Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

VnDoc.com xin gửi tới các bạn bài viết Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, bao gồm dàn ý chung hướng dẫn cách làm và hai dàn ý chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

I. DÀN Ý CHUNG

A. Mở bài

- Nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.

- Nêu lí do hay mục đích viết bài luận.

B. Thân bài

- Giải thích, nêu biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến thói quen/quan niệm cần từ bỏ.

- Trình bày tác hại của thói quen/quan niệm cần từ bỏ.

- Trình bày lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm.

- Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen/quan niệm.

C. Kết bài

- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm.

- Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.

II. DÀN Ý CHI TIẾT

Đề 1: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.

A. Mở bài

- Nêu thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ: kì thị người khuyết tật.

- Nêu lí do hay mục đích viết bài luận:

+ Theo thống kê tháng 12 năm 2022, trên thế giới có hơn 1 tỷ người bị khuyết tật, ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người. Họ là những người phải sống chung với một số dạng khác biệt về tinh thần, thể chất hoặc khiếm khuyết.

+ Trên thực tế, họ vẫn là những thành viên có đóng góp, có giá trị và sự cống hiến cho xã hội. Song, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ gặp phải rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến tinh thần, danh dự, đời sống,… của người khuyết tật.

=> Khẳng định cần phải loại bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.

B. Thân bài

1. Giải thích

- Giải thích khái niệm:

+ Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho đời sống sinh hoạt, học tập, lao động gặp khó khăn.

+ Kì thị: là cách phản ứng tiêu cực của xã hội đối với các cá nhân, là sự loại trừ những người có đặc điểm không được phần đông xã hội chấp nhận; biểu hiện trong cả quan điểm và hành động của cá nhân hay tổ chức.

=> Kì thị người khuyết tật là sự phân biệt đối xử nhằm loại trừ, tách biệt hay hạn chế cơ hội giao lưu, tiếp xúc bình đẳng của người khuyết tật với cộng đồng.

- Nguyên nhân sự kì thị người khuyết tật:

+ Do quan niệm sai lệch (người khuyết tật bị xem là sự trừng phạt cho tội lỗi mà người nhà họ kiếp trước đã phạm phải)

+ Nhận thức chưa đúng đắn, sai lầm về người khuyết tật (ngoại hình khiếm khuyết, là người vô tích sự, không có học thức,…)

+ Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cũng như các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực này chưa thực sự sâu rộng và đạt hiệu quả cao.

+ Một số trường hợp người khuyết tật lợi dụng lòng tốt, lòng thương người của cộng đồng để chuộc lợi mà không cần sử dụng sức lao động.

2. Tác hại

- Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người khuyết tật: mặc cảm, tự ti, thậm chí tìm đến cái chết.

- Là nguyên nhân dẫn đến việc người khuyết tật không thể hòa nhập vào các hoạt động chung của cộng đồng.

- Hạn chế cơ hội của người khuyết tật: cơ hội sống, học tập, lao động, giải trí; cơ hội tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân - gia đình.

- Dẫn chứng:

+ Trong thời kì dịch bệnh Covid-19, một số địa phương chậm chễ trong công tác tiêm vacine cho đối tượng người khuyết tật, cho đến khi đại đa số mọi người đã được tiêm mới đến lượt họ, nhiều cá nhân sau khi bị “bỏ quên” đã có thái độ tiêu cực, bất cần, từ chối hợp tác và nhận vacine vì cảm thấy bất bình đẳng.

+ Trong trường học không tiếp nhận, không đào tạo hoặc không có dụng cụ và phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh khuyết tật => không thể tiếp cận và tham gia vào giáo dục hay theo cùng cách mà học sinh không khuyết tật được hưởng; từ đó học sinh khuyết tật đã bị mất cơ hội học tập để chuẩn bị cho tương lai sau này.

3. Lợi ích của việc từ bỏ thói quen

+ Giúp cho người khuyết tật mạnh mẽ, tự tin hơn, sẵn sàng đón nhận tình cảm, sự yêu thương từ cộng đồng, có động lực để cố gắng, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, trang trải cho cuộc sống và đóng góp cho xã hội.

+ Giúp cho bản thân có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn, biết yêu đời, yêu người,…

+ Giúp xã hội dần xóa bỏ sự kì thị với người khuyết tật.

+ Cuộc sống trở nên bình đẳng, tốt đẹp hơn.

4. Giải pháp từ bỏ thói quen

- Chủ động tiếp nhận, tìm hiểu thông tin về cộng đồng người khuyết tật, những đóng góp của họ cũng như những sự kì thị mà họ đã phải trải qua.

- Thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của bản thân

- Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật: để hiểu hơn về người khuyết tật, giúp họ tăng cường cơ hội giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết về quyền của người khuyết tật,…

C. Kết bài

- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.

- Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.

Đề 2: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.

A. Mở bài

- Nêu quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ: quá đề cao cái tôi cá nhân.

- Nêu lí do hay mục đích viết bài luận: mỗi người đều có giá trị của riêng mình, ai cũng có cái “tôi” từ đó hình thành nên những tính cách khác nhau, muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống có nhiều cá nhân quá đề cao cái tôi, dẫn đến những hành vi không tốt.

=> Cần phải từ bỏ quan niệm đề cao quá mức cái tôi.

B. Thân bài

1. Giải thích, nêu biểu hiện của quan niệm cần từ bỏ.

+ Cái tôi: là bản ngã, bản chất, cá tính của mỗi con người, hiện hữu từ khi chúng ta sinh ra,…

=> Vừa để phân biệt, để mỗi cá nhân tự khẳng đinh mình.

+ Quá đề cao cái tôi cá nhân: luôn xem mình là nhất, coi trọng giá trị của bản thân của mình hơn người khác (chỉ công nhận những ưu điểm của bản thân - không chấp nhận nghe những điểm yếu, khuyết điểm của mình; luôn cảm thấy bản thân làm tốt hơn người khác thậm chí là tốt nhất, không ai có thể tốt hơn mình; không chấp nhận sự thay đổi, không muốn học hỏi, nghiên cứu,…)

2. Tác hại của quan niệm cần từ bỏ.

- Khiến cá nhân trở nên ích kỉ, hẹp hỏi, thái độ khinh thường, hống hách với người khác

- Không nhận ra được những thiếu sót, hạn chế hay sai lầm của bản thân; không thể thay đổi và tiến bộ.

- Làm cho mọi người xung quanh khó chịu, không thoải mái; không nhận được sự góp ý chân thành, sự quan tâm, yêu thương từ họ;

3. Lợi ích của việc từ bỏ quan niệm.

- Trở thành người có thái độ sống tích cực, ham học hỏi, biết lắng nghe,…

- Được sự yêu thương, trân trọng từ mọi người xung quanh

4. Giải pháp từ bỏ quan niệm.

+ Hạ thấp cái tôi, học cách lắng nghe, chấp nhận, học hỏi,…

+ Sống với thái độ chân thành, tử tế, cởi ở,…

+ Không so sánh tiêu cực, nhận thực được giá trị của bản thân (ưu- khuyết điểm)

+ Thay đổi cách nhìn nhận, tư tưởng,…

C. Kết bài

- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm.

- Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.

------------------------------------------------------

Trên đây là bài viết Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tư liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 CTST tập 2. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu tại chuyên mục Văn mẫu lớp 10 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10 CTST

    Xem thêm