Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập
Viết một văn bản nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập
- 1. Dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập
- 2. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 1
- 3. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 2
- 4. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 3
- 5. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 4
- 6. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 5
- 7. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 6
- 8. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 7
- 8. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 8
- 9. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 9
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo nhé.
1. Dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?
Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.
b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?
- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh
- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?
Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.
d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?
Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…
3. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
2. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 1
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?
Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.
Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.
Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.
Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
3. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 2
Động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công trong cuộc sống. Động cơ học tập giúp chúng ta không chỉ có thể tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh mà còn giúp chúng ta phát triển bản thân một cách toàn diện.
Đầu tiên, động cơ học tập giúp ta cải thiện kỹ năng và kiến thức của mình. Bằng cách học hỏi và tìm hiểu thêm về một chủ đề nào đó, ta có thể trở nên thông thạo hơn trong lĩnh vực đó. Việc nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình cũng giúp ta có thể nắm bắt và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong cuộc sống.
Thứ hai, động cơ học tập giúp ta trở nên tự tin hơn. Khi có đủ kiến thức và kỹ năng, ta sẽ tự tin hơn khi đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. Tự tin giúp ta trở nên độc lập hơn, tạo niềm tin vào bản thân và đồng thời truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
Thứ ba, động cơ học tập giúp ta phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Việc học tập thường đòi hỏi chúng ta phải tìm cách giải quyết các vấn đề mới. Điều này giúp ta rèn luyện tư duy sáng tạo và phát triển khả năng giải quyết vấn đề của mình.
Thứ tư, động cơ học tập giúp ta mở rộng mối quan hệ xã hội. Việc học tập thường có liên quan đến việc tìm hiểu và giao tiếp với các cá nhân khác nhau. Điều này giúp ta có thể mở rộng mối quan hệ xã hội và kết nối với những người có cùng sở thích và niềm đam mê.
Động cơ học tập đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó giúp ta cải thiện kỹ năng và kiến thức của mình, trở nên tự tin hơn, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
4. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 3
Động cơ học tập là một khái niệm quan trọng với mỗi người trong việc xác định mục tiêu và phấn đấu để đạt được kết quả học tập tốt. Nó là một yếu tố quyết định sự thành công trong học tập của mỗi người. Động cơ học tập được hình thành dần dần và có thể là động cơ bên trong hoặc bên ngoài.
Với động cơ học tập, mỗi người sẽ có một phương hướng học tập rõ ràng, mục tiêu học tập đúng đắn để từ đó phấn đấu để hoàn thành giấc mơ của mình. Đối với những người có động cơ học tập tốt, họ sẽ có tinh thần chăm chỉ, trách nhiệm trong việc học tập và luôn luôn đạt được kết quả cao. Ngược lại, những người không có động cơ học tập rõ ràng sẽ không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Việc hình thành động cơ học tập không phải là một quá trình nhanh chóng. Nó được tích lũy dần dần trong quá trình học tập và chỉ khi nào mỗi người đã có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn về việc học của mình thì động cơ học tập mới thực sự rõ ràng. Ngoài ra, động cơ học tập có thể được chia thành hai loại: động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong là mục tiêu phấn đấu mà người học đặt ra cho mình, trong khi động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và có tác động không nhỏ đến người học.
Động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người trong việc xác định mục tiêu và phấn đấu để đạt được kết quả học tập tốt. Việc có một động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp mỗi người có một phương hướng, mục tiêu học tập rõ ràng để từ đó hoàn thành giấc mơ của mình.
5. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 4
“Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.” Đây là một câu ngạn ngữ của Gruzia. Đúng như vậy, đích đến cuối cùng của cuộc đời có lẽ là hạnh phúc và để đến được hạnh phúc, điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải học tập. Nhưng học tập như nào mới có thể trở thành người có ích, phân biệt được đúng sai và khiến cuộc sống tốt đẹp hơn? Câu trả lời là cần phải có động cơ học tập đúng đắn.
Động cơ học tập là những tác nhân kích thích, tác động một cách tích cực tới việc học tập của người học, để người học có thể đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. Động cơ học tập của mỗi người không giống nhau. Có người có mục tiêu học tập để trở thành bác sĩ và động cơ học tập ở đây là vì muốn chữa bệnh cho người thân, có người có mục tiêu học tập để nhận được học bổng và động cơ học tập trong trường hợp này là để có tiền sinh hoạt,...
Chúng ta bắt đầu việc học tập từ khi còn nhỏ, thậm chí từ khi chúng ta bắt đầu học đi, học nói, đấy cũng là đang học tập. Nhưng động cơ học tập không xuất hiện cùng lúc với học tập. Mà trong quá trình tiếp thu tri thức, chúng ta dần dần mới phát hiện ra được thứ gì thôi thúc mình, để mình học tập. Ví dụ như những ngày chúng ta đi học mẫu giáo hay tiểu học, độ tuổi đó còn nhỏ nên chưa thể hiểu hoặc không hiểu rõ động cơ học tập là gì mà chỉ biết ngày ngày đến trường là một việc bắt buộc, nhưng rồi khi lên cấp 3, chúng ta đã xác định được động cơ học tập của mình, đó là để đỗ đại học mình muốn, làm nghề mình thích. Đây là kết quả cuộc cả một quá trình học tập từ bé để chúng ta có thể nhìn nhận xung quanh, xác định thứ mình muốn là gì? Từ đó xác định được động cơ học tập đúng đắn.
Động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng, có thể nhận thấy, dù động cơ học tập là gì thì đều hướng con người đến với những điều tốt đẹp hơn, nó như đôi cánh giúp cho người học có thể hiện thực hóa ước mơ và mong muốn của mình. Để có được động cơ học tập đúng đắn, mỗi người học phải có cái nhìn bao quát trong cuộc sống, để xác định chính xác động cơ học tập của riêng mình. Rồi từ đó, tạo nên sự hứng thú với việc học tập và tìm ra phương pháp học phù hợp, đạt được kết quả tốt.
Tầm quan trọng của động cơ học tập là không thể chối cãi. Mỗi người cần phải có riêng cho mình một động cơ học tập đúng đắn, điều này không chỉ giúp ích cho việc học tập mà còn giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về tư duy và hành động trong cuộc sống, vì trong bất cứ một việc gì, cũng cần có mục tiêu.
6. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 5
Trong quá trình chăm sóc tâm hồn, ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn động lực tinh thần. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu tri thức và thành công trong học tập. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng và phát triển những động lực này khi chúng ta đang học tập?
Hiện nay, nhiều bạn trẻ vẫn còn bỡ ngỡ trước khái niệm 'động cơ học tập'. Đơn giản, động cơ học tập là động lực, được kích thích bởi mục tiêu cụ thể trong quá trình học. Nếu nhìn xa hơn, đó là lý do nào đó thúc đẩy con người học tập, hướng tới một mục tiêu đã đề ra. Điều này cho thấy, động cơ học tập không chỉ kích thích tinh thần học tập mà còn duy trì ham muốn khám phá kiến thức.
Không chỉ mang lại sức mạnh tinh thần, động cơ học tập còn mang đến nhiều lợi ích trong quá trình học. Người có động cơ học tập thường xác định rõ mục tiêu và áp dụng phương pháp học phù hợp. Điều này giúp họ hăng hái tìm hiểu kiến thức, tự nguyện tham gia học mà không cần áp đặt,... Nếu có động lực, họ cũng nhanh chóng vượt qua những khó khăn ban đầu, trở nên xuất sắc hơn và đạt được những thành tựu đáng kể. Bồi dưỡng động lực học tập cũng giúp họ xác định nhu cầu học của bản thân, từ đó đạt được niềm vui khám phá tri thức. Có những con người vừa tài năng vừa có ý chí học tập, từ đó đạt được nhiều thành công. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh, người tìm đường giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân. Với mục tiêu rõ ràng và kiên định, ông đưa nước Việt Nam từ chế độ nửa phong kiến nửa thực dân trở thành quốc gia độc lập vào năm 1945. Cũng như Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng, với ước mơ đưa nền y học Việt Nam phát triển. Những đóng góp của ông vẫn được ứng dụng trong nghiên cứu y khoa, được tưởng nhớ thông qua Google Doodle năm 2022.
Động cơ học tập mang lại sức mạnh, thúc đẩy ý chí và ảnh hưởng tới kết quả học tập. Tuy nhiên, một số bạn trẻ ngày nay không nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này. Có người đến trường mà không rõ mục tiêu học tập, không biết lý do họ đang học. Hoặc có người học mà không có ý chí tiến thủ, thậm chí chỉ học vì áp lực từ người khác, không tạo ra động lực bản thân. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân. Người học có thể không xác định được mục tiêu học tập, dẫn đến sự chán nản. Cũng có thể do họ đã chọn ngành học, trường học không phù hợp, làm họ không có đam mê với học tập. Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể đến từ sự can thiệp của phụ huynh, khi họ không lắng nghe mong muốn và ước mơ của con cái, mà thay vào đó áp đặt ý muốn cá nhân.
Vậy làm thế nào để mỗi người phát triển và nuôi dưỡng động lực học tập cho bản thân? Để giải đáp câu hỏi này, người học cần tự nhận thức về quá trình học của mình. Đầu tiên, hãy tự xác định mục tiêu học đúng đắn và đặt ra một kết quả cụ thể để thúc đẩy bản thân. Nếu gặp khó khăn, thay vì bỏ cuộc, hãy tìm cách giải quyết một cách linh hoạt. Đặc biệt, hãy tránh để những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ý chí, như việc học theo ý muốn của người khác,...
Điều này khẳng định tầm quan trọng của động lực học tập đối với mỗi người học. Để niềm đam mê và sự hứng thú với kiến thức không ngừng phát triển, chúng ta cần tự xác định động lực để thúc đẩy bản thân.
7. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 6
Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững chãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
8. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 7
Học tập là một công việc suốt đời và không ngừng nghỉ. Cuốn vở là dụng cụ để ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập, nhưng học tập còn bao gồm học hỏi và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng. Việc học tập phải được gắn với động cơ và mục đích học tập đúng đắn để mang lại giá trị đích thực cho cuộc sống của chúng ta và những người quanh ta. Không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ trong biển kiến thức vô tận, do đó học tập là một hành trình dài lâu, không phải là một giai đoạn ngắn. Con người chúng ta học tập để tích lũy kinh nghiệm, có kiến thức và kĩ năng, và việc học tập này sẽ tiếp diễn bao đời nay. Nếu chúng ta muốn đạt được thành tựu trong học tập, chúng ta cần kết hợp việc học với việc hành đúng đắn và mục đích học tập đúng đắn. Việc học tập cần phải được tiếp cận với phương pháp học tập hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất. Tuyệt đối không nên tự mãn với sự hiểu biết của mình hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập. Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm để hoàn thiện bản thân và vươn tới một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc. Câu nói "Học tập là cuốn vở không trang cuối" là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và giúp ích cho đời.
8. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 8
Trong quá trình học tập, không thể phủ nhận tầm quan trọng vô cùng đặc biệt của động cơ học tập. Động cơ học tập không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là trục cân bằng của sự tiếp thu kiến thức và thành công trong học tập. Nó là ngọn lửa thúc đẩy, là sức mạnh tinh thần để vươn lên và đạt được mục tiêu học tập.
Động cơ học tập có thể được hiểu một cách đơn giản là động lực học tập, được kích thích bởi một mục tiêu học tập cụ thể. Tuy nhiên, động cơ học tập còn là một yếu tố phức tạp hơn với nhiều nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy. Nó là nguồn cảm hứng, sự hứng thú và động lực để chúng ta dấn thân vào quá trình học tập, nhằm hướng tới kết quả mà chúng ta đã đề ra.
Động cơ học tập không chỉ đem lại sức mạnh tinh thần mà còn mang đến rất nhiều lợi ích cho người học trong quá trình học tập. Một người có động cơ học tập đồng nghĩa với việc họ có khả năng xác định rõ ràng mục tiêu học tập của mình và đề ra phương pháp học phù hợp. Nếu có động lực, người học sẽ nhanh chóng vượt qua những giới hạn ban đầu, trở nên xuất sắc hơn và có thể đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Đồng thời, động cơ học tập còn giúp người học khám phá nhu cầu học của bản thân, từ đó thỏa mãn sự tò mò và mong muốn khám phá tri thức.
Tuy nhiên, đáng tiếc là hiện nay có một số bạn trẻ không nhận ra tầm quan trọng của động cơ học tập. Một số người học không có ý chí tiến thủ, học tập một cách lơ là. Hoặc thậm chí có những bạn đi học chỉ vì áp lực từ người khác mà không thể tạo ra động lực tự thúc đẩy bản thân học tập. Thực trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một trong số đó là việc người học không tự xác định được mục tiêu học tập của bản thân. Khi không có mục tiêu rõ ràng, người học dễ chán nản và cuối cùng bỏ cuộc. Ngoài ra, có thể do người học chọn sai ngành học hoặc trường học không phù hợp với sở thích và khả năng của mình, dẫn đến sự mất hứng thú và không tìm thấy động cơ trong quá trình học tập.
Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng không thể phủ nhận của động cơ học tập đối với mỗi người học. Để duy trì ngọn lửa tìm kiếm tri thức mãi bùng cháy, chúng ta cần tự xác định, nuôi dưỡng và phát triển động cơ trong quá trình học tập. Điều này giúp chúng ta duy trì đam mê và hứng thú với học tập, thúc đẩy ý chí và đạt được kết quả cao nhất trên con đường kiến thức.
9. Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập mẫu 9
Từ xưa đến nay, việc học đã được ông cha ta coi trọng và nó cũng được coi là một tiêu chí để đánh giá một con người. Những người có học thức sẽ được mọi người trong xã hội tôn trọng.
Vậy học là gì? Học là quá trình tiếp thu những tinh hoa, trí tuệ của nhân loại. Nó không đơn thuần là chỉ việc tiếp thu kiến thức mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi về cách sống, đạo đức. Và học tập là rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Người xưa cũng đã từng nhắc nhở rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích".
Vậy các bạn đã từng đặt ra câu hỏi rằng tại sao chúng ta phải học? Chúng ta học để làm gì ? Suốt hàng nghìn năm lịch sử qua, nhân loại chúng ta đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy vẫn được lưu truyền từ đời này qua đời khác không những về cả hình thức truyền miệng mà còn là trong những cuốn sách, những tài liệu đã được ghi chép lại. Và muốn tiếp thu những tinh hoa này thì chúng ta bắt buộc phải học. Và đặc biệt hơn nữa là trong xã hội ngày nay, bạn càng phải ra sức,cố gắng và đầu tư cho việc học của mình. Bởi vì sao ạ? Bởi vì xã hội đang ngày càng phát triển càng lên cao, mà chúng ta muốn biết được thì chúng ta phải học, học để biết sử dụng, học để có công ăn việc làm ổn định, có chỗ đứng trong xã hội ngày càng đang tiến bộ này.
Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc của bản thân đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc học tập là nó có một vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nếu chúng ta không học hay lơ là, chểnh mảng thì kết cục là chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong cái cuộc sống và xã hội này. Bạn chỉ có thể trở thành một người phụ hồ hay một người ăn xin, bán rau đi làm kiếm tiền để trang trải cuộc sống thôi.
Vì vậy, hãy học đi, học suốt đời. Học tập không bao giờ là thừa thãi hay vô ích cả. Chỉ khi bạn không học thì bạn mới trở nên vô dụng đối với xã hội. Còn khi bạn nỗ lực trong học tập, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng và đạt được kết quả như mong muốn. Khi đó, bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập và biết rằng sẽ có kết quả tốt nếu bạn cố gắng.
Hãy luôn nhớ rằng: "Thành công chỉ đến với người siêng năng và chăm chỉ, không đến với kẻ lười biếng". Trong học tập cũng vậy, hãy cố gắng hết mình, bạn sẽ có được thành công như mong muốn.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung