Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài văn mẫu dưới đây nhé.

I. Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen thức khuya

1. Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề bàn luận: Cần loại bỏ thói quen thức khuya.

2. Thân bài

a. Biểu hiện

- Sự áp lực, căng thẳng để chuẩn bị cho kì thi sẽ khiến chúng ta có tâm lí muốn xả... "stress", muốn được vui chơi để cảm thấy thoải mái.

- Thức đến hai, ba giờ sáng để lướt mạng xã hội, để chơi game là một điều không tốt.

- Cố gắng học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya.

b. Tác hại của việc thức khuya

- Sức khỏe sẽ không đảm bảo.

- Sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học.

- Thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn... toàn mụn là mụn.

- Ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

c. Đưa ra giải pháp và lợi ích của việc dậy sớm

- Bạn chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm.

- Ngủ sớm, dậy sớm cũng sẽ giúp cho chúng ta có nhiều thời gian chuẩn bị cho buổi sáng đến lớp.

- Bạn cũng có thể nhân buổi sáng sớm để đọc sách hay học bài. Lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất.

3. Kết bài

Thể hiện niềm tin của bản thân và niềm hy vọng sẽ loại bỏ được thói quen xấu đó.

2. Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 2

Mở bài:

Trong xã hội hiện đại, thói quen thức khuya đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến và đáng quan ngại. Việc thức đến hai, ba giờ sáng để tiếp tục với các hoạt động như chơi game, xem phim, hoặc lướt mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tinh thần và hiệu suất làm việc của mỗi người.

Thân bài:

* Trình bày thực trạng hiện nay:

Đối với nhiều người, thói quen thức khuya không chỉ là một sự lựa chọn giải trí mà còn trở thành một thói quen không tốt. Họ dường như mất kiểm soát trước những cám dỗ từ thế giới sống ảo, mất đi khả năng tự kiểm soát thời gian và thói quen ngủ đều đặn.

* Chỉ ra tác hại của việc thức khuya:

Việc thức khuya không chỉ gây ra những vấn đề sức khỏe như đau đầu, suy giảm trí nhớ mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần. Người thức khuya thường gặp phải tình trạng căng thẳng, cáu kỉnh và mất tập trung trong công việc hàng ngày. Ngoài ra, việc thức khuya cũng tạo ra một chuỗi các vấn đề phức tạp khác như làm ảnh hưởng đến kế hoạch và sự tự quản lý của bản thân.

* Lợi ích của việc từ bỏ thói quen này:

Bằng việc từ bỏ thói quen thức khuya, mỗi người sẽ nhận được những lợi ích rõ rệt cho cả sức khỏe và tinh thần của mình. Sự cải thiện trong giấc ngủ sẽ giúp cơ thể hồi phục và tái tạo, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và sự tập trung trong các hoạt động hàng ngày.

* Đề xuất một số giải pháp để từ bỏ thói quen này:

Để từ bỏ thói quen thức khuya, mỗi người cần thiết lập một kế hoạch thời gian hợp lý cho việc sinh hoạt và học tập. Họ cũng nên hạn chế việc sử dụng mạng xã hội hoặc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và thiết lập báo thức nhắc nhở cho giờ đi ngủ.

Kết bài:

Như vậy, việc từ bỏ thói quen thức khuya không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe và tinh thần mà còn giúp mỗi người tạo ra một lối sống lành mạnh và cân đối hơn. Điều này khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ giấc ngủ đủ đầy cho sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.

II. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya

1. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 1

Bạn thân mến, đã gần đến kì thi cuối kì rồi - kì thi mà hầu hết các bạn học sinh đều cảm thấy hết sức hệ trọng và áp lực. Việc học tập làm sao cho thật tốt là điều mà bất cứ bạn nào cũng quan tâm. Có bạn mải chơi, thức đến hai, ba giờ sáng để vào mạng xã hội. Có bạn lại chăm học quá mức đến khuya. Việc thức khuya dù vì lí do gì thì cũng là một thói quen không tốt. Kì thi cuối kì đang sắp đến gần, mình muốn viết bài này để nhắn nhủ đến các bạn hãy có những thói quen lành mạnh.

Hiển nhiên, sự áp lực, căng thẳng để chuẩn bị cho kì thi sẽ khiến chúng ta có tâm lí muốn xả... "stress", muốn được vui chơi để cảm thấy thoải mái. Nhưng mình cho rằng việc thức đến hai, ba giờ sáng để lướt mạng xã hội, để chơi game là một điều không tốt. Hay kể cả bạn cố gắng học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya cũng không phải là một thói quen tốt. Không những không tốt, mà còn có hại. Bởi vì đây là lúc mà cơ thể con người cần được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng. Nếu chúng ta không cho cơ thể nghỉ ngơi, chúng ta đang vô tình làm hại đến chính bản thân mình, và phá vỡ đồng hồ sinh học vốn có. Như vậy, sức khỏe sẽ không để đảm bảo. Đó là chưa kể, đến sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Cho dù bạn chơi vào cuối tuần, thì nó cũng làm đảo lộn nhịp sinh hoạt trong tuần của bạn. Điều đó thật không tốt chút nào. Nếu tình trạng thức khuya kéo dài, cơ thể có khả năng suy nhược.

Tuổi của chúng ta là độ tuổi để lớn. Hẳn tất cả chúng ta đều rất quan tâm tới vẻ bên ngoài. Ta cố gắng ăn mặc, chải chuốt sao cho thật đẹp, thật bắt mắt. Sẽ chẳng có một bạn học sinh nào hi vọng, một buổi sáng chuẩn bị đến lớp lại thấy trên mặt mình xuất hiện mấy nốt mụn! Điều đó thật là ám ảnh! Bạn thấy đấy, thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn... toàn mụn là mụn! Như vậy, mình có thể khẳng định với bạn: thức khuya vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

Đọc đến đây, mình mong bạn có thể thay đổi thói quen này. Dù thói quen là một thứ khó thay đổi, nhưng không có nghĩa chúng ta không làm được. Bạn chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm mà thôi! Sẽ mất một vài ngày đầu để ta bắt nhịp với một thói quen mới. Nhưng ta sẽ làm được, tất cả là dựa vào ý chí, nghị lực của bản thân. Thói quen mới gắn với một sự ganh đua nho nhỏ, gắn với một niềm vui nho nhỏ sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

Ngủ sớm, dậy sớm cũng sẽ giúp cho chúng ta có nhiều thời gian chuẩn bị cho buổi sáng đến lớp. Bạn cũng có thể nhân buổi sáng sớm để đọc sách hay học bài. Lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất. Chắc chắn bạn sẽ có kết quả học tập khả quan, một sức khỏe tốt và một làn da mịn màng!

Mình hy vọng chúng ta sẽ có những thói quen tốt để cuộc sống tốt hơn. Việc thay đổi một thói quen không phải là dễ dàng. Nhưng mình đã làm được. Mình tin bạn cũng sẽ làm được. Nếu cần giúp đỡ, bạn có thể tìm đến mình. Mình luôn sẵn sàng trong khả năng của bản thân. Chúc các bạn có được những thói quen tốt.

2. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 2

Bạn thân hay thức khuya, đây là điều rất lo lắng vì nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn cũng như sức khỏe xung quanh. Bởi vậy, mình nghĩ bạn nên thay đổi thói quen xấu này.

Nếu tìm hiểu về các tài liệu trong và ngoài nước về tác hại của việc thức khuya, mình chắc chắn bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn để thay đổi thói quen của mình. Thức khuya làm giảm trí nhớ; ù tai, chóng mặt, mắt mờ; Nóng nảy, cáu bẩn; đau mỏi cơ; trung khu thần kinh uể oải; da mặ nhợt nhạt, thiếu sinh khí; khô mắt và mỏi mắt; nghiêm trọng hơn thức khuy trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khua. Bạn thấy không, việc thức khuya nó kéo theo bao nhiêu hệ lụy, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen ngủ sớm bằng cách: điều chỉnh thời gian sao cho hợp lí, uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thực phẩm lành mạnh và giải tỏa áp lực cơ thể, chú ý đến việc nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu duy trì được nếp sống lành mạnh ấy, mình tin chắc bạn sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui tươi hơn.

Như vậy, việc hay thức khuya sẽ hủy hoại sức khỏe của con người, dẫn đến hậu quả khôn lường. Nó khiến cho bạn mắc các bệnh nguy hiểm, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình những lối sống lành mạnh. Mình biết việc thay đổi thói quen không bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu kiên trì mình tin chắc bạn sẽ thay đổi được nó.

3. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 3

Thức khuya là một thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như công việc học tập của các em học sinh. Tác hại của việc thức khuya sẽ gây tình trạng mệt mỏi, lầm lì, … gây nên thói quen xấu thói quen thức đêm ngủ ngày. Thói quen thức đêm ngủ ngày sẽ gây nên tình trạng xáo trộn hoạt động của đồng hồ sinh học của cơ thể. Bởi vậy, mình nghĩ bạn nên thay đổi thói quen xấu này.

Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn sống và làm việc về đêm. Theo thời gian, họ hình thành cho mình thói quen thức khuya. Thói quen đi ngủ muộn, thức khuya để lại rất nhiều tác hại cho con người. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Chronobiology International” đã chỉ ra rằng: “Các nhà khoa học kết luận người hay thức đêm có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tâm lý và rối loạn thần kinh cao hơn”. Thức khuya ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu, ... Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.

Như vậy, có thể thấy việc hay thức khuya sẽ hủy hoại sức khỏe của con người, dẫn đến hậu quả khôn lường. Nó khiến cho bạn mắc các bệnh nguy hiểm, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình những lối sống lành mạnh. Mình biết việc thay đổi thói quen không bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu kiên trì mình tin chắc bạn sẽ thay đổi được nó.

4. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 4

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, thì ban đêm là thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi phục hồi lại sức khỏe và cân bằng các yếu tố trong cơ thể, nhưng vì một nguyên nhân hoặc một thói quen nào đó mà chúng ta thường xuyên thức đêm ngủ không đủ giấc. Việc thức khuya thường xuyên có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và còn ảnh hưởng tới sắc đẹp, đặc biệt với các chị em phụ nữ.

Nếu tìm hiểu về các tài liệu trong và ngoài nước về tác hại của việc thức khuya, mình chắc chắn bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn để thay đổi thói quen của mình. Thức khuya sẽ khiến bạn suy giảm trí nhớ. Thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.Tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cao gấp 5 lần so với người bình thường. Bên cạnh đó, việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho những hóc-môn trên bị thiếu hoặc bị ngắt hẳn nếu như bạn thức đến tận sáng. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ đầy đủ. Các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài.

Như vậy, có thể khẳng định với rằng: Thức khuya vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

Đọc đến đây, mình mong bạn có thể thay đổi thói quen này. Dù thói quen là một thứ khó thay đổi, nhưng không có nghĩa chúng ta không làm được. Bạn chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm mà thôi! Sẽ mất một vài ngày đầu để ta bắt nhịp với một thói quen mới. Nhưng ta sẽ làm được, tất cả là dựa vào ý chí, nghị lực của bản thân. Thói quen mới gắn với một sự ganh đua nho nhỏ, gắn với một niềm vui nho nhỏ sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

5. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 5

Trên thế giới, đặc biệt là ở nhóm những người trẻ tuổi, việc thức khuya đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí còn được coi là chuyện bình thường. Các lý do khiến cho mọi người thức khuya thì ngày một nhiều lên như vì công việc, vì học tập, thức khuya để xem phim, chơi điện tử, để tham gia trò chuyện trên các mạng xã hội, …

Nếu tìm hiểu về các tài liệu trong và ngoài nước về tác hại của việc thức khuya, mình chắc chắn bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn để thay đổi thói quen của mình. Thức khuya làm giảm trí nhớ; ù tai, chóng mặt, mắt mờ; Nóng nảy, cáu bẩn; đau mỏi cơ; trung khu thần kinh uể oải; da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí; khô mắt và mỏi mắt; nghiêm trọng hơn thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. Bạn thấy không, việc thức khuya nó kéo theo bao nhiêu hệ lụy, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen ngủ sớm bằng cách: điều chỉnh thời gian sao cho hợp lí, uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thực phẩm lành mạnh và giải tỏa áp lực cơ thể, chú ý đến việc nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu duy trì được nếp sống lành mạnh ấy, mình tin chắc bạn sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui tươi hơn.

Tuổi của chúng ta là độ tuổi để lớn. Hẳn tất cả chúng ta đều rất quan tâm tới vẻ bên ngoài. Ta cố gắng ăn mặc, chải chuốt sao cho thật đẹp, thật bắt mắt. Sẽ chẳng có một bạn học sinh nào hy vọng, một buổi sáng chuẩn bị đến lớp lại thấy trên mặt mình xuất hiện mấy nốt mụn! Điều đó thật là ám ảnh! Bạn thấy đấy, thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn… toàn mụn là mụn! Như vậy, mình có thể khẳng định với bạn: thức khuya vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

Mình hy vọng chúng ta sẽ có những thói quen tốt để cuộc sống tốt hơn. Việc thay đổi một thói quen không phải là dễ dàng. Nhưng mình đã làm được. Mình tin bạn cũng sẽ làm được. Nếu cần giúp đỡ, bạn có thể tìm đến mình. Mình luôn sẵn sàng trong khả năng của bản thân. Chúc các bạn sẽ có được những thói quen tốt.

6. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 6

Chúng ta đều biết giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe con người như thế nào, nó ảnh hưởng trực tiếp tới về thể chất lẫn tinh thần của ta. Tuy nhiên, chúng ta, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường thờ ơ hoặc ít để ý đến những tác hại mà thức khuya mang lại.

Nguyên nhân phổ biến ở người hay thức khuya là thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Thức đến rạng sáng hoặc sáng để lướt web, Facebook, tik tok, chơi game… Điều này không tốt chút nào. Có bạn thì lại tham kiến thức hoặc không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý, dẫn đến việc học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya (trong khi buổi sáng thì dậy muộn và dành nhiều thời gian để chơi). Một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng thức khuya, mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc đó là dành thời gian để tâm sự với bạn bè đêm khuya, mất ngủ do căng thẳng, stress,… Các nghiên cứu chỉ ra rằng thức khuya có rất nhiều những hậu quả, chúng thường không xuất hiện ngay lập tức mà tích tụ dần dần khiến chúng ta không kịp đề phòng. Chóng mặt là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở người thường xuyên bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ. Nặng hơn là đau đầu và suy giảm trí nhớ. Điều này dẫn đến việc sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ rơi vào tình trạng buồn ngủ, uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Và nó gây ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả học tập của chúng ta. Nếu tình trạng thức khuya vẫn tiếp diễn có thể gây ra rối loạn tâm thần như trầm cảm. Thức khuya còn gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến bạn rất dễ bị ốm, song song với đó là chứng rối loạn nội tiết khiến làn da của bạn xuất hiện nhiều mụn, da bị sạm, rụng tóc,… Hãy nhớ rằng buổi tối là lúc mà cơ thể con người cần được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau một ngày dài vất vả, mệt mỏi. Nếu chúng ta không cho cơ thể nghỉ ngơi, chúng ta đang vô tình làm hại đến chính bản thân mình, và phá vỡ đồng hồ sinh học vốn có. Để khắc phục thói quen xấu này, chúng ta nên thực hiện những biện pháp hữu ích sau đây. Tốt nhất là bạn nên đi ngủ lúc 10 giờ hoặc muộn nhất là 11 giờ. Đồng thời tránh sử dụng thiết bị điện tử trên giường ngủ hay bật đèn phòng ngủ để có giấc ngủ sâu hơn. Bạn cũng có thể giảm căng thẳng trước khi ngủ bằng cách thư giãn cơ thể qua việc đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay uống nước ấm, đánh răng bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn nên đọc sách hay học bài vào buổi sáng sớm bởi lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất, tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn.

Tóm lại, ngủ sớm giúp ích rất nhiều cho cơ thể của chúng ta nên chúng ta cần thực hiện ngay các biện pháp để từ bỏ thói quen thức khuya.

7. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 7

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều muốn ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, tinh thần và năng lượng làm việc cho ngày hôm sau. Dù vậy, không phải ai cùng đều dễ dàng làm được điều này. Dường như, thói quen thức khuya đã dần đi sâu vào lối sống của nhiều người, nhất là các bạn trẻ.

Trước khi giải quyết một vấn đề, ta cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Trước hết, một trong những nguyên nhân chính của thói quen thức khuya là lối sống sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: lướt web, Facebook, tik tok, chơi game… Ngoài ra, có một số bạn tham kiến thức hoặc không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý: buổi sáng thì dậy muộn và dành nhiều thời gian để chơi, dẫn đến tình trạng học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya “nước đến chân mới nhảy”. Thức khuya cũng là kết quả tất yếu của những câu chuyện tâm sự với bạn bè đêm khuya không hồi kết, do căng thẳng, stress,áp lực kéo dài cũng khiến bạn mất ngủ và thức khuya. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thức khuya có rất nhiều những hậu quả, chúng thường không xuất hiện ngay lập tức mà tích tụ dần dần khiến chúng ta không kịp đề phòng. Chóng mặt, đau đầu và suy giảm trí nhớ là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở người thường xuyên thức khuya. Đó là chưa kể, đến sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi nội tiết tố bị rối loạn gây ra tình trạng rụng tóc, da sạm, mọc mụn,… Để khắc phục thói quen xấu này, chúng ta nên thực hiện những biện pháp hữu ích sau đây. Hạn chế mặc quần áo bó sát người bởi quần áo ôm sát người sẽ khiến bạn cảm thấy bị gò bó, khó chịu khi ngủ. Bạn cũng có thể giảm căng thẳng trước khi ngủ bằng cách thư giãn cơ thể qua việc đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay uống nước ấm. Buổi sáng sớm nên là thời gian bạn dành cho học bài và đọc sách bởi đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất là vào buổi sớm, tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn.

Đọc đến đây, mình mong bạn có thể thay đổi thói quen tiêu cực này. Tất nhiên sẽ mất khoảng thời gian nhất định để ta bắt nhịp với một thói quen mới nhưng tôi tin rằng bạn sẽ làm được.

8. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 8

Giới trẻ ngày nay thường mang tâm lí rằng: Vì mình còn trẻ nên mình hi sinh sức khỏe một chút cũng không sao để sau này được sung túc, nhàn hạ. Vậy nên họ thường có thói quen thức khuya. Việc này lâu dài sẽ để lại nhiều hệ luỵ cho cả một thế hệ. Bạn hãy viết một bài văn thuyết phục giới trẻ từ bỏ thói quen thức khuya.

Chúng ta đều biết giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe con người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta, đặc biệt là giới trẻ thường bỏ qua hoặc ít quan tâm đến tác hại của việc thức khuya.

“Thói quen thức khuya” xuất hiện khi chúng ta thường xuyên thức quá 11 giờ, thậm chí có những người thức đến sáng ngày hôm sau. Đây là một lối sống thiếu lành mạnh và có tác hại rất lớn tới cơ thể chúng ta. Bởi lẽ, nhiều nghiên cứu cho thấy từ 21 giờ là thời điểm cơ thể bắt đầu cần được nghỉ ngơi và thư giãn để có giấc ngủ chất lượng vào 1 - 2 giờ sau đó. Duy trì giờ đi ngủ một cách đều đặn và khoa học sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất.

Trước hết, một trong những nguyên nhân chính của thói quen thức khuya là do lối sống sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ: lướt web, Facebook, Tiktok, chơi game… Bên cạnh đó, cũng có một số người vì không biết sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lý dẫn đến tình trạng cuối ngày mới vội vàng làm việc. Mất ngủ, thức khuya cũng là kết quả tất yếu của những căng thẳng, stress, áp lực kéo dài.

Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn sống và làm việc về đêm. Theo thời gian, họ hình thành cho mình thói quen thức khuya. Thói quen đi ngủ muộn, thức khuya để lại rất nhiều tác hại cho con người. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Chronobiology International” đã chỉ ra rằng: “Các nhà khoa học kết luận người hay thức đêm có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tâm lý và rối loạn thần kinh cao hơn”. Thức khuya ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người đi ngủ đúng giờ. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Thức khuya còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến bạn rất dễ mắc bệnh, kèm theo đó là tình trạng rối loạn nội tiết khiến da bạn nổi nhiều mụn, da sạm đen, rụng tóc,… Nghiêm trọng hơn, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít còn gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu, ... Các chuyên gia của trường Y Đại học Harvard và Bệnh viện phụ sản ở Boston cho rằng, những phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ bình thường. Hãy nhớ rằng ban đêm là thời điểm cơ thể con người hoạt động không tốt. cần được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi. Nếu không cho cơ thể nghỉ ngơi, chúng ta đang vô tình làm hại chính mình, đồng thời làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có.

Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thói quen thức khuya còn có tác động tiêu cực đến công việc của bạn. Nếu cơ thể không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, tinh thần của chúng ta sẽ không được thoải mái, không thể tập trung học tập và làm việc. Tình trạng này sẽ khiến chúng ta không thể hoàn thành công việc hết sức mình, không thể suy nghĩ thấu đáo và đảm bảo sức khỏe để làm việc lâu dài. Thậm chí, hiệu suất làm việc thấp còn khiến bạn đứng trước sự chỉ trích của đồng nghiệp và đánh mất niềm tin của mọi người, không ai muốn hợp tác làm việc. Lúc này, không chỉ sức khỏe mà chúng ta còn đánh mất cơ hội khẳng định năng lực, vị trí của mình.

Để khắc phục thói quen xấu này, chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau. Hãy cố gắng duy trì thói quen đi ngủ lúc 10 giờ hoặc muộn nhất là 11 giờ để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi. Ngoài ra, tránh sử dụng các thiết bị điện tử trên giường hoặc bật đèn phòng ngủ để có giấc ngủ sâu hơn. Bạn cũng có thể giảm căng thẳng trước khi ngủ bằng cách thư giãn cơ thể thông qua việc đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng, uống nước ấm hoặc lắng nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Đây là những mẹo nhỏ để chúng ta có giấc ngủ dễ dàng và ngon giấc hơn.

Như vậy, có thể thấy việc hay thức khuya sẽ hủy hoại sức khỏe của con người, dẫn đến hậu quả khôn lường. Nó khiến cho bạn mắc các bệnh nguy hiểm, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình những lối sống lành mạnh. Mình biết việc thay đổi thói quen không bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu kiên trì mình tin chắc bạn sẽ thay đổi được nó. Hãy quyết tâm hành động và bảo vệ sức khỏe cá nhân mình bạn nhé!

9. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 9

Có thể nói, ngủ sớm sẽ giúp con người luôn có trạng thái tinh thần và thể chất ở mức tốt. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, mỗi chúng ta hãy có cái nhìn đúng đắn và loại bỏ thói quen thức khuya.

Nguyên nhân phổ biến ở người hay thức khuya là bạn bị cuốn theo các thiết bị điện tử và ứng dụng online trước khi ngủ như: web, Facebook, tik tok, chơi game… Ngoài ra, có một số bạn tham kiến thức hoặc không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý dẫn đến công việc bị dồn lại vào buổi tối. Một nguyên nhân quan trọng khác khiến bạn mất ngủ và thức khuya là những căng thẳng, stress, áp lực mà bạn phải chịu đựng trong một thời gian dài. Chóng mặt, đau đầu và suy giảm trí nhớ là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở người thường xuyên thức khuya. Nó đã làm đảo lộn nhịp sinh hoạt trong tuần của bạn. Nếu tình trạng đi ngủ muộn kéo dài, cơ thể của bạn sẽ có khả năng không chịu nổi và bị suy nhược. Do đó, bắt đầu từ bây giờ, mỗi người cần học cách loại bỏ thói quen xấu này. Bạn cần phải sắp xếp thì giờ sinh hoạt, học tập hợp lý bằng cách hoàn thiện công việc ngay trong buổi sáng và buổi chiều – đừng để lượng công việc khổng lồ bị dồn vào buổi tối. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ngủ trưa quá nhiều để tránh việc buổi tối không buồn ngủ. Bạn cũng có thể giảm căng thẳng trước khi ngủ bằng cách thư giãn cơ thể qua việc đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay uống nước ấm.

Mình hy vọng chúng ta sẽ có những thói quen tốt để cuộc sống tốt hơn. Và việc cần làm ngay lúc này là duy trì thói quen ngủ sớm – đây là thói quen rất tốt cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

10. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya mẫu 10

Thói quen thức khuya có thể gây hại nặng nề đến sức khỏe và học tập của học sinh. Nó tạo ra tình trạng mệt mỏi, lầm lạc, và gây ra thoái hóa về thói quen ngủ. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, tạo ra sự không đều đặn trong chu kỳ ngủ. Đề xuất thay đổi thói quen này ngay từ bây giờ.

Ngày nay, nhiều người chọn sống và làm việc vào buổi tối. Tuy nhiên, thói quen này mang lại nhiều hậu quả tiêu cực. Nghiên cứu trên tạp chí “Chronobiology International” chỉ ra rằng người thức đêm có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tâm lý và rối loạn thần kinh cao hơn so với người duy trì thói quen ngủ đều.

Thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất học tập. Thống kê cho thấy, những người thường xuyên thức khuya có khả năng suy giảm trí nhớ cao hơn gấp 5 lần so với người duy trì thói quen ngủ đều. Khi thức khuya, bộ não của chúng ta phải làm việc nhiều hơn mà không có thời gian nghỉ ngơi đủ, dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ thông tin.

Đồng thời, thức khuya hay ngủ quá ít có thể gây ra đau đầu và tăng nguy cơ rối loạn tâm thần như mất ngủ, quên, lo âu, cáu kỉnh, căng thẳng, đau đầu, ... Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mệt mỏi và duy trì trí nhớ.

Vì vậy, việc thức khuya không chỉ làm tổn thương sức khỏe mà còn gây ra những hậu quả không lường trước được. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy từ bỏ thói quen thức khuya và chọn cho mình một lối sống lành mạnh. Thay đổi thói quen có thể khó khăn, nhưng với sự kiên trì, bạn có thể làm được điều này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm