Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín

Viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín được VnDoc.com tổng hợp dàn ý và các bài văn mẫu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10 nhé.

I. Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu về câu thơ hoặc hình ảnh trong bài thơ "Mùa xuân chín" gợi cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc.

2. Thân đoạn:

- Ấn tượng của em khi đọc câu thơ hoặc hình ảnh đó là gì?

- Ý nghĩa câu thơ/ hình ảnh đó trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại ấn tượng của em về câu thơ/hình ảnh thơ trong bài "Mùa xuân chín".

II. Viết đoạn văn cảm nhận câu thơ hay một hình ảnh trong bài Mùa xuân chín

1. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 1

Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, em ấn tượng nhất với câu thơ "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng". Hình ảnh "làn nắng ửng" gợi cho người đọc về một ngày mới bắt đầu bằng nắng sớm trong trẻo, tươi mới chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè. Trong khi đó, "khói mơ tan" có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với "làn nắng ửng" tạo cảm giác khói đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Dưới màu vàng nhạt của nắng mới, hình ảnh "đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" để lại cho em những hình dung về cảnh làng quê yên bình. Đó không chỉ là màu vàng của nắng mà còn là màu vàng của những mái nhà tranh. Cả không gian như ngập tràn nắng mới thể hiện hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

2. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 2

Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân xanh"... và đây Mùa xuân chín nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn Hàn Mặc Tử. Hai câu thơ cuối có lẽ là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Câu thơ miêu tả hình ảnh người chị gánh thóc đi dọc bờ sông vào buổi trưa nắng chang chang.

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

Một hình ảnh thơ thật mới, thật đẹp nhưng cũng có cái gì đó làm lòng tôi quặn lại. Hương nắng của mùa xuân tỏa khắp bờ sông, phủ lên hình ảnh người chị gánh thóc một màu sắc lãng mạn của cái đẹp huyền ảo, lung linh trong cõi nhớ. Hình ảnh "chị ấy" là hình ảnh một người con gái ẩn danh mà người đọc không thể biết đó là ai, chỉ có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi, mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là nét thơ của Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử luôn khao khát giao cảm với đời, luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt như thế. Đó là sự tỏa sáng của cái đẹp hài hòa, đan quyện phả ra từ xuân sắc, xuân tình, từ tạo vật và con người khi ở độ xuân chín. Tuy nhiên, tất cả xuân sắc, xuân thì đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Đó là cái ký ức về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.

3. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 3

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề “mùa xuân chín”. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Hàn Mặc Tử đã hữu hình hoá mùa xuân, khiến nó dường như có màu sắc và có cả hương sắc. Đây chính là kết hợp từ tài tình của tác giả. Nhà thơ đã dùng trạng thái “chín” của trái cây để nói về cái trọn vẹn, viên mãn, tươi đẹp nhất của mùa xuân. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống da diết và khát khao giao cảm mãnh liệt. Bởi chính lúc “mùa xuân chín” nhất, đẹp nhất thì tác giả cũng nhận ra cái đẹp không thể tồn tại mãi. Nhà thơ bộc lộ niềm nuối tiếc khi không thể níu giữ vẻ đẹp vĩnh hằng, muốn giao hoà với vẻ đẹp của đất trời.

4. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 4

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Không gì tươi tốt bằng cỏ xuân. Những cơn mưa mùa xuân ấm áp đã khiến cỏ trở mình căng trào sức sống. Tả cỏ xuân cũng là để tô đậm vẻ đẹp đang độ chín của mùa xuân. Sức sống của mùa xuân cũng theo từng làn sóng cỏ mà dâng lên bất tận, trải ra mênh mông. Câu thơ của thơ Hàn Mặc Tử khiến ta nhớ đến những vần thơ tuyệt tác của Nguyễn Du:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

(Truyện Kiều)

Cả hai câu thơ đều tạo ấn tượng về bức tranh mùa xuân đẹp và tràn đầy sức sống với màu sắc chủ đạo là màu xanh; hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt (chân trời, tới trời). Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn", còn cảnh trong câu thơ Nguyễn Du thì tĩnh hơn. Nói cách khác, câu thơ Nguyễn Du chủ yếu nhằm làm nổi bật sắc xanh của cỏ non trải rộng đến tận chân trời. Còn câu thơ của Hàn Mặc Tử lại chủ yếu nhấn vào cái sóng cỏ đang gợn – tức là nhấn vào động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

5. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 5

Câu thơ để lại ấn tượng cho em trong bài thơ Mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử đấy chính là “Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”. Hai câu này cất lên mang đầy nỗi buồn đến xót xa. Khách xa, từ bao giờ, những người con xa quê trở thành một người lạ lẫm. Mùa xuân, mùa của sự đoàn viên, tụ họp, ấy mà, đáng thương thay, người xa quê không thể về bên gia đình vào những ngày đấy. Họ chỉ đành hoài niệm về ngày xưa cũ. Hai chữ “bâng khuâng” đã nói lên tất cả. Có lẽ nhân vật trữ tình cũng đã hoặc đang xa quê nên mới có thể cảm nhận được những rung động đấy. Có nỗi nhớ nào bằng nỗi niềm xa quê. Câu thơ thốt lên, bạn đọc không khỏi ngậm ngùi. Như chạm vào đáy lòng, giọng thơ bỗng chùng xuống, mang cảm giác đau đáu, xót xa.

6. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 6

Với màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề “mùa xuân chín”. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Hàn Mặc Tử đã hữu hình hoá mùa xuân, khiến nó dường như có màu sắc và có cả hương sắc. Đây chính là kết hợp từ tài tình của tác giả. Nhà thơ đã dùng trạng thái “chín” của trái cây để nói về cái trọn vẹn, viên mãn, tươi đẹp nhất của mùa xuân. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống da diết và khát khao giao cảm mãnh liệt. Bởi chính lúc “mùa xuân chín” nhất, đẹp nhất thì tác giả cũng nhận ra cái đẹp không thể tồn tại mãi. Nhà thơ bộc lộ niềm nuối tiếc khi không thể níu giữ vẻ đẹp vĩnh hằng, muốn giao hoà với vẻ đẹp của đất trời.

7. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 7

Mùa xuân, từ thuở nào đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho những hồn thơ tài hoa. Đó là khoảnh khắc của sự rực rỡ, của sự sống động đầy màu sắc, và từng hơi thở của nó đã thổi bùng lên những khát khao, những cảm xúc sâu lắng trong lòng mỗi con người. Thiếu đi mùa xuân, thiếu đi những vần thơ ấm áp của nó, cuộc sống trở nên thiếu vắng và u tối hơn nhiều. Trong dòng thời gian, mỗi ngày đều đón nhận những bài thơ xuân mới, những hơi thở của mùa xuân luôn lan tỏa khắp nơi, đong đầy cuộc sống. Và vào hôm qua, hôm nay và dù mai sau, vẫn có những bài thơ xuân tươi đẹp, chứa đựng biết bao cảm xúc và ý nghĩa. Trong quá khứ, chúng ta đã có Hàn Mặc Tử với bài thơ "Mùa xuân chín", nơi cảm xúc sôi động của tâm hồn lữ khách ấy được thể hiện đầy đặn. Mùa xuân là thời khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời, của tự nhiên, và đối với nhà thơ Hàn Mặc Tử, nó còn là khoảnh khắc "chín" đầy mê hoặc. Trong từng dòng thơ của ông, mùa xuân được tái hiện một cách sống động, đẹp đẽ và đầy sức sống. Bắt đầu từ ánh nắng mới lạ ấy, một dải sáng tươi mới, "làn nắng" như một hơi thở nhẹ nhàng của mùa xuân, từng tia nắng tỏa ra như một sợi chỉ mảnh mai vẽ lên bức tranh tự nhiên tươi đẹp. Sự kết hợp của ánh nắng với "khói mơ tan" làm cho không gian trở nên huyền ảo, mơ màng nhưng cũng tràn đầy sức sống. Những chiếc mái nhà tranh rực rỡ dưới ánh nắng vàng ấm áp, cùng với làn gió êm đềm thổi qua, tạo nên một hình ảnh bình dị nhưng đầy hấp dẫn. Chưa hết, "gió trêu tà áo biếc" làm cho không khí trở nên dễ chịu hơn, như một lời chào đón của mùa xuân. Trên giàn hoa thiên lí, "bóng xuân sang" như là một biểu tượng của sự tươi mới, của sự đổi mới trong thiên nhiên. Mỗi chi tiết trong bài thơ đều phản ánh rõ ràng hình ảnh mùa xuân, từng hơi thở của sự sống. Màu xanh của cỏ tươi mới, "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời", là biểu tượng của sự trẻ trung, sức sống mãnh liệt. Tiếng hát của những cô thôn nữ trên đồi, như là âm nhạc của mùa xuân, làm cho không gian trở nên sống động, ấm áp. Và tiếp theo, tiếng ca "vắt vẻo lưng chừng núi", như là một lời chúc phúc, một điệu nhảy của mùa xuân. Sự hổn hển của tiếng ca như lời của nước mây, mềm mại và dễ nghe. Điều này khiến người nghe cảm thấy yên bình và hạnh phúc. Tuy nhiên, giữa những khoảnh khắc yên bình của mùa xuân, có sự lưu luyến, lo lắng. Ý niệm về ngày mai, khi "có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi", làm cho người ta nhớ về sự thay đổi của thời gian, về những mất mát và sự chấp nhận. Nhưng dù thế nào đi nữa, "Mùa xuân chín" vẫn là một bức tranh tươi sáng và đầy cảm xúc về mùa xuân, về sự sống, và về tình yêu của Hàn Mặc Tử đối với cuộc sống và tự nhiên. Bài thơ này là một tác phẩm vĩ đại, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, và thể hiện sức sống mãnh liệt của mùa xuân.

8. Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín mẫu 8

Hàn Mặc Tử là một thi sĩ có phong cách thơ rất riêng biệt, độc đáo. Ông để lại cho đời nhiều tập thơ nổi tiếng như Gái Quê, Thơ Điên hay Chơi Giữa Mùa Trăng. Bài thơ "Mùa xuân chín" là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ. Tựa đề bài thơ đầy ấn tượng" Mùa xuân chín", ta nghe như có sự mềm mại, hương thoang thoảng của vị xuân rạo rực mà không kém phần đằm thắm, ý tứ chất chồng những tầng sâu ý nghĩa khiến ta tò mò muốn khám phá, thôi thúc ta đi sâu vào nội dung tác phẩm để khám phá nét "chín" của mùa xuân trong thơ Hàn Mặc Tử ra sao.

"Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý bóng xuân sang"

Bức tranh mùa xuân chốn thôn quê thật thanh bình, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương. Trong làn nắng nhẹ của của bầu trời, làn khói xa như tan đi, tạo nên vẻ đẹp như mơ như thực, không quá chi tiết, chỉ đôi nét chấm phá nhưng khiến ta không khỏi xuyến xao trước khung trời đầy yên bình lúc này. Trên những mái nhà tranh nơi quê nghèo lấm tấm màu hoa thiên lý điểm tô, cơn gió nhẹ đung đưa những chiếc lá xanh biếc tạo nên thứ âm thanh lạ lùng" sột soạt", tất cả đều quá đỗi nhẹ nhàng mà thân thương. Mùa xuân đang len lỏi vào cảnh vật, trên giàn thiên lý báo xuân về, mùa xuân đến, cây cỏ, thiên nhiên, đất trời, và lòng người như hoà quyện lấy nhau.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm