Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về hội chứng đám đông trong xã hội hiện nay
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về hội chứng đám đông trong xã hội hiện nay được VnDoc tổng hợp và chia sẻ. Hội chứng đám đông là hành động lợi ít, hại nhiều và thường gây ra những tiêu cực trong xã hội. Mời các bạn cùng theo dõi và tham khảo thêm các tài liệu tại mục Ngữ văn 10 nhé.
Nghị luận về hiệu ứng đám đông
- 1. Dàn ý bàn về hội chứng đám đông
- 2. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 1
- 3. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 2
- 4. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 3
- 5. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 4
- 6. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 5
- 7. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 6
- 8. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 7
- 9. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 8
1. Dàn ý bàn về hội chứng đám đông
1. Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: hiện tượng hiệu ứng đám đông trong xã hội
2. Thân bài
a. Giải thích
- Hiệu ứng đám đông là gì?
Hiệu ứng đám đông là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại trong mọi cộng đồng con người.
Hiệu ứng đám đông có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Người ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc.
Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng đám đông”.
b. Phân tích, chứng minh
* Biểu hiện của hiện tượng hiệu ứng đám đông:
- Hành động và nhận thức theo sức ép của dư luận, của số đông nhằm phù hợp với tâm lý chung của đại đa số. Nhiều người chạy theo đám đông, thích a dua, cùng tham gia một sự việc nhưng hoàn toàn không có chính kiến, không hiểu bản chất của sự việc.
- Những người suy nghĩ và hành động ngược với số đông dễ bị dư luận gây sức ép, kỳ thị và có thể phải ra khỏi tập thể.
* Tác hại của tâm lý đám đông:
- Hiệu ứng đám đông tạo ra một bộ phận chiếm ưu thế về số lượng nhưng không có sự liên kết thực sự nên không tạo nên sức mạnh bền vững mà chỉ là sức mạnh nhất thời, mặt khác còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
- Thường cho rằng phán đoán của đám đông bao giờ cũng đúng hơn phán đoán của từng cá nhân riêng lẻ, từ đó dẫn đến những sai lầm trong nhận thức vấn đề.
- Đôi khi ý kiến, suy nghĩ, hành động đơn lẻ của cá nhân vấp phải dư luận áp lực tập thể, khiến họ phải chịu khuất phục nếu không sẽ bị đào thải khỏi đám đông. Thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của cá nhân đó.
- Do sự thiếu thông tin, mập mờ trong nhận thức nên con người thường theo số đông nhằm tránh sự lúng túng và tạo sự thống nhất an toàn bên trong tập thể.
- Hình thành thói quen xấu chỉ biết làm theo người khác, biến con người thành những người thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo, kích động, mất đi cá tính riêng, thiếu tính tiên phong.
- Đối với các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội về các vấn đề mà các bạn bất ngờ gặp phải, dễ bị cuốn theo “tâm lý đám đông”, “hùa theo” những vấn đề nóng của xã hội một cách vô thức mà không hiểu bản chất vấn đề.
* Giải pháp giải quyết vấn đề hiệu ứng đám đông:
- Cần trau dồi kiến thức, có sự trải nghiệm thực tế để bản thân có những hiểu biết, không ngừng nâng cao nhân phẩm, đạo đức, từ đó phân biệt rõ phải trái trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
- Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng “một chiều” của đám đông, chúng ta không coi thường nhưng cũng đừng quá coi trọng đến sự đánh giá của dư luận.
- Bên cạnh tác động xấu, hiệu ứng đám đông cũng có những ý nghĩa tích cực nhất định. Có thể khai thác những mặt tích cực của hiệu ứng đám đông, đặc biệt là trong kinh doanh và tâm lý học giáo dục.
c. Bài học hành động và liên hệ bản thân
- Một hành động của bạn cho dù rất nhỏ bé, nhưng khi nó đã có tương tác với cộng đồng, khi nó hòa mình vào vô số những hành động khác. Vì vậy, hãy đủ tỉnh táo để ý thức được bản thân mình đang làm gì và sẽ có hệ quả ra sao.
- Khi bạn làm một việc gì mà không quan tâm đến những lời chỉ trích hay vì cần lời khen tặng của đám đông, họ lại kính nể bạn, vì bạn có chính kiến, dám sống, dám cống hiến và sẵn sàng đem sức mình xây dựng xã hội.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
2. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 1
Hội chứng đám đông là việc một nhóm người thực hiện một hành động giống nhau nhưng chủ yếu là hành động theo vô thức, theo phong trào, không hiểu rõ và không nhận thức được ý nghĩa của hành động mình đang làm, thấy người ta làm thì mình cũng bắt chước làm theo, làm a dua theo người khác!
Hội chứng đám đông là hành động lợi ít, hại nhiều và thường gây ra những tiêu cực trong xã hội. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia xã hội học, hội chứng hành động theo phong trào, theo số đông đang xuất hiện ngày càng nhiều, có nguy cơ trở thành những hành xử rất... phi văn hóa. Chúng ta có thể kể đến một số ví dụ minh chứng như: xuất hiện phong trào cha mẹ chạy đua, chấp nhận tiêu cực bỏ tiền, bỏ công cho con được vào trường điểm, lớp chọn. Thời gian gần đây những vụ việc như hội bia, hôi ngô ở Đồng Nai, cả xã đánh chết trộm chó, hàng nghìn công nhân xô xát với bảo vệ, nhiều người chen chúc để được ăn miễn phí buffet hay đến việc đổ xô đi lễ chùa, lễ hội, mua vàng….cũng đã minh chứng cho sự phi văn hóa của cái gọi là hội chứng đám đông!
Hôi bia- hành động vô ý thức của đám đông
Vậy chúng ta phải đặt ra một câu hỏi, đó là tại sao mọi người lại dễ dàng học theo hành động của nhau như vậy? Cho dù đó có thể là hành động không mấy tốt đẹp, hành động phi văn hóa và thậm chí là có những hành động vi phạm pháp luật?
Nguyên nhân khách quan của hội chứng đám đông, đó là những nguyên nhân thuộc về xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo….Khi có một sự kiện bất ngờ, mới lạ, sự khiện đụng chạm tới nhu cầu, vật chất hay tinh thần của con người liên quan tới những vấn đề trên thì chỉ cần có một người khởi xướng, ngay lập tức sẽ có nhiều người hành động theo mà không suy nghĩ!
Về mặt chủ quan, hình thành do đặc điểm tâm lý cộng đồng, tính cách, nhu cầu, hứng thú, tâm trạng: Nhu cầu nhận thức cái mới, đó là trạng thái bất bình trước những tiêu cực của xã hội, là do tâm lí ích kỉ cá nhân, hẹp hòi chỉ luôn nhìn lợi ích trước mắt mà không lo nghĩ tới lợi ích lâu dài…và đặc biệt, đó là do nhận thức thấp của một bộ phận người trong xã hội, chưa hiểu, không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước! Khi hành động theo đám đông, người ta luôn giữ tâm lí thoải mái, tự do, không lo sợ việc phải không phải chịu sự rừng phạt của pháp luật vì đơn giản “có quá nhiều người hành động như mình thì phạt được ai??”
Lợi dụng được tâm lí của “hội chứng đám đông”, thời gian qua, một số phần tử xấu muốn chống phá Đảng và nhà nước ta đã có những hành động xúi giục người dân gây nên những hành động xấu, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, và đưa hội chứng đám đông không chỉ dừng ở mức độ là những hành động “phi văn hóa” mà còn là những hành động “vi phạm pháp luật”.
Chúng ta có thể nhắc những vụ tụ tập ở Hồ Gươm gây rối ngày 14/1,16/2…, vụ cưỡng chế đất đai ở Dương Nội, vụ việc tại nhà thờ Thái Hà…. Thực chất của những vụ việc này là mấy tên rận chủ đi hô hào, phá phách, từ đó gây nên sự hiếu kì cho người dân dẫn tới việc nhiều người tò mò, và vô tình trở thành lực lượng “đông đảo, hàng trăm người” mà mấy anh chị nhà rận thường rêu rao trên báo chí đấy!
Vậy nên, chúng ta cần có những hành động tích cực để ngăn chặn việc lợi dụng đám đông vào những hành động vi phạm pháp luật. Trước hết, chính bản thân mỗi người cần phải ý thức hơn nữa những hành động của bản thân, không vì thấy người ta làm mà mình cũng làm theo, không vì sự tò mò, đố kị mà hành động theo vô thức, thiếu suy nghĩ! Hơn thế nữa, mỗi người dân cần hết sức nâng cao cảnh giác, đề phòng với việc có thể bị kẻ xấu lợi dụng vào những hành động phi pháp, những hành động gây ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc!
3. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 2
Phần I: Đọc hiểu văn bản
Tâm lý đám đông – Hiện tượng tâm lý kỳ thú
Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm như sau: Họ cho hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm khoảng hai mươi người vào hai phòng tách biệt. Họ mang đến cho hai nhóm đó cùng một thứ nước uống tinh khiết. Nhóm thứ nhất, chỉ được mời nước, không được giải thích gì thêm. Nhóm thứ hai, trong số hai mươi người, có mười hai người được “cài cắm” sẵn, khi uống nước tinh khiết phải nói “nước có vị hơi ngọt”. Sau khi uống nước, hai nhóm thanh niên được hỏi “nước thế nào?”. Kết quả thật bất ngờ, 100% thanh niên ở nhóm thứ nhất khẳng định đây là nước tinh khiết, không mùi vị gì. Nhưng nhóm thứ hai, có tới mười sáu người khẳng định “nước có vị hơi ngọt”, như vậy, ngoài số người được chỉ định trước phải nói như kịch bản, có tới bốn người nữa cũng khẳng định “nước ngọt”. Có thể họ cũng nhận ra nước không có vị gì, song thấy người ta đua nhau nói ngọt, không lẽ mình lại “khác người”, thế là đành a dua, nói theo số đông để không bị coi là “lạc lõng”. Đó là hiệu ứng của tâm lý đám đông.
Trong số hàng nghìn thanh niên chen lấn, xô đẩy để vào ăn một món nào đó, chắc gì tất cả đều thích món ăn đó, song thấy người ta “túm đen túm đỏ”, nghĩ là có điều gì đó thú vị, nên cũng ùa vào theo. Có hàng nghìn những lời bình luận (comments) trên mạng sau một bài viết nào đó hay một câu status trên facebook của một ai đó, chắc gì tất cả đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu status đó, song thấy người ta phê phán, chê bai hay khen ngợi, mình cũng phải “vào hùa” khen ngợi hay che bai. Không ít người khen, chê dựa vào thái độ của những người trước đó. Có nhiều trường hợp xảy ra bút chiến giữa các nhóm thanh niên vì những lời nhận xét khác nhau, đi quá xa so với những gì bài viết đề cập.
Trong thực tế, khi cần biểu quyết một vấn đề quan trọng nào đó, người ta ít dùng biện pháp “giơ tay”, bởi trong đám đông (hội trường, hội nghị,…), nhiều người giơ tay sau khi đã quan sát xem “đa số người ta làm gì thì mình làm thế …”, chứ thực ra không có chính kiến cá nhân. Hình thức bỏ phiếu kín vẫn đáng tin cậy hơn biểu quyết giơ tay, vì ít chịu tác động của tâm lý đám đông.
Đứng trong đám đông reo hò, người vốn nhút nhát có thể mạnh dạn hò reo khản cổ. Đang đi đường, thấy một đám đông làm một việc gì đó, không ít người ban đầu dừng lại tò mò, sau bị tâm lý đám đông cuốn đi, nhập cuộc luôn, khiến đám đông trở nên đông hơn. Đi trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước, ta thấy lòng rạo rực, lâng lâng cảm xúc, rồi cùng sẽ góp thêm một tiếng hô. Đi trong dòng người đưa tang đang nức nở, tự nhiên ta thấy sống mũi cay cay, nước mắt chỉ trực trào ra, dù thật lòng ta chẳng có quan hệ thân thiết gì với người đã khuất, thậm chí không biết đó là ai.
4. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 3
Hội chứng đám đông là Thói quen xấu cần phải thay đổi?Hội chứng đám đông dẫn đến một hiện tượng gọi là Hiệu ứng đám đông, là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh trong việc lựa chọn những hành vi, xu hướng của mình.
Hội chứng đám đông là hành động lợi ít, hại nhiều và thường gây ra những tiêu cực trong xã hội. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia xã hội học, hội chứng hành động theo phong trào, theo số đông đang xuất hiện ngày càng nhiều, có nguy cơ trở thành những hành xử rất... phi văn hóa. Chúng ta có thể kể đến một số ví dụ minh chứng như: xuất hiện phong trào cha mẹ chạy đua, chấp nhận tiêu cực bỏ tiền, bỏ công cho con được vào trường điểm, lớp chọn. Thời gian gần đây những vụ việc như hội bia, hôi ngô ở Đồng Nai, cả xã đánh chết trộm chó, hàng nghìn công nhân xô xát với bảo vệ, nhiều người chen chúc để được ăn miễn phí buffet hay đến việc đổ xô đi lễ chùa, lễ hội, mua vàng….cũng đã minh chứng cho sự phi văn hóa của cái gọi là hội chứng đám đông!hội chứng đám đông là hành động không mấy tốt đẹp, hành động phi văn hóa và thậm chí là có những hành động vi phạm pháp luật,! Khi hành động theo đám đông, người ta luôn giữ tâm lí thoải mái, tự do, không lo sợ việc phải không phải chịu sự rừng phạt của pháp luật vì đơn giản “có quá nhiều người hành động như mình thì phạt được ai??”Lợi dụng được tâm lí của “hội chứng đám đông”, thời gian qua, một số phần tử xấu muốn chống phá Đảng và nhà nước ta đã có những hành động xúi giục người dân gây nên những hành động xấu, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, và đưa hội chứng đám đông không chỉ dừng ở mức độ là những hành động “phi văn hóa” mà còn là những hành động “vi phạm pháp luật”.Chúng ta có thể nhắc những vụ tụ tập ở Hồ Gươm gây rối ngày 14/1,16/2…, vụ cưỡng chế đất đai ở Dương Nội, vụ việc tại nhà thờ Thái Hà…. Thực chất của những vụ việc này là mấy tên rận chủ đi hô hào, phá phách, từ đó gây nên sự hiếu kì cho người dân dẫn tới việc nhiều người tò mò, và vô tình trở thành lực lượng “đông đảo, hàng trăm người” mà mấy anh chị nhà rận thường rêu rao trên báo chí đấy!Vậy nên, chúng ta cần có những hành động tích cực để ngăn chặn việc lợi dụng đám đông vào những hành động vi phạm pháp luật. Trước hết, chính bản thân mỗi người cần phải ý thức hơn nữa những hành động của bản thân, không vì thấy người ta làm mà mình cũng làm theo, không vì sự tò mò, đố kị mà hành động theo vô thức, thiếu suy nghĩ! Hơn thế nữa, mỗi người dân cần hết sức nâng cao cảnh giác, đề phòng với việc có thể bị kẻ xấu lợi dụng vào những hành động phi pháp, những hành động gây ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
5. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 4
Hiệu ứng đám đông là những tác động của đám đông đến suy nghĩ và hành vi của con người, khiến con người phải làm theo những điều mà số đông cho là hay, là đúng và sáng suốt mà bản thân lại không có suy nghĩ, chính kiến về điều đó.
Biểu hiện của hiệu ứng đám đông là nỗi sợ hãi bị đám đông phán xét và bị loại ra khỏi nhóm; là những người không quen biết cùng hùa nhau phán xét, “ném đá” một người dẫu chưa hiểu ngọn nguồn sự việc; ăn mặc theo trào lưu, nói năng theo số đông dẫu điều đó chưa hẳn có nghĩa và chưa hẳn đúng phong cách của bản thân; là những hành vi phản cảm trên mạng dễ dàng nhận hàng nghìn like và lượt share vì được đám đông cổ vũ… Đây là hiện tượng rất phổ biến, có thể thấy ở bất cứ đâu, cần cảnh báo về sự nguy hại của nó.
Con người sống trong xã hội nên luôn chịu sự tác động, chi phối của quy luật chung, của số đông. Do tâm lý chủ quan “số đông luôn đúng”. Do đám đông có những quyền lực đáng sợ, có thể kiểm soát và định hướng hành vi con người. Do bản thân mỗi người thiếu thông tin, mơ hồ trong nhận thức, thiếu chính kiến, yếu đuối, không suy nghĩ chín chắn … nên dễ bị đám đông chi phối, lôi kéo.
Hiệu ứng đám đông tích cực sẽ giúp con người kết nối với nhau; bắt kịp trào lưu, xu hướng để tránh lạc hậu; được tham vấn và định hướng hành động đúng đắn; tập hợp đông đảo mọi người hưởng ứng các phong trào tích cực của xã hội…
Hiệu ứng đám đông tiêu cực làm mỗi người bị thủ tiêu chính kiến, tư duy độc lập, sự sáng tạo vì mải chạy theo điều đám đông nghĩ và làm. Điều này tất yếu sẽ khiến mỗi người trở thành cái bóng, không dám sống thật với chính mình, không làm chủ được bản thân và cuộc đời của mình, không biết mình thực sự muốn gì và cần phải làm gì, khiến cho mọi người không hiểu, không nắm bắt được bản chất cốt lõi của sự việc, sự vật vì nó luôn bị che lấp bởi ý kiến của đám đông. Lúc đó lời đánh giá của số đông trở thành tiêu chuẩn của chân lý.
Thực tế đã chứng minh trong nhiều trường hợp số đông chưa chắc đã đúng. / Gây ra những hậu quả đáng tiếc, khôn lường đối với người xung quanh và xã hội: nhiều người phải chạy trốn, trầm cảm hoặc tự sát vì bị đám đông lên án; nhiều vụ phạm tội tập thể diễn ra; tệ nạn xã hội gia tăng…
Đám đông luôn xuất hiện trong cuộc sống và có tác động ít nhiều đối với mỗi con người. Hãy biết khai thác mặt tích cực từ hiệu ứng đám đông một cách thông minh nhưng cần phải sống luôn là chính mình.
6. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 5
Hội chứng đám đông là khi một nhóm người thực hiện hành động giống nhau mà không nhận thức được ý nghĩa của hành động đó. Điều này thường dẫn đến những hậu quả tiêu cực và có thể ảnh hưởng đến xã hội. Ví dụ, một số phong trào xã hội gần đây đã gây ra những hành vi không đúng mực, không phù hợp với văn hóa xã hội. Hội chứng đám đông thường gây ra những hậu quả tiêu cực trong xã hội. Có nguy cơ trở thành những hành vi không văn hóa và không đúng mực. Ví dụ, một số phong trào xã hội đã gây ra những tình huống phi văn hóa như việc chạy theo tiêu cực, tấn công người khác, hoặc tham gia vào các hành động không đáng có. Vì sao mọi người lại dễ dàng bắt chước hành động của nhau như vậy? Dù đó có thể là hành động không tốt, không văn hóa và thậm chí là vi phạm pháp luật? Nguyên nhân khách quan của hiện tượng hội chứng đám đông nằm ở những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo... Khi có một sự kiện đột ngột, mới lạ hoặc liên quan đến nhu cầu, vật chất và tinh thần của con người, chỉ cần có một người khởi xướng, ngay lập tức sẽ có nhiều người bắt chước mà không suy nghĩ! Về mặt chủ quan, hiện tượng hội chứng đám đông phản ánh từ đặc điểm tâm lý cộng đồng, tính cách, nhu cầu, hứng thú và tâm trạng: Sự mong muốn tiếp thu điều mới, sự bất bình trước tiêu cực của xã hội, cái nhìn ích kỷ cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn mà không suy nghĩ về tương lai... và đặc biệt là do nhận thức thấp của một số người trong xã hội, họ không hiểu hoặc không chịu hiểu về chính sách của Đảng và pháp luật. Khi tham gia vào hành động đám đông, họ cảm thấy thoải mái, tự do và không lo sợ bị phạt vì đơn giản 'có quá nhiều người giống mình thì phạt ai??'. Lợi dụng tâm lý của 'hội chứng đám đông', một số phần tử xấu muốn phá hoại Đảng và nhà nước của chúng ta đã kích động người dân thực hiện những hành động gây hậu quả cho an ninh quốc gia, biến hiện tượng đám đông từ những hành động 'phi văn hóa' thành những hành động 'vi phạm pháp luật'. Có thể nhắc đến những sự kiện gây rối tại Hồ Gươm vào ngày 14/1, 16/2..., vụ cưỡng chế đất ở Dương Nội, vụ việc tại nhà thờ Thái Hà.... Thực tế của những vụ việc này là những kẻ xấu đã kích động, phá hoại, tạo ra sự hiếu kỳ cho người dân và khiến họ trở thành một phần của 'đám đông' mà những kẻ này thường tuyên truyền trên báo chí! Do đó, để ngăn chặn việc lợi dụng đám đông vào các hành động vi phạm pháp luật, chúng ta cần thực hiện những hành động tích cực. Trước hết, mỗi người cần tự ý thức hơn về hành động của mình, không bắt chước người khác mà không suy nghĩ, không theo đuổi sự tò mò, ganh đua mà làm mọi việc theo ý thức, có suy nghĩ! Đồng thời, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, đề phòng trước nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng vào các hành động trái pháp luật, những hành động ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và dân tộc.
7. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 6
Hiệu ứng đám đông là hiện tượng mà sự tham gia của một tập thể người đối đến tư duy và hành vi của cá nhân, khiến họ thường phải tuân theo ý kiến đa số mà không có sự tự suy nghĩ, đánh giá độc lập về vấn đề đó.
Dấu hiệu của hiệu ứng đám đông thường là sự lo sợ việc bị đánh giá và bị loại ra khỏi nhóm; các người không quen biết cùng tụ tập lại để chỉ trích, "ném đá" một người ngay cả khi họ chưa hiểu rõ tình huống; mọi người thay đổi cách ăn mặc và cách giao tiếp theo xu hướng đám đông, thậm chí nếu điều này không phản ánh đúng phong cách của họ; cũng như việc lan truyền các hành vi tiêu cực trên mạng xã hội để thu hút lượt thích và chia sẻ từ đám đông... Đây là một hiện tượng phổ biến và có thể thấy ở nhiều nơi, và cần phải nhấn mạnh về mức độ nguy hại của nó.
Con người sống trong xã hội luôn phải đối mặt với sức mạnh và áp lực từ những quy luật và quy tắc của đám đông, thường xuất phát từ tâm lý chủ quan "số đông luôn đúng".
Vì đám đông có sức mạnh đáng sợ và có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người. Do thiếu thông tin, sự mập mờ trong suy nghĩ, sự thiếu chính kiến, yếu đuối và sự thiếu khả năng tự suy nghĩ của cá nhân, họ dễ dàng bị đám đông chi phối và thu hút.
Hiệu ứng đám đông tích cực có thể giúp con người kết nối với nhau, bắt kịp với các xu hướng và trào lưu để không bị tụt hậu, được tư vấn và hướng dẫn để thực hiện hành vi đúng đắn, cũng như tham gia vào các phong trào tích cực của xã hội.
Tuy nhiên, hiệu ứng đám đông tiêu cực có thể khiến cá nhân mất chính kiến, không đặt ra suy nghĩ độc lập, và đánh mất sự sáng tạo vì họ chỉ theo đuổi những gì đám đông nghĩ và làm. Điều này sẽ dẫn đến việc mỗi người trở nên nhạt nhòa, không dám thể hiện bản thân, không kiểm soát được cuộc sống và mục tiêu của họ, khiến họ không biết mình thực sự muốn gì và cần phải làm gì. Điều này dẫn đến sự hiểu biết và nhận thức của mọi người về bản chất và cốt lõi của sự việc, sự vật thường bị che lấp bởi ý kiến của đám đông. Lúc đó, ý kiến của đám đông trở thành tiêu chuẩn của sự thật.
Thực tế đã chứng minh trong nhiều trường hợp, đám đông không nhất thiết phải đúng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, khó lường đối với cá nhân và xã hội, bao gồm sự trốn tránh, trầm cảm hoặc tự tử của những người bị đám đông chỉ trích; nhiều tội ác tập thể được thực hiện; và tăng lên tệ nạn xã hội.
Đám đông luôn xuất hiện trong cuộc sống và có tác động đến mỗi cá nhân một cách khác nhau. Chúng ta cần biết cách khai thác các khía cạnh tích cực của hiệu ứng đám đông một cách thông minh, nhưng đồng thời cũng cần luôn là chính bản thân mình.
8. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 7
Hiệu ứng đám đông là một trong những hiện tượng tâm lý phổ biến, tác động đến cách suy nghĩ và hành vi của cá nhân khi họ thường phải tuân theo ý kiến đa số mà không có sự tự suy nghĩ và đánh giá độc lập về vấn đề đó. Dấu hiệu của hiệu ứng đám đông thường biểu hiện qua sự lo sợ bị đánh giá và bị loại ra khỏi nhóm, tạo ra sự áp lực trong việc tụ tập lại để chỉ trích, “ném đá” một người ngay cả khi họ chưa hiểu rõ tình huống. Điều này thể hiện qua sự thay đổi trong cách ăn mặc, cách giao tiếp để theo kịp xu hướng đám đông, thậm chí khi điều này không phản ánh đúng bản chất của họ. Ngoài ra, việc lan truyền các hành vi tiêu cực trên mạng xã hội để thu hút lượt thích và chia sẻ từ đám đông cũng là một biểu hiện của hiệu ứng này. Điều này là một hiện tượng phổ biến và có thể thấy ở nhiều lĩnh vực, và cần phải nhấn mạnh về mức độ nguy hại của nó. Con người sống trong xã hội thường phải đối mặt với áp lực từ những quy luật và quy tắc của đám đông, thường xuất phát từ tâm lý chủ quan rằng “số đông luôn đúng”. Hiệu ứng đám đông có sức mạnh đáng sợ và có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người do thiếu thông tin, sự mập mờ trong suy nghĩ, sự thiếu chính kiến, yếu đuối và sự thiếu khả năng tự suy nghĩ của cá nhân, khiến họ dễ dàng bị chi phối và thu hút bởi đám đông. Hiệu ứng đám đông tích cực có thể giúp con người kết nối và bắt kịp với xu hướng, cũng như tham gia vào các phong trào tích cực của xã hội. Tuy nhiên, hiệu ứng đám đông tiêu cực có thể khiến cá nhân mất chính kiến, không đặt ra suy nghĩ độc lập, và đánh mất sự sáng tạo vì họ chỉ theo đuổi những gì đám đông nghĩ và làm. Điều này dẫn đến việc mỗi người trở nên nhạt nhòa, không dám thể hiện bản thân, không kiểm soát được cuộc sống và mục tiêu của họ, khiến họ không biết mình thực sự muốn gì và cần phải làm gì. Quan trọng hơn nữa, hiểu biết và nhận thức của mọi người về bản chất và cốt lõi của sự việc thường bị che lấp bởi ý kiến của đám đông, khiến ý kiến của đám đông trở thành tiêu chuẩn của sự thật. Thực tế đã chứng minh rằng đám đông không nhất thiết phải đúng và điều này có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc, khó lường đối với cá nhân và xã hội, bao gồm sự trốn tránh, trầm cảm, tăng lên tệ nạn xã hội và những hậu quả nghiêm trọng khác. Đám đông luôn có tác động đến mỗi cá nhân một cách khác nhau, và chúng ta cần biết cách khai thác các khía cạnh tích cực của hiệu ứng đám đông một cách thông minh, nhưng đồng thời cũng cần luôn là chính bản thân mình.
9. Đoạn văn về hội chứng đám đông mẫu 8
Hiệu ứng đám đông là một hiện tượng tâm lý đặc trưng, thường được sử dụng để miêu tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đám đông đối với hành vi và quyết định của cá nhân. Nó thường xảy ra khi một nhóm người cùng thực hiện một công việc hay hành động với cùng một thái độ hoặc suy nghĩ, dù có hay không có sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa thực sự của việc họ đang thực hiện.
Tính chất này thường dẫn đến việc cá nhân mất đi sự độc lập và bản thân, thể hiện những cảm xúc, thái độ và hành vi theo một cách mà khi họ ở một mình, họ có thể không bao giờ thể hiện. Trong các tình huống đông người như việc chen lấn để có được phần thức ăn trong một sự kiện, người ta thường tham gia vào hành vi mặc dù không thực sự yêu thích món ăn đó. Nhưng sự quyết định này thường được kích thích bởi việc thấy người khác tham gia, tạo cảm giác “có gì đó thú vị” và dễ dàng làm theo.
Tương tự, trên các nền tảng mạng xã hội, khi thấy một bài viết có hàng nghìn lượt bình luận mà không phải tất cả đều đã đọc và hiểu rõ nội dung, mọi người thường dễ bị cuốn theo “dòng chảy” ý kiến mà không đặt ra câu hỏi hay thảo luận sâu hơn. Có trường hợp xảy ra cuộc tranh luận giữa các nhóm vì những ý kiến đánh giá khác nhau, vượt xa so với nội dung ban đầu.
Tuy nhiên, trong những tình huống quan trọng, người ta ít sử dụng biểu quyết bằng cách giơ tay, vì họ thường quan sát và làm theo đám đông thay vì có ý kiến riêng. Biểu quyết bằng phiếu bầu thường đáng tin cậy hơn, vì nó ít bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông.
Tâm lý đám đông không chỉ giới hạn trong các tình huống phổ biến mà còn ảnh hưởng đến cả các quyết định và hành vi trong các lĩnh vực như hoạt động kinh doanh, thị trường tài chính, và thậm chí cả trong học tập và thời trang. Trong lĩnh vực kinh doanh, sự lên xuống của một công ty hay một ngành nghề cụ thể thường dẫn đến sự theo đuổi từ phía các đối thủ cạnh tranh. Những quyết định và hành động của một công ty thường có thể lan tỏa và ảnh hưởng đến nhiều người khác, tạo ra một hiệu ứng lan truyền như một “đám đông” với quyết định đồng thuận.
Ngoài ra, trong thị trường tài chính, sự gia tăng hoặc giảm giá trị của một loại tài sản có thể tạo ra một hiệu ứng tương tự. Khi một nhóm nhỏ người bắt đầu mua vào một loại tài sản cụ thể, sự quan sát từ các nhà đầu tư khác thường dẫn đến một hiệu ứng đám đông, làm tăng giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản đó trên thị trường.
Tuy nhiên, hiệu ứng đám đông không phải lúc nào cũng tạo ra những quyết định sáng suốt. Nó cũng có thể dẫn đến những quyết định mua sắm không suy nghĩ, dẫn đến hối hận sau này. Vì vậy, để tránh bị lôi kéo bởi tâm lý đám đông, việc phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và tự chủ trong việc ra quyết định là vô cùng quan trọng.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung