở. Khi biết tin, tất cả các con vật đổ xô đến xin được các vị thần giúp đỡ. Khi các loài vật đã hoàn thành tâm nguyện, nguyên liệu vừa hết, chó và vịt đến nài nỉ xin thêm một cái chân. Dù đã hết nguyên liệu, các vị thần vẫn giúp bằng cách bẻ một chân cái ghế chắp vào cho chúng. Con chó từ ba chân thành bốn chân, con vịt từ một chân thành hai. Nhưng các thần dặn dò khi ngủ không để chân ấy xuống đất kẻo ngấm bùn nước mà bị mục ruỗng. Từ đó, chó và vịt khi ngủ đều có một chân giơ lên trời.
Sau khi vịt và chó trở về, một đám chim gồm chiền chiện, đỏ nách, ốc cau... kéo đến xin các vị thần giúp đỡ vì chúng thiếu cả hai chân. Dù đã hết nguyên liệu, các vị thần vẫn không giúp đỡ được, nhưng một vị thần cảm thấy thương tình bẻ một nhúm tăm hương làm cặp chân cho chúng. Tuy nhiên, bọn chúng chê yếu ớt, không làm được gì. Các vị thần khuyên chúng thử đặt chân xuống xem có vững không rồi đậu. Từ đó, các loài chim ấy có tập tính chới với ba lần trước khi đậu.
Qua những câu chuyện ấy, ta hiểu được cách người xưa sáng tạo các câu chuyện hoang đường để giải thích hiện tượng đời sống. Mỗi loài vật đều được sửa sang lại cho phù hợp với điều kiện sống, ai ai cũng có phần, đó là bài học về sự công bằng trong cuộc sống. Người xưa muốn con cháu biết rằng công bằng là điều tất yếu, con người hay loài vật, ai cũng có giá trị riêng. Những câu chuyện thần thoại luôn truyền tải các bài học bổ ích một cách dễ hiểu. Thần thoại không chỉ đơn thuần là các sự kiện hoang đường, mà còn chứa đựng thông điệp nhân văn cao cả.
Câu chuyện thần thoại về việc tu bổ lại các giống vật đã mở mang cho ta những thông tin lý thú để trả lời cho các tập tính của loài vật hiện nay. Tại sao chó và vịt khi ngủ lại giơ một chân lên trời, tại sao các loài chim nước lại có cặp chân mảnh khảnh và chới với trước khi chạm đất. Bên cạnh nội dung truyền tải không thể thiếu những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. Cốt truyện biến hóa kỳ ảo với yếu tố siêu thực đã mở ra trí tưởng tượng của người đọc một thế giới nhiệm màu, nơi các con vật có thể nói chuyện, các vị thần tiên hạ phàm giúp đỡ mọi sinh vật. Dù những yếu tố này đi ngược với quan điểm hiện đại nhưng vẫn có giá trị nhất định trong nếp văn hóa người Việt. Các nhân vật không có trên thực tế được thể hiện vô cùng sinh động, từ Ngọc Hoàng đến các loài động vật có thể nói chuyện như con người, tất cả tạo nên một thế giới diệu kỳ, chứa những điều tốt đẹp, nhân văn và các bài học về lẽ sống quý giá. Những câu chuyện thần thoại như vậy chưa bao giờ phai nhòa, vì những giá trị quý giá mà nó mang lại đối với tinh hoa truyền thống Việt Nam.
Thần thoại về “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã mang đến nhiều kiến thức hay và hấp dẫn về thói quen và tập tính của các loài vật. Những yếu tố siêu thực trong tác phẩm góp phần làm bộc lộ ý nghĩa nhân văn một cách dễ hiểu, đó là sự công bằng trong cuộc sống. Người xưa không chỉ sáng tạo ra các tác phẩm thần thoại để ca ngợi các vị thần và giải thích hiện tượng, mà còn thể hiện chức năng giáo dục của văn học nghệ thuật. Dù trong bất kỳ khoảng thời gian nào, văn học nghệ thuật không chỉ hay về nội dung và hình thức mà còn phải có ý nghĩa sâu xa. Đó chính là điều cốt lõi để thể loại này tồn tại và ngày càng đến gần với cuộc sống hiện đại hơn.