Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập nằm trong chương trình học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Bài viết được VnDoc.com tổng hợp gồm có 2 mẫu bài luận. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu làm văn nhé.

1. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 1

Từ xa xưa cha ông ta đã luôn chú trọng đến việc phát triển trí lực. Học tập luôn là mục tiêu và con đường để đi đến thành công. Khi đất nước hội nhập và đang trên đà phát triển, việc học càng ngày càng được quan tâm và trở thành chiến lược phát triển quốc gia. Tuy nhiên, có không ít học sinh hiện nay rơi vào tình trạng lười học và học yếu, kém. Hậu quả của việc lười học không chỉ là là rỗng kiến thức, chán học, học yếu kém và không trang bị được kiến thức phổ thông cần thiết cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội bởi hậu quả của nó.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh lười học khi học cấp 3, chúng ta sẽ thấy những hệ lụy nghiêm trọng mà toàn xã hội phải chung tay đẩy lùi thực trạng này.Tình trạng lười học của học sinh hiện nay đã trở nên khá phổ biến và sắp trở thành “vấn nạn” của nhiều nhà trường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, rèn luyện mà sâu xa hơn còn ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Biểu hiện của việc lười học là:học sinh thờ ơ với việc học tập, coi nhẹ nhiệm vụ học tập. Học sinh không làm bài tập khi về nhà, không học bài cũ. Trên lớp, không tập trung chú ý, làm việc riêng, mất trật tự... Thường xuyên không mang sách vở, không ghi chép bài. Thậm chí, có học sinh một quyển vở ghi cho năm, bảy môn học. Học sinh không làm theo yêu cầu của thầy cô. Học sinh hay bỏ giờ, trốn học... Lười học hiện nay được coi là một thực trạng nan giải, trở thành bài toán khó cho tất cả chúng ta. Nó xuất hiện ở hầu hết các lớp, các trường, từ học sinh lớp một đến lớp chín, lớp mười đều có học sinh lười học. Vậy hiện tượng học sinh lười học này do đâu và nguyên nhân vì sao? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học và có những nguyên nhân cơ bản sau: Rỗng kiến thức từ lớp dưới, nhiều môn chẳng hiểu gì. Lên lớp ngồi cho có mặt, có lúc ghi chép bài để không bị ghi sổ đầu bài. Hỏi các thầy cô thì ngại... Dù học yếu, phải thi lại nhưng rất ít khi bị đúp. Hình như các thầy cô thương học sinh nên dù có lười học bị trách mắng, phê bình cuối cùng cũng được tạo điều kiện để kiểm tra lại, gỡ điểm. Vì thế, không quá lo vì lười học mà phải ở lại lớp. Đi học nhưng không xác định được mục đích học tập, học cuối cùng để làm gì bởi đằng nào cũng đi làm công Thành Hưng, Samsung... Vì thế, cần gì phải học chăm học để học giỏi. Thi vào đại học cuối cùng cũng đi làm Samsung, làm ở các nhà hàng, công ty ...Nhiều bố mẹ không quan tâm đến việc học của con. Mặc kệ, mày học thế nào thì học. Học thì ấm thân, không học thì thôi. Không đôn đốc, nhắc nhở con cái học tập. Có phụ huynh còn kể: Không bao giờ thấy con học bài buổi tối hoặc thấy con ngồi vào bàn học được nửa tiếng đã xong. Vì các bạn học sinh không có động lực học tập nên chẳng có mơ ước, hoài bão gì ngoài tham vọng kiếm tiền. Cho nên rất dễ bị cám dỗ. Sẵn sàng vì tiền mà hành xử vô văn hóa, hành động trái pháp luật. Không ít học sinh đang học phải bỏ học để lấy chồng, đi Bar, dùng thuốc bay lắc để mua vui kiếm tiền.

Chính việc lười học mà học sinh tự tạo ra áp lực với thầy cô và gia đình. Không một giáo viên nào chấp nhận được học sinh một quyển vở ghi năm, sáu môn học; không bao giờ học bài, làm bài tập về nhà. Gia đình trách mắng, thập chí đánh đập con khi bị thầy cô gọi điện hoặc sau buổi họp phụ huynh. Vì thế, học sinh có tâm lí càng chán học, căm ghét việc học, chống đối giáo viên và học sinh. Nhiều em trở thành cá biệt, không chịu được áp lực phải chuyển sang trường nghề hoặc bỏ học... Lười học làm gia tăng các tệ nạn xã hội và bạo lực học đường. Thử nhìn xem, một học sinh chăm chỉ học tập rất ít khi hư hỏng hay gây gổ, đánh nhau, lao vào quán Net, hiệu cầm đồ. Không có mơ ước để phấn đấu, các bạn rất dễ hư hỏng, đánh mất mình. Vì lười học mà sinh ra gian lận, quay cóp trong kiểm tra, thi cử. Hầu hết các kì thi THPT Quốc gia đều học sinh vi phạm quy chế thi ở mức độ nghiêm trọng. Đó là hành vi xấu, ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, nhà trường. Vì không có kiến thức phổ thông nên cách giao tiếp, ứng xử nhiều khi không phù hợp. Trong các tranh luận ta thường thấy các khái niệm bị hiểu sai dẫn đến cãi nhau rất vớ vẩn gây mất đoàn kết. Có một nền tảng chung: học tập là rễ đắng nhưng hoa quả thật ngọt ngào. Nhưng chúng ta lúng túng, vướng mắc, thất vọng, bỏ cuộc, chửi nhau, từ mặt, làm sai, tan rã… đều từ việc chúng ta lười học mà ra. Vậy, đứng trước thực trạng nhức nhối này, chúng ta cần có những giải pháp nào thiết thực để giảm bớt tình trạng học sinh lười học?

Người ta vẫn nói “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” , học hành tốt thì ấm vào thân. Nhiều học sinh chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không biết rằng lười học là do những lí do khách quan mà không biết rằng bản thân mình đang đi sai hướng. Để khắc phục tình trạng này, học sinh cần làm những việc sau: Đã là học sinh phải coi việc học là nhiệm vụ đầu tiên, cần thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học. Xác định học để cho mình. Vì thế, phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một học sinh. Sống có ước mơ, lí tưởng và quyết tâm theo đuổi mơ ước ấy. Mơ ước chính là ngôi nhà được xây từ những viên gạch mang tên chăm chỉ. Có động lực, nhất định chúng ta sẽ thành công. Trong quá trình học, không hiểu, rỗng kiến thức ở chỗ nào phải bổ sung ngay: hỏi thầy cô, bạn bè, học nhóm, tìm gia sư,... để không xảy ra tình trạng lỗ hổng kiến thức sâu. Hạn chế tối đa vào những việc vô bổ như: chơi game online, túm năm tụm ba chơi bời, đàn đúm. Lên mạng xã hội cần có thời gian biểu phù hợp và khoa học, ít sống ảo đi. Phải xác định được, không có kiến thức phổ thông chúng ta sẽ thiệt thòi rất nhiều. Có thể bạn không vào học Đại học nhưng kiến thức cấp ba giúp ích cho bạn khá nhiều trong cuộc sống. Vì thế, phải chăm chỉ, siêng năng. Biết quý trọng ba năm cấp ba ngắn ngủi để học tập. Nên thấy xấu hổ vì lười học. Bởi học sinh sẽ thấy e ngại khi bị điểm kém, khi xem bài của bạn trong giờ kiểm tra hay thực hiện hành vi quay cóp.

Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Nếu không chịu học tập, học sinh sẽ đánh mất đi nhiều cơ hội quý báu. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng, không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.

2. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 2

Trong xã hội chúng ta đang sống, con người phải chịu rất nhiều áp lực. Bên cạnh nhiều người đang rất cố gắng vươn lên để tồn tại, thành đạt và khẳng định mình thì bên cạnh đó vẫn có những người sống lười biếng, ỷ lại. Đặc biệt, lười biếng trong học tập là một thói quen xấu mà ta cần loại bỏ ngay từ sớm để nó không gây ra những hậu quả tiêu cực về sau.

Như chúng ta đã biết, bài tập về nhà là một trong số các nội dung rất quan trọng được các thầy cô giáo giáo cho học sinh sau giờ học trên lớp. Bài tập về nhà không phải là sự kiểm soát, mà là sự đối chứng lại của chúng ta với những kiến thức đã được học trên lớp để xem ta tiếp thu nó có hiệu quả hay không. Thông qua bài tập về nhà, học sinh sẽ có cơ hội để tìm tòi nghiên cứu và hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học. Tuy nhiên, hiện nay một số học sinh lại tỏ ra lười biếng, không chịu làm bài tập về nhà hoặc làm một cách qua loa đối phó. Rất nhiều bạn học sinh không có ý thức làm bài tập, họ sẵn sàng lên mạng tìm kiếm câu trả lời mà không cho bộ não thông minh của mình được vận động. Thậm chí, nhiều bạn học sinh nước đến chân mới nhảy, sát giờ kiểm tra bài tập các bạn mới cuống cuồng đi mượn vở để chép bài, thật đáng buồn cho lớp học sinh đó.

Việc không làm bài tập về nhà là một thói quen đáng chê trách. Nó khiến cho chúng ta phụ thuộc vào những bài giải có sẵn, hình thành thói quen xấu cho bộ não, từ đó dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút, ảnh hưởng nghiệm trọng đến kết quả học tập. Khi đó, ta sẽ có tâm lí chán nản, bỏ bê việc học thậm chí còn có tâm lí sợ việc học. Điển hình ở một số em học sinh khi bị bố mẹ bắt học thì tìm mọi lí do để né tránh, các em chống đối và có những hành động tiêu cực để trốn tránh việc học và làm bài tập như nhốt mình trong phòng, đe dọa mọi người khi nhắc nhở mình học.

Ngược lại, khi chúng ta có ý thức trong việc học tập, rèn luyện và làm bài tập ở nhà, bộ não của chúng ta sẽ được tiếp nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích từ kho tàng kiến thức nhân loại. Từ đó, giúp chúng ta có được sự tự tin, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, đạt kết quả cao trong học tập. Khi ta học tập tốt, ta sẽ được thầy cô, cha mẹ và bạn bè yêu quý. Để làm được điều đó, song song với việc học ta phải kết hợp làm bài tập ở nhà cũng chính là việc “Học phải đi đôi với hành”, có học tập, có thực hành và củng cố thì mới có ngày thành tài.

Chính vì vậy, ngay từ khi chưa quá muộn thì hãy sửa đổi thói quen xấu này nhé các bạn. Đừng để sự lười biếng cản trở bạn chạm đến những thành công trong tương lai.

3. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 3

Từ lâu, học bài cũ, làm bài tập về nhà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của người học sinh. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều đó. Một vài người đã hình thành và cho mình thói quen không làm bài tập về nhà, lười biếng trong học tập. Đây là một thói quen xấu, cần gạt bỏ kịp thời.

Trong thời đại công nghệ 4.0, các bạn học sinh đang bị sao nhãng với việc học hành bởi những trò chơi điện tử. Đây là thứ cực kì hấp dẫn những em học sinh hiếu động khiến chúng dồn toàn bộ thời gian vào trò chơi, say mê quá mức làm ảnh hưởng lớn đến học tập. Nhiều bạn học sinh có suy nghĩ học tập là nhiệm vụ bắt buộc nên thường học với tinh thần chống đối. Một số bạn khác thì quan niệm thời gian học trên lớp là đủ và không muốn tiếp tục học khi trở về nhà. Chỉ cần bước chân ra khỏi cổng trường, ngay tức khắc chúng ta bị thu hút bởi thú vui khác và quên đi lời dặn dò của thầy cô.

Mỗi lần như vậy, chúng ta thường rơi vào tình trạng học để đối phó. Nhiều bạn học sinh sẵn sàng lên mạng tìm lời giải. Thậm chí, có bạn sát giờ lên lớp mới cuống cuồng nhận ra bản thân chưa làm bài tập, liền vội vã mượn bạn để chép. Có lẽ, tất cả biểu hiện trên đều xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.

Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với không tích lũy, bồi dưỡng các kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”.

Trái lại, nếu chúng ta dành thời gian chăm chỉ học tập, làm bài tập về nha, ôn lại bài cũ, xem trước bài mới, đến trường đến lớp tập trung chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, chỗ nào không hiểu có thể xin thầy cô giảng lại. Chắc chắc, chẳng mấy chốc, kết quả học tập sẽ cải thiện đáng kể. Từ đó, bản thân sẽ có sự tự tin, và động lực học tập mỗi ngày càng lớn. Bên cạnh đó, chúng ta cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi, học tập và vui chơi giải trí, để có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất. Để mở mang kiến thức, tư duy giúp bản thân ngày càng tiến bộ hơn trong học tập.

Để từ bỏ được thói quen lười biếng trong học tập quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ít nhưng để từ bỏ được là một điều không dễ dàng. Để có thể xây dựng được ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta hãy lên một kế hoạch thật chi tiết, cân bằng học tập, hình thành các thái độ học tập tốt, chủ động trong quá trình học tập của bản thân.

4. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 4

Ở độ tuổi học sinh, một trong những điều quan trọng là làm bài tập về nhà, như cách để ôn lại những kiến thức đã học trong một ngày qua đó có được một nền tảng vững chắc về kiến thức. Vì vậy, ở độ tuổi học sinh chúng ta phải không ngừng học tập để lưu giữ kho tàng kiến thức. Để làm được đòi hỏi chúng ta phải có thói quen làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, thực trạng đang rất báo động hiện nay khi việc làm bài tập về nhà trở nên xa vời đối với các bạn trong độ tuổi học sinh.

Thông thường, sau mỗi buổi học, giáo viên bộ môn sẽ giao cho các em học sinh bài tập về nhà để củng cố và ôn lại kiến thức của cả buổi học. Ấy vậy, do còn trong độ tuổi ham chơi nên nhiều em vẫn chưa nhận ra ý nghĩa thiết thực của thói quen này. Có bạn thì do lười biếng, không có sự chủ động. Số khác lại bị hấp dẫn bởi các đồ công nghệ như Điện thoại, mạng xã hội nên bị lãng quên bài tập về nhà.

Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với việc các em học sinh sẽ không tích lũy, bồi dưỡng được kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”.

Như vậy, đến kỳ thi hoặc đến các kì kiểm tra, trong đầu chúng ta sẽ không có kiến thức. Từ đây, một số bạn sẽ bất chấp nội quy mà thực hiện các hành vi tiêu cực như quay cóp, gian lận. Dần dần, kết quả học tập giảm sút, không có sự tiến bộ hoặc vươn lên tích cực.

Vì vậy, mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của việc học, dù là học trên trường lớp hay ở nhà. Thì học sinh cần phải từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà ngay và luôn. Việc giải trí sau những giờ học mệt mỏi là điều cần thiết nhưng mọi người cần phải cân bằng thời gian học và chơi sao cho hợp lý và phù hợp.

Bài tập về nhà luôn là một việc quan trọng và chưa bao giờ là thừa thãi và vô tác dụng. Chúng ta hãy rèn luyện và bồi dưỡng thói quen tốt đẹp này để tiêp thêm chủ động, tự giác trong quá trình học. Từ đó, giúp tích lũy tri thức của giúp chúng ta phát triển theo từng ngày.

5. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 5

Đối với lứa tuổi học sinh, điều quan trọng có lẽ là làm bài tập về nhà, như cách để khẳng định bản thán mình. Để có được một nền tảng kiến thức vững chắc, chúng ta phải không ngừng học tập, biện pháp tốt nhất để lưu giữ kho tàng kiến thức chính là phải có thói quen làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, thực trạng đang rất báo động hiện nay khi việc làm bài tập về nhà trở nên xa vời đối với người học.

Thông thường, sau mỗi tiết học, giáo viên bộ môn sẽ giao bài tập để học sinh củng cố và ôn tập kiến thức. Ấy vậy, vài bạn vẫn chưa nhận ra ý nghĩa thiết thực của thói quen này. Có bạn thì lười biếng, không muốn làm. Số khác lại bị hấp dẫn bởi điện thoại, mạng xã hội nên quên mất việc làm bài.

Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với không tích lũy, bồi dưỡng các kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”.

Như vậy, đến kỳ thi hoặc kì kiểm tra, trong đầu chúng ta chẳng có tri thức. Từ đây, một số bạn sẽ bất chấp nội quy mà làm ra các hành vi tiêu cực như quay cóp, gian lận. Dần dần, kết quả học tập giảm sút, không có sự tiến bộ hoặc vươn lên tích cực.

Mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc học, dù là học trên trường lớp hay ở nhà. Hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà ngay từ bây giờ, bạn nhé! Không ai cấm hay ngăn cản việc giải trí sau giờ học mệt mỏi nhưng mọi người cần tự cân bằng thời gian học và chơi.

Bài tập về nhà chưa bao giờ là thừa thãi và vô tác dụng. Chúng ta hãy rèn luyện và bồi dưỡng thói quen thói quen tốt đẹp này để thêm chủ động, tự giác trong quá trình học. Từ đó, việc tích lũy tri thức của chúng ta sẽ hiệu quả hơn, tiến bộ hơn từng ngày.

6. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 6

Học sinh là tương lai của đất nước. Quá trình học tập của các bạn học sinh luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội trong mọi thời đại. Tuy nhiên, một vấn đề đáng buồn trong cuộc sống hiện nay chính là sự lười học của học sinh. Có nhiều bạn học sinh chỉ quan tâm đến việc chơi, không tập trung vào việc học. Trên lớp, họ nói chuyện riêng không chú ý nghe giảng, và sau đó về nhà lại đi chơi thay vì hoàn thành bài tập và công việc học tập của mình. Hàng ngày, có nhiều bạn học sinh đến lớp với tình trạng chưa làm bài tập, không hiểu bài cũ và chưa chuẩn bị cho bài mới.

Một phần nguyên nhân của hiện tượng lười học này là do các bạn đang ở độ tuổi hiếu kỳ, thích chơi và khám phá mọi thứ xung quanh, dẫn đến việc lơ là việc học tập và chạy theo những niềm vui cá nhân. Một nguyên nhân khác phải kể đến là sự thiếu quan tâm thực sự của gia đình đối với con cái, thiếu sự động viên học hành từ phía gia đình. Nhà trường cũng chưa áp dụng được các biện pháp hiệu quả và thú vị để kích thích tinh thần học tập của các bạn.

Hậu quả của sự lười học là các bạn học sinh thiếu kiến thức và không đáp ứng được yêu cầu học tập trong chương trình. Hành vi lười học và tập trung vào việc chơi còn ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy và sự phát triển toàn diện, cũng như cách thức trở thành một người có ích trong xã hội. Là người học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức tự giác trong học tập, cố gắng rèn luyện bản thân và tích lũy kiến thức tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể trong trường để phát triển các kỹ năng mềm của bản thân; sống hòa thuận và yêu thương đồng hành với mọi người xung quanh, tạo dựng một cuộc sống tích cực và đẹp đẽ. Hành vi lười học để lại những hậu quả lớn mà chúng ta không thể đo lường được, vì vậy, hãy nhận thức sớm và cố gắng, nỗ lực từng ngày để trở nên tốt hơn.

7. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 7

Bài tập về nhà đã là một chủ đề được quan tâm trong một thời gian rất dài. Nhiều học sinh cho rằng bài tập về nhà không có lợi. Tuy nhiên, nếu không có bài tập về nhà, mọi người sẽ không nhớ những gì họ đã học trên lớp. Bài tập về nhà cho trẻ cơ hội để chứng minh những gì chúng đã học được. Bài tập về nhà sẽ có lợi khi bạn có đủ số lượng bài tập về nhà. Với bài tập về nhà, bạn học các kỹ năng sống, và cuối cùng nó giúp bạn thành thạo một kỹ năng.

Bài tập về nhà là những bài tập thực hành do người hướng dẫn đưa ra để hoàn thành bên ngoài lớp học, với mục đích củng cố các kỹ năng đã học trong lớp. Những bài tập này cho phép thực hành thêm để bạn có thể hoàn thiện các kỹ năng và kiến ​​thức của mình trong một lĩnh vực cụ thể. Bài tập về nhà bao gồm trả lời các câu hỏi do giảng viên cung cấp hoặc từ sách giáo khoa; tham gia các cuộc thảo luận trực tuyến với các bạn cùng lớp và các dự án hoặc thuyết trình nhóm.

Trong một nghiên cứu do Hill, Spencer, Alston và Fitzgerald (1986) thực hiện, bài tập về nhà có mối liên hệ tích cực với thành tích của học sinh. Họ chỉ ra rằng bài tập về nhà là một phương pháp rẻ tiền để cải thiện việc chuẩn bị học tập của học sinh mà không cần tăng nhân viên hoặc sửa đổi chương trình giảng dạy. “Vì vậy, khi áp lực cải thiện điểm kiểm tra tiếp tục tăng lên, thì việc chú trọng vào bài tập về nhà cũng tăng theo”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen không làm bài tập về nhà. Các học sinh bị thiếu các kỹ năng hoặc kiến ​​thức cần thiết để hoàn thành bài tập về nhà. Nhiều học sinh so sánh mình với bạn bè, điều này có thể dẫn đến sự thiếu tự tin. Khi điều đó xảy ra, thật dễ dàng để bào chữa cho việc không làm bài tập về nhà. Có rất nhiều lý do để bào chữa cho việc nộp bài muộn, nhưng một lý do mà tôi thường nghe là ở nhà quá bận rộn hoặc ồn ào để tập trung. Ngoài ra cảm giác lo lắng và choáng ngợp thường là những lý do chính khiến học sinh không biết bắt đầu từ đâu khi làm bài tập về nhà. Đôi khi, có vẻ như giáo viên đã giao nhiều bài tập về nhà hơn khiến học sinh không thể theo kịp.

Nếu giáo viên muốn học sinh của mình có xu hướng làm bài tập về nhà nhiều hơn, họ nên giải thích rõ ràng cho học sinh hiểu tại sao điều đó lại quan trọng đối với học sinh và điều đó cải thiện việc học của chúng như thế nào. Cho học sinh lý do để muốn làm bài tập về nhà bằng cách khiến chúng cảm thấy như chúng đang tạo ra sự khác biệt trên thế giới. Hãy khuyến khích học sinh động não các ý tưởng về cách cải thiện môi trường thay vì luôn yêu cầu chúng viết bài tập về các chủ đề như sự nóng lên toàn cầu hoặc tái chế. Nếu giáo viên muốn học sinh ghi nhớ thông tin và kiến ​​thức mà họ truyền đạt trong lớp lâu hơn, họ nên thúc đẩy các cuộc thảo luận trong lớp. Không giống như bài tập về nhà, điều mà hầu hết học sinh ghét làm, việc để học sinh thảo luận về các chủ đề khác nhau trong lớp có thể là một cách tự nhiên để giúp các em mài giũa kỹ năng tranh luận và tăng hứng thú đối với một chủ đề cụ thể. Giáo viên nên giới thiệu những trải nghiệm học tập yêu cầu học sinh ở ngoài trời thường xuyên hơn, nghiên cứu thiên nhiên hoặc quan sát nhiều hơn thay vì ngồi trong nhà với các thiết bị điện tử.

Có rất nhiều lý do có thể khiến họ sinh không hoàn thành bài tập về nhà. Để có thể giúp học sinh từ bỏ thói quen không tốt này vai trò của giáo viên và phụ huynh là vô cùng quan trọng. Hãy trở thành người hỗ trợ để cung cấp giải pháp cho những khó khăn mà học sinh gặp phải.

8. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 8

Trong xã hội ngày nay, học tập không còn là một sự lựa chọn mà là một yêu cầu thiết yếu để thành công. Tuy nhiên, thói quen lười học vẫn là một trở ngại lớn, cản trở nhiều người trên con đường phát triển bản thân và sự nghiệp. Để xây dựng một tương lai tươi sáng và thành công, từ bỏ thói quen lười học là một bước quan trọng và cần thiết. Bài luận này sẽ thuyết phục bạn về tầm quan trọng của việc từ bỏ thói quen lười học và hướng dẫn cách thực hiện điều này một cách hiệu quả.

Lười học không chỉ đơn thuần là việc trì hoãn hoặc tránh né việc học tập; nó phản ánh một thái độ thiếu trách nhiệm và sự coi thường đối với việc trang bị kiến thức và kỹ năng. Khi chúng ta lười học, chúng ta không chỉ bỏ lỡ cơ hội để mở rộng trí thức mà còn làm giảm khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Điều này dẫn đến việc chúng ta gặp khó khăn trong việc đối mặt với những thách thức trong học tập và công việc.

Sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn gây ra sự thiếu tự tin trong giao tiếp và các tình huống xã hội. Những người lười học thường cảm thấy thiếu năng lực khi đối diện với các tình huống phức tạp và có nguy cơ thấp hơn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.

Việc học không chỉ là nghĩa vụ mà còn là một sự đầu tư quan trọng cho tương lai. Mỗi giờ học là một cơ hội để mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng và trang bị cho bản thân những công cụ cần thiết để thành công trong cuộc sống. Khi chúng ta chăm chỉ học tập, chúng ta không chỉ cải thiện kết quả học tập mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Học tập giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, và cải thiện kỹ năng giao tiếp. Những kỹ năng này không chỉ cần thiết trong học tập mà còn là yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại. Trong thị trường lao động cạnh tranh, việc có một nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho sự nghiệp và thăng tiến.

Từ bỏ thói quen lười học mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Đầu tiên, việc này giúp cải thiện kết quả học tập. Khi chúng ta dành thời gian và nỗ lực cho việc học, điểm số và thành tích học tập sẽ được cải thiện rõ rệt. Điều này không chỉ giúp chúng ta đạt được mục tiêu học tập mà còn nhận được sự công nhận từ thầy cô, gia đình và cộng đồng.

Thứ hai, từ bỏ lười học giúp phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như quản lý thời gian, tự giác, và kỷ luật. Những kỹ năng này không chỉ giúp chúng ta trong học tập mà còn là nền tảng để thành công trong công việc và cuộc sống. Khi chúng ta học tập chăm chỉ, chúng ta cũng học được cách kiên nhẫn và bền bỉ, những phẩm chất quan trọng để đạt được thành công lâu dài.

Cuối cùng, việc từ bỏ thói quen lười học giúp chúng ta hình thành thói quen tích cực và thái độ nghiêm túc đối với việc học tập và phát triển bản thân. Đây là cơ sở để xây dựng một lối sống có trách nhiệm và hướng đến thành công.

Để từ bỏ thói quen lười học, chúng ta cần thực hiện một số bước cụ thể. Đầu tiên, hãy thiết lập mục tiêu học tập rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu giúp tạo động lực và hướng dẫn chúng ta trong quá trình học tập. Hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để theo dõi tiến độ và đạt được kết quả mong muốn.

Thứ hai, hãy lập kế hoạch học tập và thực hiện theo đúng kế hoạch. Một kế hoạch học tập khoa học giúp chúng ta quản lý thời gian hiệu quả và tránh tình trạng học tập muộn. Hãy phân chia thời gian học thành các khoảng nhỏ và thực hiện học từng phần một cách đều đặn.

Ngoài ra, hãy tìm cách tạo động lực và duy trì sự hứng thú với việc học. Thay vì xem việc học như một nhiệm vụ nặng nề, hãy tìm niềm vui trong việc khám phá kiến thức mới. Tham gia các hoạt động học tập thú vị, học cùng bạn bè và áp dụng kiến thức vào thực tế để thấy được sự hữu ích của việc học.

Từ bỏ thói quen lười học là một bước quan trọng trong việc đạt được thành công và phát triển bản thân. Việc học tập chăm chỉ không chỉ giúp cải thiện kết quả học tập mà còn trang bị cho chúng ta những kỹ năng cần thiết để đối mặt với thách thức trong cuộc sống. Bằng cách thực hiện các bước cụ thể để từ bỏ thói quen lười học, chúng ta có thể xây dựng một tương lai tươi sáng và đạt được những mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để mở ra cánh cửa thành công và khám phá tiềm năng vô hạn của chính mình.

9. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập mẫu 9

Trong cuộc sống hiện đại, tri thức luôn là yếu tố quan trọng giúp con người vươn lên và đạt được thành công. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất đối với con đường tri thức là thói quen lười học. Đây là một thói quen xấu không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn cản trở sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Vì vậy, việc từ bỏ thói quen lười học không chỉ cần thiết mà còn là một yếu tố quyết định cho thành công trong tương lai.

Lười học là khi chúng ta trì hoãn, lảng tránh việc học tập, hoặc chỉ học qua loa cho có. Điều này dẫn đến sự thiếu kiến thức, kỹ năng và làm giảm khả năng sáng tạo cũng như tư duy phản biện của mỗi người. Những người lười học thường không có nền tảng vững chắc để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, và điều này dễ dàng dẫn đến thất bại.

Không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức, lười học còn làm mất đi cơ hội rèn luyện các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, khả năng làm việc nhóm, và khả năng giải quyết vấn đề. Những người lười học thường thiếu tự tin trong giao tiếp và khó khăn trong việc ứng phó với những tình huống bất ngờ, vì họ không có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Một trong những cách nhìn tích cực về việc học tập là coi đó như một sự đầu tư cho tương lai. Mỗi giờ học, mỗi bài tập không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự tích lũy kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những thử thách phía trước. Khi chúng ta học tập chăm chỉ, không chỉ điểm số mà cả những kiến thức thực tế sẽ giúp chúng ta xây dựng một tương lai vững chắc.

Việc học không chỉ mang lại thành công trong học tập mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này. Trong thời đại mà kiến thức và kỹ năng là những yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất, những người học hành chăm chỉ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc chọn nghề nghiệp và thăng tiến.

Việc từ bỏ thói quen lười học mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, khi chúng ta tập trung vào việc học, kết quả học tập sẽ được cải thiện rõ rệt. Sự tiến bộ trong học tập không chỉ làm hài lòng bản thân mà còn nhận được sự công nhận từ thầy cô và gia đình, tạo động lực để phấn đấu nhiều hơn.

Hơn nữa, học tập chăm chỉ giúp phát triển tư duy, nâng cao khả năng tự học và giải quyết vấn đề. Khi đối mặt với những thách thức trong học tập, chúng ta sẽ học được cách kiên nhẫn, tỉ mỉ, và không ngừng nỗ lực để tìm ra cách giải quyết.

Cuối cùng, từ bỏ lười học còn giúp chúng ta hình thành thói quen tốt như kỷ luật, tự giác, và trách nhiệm. Đây là những yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này.

Để từ bỏ thói quen lười học, trước hết chúng ta cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học. Hiểu rằng học không chỉ để thi cử mà còn là để tích lũy tri thức cho cuộc sống sau này. Việc lập kế hoạch học tập khoa học và thực hiện theo đúng kế hoạch cũng là cách hữu hiệu để cải thiện tình trạng lười học.

Ngoài ra, hãy cố gắng tìm niềm vui trong học tập. Thay vì coi học là một nhiệm vụ nặng nề, hãy thử tìm những cách học mới mẻ, thú vị hơn như tham gia các câu lạc bộ học thuật, học nhóm, hay tìm kiếm nguồn tài liệu từ internet. Điều này không chỉ giúp tạo động lực mà còn làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng hơn.

Từ bỏ thói quen lười học là bước đầu tiên để mở cánh cửa thành công trong học tập và cuộc sống. Dù con đường học tập có nhiều thử thách, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm và kỷ luật, chúng ta sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng. Vì vậy, hãy từ bỏ ngay thói quen lười học để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình, và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm