Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói: “Việc học cũng như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả”

Văn mẫu: Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói: “Việc học cũng như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả” được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Việc học cũng như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả”

Trong thời kì xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay, con người muốn có một chỗ đứng, một vị thế trong xã hội thì phải xây dựng được cho mình một nền tảng kiến thức kiên cố. Mà con đường chủ yếu để đi tới kho tàng kiến thức chỉ có thể là học tập. Nhưng con đường ấy không rải đầy hoa hồng mà vô vàn sỏi đá, đòi hỏi con người phải trải qua một quá trình rèn luyện vất vả mới có thể gặt hái được thành công. Như có câu nói cho rằng: “Việc học cũng như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả”.

“Việc học” là sự tìm hiểu, ghi nhớ tạo nên vốn kiến thức, hiểu biết của mỗi chúng ta. Nhờ có việc học, chúng ta mới trở thành người biết suy nghĩ, có nhận thức và hiểu biết; mới có thể thành công, trở thành người có ích.

Quá trình học ấy cũng như việc trồng cây vậy. Chúng ta trồng cây, chăm sóc cây để thu được hoa thơm, quả ngọt. Quá trình trồng cây hay việc học đều cần nhiều thời gian và công sức. Đổi với trồng cây, thời gian và công sức ấy là để chăm bẵm cây: tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu, bón phân… Còn đối với việc học, chúng ta phải dành thời gian và công sức để học tập, nghiên cứu, học hỏi… Nếu chúng ta không chăm sóc cây chu đáo cũng như không chăm lo việc học, thì cuối cùng thành quả mà chúng ta thu được là con số không. Bởi thành quả của chúng ta sau quá trình học giống như thứ quả kết ra từ cây chúng ta trồng vậy. Trái quả đó có tốt, có chất lượng là phụ thuộc hoàn toàn vào chúng ta.

Loài cây đơm ra những trái quả thành công là cây tri thức. Kiến thức cơ bản, ban đầu của chúng ta được coi là cái “gốc”. Mỗi loại cây và kiến thức hiểu biết đều bắt nguồn từ cái “gốc” của nó, và để kết quả chúng ta nhận được như mong muốn thì trước hết chúng ta phải xác định mục đích, động cơ học tập một cách đúng đắn với thái độ nghiêm túc và phương pháp học tập khoa học, phù hợp. Không chỉ vậy, chúng ta cần phải cần cù, chịu khó vượt mọi khó khăn, không lùi bước trước những trở ngại, kiên trì, chủ động vươn lên nắm bắt lấy tri thức như cây vươn lên đón lấy ánh sáng mặt trời. Đã có biết bao những tấm gương tự học, tự rèn luyện vượt lên thử thách để có thành công. Trước hết phải kể đến tấm gương học tập của Bác Hồ. Bác đã phải vượt qua bao nhiêu gian nan trên con đường giải phóng dân tộc. Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, tìm nước phát triển: Anh, Pháp, Mĩ… Người đã làm biết bao nhiêu việc: phụ bếp, viết báo… để kiếm tiền mua sách vở, tự học. Ngày ngày Bác đều phải dậy sớm để làm việc, đêm đến lại phải tự học, gian khổ vất vả vô cùng. Những thành công luôn chào đón những người cố gắng, Người đã tìm ra con đường đưa đất nước ta thoát khỏi vòng kìm kẹp, đô hộ của bọn thực dân và đế quốc. Nhà khoa học Michael Faraday (1791 – 1867) sinh ra trong một gia đình thường dân, với nghị lực sẵn có, M.Faraday được cha dẫn đến nhà người quen làm nghề đóng sách. Ông xin ông chủ của mình cho đọc sách mỗi buổi tối để tự tìm tòi, khám phá các kiến thức khoa học. Vì cha ông đột ngột qua đời, M.Faraday đã phải vất vả hơn để lao động nuôi sống gia đình. Nhưng thành công đã đến khi ông chế tạo ra chiếc máy phát điện đầu tiên, là cơ sở để tạo ra động cơ điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. M.Faraday đã nhanh chóng trở thành một viện sĩ có uy tín nhất trong hội khoa học Hoàng gia Anh. Điều đó cho thấy, không phải tất cả những người tài giỏi, nổi tiếng và thành công đều nhờ vào những kiến thức được học ở trường, lớp. Mà họ thành công còn nhờ vào sự chủ động vươn lên, từ chính những trải nghiệm cuộc sống.

Việc học không thể bị dừng lại, bó hẹp trong bất cứ thời gian, không gian nào. Chúng ta phải học chọn những điều hay, điều tốt, loại bỏ những gì không đáng học. Những điều không hay cũng như những con sâu bọ, côn trùng gây hại hay cỏ dại làm hại đến cây. Vì vậy, ta phải loại trừ để chúng không làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây hay chính việc học của chúng ta vậy.

Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin và câu nói “Là bác học không có nghĩa là ngừng học” của Đác-uyn, cũng là những quan điểm tích cực vô cùng quý giá về việc học tập. Thứ quả mà chính những con người vĩ đại ấy tạo nên thật đáng để chúng ta khâm phục và noi theo.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng chỉ cần trồng cây xuống đất rồi cây lớn lên tự nhiên, không cần sự chăm bẵm. Nhưng trong thực tế, dù đó là loài cây dễ thích nghi, có sức sống mãnh liệt thì muốn có những trái quả tốt vẫn cần có công sức chăm sóc của con người. Việc học cũng vậy, dù là người thông minh, thiên bấm thì cũng cần đến sự chăm chỉ. cần mẫn. Nếu đã có sự thông minh, chúng ta càng không nên chủ quan mà lười nhác. Vì “Số người cao quý nhờ học vấn nhiều hơn số người cao quý nhờ thiên bẩm” – Ciceron đã nói “Học tập cũng như trồng cây đều phải bỏ ra nhiều công sức và trải qua sự vất vả, khó khăn… Vậy nên, mỗi chúng ta hãy trang bị cho mình ý thức rèn luyện, chấp nhận khó khăn, gian khổ để tri thức trở nên vững vàng và trở thành hành trang vững chắc cho tương lai sau này. Hạnh phúc chỉ đến khi con người ta biết cách tạo nên.

----------------------------------

Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói: “Việc học cũng như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả” vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết cho ta thấy được con người muốn có một chỗ đứng, một vị thế trong xã hội thì phải xây dựng được cho mình một nền tảng kiến thức kiên cố, phải cố gắng học tập và việc học cũng như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu cho quả. Việc học là sự tìm hiểu, ghi nhớ tạo nên vốn kiến thức, hiểu biết của mỗi chúng ta., nhờ vào việc học mà chúng ta mới có kiến thức. Quá trình học ấy cũng như việc trồng cây vậy. Chúng ta trồng cây, chăm sóc cây để thu được hoa thơm, quả ngọt. Quá trình trồng cây hay việc học đều cần nhiều thời gian và công sức. Nếu chúng ta không chăm sóc cây chu đáo cũng như không chăm lo việc học, thì cuối cùng thành quả mà chúng ta thu được là con số không. Chúng ta phải xác định mục đích, động cơ học tập một cách đúng đắn với thái độ nghiêm túc và phương pháp học tập khoa học, phù hợp để thu lại những kết quả tốt đẹp. Việc học không thể bị dừng lại, bó hẹp trong bất cứ thời gian, không gian nào, chúng ta phải chọn học những điều hay điều tốt. Mỗi chúng ta hãy trang bị cho mình ý thức rèn luyện, chấp nhận khó khăn, gian khổ để tri thức trở nên vững vàng và trở thành hành trang vững chắc cho tương lai sau này. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé.

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói: “Việc học cũng như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
2 8.249
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 10

Xem thêm