Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Dàn ý Bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực

1. Mở bài:

- Giới thiệu và nêu vấn đề: “Từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

2.Thân bài:

- Khái niệm suy nghĩa tiêu cực: là những suy nghĩ bi quan, phiến diện và thiếu khách quan dẫn đến tâm trạng, chán nản, mệt mỏi, thất vọng, mất động lực đối với cuộc sống và tự ti về bản thân. Suy nghĩ tiêu cực là một trạng thái tồi tệ của con người.

- Mức độ tiêu cực nặng hay nhẹ trong suy nghĩ phụ thuộc vào ý chí, cảm xúc, tính cách của từng người, tính chất nghiêm trọng của sự việc và nhiều yếu tố khác.

- Biểu hiện của suy nghĩa tiêu cực:

+ Người có suy nghĩ tiêu cực thường lo lắng, căng thẳng và không tin tưởng vào bản thân

+ Thường xuyên đề cập đến những vấn đề tiêu cực với cách đánh giá và nhìn nhận bi quan. Một số người còn thể hiện rõ sự tiêu cực về tương lai của bản thân.

+ Người có suy nghĩ tiêu cực đôi khi hay kể lể, nhìn vào thành công của người khác lại than vãn về bản thân và cuộc sống của họ; nhưng cũng có khi giấu kín suy nghĩ của bản thân.

+ Suy nghĩ tiêu cực sẽ biểu hiện qua khuôn mặt, cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất an, bi quan, buồn chán, tuyệt vọng, thấp thỏm, sợ hãi,…

+ Người có suy nghĩ tiêu cực ít khi vui vẻ, ngược lại thường có cảm xúc khá bất ổn, nhạy cảm và đôi khi dễ cáu kỉnh, nóng giận.

+ Một số người có suy nghĩ tiêu cực thích sống cô lập, tách biệt với những người xung quanh.

+ Một đặc điểm thường thấy ở người có suy nghĩ tiêu cực là tự ti, không tin tưởng bản thân, thụ động trong cuộc sống, có thói quen đổ lỗi, thiếu trách nhiệm, luôn mệt mỏi, uể oải và thường sống – làm việc một cách máy móc….

- Nguyên nhân của suy nghĩ tiêu cực

+ Thứ nhất, do các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Trong cuộc sống có nhiều người thường sống về quá khứ nhiều hơn là ở hiện tại nhìn vào những thất bại trong quá khứ và sinh ra cảm xúc muốn bỏ cuộc, suy nghĩ bi quan, mất niềm tin vào bản thân, thất vọng về cuộc sống.

+ Thứ hai, các sự kiện xảy ra không mong muốn: Trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cuộc sống cũng là màu hồng; mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều sẽ diễn ra theo ý muốn của chúng ta.

+ Thứ ba, ảnh hưởng từ những người xung quanh: Những kỳ vọng, mong muốn của mọi người xung quanh cũng là một nguyên nhân gây ra suy nghĩ tiêu cực của con người.

+ Thứ tư, do di truyền hoặc ảnh hưởng lối sống của bố mẹ: Nếu bố mẹ là những người ít nói, ngại tiếp xúc đối mặt với những khó khăn hay bi quan về cuộc sống có thể kiến con cái sau này sinh ra mang trong mình tính cách của bố, mẹ có suy nghĩ tiêu cực khi gặp áp lực, khó khăn trong cuộc sống.

+ Thứ năm, ảnh hưởng từ lối sống: lối sống buông thả, không lành mạnh của con người (lạm dụng chất, hút thuốc lá, làm việc quá sức, thiếu ngủ,…) dẫn đến bản thân luôn rơi vào tình trạng uể oải, thiếu sức sống sinh ra các suy nghĩ tiêu cực.

+ Thứ sáu, do các bệnh tâm lý, tâm thần: Suy nghĩ tiêu cực dai dẳng có thể là biểu hiện của các vấn đề tâm lý, tâm thần như rối loạn nhân cách, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng,… Các bệnh lý này gây ra sự bất ổn về mặt cảm xúc, hành vi và khiến suy nghĩ thở nên bi quan, tiêu cực.

- Hậu quả của suy nghĩ tiêu cực:

+ Gây ra tâm trạng, cảm xúc tiêu cực

+ Gia tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ

+ Ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc

+ Bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống

+ Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý

+ Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến não bộ, khiến các tế bào não phải hoạt động liên tục dẫn đến lưu thông máu kém và suy nhược thần kinh.

+ Gây ra tâm trạng lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, bất an,… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất…

- Biện pháp phòng tránh suy nghĩ tiêu cực hiệu quả

+ Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực tập thể dục rèn luyện bản thân, ăn uống, ngủ nghỉ có giờ giấc hợp lý là cách hiệu quả nhất giúp phòng tránh suy nghĩ tiêu cực.

+ Đọc sách về tâm thái để có nhiều kiến thức trong việc chế ngự, hạn chế suy nghĩ tiêu cực.

+ Rèn luyện cảm xúc trước những tác động lớn về tâm lý để cải thiện chuẩn bị cho các tác động tiêu cực của cuộc sống.

+ Nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn từng ngày từ năng lực đến kỹ năng mềm và tính cách. Khi bản thân hoàn thiện hơn, bạn sẽ tự tin và chủ động trong cuộc sống. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc buồn chán, lo lắng, căng thẳng,…

+ Dành cho bản thân khoảng thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi tránh rơi vào tình trạng stress.

+ Kết bạn, tiếp xúc với những người có tinh cách, suy nghĩ lạc quan, vui vẻ và tránh xa, hạn chế tiếp xúc với những người có lối không lành mạnh hay suy nghĩ tiêu cực.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Rút ra bài học cho bản thân

2. Bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực mẫu 1

Trong mỗi chúng ta vẫn luôn hiện hữu những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực. Để có suy nghĩ tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào sự điều khiển cảm xúc hay lí trí của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta không nên có những suy nghĩ tiêu cực vì nó sẽ dẫn đến những vấn đề về thể chất lẫn tinh thần.

Những suy nghĩ tiêu cực sẽ không gây đến những hậu quả quá to lớn ngay hiện tại những nếu chúng ta cứ mãi sống trong đống suy nghĩ đó sẽ dẫn đến khủng hoảng về tinh thần. Việc để những suy nghĩ tiêu cực được lặp đi lặp lại dẫn tới những hành động tiêu cực là điều mà không ai mong muốn. Dấu hiệu để cảnh báo cho bản thân rằng đang sống trong một thế giới tiêu cực đó là khi giải quyết vấn đề gì sẽ luôn có suy nghĩ chán nản, không thành công, không có kết quả,…Và từ đó sẽ khiến bản thân bị tụt lại, không thể đuổi theo những người đang ngày một cố gắng. Nếu bị bỏ lại phía sau như vậy sẽ khiến bản thân tự ti, mặc cảm và dần dần tự tách mình với thế giới xung quanh. Từ đó rất dễ dàng gây ra những mối nguy hại về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.

Và để những tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra, chúng ta phải thay đổi bản thân từ bây giờ. Có rất nhiều cách để tránh những suy nghĩ tiêu cực quanh ta như việc thừa nhận cảm xúc của bản thân, hiểu ý nghĩ của bản thân và đôi khi những suy nghĩ tiêu cực hiện lên là điều không thể tránh khỏi, việc của chúng ta là không để những suy nghĩ tiêu cực đó ở lâu trong con người ta. Để những suy nghĩ đó không ở bên cạnh ta nữa thì ta phải kiếm những công việc khác thay thế luồng suy nghĩ đó. Chẳng hạn như việc sử dụng những hoạt động có tác dụng gây xao nhãng như đọc sách, tập thể dục hay gặp gỡ bạn bè,…Đối với những người hướng nội thì ta có thể viết nhật kí ra giấy, đó cũng là một biện pháp hiệu quả. Trong những lúc như vậy thì người thân hay bạn bè là những người sẽ giúp đỡ ta được nhiều nhất. Sự gắn bó, quan tâm sẽ giúp cảm xúc mỗi người được tốt lên và mang theo những suy nghĩ tích cực.

Như vậy, việc giải quyết những suy nghĩ tiêu cực là điều nên làm và phải làm để cuộc sống ngày một tốt hơn. Chỉ cần gạt bỏ được những suy nghĩ tiêu cực, hướng tới sự tích cực thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn rất nhiều. Vì vậy, mọi người hãy cùng nhau thay đổi để có một thế giới ngập tràn sự lạc quan và hạnh phúc nhé!

3. Bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực mẫu 2

Để trở thành một người có phẩm chất tốt và thành công trong cuộc sống, chúng ta cần rèn luyện các phẩm chất tốt và từ bỏ những thói quen xấu, trong đó có suy nghĩ tiêu cực.

Suy nghĩ tiêu cực là cách nhìn nhận về thế giới xung quanh một cách tiêu cực, không tích cực. Những người có suy nghĩ tiêu cực thường cảm thấy nhạy cảm với mọi thứ xung quanh và rơi vào tình trạng bế tắc trong suy nghĩ của chính mình. Họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những lời tiêu cực từ người khác và tự ti về bản thân.

Vậy nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tiêu cực là gì? Có thể do những khó khăn trong cuộc sống khiến chúng ta phải suy nghĩ tiêu cực, hoặc bởi những lời tiêu cực từ người khác khiến ta càng trở nên tiêu cực hơn. Khi gặp phải người không đối xử tốt với mình, ta dễ dàng suy nghĩ tiêu cực về vấn đề đó.

Do đó, để có cuộc sống tích cực hơn, chúng ta cần học cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào những suy nghĩ tích cực. Chúng ta cũng có thể sử dụng các hoạt động gây xao nhãng như đọc sách, tập thể dục hoặc gặp gỡ bạn bè để giúp tinh thần được tươi mới và tích cực hơn.

Suy nghĩ tiêu cực khiến chúng ta phải chịu những hậu quả nghiêm trọng không ngờ. Chúng gây căng thẳng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng ta. Việc suy nghĩ những điều tiêu cực chỉ làm chúng ta mất niềm tin vào cuộc sống, tách bản thân ra khỏi thế giới xung quanh và sống cô độc. Sống trong môi trường tiêu cực cũng giống như lấy con dao giết chính bản thân. Chúng ta không nên làm đau bản thân mình. Ngoài ra, suy nghĩ tiêu cực còn là mầm bệnh gây ra trầm cảm, đặc biệt là ở giới trẻ, những người sẽ là chủ nhân của đất nước trong tương lai. Chúng ta không nên chỉ hướng đến những điều tiêu cực, nếu không đất nước sẽ trở nên đen tối và xấu xí. Hãy thay đổi suy nghĩ để có một cuộc sống tích cực và hạnh phúc hơn.

Suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta muốn trở thành người có nhân cách tốt và thành công trong cuộc sống, chúng ta cần rèn luyện các phẩm chất tốt và từ bỏ thói quen xấu, trong đó suy nghĩ tiêu cực là một trong những thói quen xấu cần phải bỏ.

Một số người cho rằng suy nghĩ tiêu cực có thể giúp họ trưởng thành hơn và biết cách bảo vệ bản thân. Nhưng thực tế là, nếu hành động suy nghĩ tiêu cực được lặp lại quá nhiều, nó sẽ trở thành thói quen và ăn mòn vào tâm trí của chúng ta, khó bỏ được.

Vậy làm cách nào để từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực? Đầu tiên, chúng ta nên coi những điều tiêu cực như "hạt bụi" trong cuộc sống, không để ý và quan tâm đến chúng. Chúng ta có thể làm một số việc để giảm bớt áp lực như thiền, học cách nói lời cảm ơn. Chúng ta cũng cần nhắc nhở bản thân luôn sống tích cực để sống cuộc sống ý nghĩa hơn.

Suy nghĩ tiêu cực có thể "đục khoét" vào cảm xúc của chúng ta, nhưng nó chỉ làm được việc đó khi chúng ta cho phép. Vì vậy, chúng ta cần phân tích những suy nghĩ tiêu cực và sống tích cực để trở nên yêu đời và thanh thản.

4. Bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực mẫu 3

Mỗi người trong chúng ta đều có những suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực. Suy nghĩ của chúng ta phụ thuộc vào sự điều khiển cảm xúc hoặc lí trí của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta nên tránh những suy nghĩ tiêu cực vì chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe về thể chất và tinh thần.

Dù những suy nghĩ tiêu cực không gây hậu quả ngay lập tức, nhưng sống trong suy nghĩ đó trong thời gian dài sẽ dẫn đến khủng hoảng tinh thần. Việc lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến hành động tiêu cực và không mang lại kết quả tốt đẹp cho chúng ta.

Dấu hiệu để nhận biết chúng ta đang sống trong một thế giới tiêu cực là khi chúng ta luôn có suy nghĩ chán nản, thất bại hoặc không đạt được kết quả khi giải quyết vấn đề. Điều này khiến chúng ta tự ti và cảm thấy bị tụt lại so với những người khác. Nếu sống trong suy nghĩ tiêu cực như vậy, chúng ta có thể gặp phải những nguy hiểm về sức khỏe và tinh thần.

Để tránh những tình huống tồi tệ nhất, chúng ta cần thay đổi bản thân từ bây giờ. Có nhiều cách để tránh những suy nghĩ tiêu cực xung quanh chúng ta, như việc thừa nhận cảm xúc của bản thân, hiểu ý nghĩ của bản thân và đôi khi những suy nghĩ tiêu cực hiện lên là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cần làm cho những suy nghĩ đó không ở lâu trong tâm trí. Một cách hiệu quả là tìm những công việc khác để thay thế cho những suy nghĩ tiêu cực đó, như đọc sách, tập thể dục, gặp gỡ bạn bè. Đối với những người hướng nội, việc viết nhật kí ra giấy cũng là một phương pháp hiệu quả. Trong những lúc như vậy, người thân và bạn bè là những người sẽ giúp đỡ ta nhiều nhất. Sự quan tâm và gắn bó sẽ giúp cảm xúc của mỗi người được tốt lên và mang lại những suy nghĩ tích cực.

Cần phải giải quyết những suy nghĩ tiêu cực để tăng cường chất lượng cuộc sống. Nếu chúng ta có thể loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và hướng đến suy nghĩ tích cực, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn rất nhiều. Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau thay đổi để tạo ra một thế giới lạc quan và hạnh phúc.

5. Bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực mẫu 4

Hiện nay, thói quen suy nghĩ tiêu cực đã trở thành vấn đề đáng lo ngại và cần được giải quyết. Nhiều người sống trong sự hoang mang, lo lắng và tuyệt vọng, vì họ đã cho phép suy nghĩ tiêu cực chi phối cuộc sống của mình. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người, mà còn có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, cũng như đối tượng giao tiếp.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải tìm cách thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực bằng cách hướng đến suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ tích cực là cách nhìn nhận các tình huống với một tâm trạng tốt hơn, với một cách nhìn khác và mang lại lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của con người.

Một cách hiệu quả để thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực là tập trung vào những suy nghĩ tích cực. Điều này có thể thực hiện bằng cách nhìn nhận mọi tình huống theo cách tích cực, tập trung vào những điều tốt đẹp và những điều có thể làm được. Việc tập trung vào những điều tích cực sẽ giúp cho con người cảm thấy tốt hơn về bản thân mình, tăng cường sự tự tin và giúp cho con người có thêm năng lượng để giải quyết các vấn đề.

Một cách khác để thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực là tìm kiếm sự giúp đỡ. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự giải quyết mọi vấn đề, và việc tìm kiếm sự giúp đỡ có thể là một cách để chúng ta thoát khỏi thói quen suy nghĩ tiêu cực. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia tâm lý học.

Cuối cùng, để thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực, chúng ta cần lắng nghe bản thân mình và tìm hiểu nguyên nhân của thói quen này.

6. Bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực mẫu 5

Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Thói quen xấu, thói quen không lành mạnh có thể dẫn đến những tác hại, hậu quả mà chúng ta không thể dự đoán được. Một thói quen không tốt mà không chỉ người lớn cần từ bỏ mà cả những em học sinh, sinh viên cần phải lưu ý khi ra đường, đó là thói quen không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe gắn máy.

Khi tham gia giao thông, đặc biệt là ở người lớn và trẻ nhỏ, rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm hoặc có đội mũ nhưng đội mũ không đảm bảo chất lượng được khuyên dùng. Chính phủ và Nhà nước đã nhiều lần đưa ra những hình phạt nghiêm khắc, xử phạt những trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhưng nhìn chung thói quen ấy vẫn còn ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của người dân đặc biệt là những em học sinh khi đi xe đạp điện thường đội những chiếc mũ bán ở vỉa hè, không đảm bảo chất lượng. Hay một số bậc phụ huynh coi nhẹ sự an toàn của con em mình khi tham gia giao thông, thiếu trách nhiệm trong việc dạy bảo các em phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng bản thân.

Qua việc tìm hiểu và khảo sát cho thấy, thói quen không đội mũ bảo hiểm ở người lớn được hình thành là do mũ bảo hiểm khiến họ cảm thấy khó chịu nhất là vào những ngày hè việc đội mũ dễ ra mồ hôi, gây khó chịu cho da đầu. Hay đôi lúc do quá vội mà họ quên đội mũ rồi dần dần hình thành thói quen không đội mũ khi tham gia giao thông. Còn ở lứa tuổi học sinh như chúng ta, việc không đội mũ bảo hiểm là vì nó không hợp thẩm mỹ, cảm thấy khó chịu khi đội,… Đây chính là một số lý do dẫn đến tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của mọi người hiện nay, cũng là nguyên nhân trực tiếp của việc gia tăng các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại tính mạng con người.

Việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hay xe gắn máy là một thói quen không tốt, cần phải được từ bỏ ngay từ bây giờ. Thói quen này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính mạng bản thân mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Cá nhân tôi đã từng có thói quen không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và sau một vụ tai nạn ngoài ý muốn, tôi đã ý thức được sự nghiêm trọng của thói quen này, và tôi đã quyết tâm từ bỏ nó để giữ an toàn cho tính mạng của bản thân. Hay đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện, xe gắn máy, dẫn đến thiệt mạng về tính mạng con người được đưa tin trên báo là do việc nạn nhân không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đặc biệt là những vụ tai nạn đâm xe có nạn nhân là những học sinh không đội mũ bảo hiểm, lái xe với tốc độ nhanh khi đi trên đường. Đội mũ bảo hiểm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh chấn thương đầu và tử vong do tai nạn giao thông gây ra, cần hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm mỗi khi ra đường.

Vậy để từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm thì cần phải làm như thế nào? Chính phủ và Nhà nước ta cũng đã đưa ra những điều luật, hình phạt cho những ai tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, phạt tiền hoặc tịch thu xe, bằng lái xe. Nhưng nếu chỉ đưa ra bộ luật mà người dân không tự ý thức về thói quen, hành vì của mình thì tình trạng không đội mũ bảo hiểm vẫn sẽ diễn ra. Đầu tiên, mũ bảo hiểm đạt chuẩn thường không phù hợp với thẩm mỹ của một số người đặc biệt là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên, do đó các bậc phụ huynh có thể trang trí thêm một số hình dán lên mũ bảo hiểm cho đẹp hơn. Ngoài việc trang trí mũ cho hợp thẩm mỹ thì chúng ta cần phải luôn ghi nhớ việc đội mũ bảo hiểm khi ra đường, có thể luôn treo mũ ở xe hoặc để mũ ở trên tủ giày hay treo ở gần cửa, … để mỗi khi ra ngoài chúng ta sẽ nhìn thấy và không bị quên phải đội mũ nữa. Việc để mũ ở những nơi dễ thấy, dễ cầm sẽ giúp ta hình thành thói quen đội mũ dễ dàng hơn, sẽ không còn tình trạng quên không đội mũ mỗi khi ra ngoài nữa. Một khi người lớn đã có thói quen đội mũ bảo hiểm thì việc hình thành thói quen đội mũ cho trẻ em cũng sẽ đơn giản hơn, vì trẻ em thường hay học theo những việc làm của người lớn.

Mỗi chúng ta đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe mô tô, xe máy có thể giảm được 42% nguy cơ tử vong với xác suất tùy thuộc vào tốc độ của từng xe. Vì vậy, để hạn chế chấn thương ở đầu, mỗi người dân cần có ý thức thực hiện nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông. Tôi và các bạn những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cần có ý thức, tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm và tuyên truyền thói quen tốt đến với mọi người xung quanh ta để bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân mình.

---------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực. Hi vọng qua qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu tại Văn mẫu 10 KNTT...

Đánh giá bài viết
4 10.208
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 10

Xem thêm