Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Anh chị hãy bình giảng về bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi

Văn mẫu: Anh chị hãy bình giảng về bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Bình giảng bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi mẫu 1

Một nhà chính trị tài giỏi, là một trong những tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông là tác giả Nguyễn Trãi. Ông hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê Sơ Việt Nam. Ông từng là “Thái học sinh”, từng làm quan dưới triều Hồ sau đó nhà Minh xâm lược ông đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách xâm lược nhà Minh. Ông có vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa này. Đến năm 1442 thì biến cố lớn đã xảy ra, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Đến sau này vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông vào năm 1464. Ông nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam, không chỉ vậy mà ông còn là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học Việt Nam. Ông có rất nhiều các tác phẩm để đời, ông làm thơ làm văn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Các tác phẩm lớn của ông như là: “Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập, Chí linh sơn phú,…” toàn là những tác phẩm nổi tiếng, những viên ngọc quý để lại cho nền văn học Việt Nam. Trong đó có một tác phẩm tiêu biểu đó là bài “Tùng” được trích trong tập “Quốc âm thi tập”.

Tùng là một đề tài trong hệ thống đề tài Đông thiên tam hữu (Ba người bạn mùa đông) rất phổ biến trong văn học trung đại Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thơ vịnh tùng thường thì được các thi sĩ viết nhiều hơn và cả người đọc họ nhớ và thuộc hơn so với hai người bạn là trúc và mai. Tùng có ý nghĩa là hình tượng, phẩm chất của kẻ sĩ quân tử: sự chịu đựng gian khổ , thử thách, sống kiên cường, thanh cao, được dùng vào việc lớn, có khả năng giúp ích đất nước,.. Nhưng còn tùy vào hoàn cảnh của mỗi thi sĩ sẽ vịnh tùng ở cách khía cạnh khác nhau. Ví dụ Mộng Nguyên qua hình tượng cây tùng trong chậu đã thể hiện ý chí, hoài bão của nam tử hán không chịu sống trong sự gò bó, sống cuộc đời quẩn quanh, chật hẹp. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vịnh tùng, ông vẫn nói đến chí khí, tài năng của người anh hùng nhưng trong bài Tùng của Nguyễn Bỉnh Khiêm mục đích chính của ông là bày tỏ thái độ đối với xã hội: “Dùng thì ra giúp đời,không dùng thì ẩn náu. Ai bảo cây to là khó dụng”.

Tùng trong thơ Nguyễn Trãi là một trong chùm thơ “Đông thiên tam hữu”. Ba bài “Tùng, Trúc, Mai” đều được vịnh ở phần “Hoa mộc môn” của tập “Quốc âm thi tập”. Nguyễn Trãi đã khai thác đề tài thiên nhiên để thể hiện chủ đề phẩm chất của kẻ sĩ quân tử, đồng thời là gửi gắm tâm tư cá nhân vào trong bài Tùng. Bài Tùng, tác giả đã sử dụng bút pháp vịnh là chủ yếu giống như thơ viết về cây chuối, bút pháp này không dùng để tả. Cái mục đích tác giả hướng tới do sự vật gợi lên nhưng lại nằm ngoài sự vật.

Vịnh tùng, Nguyễn Trãi đã chú ý làm nổi bật đặc điểm của cây tùng đó là tác giả muốn nói nên phẩm chất của kẻ sĩ và khả năng đóng góp to lớn của kẻ sĩ đối với xã hội như công dụng của cây Tùng. Hai nội dung này được đề cập và xuyên suốt trong cả bài. Ngoài điều đó thì còn có tâm sự cá nhân của tác giả.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã nói lên một đặc điểm rất quý, hiếm có của cây Tùng, mà hầu như ở các cây khác không có:

“Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,

Một mình lạt thuở ba đông

Lâm tuyền ai rặng già làm khách

Tài đống lương cao ắt cả dùng.”

Ở câu mở đầu bài Tùng là một mệnh đề mang tính chất khẳng định: hầu hết các loại cây “cây nào” khi mùa thu đến cũng rụng lá, cành cây khẳng khiu, khi lá rụng hết chỉ còn mỗi cành cây trơ trọi, còn cây tùng thì khác cây tùng vẫn xanh tươi, cành lá xum xuê, vượt qua cái giá lạnh của màu đông được thể hiện càng rõ ở câu thứ hai biểu thị rõ nhất ở từ “lạt”- ý niệm về sự vượt qua mùa đông không có gì là khó khăn, nhưng cái hay ở đây đó là cách rút gọn câu chỉ còn sáu chữ và dùng tiểu đối “một mình- ba đông” lại càng cho ta thấy sự chống chọi mạnh mẽ mãnh liệt của cây tùng một mình trước thời tiết khắc nghiệt lạnh giá và dữ dội. Tác giả ý muốn nói người quân tử có phẩm chất vượt khó, thắng mọi gian lao, thử thách của hoàn cảnh khách quan như cây tùng vậy dù là tác động thời tiết khách quan nhưng nó vẫn tươi tốt. Như trong bài Tùng của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

“Vui cùng suối đá, tính cách riêng thanh cao

Ngoại với tuyết sương, sắc xanh không biến đổi”

Tùng xanh tươi trong khi bao nhiêu loại cây khác bị tác động và biến đổi theo mùa, cũng giống như “quân tử cố cùng” chứ không chịu a dua theo đời.

“Đông lương tài có mấy bằng mày

Nhà cả đòi phen chống khỏe thay

Cội rễ bền dời chẳng động

Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.”

Ở khổ tiếp theo, khổ II tác giả tiếp tục khắc họa một đặc điểm nữa của cây tùng mà ít loài cây có được thể hiện rõ ở 2 câu cuối, tiếp ý của hai câu thơ đầu của khổ I như vừa giải thích, vừa chứng minh thêm vào làm nổi bật đặc biệt của cây Tùng. Cây tùng sở dĩ “lạt thuở ba đông”, “đặng nhiều ngày” tuyết sương, là do “cội rễ bền” dễ bám chặt, cắm sâu dưới lòng đất. Dù gió to, bão lớn thế nào vẫn không lay chuyển. Ở câu thơ “Cội rễ bền dời chẳng động” còn thể hiện sự khỏe khoắn, kiên cường, mạnh mẽ của cây tùng. Qua những thử thách lớn về cả cường độ và thời gian (nhiều ngày) mới bộc lộ sức mạnh không chỉ trong chốc lát mà là sự bền bỉ, bền vững của cây tùng. Trong ca dao ta cũng có câu nói về phẩm chất, kiên cường cứng cỏi của cây tùng trong những ngày giông bão:

“Có gió lay mới biết tùng bách cứng,

Có ngọn lửa lừng mới biết thức vàng cao.”

Hình tượng cây tùng qua câu thơ “cội rễ bền dời chẳng động” chính là biểu tượng về người quân tử có ý chí kiên định, không bị tác động của những thứ như vàng, bạc, châu báu, quyền thế,.. làm mờ mắt.

Tiếp đến là một đặc điểm khác của cây tùng, tùng có “hổ phách”, “phục linh” mà không loài cây nào khác có được, đây là đặc điểm rất riêng của cây tùng. Xưa tương truyền thì “hổ phách” đẹp như ngọc là do tinh dầu tùng qua một nghìn năm hóa thành, còn tùng khẩn qua một trăm năm thì thành “phục linh”, nếu có lõi sẽ thành phục thần. Hổ phách là trang sức quý hiếm, còn phục linh, phục thần thì là những vị thuốc quý làm tăng tuổi thọ. Tuy rằng, tùng có loại thuốc quý như vậy nhưng những thần dược được tạo ra lại nằm dưới đất, phải nhìn mới biết, cũng như người quân tử có đức lớn, tài cao nhưng lúc nào cũng khiêm nhường, khiêm tốn đó là một đức tính tốt của người quân tử: “Quân tử khiêm nhi bất kiêu”. Những đặc điểm trên cho chúng ta thấy rằng cây tùng rất quý, nhưng đáng quý hơn cả là công dụng của nó: làm rường cột cho ngôi nhà thể hiện ở câu bốn khổ I “Tài đống lương cao ắt cả dùng”, công dụng tiếp theo là chống đỡ cho nhà lớn “Nhà cả đòi phen chống khỏe thay” và công dụng đặc biệt của nó có vị thuốc quý để chữa bệnh, tăng tuổi thọ, nâng cao sức khỏe cho nhân dân: “Có thuốc trường sinh càng khỏe thay- Hổ phách, phục linh nhìn mới biết”. Tác giả đã sử dụng hình thức nghệ thuật liên hoàn pha ô thước kiều- câu cuối của khổ thơ trước được nhắc lại toàn bộ hay một phần ở câu đầu của khổ thơ tiếp theo. Nhưng ý của tác giả đâu chỉ muốn nói đến công dụng về mặt sinh học của cây tùng mà tác giả đã có ngụ ý muốn thông qua công dụng của cây tùng để nói về người quân tử.

Ba khổ thơ đã hoàn chỉnh hình tượng cây tùng cũng như muốn nói về hình tượng của người quân tử có tất cả các phẩm chất: nhân, trí, dũng. Bài thơ cũng là lời tâm sự, tự nhủ lòng mình, với bài này như là ông nói cùng mình hơn là nói với người. Cuộc đời của ông cũng đầy những biến cố thăng trầm, gặp nhiều trở ngại, nhưng không được nhụt trí, ông tự nhắc nhở mình, tự bồi dưỡng lý tưởng sống cho mình làm người quân tử phải như cây tùng.

Bài thơ cho chúng ta thấy Nguyễn Trãi là một nhà chính trị với ý chí, lí tưởng sống vì nước, vì dân. Thông qua bài thơ ta còn thấy được ông là một người “văn võ song toàn” không chỉ giỏi về mặt thao lược binh đao mà ông còn giỏi về văn chương với những chùm thơ hay để người đời sau thán phục. Bài thơ của ông giúp thức tỉnh ý chí của thế hệ trẻ hiện nay cần cố gắng hơn nữa để khắc phục những mặt yếu kém, tạo thêm ý chí kiên cường, chí khí vững chắc bảo vệ nền độc lập nước nhà.

2. Bình giảng bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi mẫu 2

Nguyễn Trãi là 1 tác giả lớn của nền văn học Việt Nam ông đã co rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng và nổi bật lên những tác phẩm đó là bài thơ Tùng, đây là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Nói về cảnh vật thiên nhiên đẹp hàng vĩ và mơ mộng.

“Tùng” của Nguyễn Trãi là bài thơ thất ngôn xen lục ngôn. cây tùng khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, đồng thời kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của riêng mình. Bài thơ “Tùng” này có thể được Ức Trai viết vào những năm cuối đời, khi sống ở Côn Sơn.

Nguyễn Trãi đã làm nổi bật đặc điểm và công dụng của cây tùng, từ đó khẳng định bản lĩnh và vai trò to lớn của kẻ sĩ quân tử đối với đất nước và nhân dân. Mở đầu bài thơ đó là hình ảnh cây tùng sống một mình giữa những tháng ngày trơ trọi:

“Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đồng”.

Mùa thu mới đến thế mà “cây nào” cũng như cây nào đều “lạ lùng” khác lạ, chỉ “một mình” cây tùng là lạt lẽo, thản nhiên với cả ba tháng mùa đông lạnh lẽo. Dù cảm giác có cô đơn lạnh lẽo nhưng cây tùng vẫn thản nhiên mà sống không cần biết đến hoàn cảnh có như thế nào nó vẫn ung dung sống cứng chắc. Cây Tùng sống vững trãi thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người quân tử có một bản lĩnh kiên cường, có tinh thần vượt khó khăn thử thách, đứng vững trước mọi hoàn cảnh ác liệt, quyết không a dua theo thời, không sống một cách tầm thường. Hình ảnh tiếp theo tác giả đã nói về sự kiên trì của Cây tùng:

“Cội rễ bền, đời chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày”.

Dù hoàn cảnh có khắc nghiệt như thế nào thì cây tùng vẫn vững chắc và sống, cội rễ bền và đứng vững chắc, dù có sương gió bão bùng thì cũng không làm nó lay động, nó có phẩm chất giống như những người anh hùng của đất nước dù có vất vả gian nan nhưng vẫn cố gắng chiến đấu để giành được độc lập dân tộc, dù cho quân thù có gian ác như thế nào nhưng những người chiến sĩ đó vẫn kiên cường anh dũng chống lại giặc ngoại xâm. Tác giả thật xuất sắc khi sử dụng cây tùng để ngầm nói về người chiến sĩ của Việt Nam. Tiếp theo trong khoảng không gian rộng lớn giữa thiên nhiên mênh mông bao la rộng lớn cây cỏ hoa lá nào mà cũng đang quý. Nhưng đối với riêng cây tùng, cây tùng mới có “hổ phách” và “phục linh”. Trong suốt, đỏ rực, đẹp và quý như ngọc, ấy là hổ phách, phải một nghìn năm tùng cất giữ trong lòng đất mới có. Hương thơm ngào ngạt để làm thuốc trường sinh, ấy là phục linh, phải một trăm năm, tùng mới “tiết chế” ra cho con người “dùng khỏe thay”. Phải trải qua một thời gian dài, tùng mới có hổ phách và phục linh, đâu chỉ là ngày một ngày hai? “Thiên niên sinh hổ phách, bách niên sinh phục linh”, vì thế hổ phách và phục linh rất hiếm, rất quý:

“Có thuốc trường sinh càng khỏe thay,
Hổ phách phục linh nhìn mới biết”.

Cây tùng có sức sống rồi dào như những vị thuốc trường sinh, có những khí phách hiên ngang của những người anh hùng của Đất nước,Tùng còn được làm cột chống đỡ cho ngôi nhà lớn, “chống khỏe thay” lúc bão táp phong ba: “Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay”. Tùng còn cho người, để lại cho đời “thuốc trường sinh”, những “phục linh” và “hổ phách” tích tụ qua hàng trăm năm, qua hàng ngàn năm để chữa bệnh, làm tăng sức khoẻ cho dân. Tác giả Nguyễn Trãi đã chỉ rõ tác dụng to lớn của cây tùng trong cuộc sống, không chỉ hoàn chỉnh hình tượng cây tùng mà còn hướng tới một ý nghĩa thẩm mĩ rộng lớn hơn nhằm khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của kẻ sĩ quân tử đối với quốc gia và dân tộc. Những phẩm chất kiên cường sẽ tạo ra những vị anh hùng cho đất nước:

“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng”.

Những phẩm chất cao quý đó chỉ có ở những người có tài đức, có trí, có những phẩm chất tốt đẹp để phụng sự cho sự nghiệp của Đất nước. Qua hình tượng cây tùng, tác gia còn ca ngợi vai trò to lớn và tài đức của những vị anh hùng trong đất nước. Còn Cuộc đời của Nguyễn Trãi đã từng trải qua bao thăng trầm, bao biến cố dữ dội giữa dòng thác lịch sử. Lòng trung quân ái quốc, niềm ưu ái của Nguyễn Trãi là chất ngọc Ức Trai, là hổ phách, phục linh của cây Tùng. Nguyễn Trãi để lại cho đất nước và nhân dân ta. Suốt đời, Nguyễn Trãi đã đem tài đức làm đẹp cho đất nước, phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân.

Bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi đã mượn hình ảnh cây Tùng để nói về những phẩm chất cao quý của những anh hùng của đất nước, những phẩm chất anh dũng kiên cường.

----------------------------

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu Anh chị hãy bình giảng về bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Bài viết đã gửi tới bạn đọc các bài văn mẫu. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 10, soạn bài lớp 10 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
30
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm