Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt trong lớp
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt trong lớp
- 1. Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt
- 2. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 1
- 3. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 2
- 4. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 3
- 5. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 4
- 6. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 5
- 7. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 6
- 8. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 7
- 9. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 8
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt trong lớp nằm trong chương trình học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Bài viết được VnDoc.com tổng hợp gồm có dàn ý và 2 mẫu bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu làm văn mẫu 10 Kết nối tri thức nhé.
1. Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt
1. Mở bài
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: vấn đề ăn quà vặt của học sinh hiện nay.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Mỗi sáng ở cổng trường không khó để bắt gặp các bạn học sinh mua đồ ăn sáng, mua quà vặt để mang đến trường.
Các bạn không chỉ ăn quà ngoài giờ học mà nhiều bạn học sinh còn ăn ngay cả trong giờ học, trong tiết học của các thầy cô giáo một cách vô tư.
b. Nguyên nhân
Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, chưa biết ăn đúng nơi đúng chỗ, vô tình khiến cho việc ăn quà vặt trở nên xấu đi và tiêu cực; do thói quen ăn vặt của một số người,…
Khách quan: bố mẹ bận bịu không đủ thời gian chuẩn bị đồ ăn cho con cái, do ngoại cảnh tác động,…
c. Hậu quả
Việc ăn quà vặt trước hết gây mất mĩ quan trường học, khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra thói quen xấu cho các bạn.
Nhiều bạn ý thức chưa tốt xả rác thải làm ô nhiễm môi trường.
Lâu dần việc ăn quà vặt sẽ lan rộng, phổ biến hơn nữa gây tiêu cực trong trường lớp.
d. Giải pháp
Trước hết các bạn học sinh phải tự nhận thức đúng đắn về việc ăn quà vặt đúng nơi đúng chỗ, giữ gìn vệ sinh chung.
Gia đình cần tìm cách hạn chế việc ăn quà vặt của con em mình, nhà trường cần đề ra những chính sách để ngăn chặn tình trạng ăn quà vặt.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen ăn quà vặt
Đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
2. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 1
Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến hiện tượng xả rác bừa bãi của học sinh hiện nay.
Một hiện trạng dễ dàng nhận thấy đó là trên lớp không khó bắt gặp sau những giờ học rất nhiều giấy rác được xả ra nền nhà; trong thùng rác góc lớp. Hằng ngày trực nhật thu được rất nhiều rác trong một lớp học. Nhiều bạn học sinh có thói quen ăn quà vặt, sáng muộn giờ nên mang đồ ăn lên lớp, ăn xong tiện tay xả rác ở mọi nơi. Sau những giờ liên hoan, không khó để nhìn thấy rác thải vứt lung tung.
Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức của các bạn học sinh chưa cao: các bạn cho rằng đã có cô chú lao công dọn dẹp; chưa nhận thức được những hệ quả của việc xả rác; chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với môi trường. Nguyên nhân khách quan là do sự thiếu sót của cha mẹ trong việc dạy dỗ các em về ý thức thu gom rác thải; do điều kiện ngoại cảnh tác động đến hành vi như: không có đủ thùng chứa rác, không có thùng rác, thùng rác ở quá xa, thùng rác đã đầy,…
Hậu quả của việc xả rác bừa bãi để lại cho các bạn học sinh là vô cùng to lớn: Đầu tiên, rác thải bị xả ra môi trường ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, việc xả rác gây lỗ hổng trong nhận thức và hành động của các bạn học sinh, từ đó gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. Ngoài ra, việc xả rác bừa bãi sẽ gây khó khăn trong việc thu gom và xử lý chúng của các cô chú công nhân.
Để khắc phục tình trạng xả rác bừa bãi của các bạn học sinh, trước hết, mỗi cá nhân cần có ý thức tự giác, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, biết phân loại và thu gom rác thải không chỉ của mình mà còn biết thu gom những rác thải ngoài môi trường. Bên cạnh đó, gia đình cần giáo dục các em thói quen thu gom rác, hạn chế xả rác ra môi trường; dạy các em về những tác hại của rác thải và các biện pháp để bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nhà trường và xã hội có biện pháp giáo dục, tuyên truyền đến thế hệ trẻ việc bảo vệ môi trường sống.
Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi tình trạng xả rác bừa bãi của học sinh, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đạo đức cho bản thân để trở thành một người chủ nhân thực thụ của đất nước.
3. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 2
Như chúng ta biết trong cuộc sống ngày nay khi xã hội phát triển, đời sống được nâng cao nhưng cũng kéo theo đó rất nhiều hệ lụy. Một trong số đó chính là hiện tượng ăn quà vặt ở học sinh. Đây là một vấn đề nổi cộm ở môi trường học đường và là một trong những thói quen xấu của học sinh.
Chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn của những món quà ăn vặt được bán tràn lan ở các hàng quán quanh cổng trường. Nhu cầu của học sinh về ăn uống ngày càng tăng cao kéo theo đó là nhiều hàng mọc lên và thu hút các ăn học sinh rất nhiều. Nhưng cũng chính điều đó đã để lại những tác hại khôn lường. Trước hết, đó là vấn đề ăn quà vặt trong lớp, các bạn mang những món ăn vặt lên lớp và ngang nhiên ăn ngay trong giờ học, khi cô giáo vẫn đang đứng trên bục giảng. Quả thật đây là một điều rất đáng buồn. Hay là vấn đề ăn quà vặt nhưng không có ý thức bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi ra lớp học, sân trường. Thậm chí, những món quà ăn vặt đó còn không rõ xuất xứ, nguồn gốc, vô cùng mất vệ sinh. Từ đó dẫn đến hậu quả khôn lường về sức khỏe, đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm vì quà ăn vặt. Nhiều bạn học sinh vì thói quen ăn vặt mà bỏ bữa, về nhà không chịu ăn cơm đầy đủ dẫn đến suy nhược cơ thể, rất nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm và dai dẳng. Phần lớn là do ý thức thức các bạn học sinh. Các bạn chưa nhận thức được những hậu quả mà ăn vặt đem đến. Do bố mẹ quá chiều con cái, luôn cho con cái tiền tiêu vặt vào những thứ không cần thiết. Hay nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn từ sự chống đối, biết rõ là sai nhưng vẫn lầm.
Hiện tượng ăn vặt ấy vừa thể hiện mình là người không có ý thức, vừa làm suy đồi đạo đức. Không chỉ vậy, việc ăn quà xả rác bừa bãi còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe.
Như vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần có những biện pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng ăn quà vặt ở học sinh. Trước hết mỗi người cần có ý thức hơn về việc ăn quà vặt đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ. Giáo dục ý thức cho các bạn về việc vứt rác đúng nơi quy định, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ngay cả những bậc phụ huynh cũng cần hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp để giảm tình trạng ăn quà vặt ở các em học sinh vì điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Từ đó, mỗi người cần chung tay để giảm thiểu tình trạng ăn quà vặt vì đó chính là cách bảo vệ mạng sống và môi trường sống của chính chúng ta.
4. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 3
Trong những năm trở lại đây, hiện tượng ăn quà vặt trong lớp đã trở thành một vấn đề nhức nhối được mọi người quan tâm. Ban đầu, chỉ là một vài trường hợp nhỏ, sau này đã lan rộng ra hầu khắp các bạn học sinh và trở thành thói quen xấu nơi môi trường sư phạm.
Thật không khó để bắt gặp một số bạn học sinh lén lút ăn trong giờ. Vào giờ giải lao giữa tiết học, các bạn thường rủ nhau ra căng-tin mua đồ mang vào lớp. Nhân lúc thầy cô giáo giảng bài không để ý, các bạn nhanh chóng lấy đồ ăn và cười đùa vô tư. Mặc dù được giáo viên nhắc nhở nhưng một số bạn không hề rút kinh nghiệm mà vẫn tái phạm nhiều lần.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này trước hết bắt nguồn từ ý thức chủ quan của mỗi người. Nhiều bạn chưa nhận thức được đầy đủ những tiêu cực và tác hại của việc ăn quà vặt trong lớp. Các bạn chỉ suy nghĩ đơn giản rằng: "Mình đói và mình cần ăn" mà đâu biết rằng hành động của mình vô cùng xấu xí. Ngoài ra, khi chịu sự tác động, rủ rê, lôi kéo của bạn bè, một số bạn rất khó để từ chối cuộc vui và đồng ý tham gia vào hoạt động này.
Ăn quà vặt trong lớp là thói quen xấu cần phải từ bỏ. Trong khi thầy cô đang giảng bài thì các bạn học sinh lại cười đùa, ăn uống ở dưới, gây ảnh hưởng đến quá trình dạy và học. Đây là biểu hiện của việc thiếu tôn trọng người khác. Chưa kể, việc ăn quà vặt trong lớp đôi khi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe. Bởi thực phẩm ngoài cổng trường không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính. Nếu sử dụng lâu dài còn hình thành những căn bệnh khó lường. Chính vì vậy, các bạn cần từ bỏ thói quen ăn quà vặt trong lớp ngay từ ngày hôm nay.
Để từ bỏ và ngăn chặn hành động này, bản thân mỗi người cần ý thức sâu sắc về việc ăn quà vặt đúng địa điểm và thời điểm, giữ gìn vệ sinh chung. Thầy cô, nhà trường nên phối hợp và đưa ra nội quy cũng như chế tài xử phạt một cách thích đáng, có tính răn đe. Các bậc phụ huynh cần nhắc nhở con em về hành động này và không dung túng, dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà của trẻ. Đây đều là những hành động thiết thực, giàu ý nghĩa, vừa tránh lãng phí tiền bạc vừa giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe cho học sinh. Mỗi một hành động tuy nhỏ nhưng sẽ góp phần lan tỏa những giá trị tích cực và nhân văn nơi học đường.
Tôi hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ thay đổi suy nghĩ và hành vi ăn quà vặt trong lớp. Hãy để trường học là nơi để học tập và nuôi dưỡng ước mơ. Chỉ khi các bạn có được nhận thức đúng đắn, chúng ta mới có thể hình thành thói quen tốt và thiết lập được môi trường giáo dục lành mạnh, tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy thay đổi chính mình ngay từ ngày hôm nay!
5. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 4
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
6. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 5
Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc học tập và rèn luyện bản thân của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của ta sau này. Bên cạnh những người có ý thức học tập và rèn luyện bản thân tốt, vẫn còn có nhiều bạn học sinh có thói ăn quà vặt chưa được hay. Mỗi sáng ở cổng trường không khó để bắt gặp nhiều bạn học sinh mua đồ ăn sáng, mua quà vặt để mang đến trường. Các bạn không chỉ ăn quà ngoài giờ học mà nhiều bạn học sinh còn ăn ngay cả trong giờ học, trong tiết học của các thầy cô giáo một cách vô tư. Có nhiều trường hợp bị thầy cô giáo nhắc nhở nhưng các bạn không rút kinh nghiệm mà vẫn tái phạm nhiều lần. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến chính là do ý thức chủ quan của các bạn còn kém. Các bạn chưa nhận thức được những mặt tiêu cực của việc ăn quà vặt đối với bản thân mình. Nhiều nơi, nhiều trường hợp không cấm ăn quà vặt nhưng các bạn chưa biết ăn đúng nơi đúng chỗ, vô tình khiến cho việc ăn quà vặt trở nên xấu đi và tiêu cực. Nguyên nhân khách quan phải kể đến là do bố mẹ bận bịu không đủ thời gian chuẩn bị đồ ăn cho con cái khiến các em phải mua đồ ăn nhanh ở ngoài để phục vụ nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó phải kể đến việc nhà trường chưa kĩ lưỡng trong việc quán triệt việc ăn quà vặt của các em. Việc ăn quà vặt để lại nhiều hậu quả khó lường đối với con người: trước hết việc ăn quà vặt gây mất mĩ quan trường học, khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra thói quen xấu cho các bạn. Ngoài ra, nhiều bạn ý thức chưa tốt xả rác thải làm ô nhiễm môi trường, lâu dần việc ăn quà vặt sẽ lan rộng, phổ biến hơn nữa gây tiêu cực trong trường lớp. Để khắc phục tình trạng này, trước hết các bạn học sinh phải tự nhận thức đúng đắn về việc ăn quà vặt đúng nơi đúng chỗ, giữ gìn vệ sinh chung. Gia đình cần tìm cách hạn chế việc ăn quà vặt của con em mình, nhà trường cần đề ra những chính sách để ngăn chặn tình trạng ăn quà vặt. Mỗi người một hành động nhỏ tạo nên hiệu ứng tích cực lớn đẩy lùi tình trạng ăn quà vặt của các em học sinh. Mỗi chúng ta hãy thay đổi bản thân mình ngay từ hôm nay.
7. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 6
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người không ngừng nâng cao, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều vấn đề và hệ lụy, trong đó có hiện tượng ăn quà vặt của học sinh. Đây không chỉ là một vấn đề phổ biến trong môi trường học đường mà còn là một thói quen đáng lên án của học sinh.
Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của những món quà ăn vặt xuất hiện tràn lan ở các quán xung quanh cổng trường. Nhu cầu về ẩm thực của học sinh gia tăng, dẫn đến sự phát triển của nhiều cửa hàng và thu hút đám đông học sinh. Tuy nhiên, điều này lại đồng nghĩa với việc để lại nhiều tác động tiêu cực. Một trong những vấn đề đầu tiên là hành vi ăn quà vặt trực tiếp trong lớp học, mà không kể đến sự hiện diện của giáo viên. Điều này thực sự là một thách thức đáng buồn và không hề tích cực. Ngoài ra, còn tình trạng xả rác bừa bãi sau những buổi ăn quà vặt, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học đường và sân trường. Đáng lẽ ra, việc này không chỉ là vấn đề của học sinh mà còn là trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng.
Tình trạng này đã kéo dài suốt nhiều năm và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Một số nguyên nhân có thể xuất phát từ thiếu ý thức của học sinh về hậu quả của việc ăn quà vặt. Bố mẹ cũng đóng một vai trò quan trọng, khi họ thường chiều chuộng con cái và cho phép tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. Hoặc có thể là do sự chống đối, biết rõ là sai nhưng vẫn tiếp tục hành động đó.
Hiện tượng ăn quà vặt không chỉ là dấu hiệu của sự thiếu ý thức mà còn làm suy giảm đạo đức cá nhân. Nó không chỉ gây hậu quả xấu cho sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến môi trường. Để giải quyết vấn đề này, cần có những biện pháp cụ thể. Mỗi người cần nâng cao ý thức về việc ăn quà vặt đúng cách và đúng lúc. Giáo dục học sinh về việc vứt rác đúng quy định là quan trọng, và cả phụ huynh cũng cần hỗ trợ để giảm tình trạng này. Chúng ta cần tập trung vào việc giảm thiểu tình trạng ăn quà vặt để bảo vệ sức khỏe cá nhân và môi trường sống chung của chúng ta. Đây là một nhiệm vụ không chỉ của học sinh mà còn của toàn bộ cộng đồng.
8. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 7
Trong những năm gần đây, hiện tượng ăn quà vặt trong lớp đã trở thành một vấn đề ngày càng nhức nhối và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Ban đầu chỉ là một số trường hợp nhỏ, nhưng ngày càng lan rộng, trở thành thói quen xấu không tốt cho môi trường học đường.
Không khó để bắt gặp những hình ảnh các bạn học sinh lén lút ăn trong giờ học. Trong giờ giải lao, họ thường rủ nhau ra căng-tin mua đồ và mang vào lớp. Những hành động này thường diễn ra khi thầy cô giáo đang giảng bài mà không để ý. Mặc dù có sự nhắc nhở từ giáo viên, nhưng một số bạn vẫn tái phạm nhiều lần mà không học từ kinh nghiệm.
Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh. Nhiều người chưa thấu hiểu đầy đủ về những hậu quả và tác động tiêu cực của việc ăn quà vặt trong lớp. Họ thường nghĩ đơn giản rằng "mình đói và cần ăn," mà không nhận ra hành động của mình là không tôn trọng đến người khác. Thêm vào đó, áp lực từ bạn bè và sự rủ rê đôi khi khiến nhiều bạn khó có thể từ chối và tham gia vào hoạt động này.
Thói quen ăn quà vặt trong lớp không chỉ làm giảm chất lượng giảng dạy mà còn đặt ra vấn đề về tôn trọng và ảnh hưởng đến quá trình học tập. Hành động này còn ẩn chứa nhiều nguy cơ đến sức khỏe, từ ngộ độc cấp tính đến các căn bệnh mãn tính nếu tiếp tục sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, việc từ bỏ thói quen này là cần thiết và cần được thực hiện ngay từ bây giờ.
Để ngăn chặn hành động ăn quà vặt trong lớp, mỗi người cần phải có ý thức sâu sắc về việc ăn đúng địa điểm, thời điểm và duy trì vệ sinh cá nhân. Cần có sự phối hợp chặt chẽ từ thầy cô và nhà trường, thông qua việc thiết lập nội quy và áp đặt các biện pháp xử phạt để răn đe học sinh. Bậc phụ huynh cũng cần có trách nhiệm nhắc nhở con em về hành động này và không nên dung túng, dễ dàng chiều theo sở thích của trẻ. Đây không chỉ là những biện pháp thiết thực mà còn giúp giảm lãng phí tiền bạc và giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe cho học sinh. Mỗi hành động nhỏ như vậy sẽ đóng góp vào việc lan tỏa giá trị tích cực và tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực.
Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người sẽ có sự nhìn nhận mới về hành vi ăn quà vặt trong lớp và quyết tâm thay đổi. Hãy để trường học trở thành nơi tập trung học tập và nuôi dưỡng ước mơ, không chỉ là nơi ăn uống. Chỉ khi mọi người nhận thức đúng đắn, chúng ta mới có thể xây dựng thói quen tốt và tạo ra một môi trường giáo dục tích cực và lành mạnh. Mỗi cá nhân hãy bắt đầu thay đổi từ chính bản thân mình, ngay từ hôm nay!
9. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt mẫu 8
Cổng trường học, nơi tập trung đa dạng loại hàng bán rong, từ thức ăn, đồ uống đến đồ chơi, luôn thu hút sự chú ý của các em học sinh. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc mở ra nguy cơ tiềm ẩn và đã đem lại không ít hậu quả đáng tiếc cho cộng đồng học đường.
Đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong là sự không rõ nguồn gốc xuất xứ, thiếu thông tin về hạn sử dụng, và việc lạm dụng phẩm màu chế biến để thu hút tầm nhìn. Những vấn đề này, kèm theo việc bảo quản không đúng quy trình và không tuân thủ vệ sinh, đã tạo ra một môi trường tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe của học sinh, đặc biệt là trong những ngày nóng nực.
Chủ động tận dụng tâm lý tò mò, hiếu kỳ và sở thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã lựa chọn cổng trường học làm địa điểm kinh doanh. Điều này thường xuyên diễn ra mọi lúc, đặc biệt là vào những thời điểm sôi động như đầu và cuối giờ học. Số lượng người bán hàng rong luôn ổn định, sẵn sàng phục vụ các "thượng đế" nhỏ tuổi bất kỳ lúc nào.
Các mặt hàng đa dạng, từ thức ăn như xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống đến đồ chơi có tính chất bạo lực như dao, súng, kiếm bằng nhựa. Điểm chung của chúng là không rõ nguồn gốc và xuất xứ. Giá cả cũng được thiết lập ở mức phải chăng, phù hợp với túi tiền của đa số học sinh. Tùy thuộc vào loại hàng, giá dao động từ 2000đ - 10.000đ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm.
Hậu quả của việc học sinh ăn quà vặt không chỉ là nguy cơ ngộ độc cấp tính, mà còn bao gồm những vấn đề về an toàn thực phẩm do nguồn gốc không rõ, sự bẩn thỉu... Nếu kéo dài, việc tiêu thụ những loại thức ăn nhanh này có thể dẫn đến những căn bệnh mãn tính khó lường.
Bậc phụ huynh cần hiểu rằng việc chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ không phải là biện pháp tốt. Họ cần giải thích về những hậu quả tiêu cực của thói quen này, đặc biệt là liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Học trẻ cách sử dụng tiền một cách có ý nghĩa, thay vì tiêu vào quà vặt, họ có thể mua dụng cụ học tập, đóng góp cho quỹ lớp hoặc hỗ trợ các phong trào của nhà trường. Quan trọng hơn, phụ huynh cần thể hiện tấm gương đúng đắn để trẻ có động lực từ bỏ thói quen xấu của mình.
Không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe, ăn quà vặt còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của trẻ. Thói quen này thường đi kèm với tính la cà, đua đòi, làm phiền lòng thầy cô và cha mẹ. Dạy trẻ nhận thức về việc mua sắm hàng rong chiếm dụng lề đường, gây ách tắc giao thông, cũng như gây mất trật tự và có thể dẫn đến bạo lực là quan trọng.
Trong khi nhiều bậc phụ huynh đang nỗ lực đẩy lùi "đại dịch" ăn quà vặt, có không ít người vô tình đóng vai trò ngược lại bằng cách mua sắm những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Họ thậm chí chuẩn bị sẵn ly si rô và nước sâm, bánh tráng trộn để "thưởng" con ngay khi tan học. Thay vì khuyến khích và động viên trẻ nỗ lực, một số phụ huynh lại "thưởng nóng" bằng cách cho phép con tự chọn quà. Hậu quả của hành động này là tình trạng cạnh tranh giữa bạn bè, kích thích tò mò và khám phá của trẻ. Sự lựa chọn ăn theo nhau, cùng nhau mua sắm quà vặt, với giá rẻ và màu sắc bắt mắt, không chỉ là một niềm vui, mà còn là cách bố mẹ thể hiện sự chiều chuộng. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa phải là người lãnh đạo tốt mẫu cho trẻ, điều này làm tăng khó khăn trong cuộc chiến chống lại thói quen ăn quà vặt trước cổng trường.
Để giải quyết triệt để tình trạng này, cần sự hợp tác chặt chẽ của giáo dục, y tế, cấp quản lý cũng như sự nhất quán trong ý thức từng học sinh và sự quan tâm của bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường đều cần có những biện pháp hỗ trợ, giáo dục để tạo ra môi trường lành mạnh và an toàn cho sự phát triển của thế hệ trẻ.