Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu làm văn mẫu 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

Mở đoạn: giới thiệu tác phẩm và dẫn dắt vào nhân vật Huấn Cao.

Thân đoạn:

Nêu những phẩm chất quý báu của nhân vật: là người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng, là người anh hùng có thiên lương, vẻ đẹp cốt cách thanh cao.

Đứng trước tình cảm của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho ông lời khuyên quý báu.

Nêu bài học rút ra qua nhân vật này: sống giữ vững cốt cách thanh cao, dũng cảm nhưng cũng tình cảm,…

Kết đoạn: khái quát lại vẻ đẹp của Huấn Cao và ý nghĩa của tác phẩm.

2. Đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 1

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

3. Đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 2

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, suốt đời ông tôn thờ và “đi tìm cái đẹp”, tha thiết vun đắp “thiên lương” cho mỗi “cái tôi” cá nhân nảy nở và phát triển tốt đẹp. Điều này đã được tác giả đặc biệt thể hiện qua nhân vật Huấn Cao, một con người tài hoa, khí phách, thiên lương. Có thể nói đó chính là vẻ đẹp nổi bật về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù. Trước hết, Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm với vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa. Kẻ từ tù này có tài năng nghệ thuật thư pháp – nghệ thuật viết chữ Hán. Một nét đẹp nghệ thuật đòi hỏi con người có những am hiểu về loại chữ tượng hình với ý nghĩa sâu sắc, phải viết được những nét chữ mềm mại thanh thoát, vừa thể hiện nét đẹp tâm hồn, hoài bão, chí hướng ở đời người. Không chỉ được tô đậm chân dung bởi vẻ đẹp tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, Huấn Cao còn nổi bật với vẻ đẹp từ khí phách hiên ngang của người anh hùng “chọc trời khuấy nước”. Phẩm chất của người nghệ sĩ không chỉ dừng lại ở tài năng sáng tạo mà còn ở thiên tâm trong sáng, chính trực trước cái đẹp do mình sáng tạo ra. Nhân vật Huấn Cao hội tụ cả hai phẩm chất này. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp lý tưởng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

4. Đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 3

Nguyễn Tuân - một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khao khát hướng tới những cái chân, thảo, thiện, mĩ lệ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù”, tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. Truyện kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

5. Đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 4

Nguyễn Tuân- người một đời đi tìm cái đẹp đã làm nên vẻ đẹp cho sự nghiệp văn chương của chính mình. Với ngòi bút tài hoa, độc đáo, ông đã khắc họa thành công một Huấn Cao không chỉ đẹp trong "Chữ người tử tù" mà còn tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam. Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. Chữ của ông được coi như báu vật ở trên đời. Người ta sẵn sàng đánh đổi tính mạng, nghề nghiệp của mình để có được chữ Huấn Cao. Nét chữ Huấn Cao trở thành niềm mơ ước của đời người, nó thể hiện hoài bão tung hoành, khí phách ngang tàng của con người "chọc trời khuấy nước". Ngoài ra, Huấn Cao còn là một người có lí tưởng, vì nghĩa lớn. Khi bị lãnh án tử hình, Huấn Cao vẫn trung thành với lí tưởng, không vì cái chết, cường quyền mà tỏ ra ân hận với con đường mình đã chọn. Ở Huấn Cao không chỉ sáng lên vẻ đẹp của tài năng, khí phách mà còn ở thiên lương trong sáng. Có thể nói Huấn Cao là bức tranh toàn mĩ cho vẻ đẹp con người.

6. Đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 5

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trongnhững cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác củaNguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tácphẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùngHuấn Cao. Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứngsáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗitài hoa.Vì thế, trong truyện Huấn Cao một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngụcông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra . HuấnCao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là ngườixin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡđã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật HuấnCao.Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa, Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa. Thứ hai, đó là vẻ đẹp thể hiện qua khí phách hiên ngang.Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng. Không những thế ông còn là một người có thiên lương trong sáng bởi sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm, ông còn thấy suýt nữa để mất tấm lòng trong thiên hạ. Như vây, với cách giới thiệu gián tiếp, lối xây dựng nhân vật bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Huấn Cao.

7. Đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 6

Ở mỗi thời đại, con người lại có những quan điểm sống khác nhau và ngày càng tiên tiến hơn. Tuy nhiên, có những thứ sẽ không bao giờ thay đổi đó chính là thiên lương thanh cao, trong sáng. Một trong những nhân vật có thiên lương trong sáng mà đến tận sau này chúng ta vẫn yêu thương, ngưỡng mộ chính là Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân mô tả là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp, là trang nam tử hán, đại trượng phu lúc bấy giờ. Do thời thế loạn lạc, ông đã không ngần ngại đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải để rồi bản thân bị gán vào tội phản quốc, trở thành tên tử tù chờ ngày hành hình. Tuy nhiên, điều đó không làm ông sợ hãi mà ngay trong chính cảnh tù đày đó càng làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Trong nhà giam, ông vẫn sống với khí phách hiên ngang của mình, thản nhiên coi thường viên quản ngục, ngạo nghễ nhận những sự thiết đãi mà không hề lo sợ những toan tính. Chính khí phách và tài năng của ông đã làm cho người đọc càng thêm yêu mến, ngưỡng mộ. Huấn Cao là hình tượng đại diện cho những người anh hùng, nhà nho cuối mùa bất đắc trí. Họ có tài năng, trí tuệ nhưng bị bối cảnh xã hội đẩy vào hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt khiến cuộc sống của họ không có được những kết thúc tốt đẹp, nhưng ở họ vẫn luôn ánh lên vẻ đẹp của nhân cách cao thượng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng ta vẫn mãi ấn tượng với hình ảnh người anh hùng Huấn Cao với vẻ đẹp của thiên lương sáng chói.

8. Đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 7

Có thể nói chủ đề của truyện ngắn Chữ người tử tù và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã được bộc lộ sáng ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Đây không đơn thuần là cảnh cho chữ, mà "đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Trước hết đó là sự chiến thắng của ánh sáng đôi với bóng tối. Chính Nguyễn Tuân đã viết trong truyện, cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Vì sao vậy? bình thường sẽ không có cảnh cho chữ đẹp đẽ và trang nghiêm trong chốn tù ngục tăm tối và nhơ bẩn này. Nhưng ở đây lại có, vì ở đây có chiến thắng của "thiên lương" con người. Và nhà văn, với nghệ thuật đặc tả tài tình, với thủ pháp tương phản sắc xảo, đã dựng lên những cảnh tượng đối lập để nêu bật ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của sự chiến thắng đó. Cảnh cho chữ đã xảy ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục. Nhà ngục vốn đã tối tăm, lại vào lúc đêm khuya khoắt, càng dày đặc bóng tối. Nhưng "trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn nền hồ" và "lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo". Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã miêu tả đến hai lần cái sáng đỏ rực", cái "lửa đóm cháy rừng rực" đã xua lan và đẩy lùi cái bóng tối dày đặc trong phòng giam. Nhấn mạnh đến cái ánh áng của bó đuốc tẩm dầu ấy, rõ ràng đó là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Ở đây, không chỉ là sự đối lập của ánh sáng và bóng tối theo ý nghĩa sắc màu vật lý, mà sâu xa hơn và khái quát hơn, đây là sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh của con người: ánh sáng của lương tri, thiên lương và bóng tối của tàn bạo, độc ác. Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tối của tàn bạo chính tại nơi tù ngục này. Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống thiện . Không chỉ có chiến thắng của ánh sáng và bóng tối. Cảnh "xưa nay hiếm đó" còn là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn. Cái phàm tục, sự nhơ bẩn ở đây được biểu thị rất rõ trong cảnh "một buồng chậi hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Còn cái đẹp, cái cao thượng lại được nói đến sâu sắc trong hai chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng: mầu trắng tinh của phiên lụa óng và mùi thơm từ chậu mực bốc lên - đều dường như không thể có trong chốn tù ngục. Màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết, còn mùi thơm của thoi mực là hương thơm của tình người, tình đời. Sự đối lập nói trên đã nêu bật, sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn. Tâm hồn Huấn Cao bát ngát đến chừng nào khi ông nói về mùi thơm của mực: "Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không"... Thế là không có nhà ngục nào tồn tại nữa, chẳng còn bóng tối, cũng chẳng còn mạng nhện, phân chuột phân gián nữa. Chỉ còn lại sự thơm tho của mực, sự tinh khiết của lụa - nó là sự thơm tho và tinh khiết của thiên lương con người. Và trên hết đó là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Đây là sự phối hợp giữa những con người trong cảnh cho chữ, đặc biệt ở đây, ta thấy có sự thay bậc đổi ngôi. Người tù lại như người làm chủ (đường hoàng, hiên ngang, ung dung, thanh thản), còn bọn quản ngục lại khúm núm sợ hãi và xúc động trước những lời khuyên dạy của tù nhân (viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ". Thầy thơ lại "run run bưng chậu mực"). Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ đã được khắc họa đậm nét trong cảnh cho chữ và những người trong cảnh ấy. Không còn là cảnh cho chữ bình thường mà là một cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa người cho chữ và người nhận chữ. Lời khuyên dạy đĩnh đạc của Huấn Cao có khác gì một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tử. Và lời khuyên đầy tình người ấy có sức mạnh cảm hóa một tâm hồn bây lâu nay vẫn cam chịu nô lệ, một con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện. Câu nói nghẹn ngào trong nước mắt của viên quản ngục đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của thiên lương con người: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Tóm những chiến thắng trong cảnh cho chữ đã giúp ta hiểu hơn khát vọng mà nhà văn Nguyễn Tuân gửi gắm. Biết bao người đã tìm thấy sự đồng cảm ở đó. Cảnh cho chữ cũng làm nổi bật ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của những chiến thắng tuyệt vời đó.

Đánh giá bài viết
1 31
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm