Viết đoạn văn phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
Phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
Viết đoạn văn phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên Ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức là tài liệu được VnDoc biên soạn giúp các em học sinh lớp 10 có thêm đoạn văn mẫu bài Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên để học tập được tốt hơn.
Dàn ý đoạn văn phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
Mở đoạn: giới thiệu vào Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên và dẫn dắt vào một yếu tố kì ảo (Tử Văn được Thổ công báo mộng).
Thân đoạn:
- Tình tiết: Thổ công báo mộng và kể lại cho Tử Văn câu chuyện về ngôi đền, về chức vụ của mình và sự hống hách của viên tướng Bắc triều bại trận. Từ đó chỉ cho Tử Văn cách để đối phó với hắn ở Minh ti.
- Đặc sắc: trước đây, chưa từng có trường hợp nào, tình huống nào ở đời thực mà con người có thể gặp gỡ, giao lưu với thần linh, được thần linh mách bảo đường đi nước bước. Chi tiết kì ảo này làm nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, làm cho cái chính trực của Ngô Tử Văn được bảo vệ và được thăng hoa hơn còn những tội ác, những điều xấu xa của tên tướng giặc trực tiếp bị vạch trần.
- Ý nghĩa: lẽ phải, công bằng luôn được bảo vệ, được làm sáng tỏ bằng cách nọ hoặc cách kia, cái xấu sẽ bị trừng trị thích đáng, chỉ cần ta có niềm tin, lòng can đảm thì ta sẽ có được chân lí, công bằng.
Kết đoạn: Khái quát lại nội dung của yếu tố kì ảo đó.
Đoạn văn phân tích yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên mẫu 1
Một trong những yếu tố nổi bật của truyện “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ là sự chi tiết và chân thực trong việc miêu tả thế giới tâm linh huyền ảo của âm phủ. Tác giả đã tạo ra một thế giới hoàn toàn mới với những trải nghiệm đầy ma thuật và bí ẩn. Điểm nổi bật của truyện là chi tiết thần kỳ ở cuối truyện, khi người dân thành Đông Quan nhìn thấy cỗ xe của quan án xuất hiện trong sương mù. Nó thể hiện sự kỳ diệu và huyền bí của thế giới tâm linh mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Nhân đây, tác giả Nguyễn Du cũng muốn bỏ qua chi tiết này để thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - một vị quan giỏi luôn sẵn sàng chiến đấu với cái ác, cái ác để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Như vậy, tác giả muốn nhấn mạnh sức mạnh của lòng tin, niềm tin vào những con người có phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng đấu tranh vì sự bình yên của cộng đồng.
Đoạn văn phân tích yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên mẫu 2
Từ xưa đến nay, lẽ phải luôn là chân lí được con người bảo vệ và soi sáng. Từ những câu chuyện cổ tích xa xôi hay những mẩu chuyện của thời hiện đại. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến việc đấu tranh công lí trong truyện Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố làm nên sức hấp dẫn nhưng có lẽ yếu tố kì ảo nhất, cởi nút thắt cho câu chuyện chính là sự kiện Tử Văn gặp được Thổ công trong giấc mơ của mình. Trong giấc mơ, Thổ công giới thiệu với Tử Văn về lai lịch, về câu chuyện của mình, về việc mình đã bị hồn của tên tướng giặc phương Bắc bại trận tác oai tác quái khiến Thổ công phải phiền muộn. Từ đó, Thổ công chỉ cho Ngô Tử Văn cách đối phó với hắn ở dưới Minh ti và dặn dò Tử Văn thật kĩ càng với mong muốn chàng chiến thắng, cái thiện, lẽ phải có thể chiến thắng cái ác, công lí được trả lại cho người lương thiện. Dưới Minh ti, nhờ nghe theo lời Thổ công mà Tử Văn đối chất thành công khiến tên tướng giặc cúi đầu nhận thua và phần thưởng xứng đáng cho chàng là được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên. Trước đây, chưa từng có trường hợp nào, tình huống nào ở đời thực mà con người có thể gặp gỡ, giao lưu với thần linh, được thần linh mách bảo đường đi nước bước. Chi tiết kì ảo này làm nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, làm cho cái chính trực của Ngô Tử Văn được bảo vệ và được thăng hoa hơn còn những tội ác, những điều xấu xa của tên tướng giặc trực tiếp bị vạch trần. Bên cạnh đó, chi tiết này còn mang ý nghĩa: lẽ phải, công bằng luôn được bảo vệ, được làm sáng tỏ bằng cách nọ hoặc cách kia, cái xấu sẽ bị trừng trị thích đáng, chỉ cần ta có niềm tin, lòng can đảm thì ta sẽ có được chân lí, công bằng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện nói chung và nhân vật Ngô Tử Văn nói riêng vẫn giữ nguyên vẹn được giá trị tốt đẹp ban đầu và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Đoạn văn phân tích yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên mẫu 3
Tập truyện Truyền kỳ mạn lục và truyện Phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ được coi là tác phẩm kinh điển của văn học cổ điển Việt Nam. Một trong những yếu tố tiêu biểu làm nên sức hấp dẫn của hai tác phẩm này là yếu tố kì ảo, trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất về thể loại kì ảo trong văn học Việt Nam. Tác giả Nguyễn Du đã sáng tạo nên một thế giới tưởng tượng phong phú và sâu sắc. Bên cạnh những chi tiết huyền ảo như cuộc đối thoại giữa Tử Văn với người đội mũ trụ và thần Thổ Công, hay việc người dân thành Đông Quan nhìn thấy trong sương mù chiếc xe ngựa của Án Sát, tác giả Nguyễn Du còn xây dựng một Chi tiết huyền ảo về cõi âm, nơi xuất hiện hai con quỷ, Dạ xoa tóc đỏ mắt xanh, Diêm vương và các quan tòa. Chi tiết kì ảo này có vai trò gián tiếp tái hiện hiện thực xã hội đương thời, phê phán thói du khách, tiếp tay cho cái xấu, cái ác khuấy đảo đời sống nhân dân, hãm hại người lương thiện. Ngoài ra, tác phẩm còn ca ngợi cốt truyện đa nghĩa, sự dũng cảm của nhân vật Tử Văn, thể hiện niềm tin của nhân dân đối với người tài đức vẹn toàn. Tử Văn, được trời phú cho trí thông minh và khả năng tư duy phản biện thông minh, đã giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ra những ý kiến sâu sắc để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Du còn cho thấy những hậu quả khó lường khi con người mù quáng tin vào kẻ có quyền lực, biến mình thành công cụ của kẻ ác, gây ra biết bao thiệt hại cho cộng đồng. Tác phẩm này đã mở ra trước mắt người đọc một thế giới tinh thần đầy phong phú và sâu sắc hơn. Để từ đó, người đọc có thể suy ngẫm về cuộc sống và những giá trị đích thực của con người. Tác phẩm của Nguyễn Du đã trở thành một tư liệu quý cho việc tìm hiểu văn học cổ điển Việt Nam, đồng thời giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn tư tưởng, triết học Việt Nam.