Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo

Viết đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Dàn ý đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo

1. Mở đoạn: giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần phân tích.

2. Thân đoạn:

* Ý thức về chủ quyền:

- Khẳng định về chủ quyền, bờ cõi, nền văn hóa lâu đời của Đại Việt.

- Nghĩa quân Lam Sơn đoàn kết và chiến đấu anh dũng.

* Tinh thần độc lập:

- Chiến thắng vang dội trước quân Minh chính là minh chứng cho tinh thần ấy.

3. Kết đoạn: khẳng định lại vấn đề cần phân tích.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 1

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm đến chủ quyền của đất nước khác.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 2

Những khẳng định về tinh thần độc lập cùng chủ quyền dân tộc được thể hiện rõ nét trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi - "Bình Ngô đại cáo". Sau khi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa, ông đã nhấn mạnh "Như nước Đại Việt ta từ trước,/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.". Những phương diện như: văn hiến, lãnh thổ, triều đại lịch sử, phong tục tập quán, nhân tài lần lượt được nhắc đến, nhằm góp phần tô đậm chân lí độc lập, sức mạnh chính nghĩa của quân dân Đại Việt. Với việc sử dụng ngôn ngữ đậm chất hùng tráng, lí lẽ rõ ràng, cách lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã bày tỏ lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc. Đồng thời, khẳng định chắc nịch về độc lập dân tộc, sự toàn vẹn bờ cõi lãnh thổ, một phần không thể thiếu. Qua đây, em càng thêm ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật của ông trong viết văn chính luận.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 3

Viết về tinh thần độc lập, chủ quyền dân tộc, Nguyễn Trãi đã có những khẳng định vô cùng chắc nịch, hùng hồn trong "Bình Ngô đại cáo". Ở đoạn một, ngoài việc nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, ông còn đề cập đến nền độc lập quốc gia. Trước hết, nước Việt có nền văn hiến, truyền thống lâu đời; có bờ cõi, lãnh thổ trọn vẹn. Các triều đại của ta cũng ngang hàng, xưng đế như Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc. Tiếp đến, ý thức về chủ quyền dân tộc còn được thể hiện rõ nét qua cuộc chiến đấu anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn. Dù khó khăn chồng chất khó khăn nhưng quân dân vẫn đoàn kết vượt qua "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới". Có thể thấy, họ nguyện dùng chính sinh mạng của mình để bảo vệ nước nhà. Sau tất cả, bằng tấm lòng quả cảm, tinh thần dũng cảm, nghĩa quân đã làm nên chiến thắng vẻ vang "Xã tắc từ đây vững bền,/ Giang sơn từ đây đổi mới". Như vậy, tinh thần dân tộc được Nguyễn Trãi tô đậm, nhấn mạnh thông qua thắng lợi vang dội của nghĩa quân. Như vậy, với ngôn từ hàm súc, lí lẽ cụ thể, tác giả đã tô đậm truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. Đồng thời, thể hiện ý thức sâu sắc về chủ quyền nước nhà.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 4

Trong tác phẩm "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã bày tỏ quan điểm của mình về tinh thần độc lập, chủ quyền dân tộc. Trước hết, ông nhấn mạnh về nền văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát triển từ xưa đến nay. Sau đó, tiếp tục khẳng định lãnh thổ nước nhà "núi sông bờ cõi đã chia" cùng vị thế ngang hàng với các triều đại phương Bắc. Để củng cố hơn về tinh thần độc lập, tác giả còn đưa ra những chứng cứ ghi trong sử sách. Đó là kết cục bi thảm của lũ giặc xâm lăng. Như vậy, với ngôn từ cô đọng, hùng hồn, dẫn chứng xác đáng, Nguyễn Trãi đã nêu ra một sự thật hiển nhiên, không thể chối cãi về chủ quyền quốc gia. Đồng thời, bày tỏ tấm lòng tự hào, ngợi ca truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 5

Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc đã được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo . Nguyễn Trãi khẳng định sự tồn tại độc lập của chủ quyền dân tộc đã tồn tại như một chân lý khách quan với năm yếu tố: nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm. Tác giả đã nêu ra những dẫn chứng vô cùng thuyết phục, không thể chối cãi để khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập. Bên cạnh đó, việc so sánh triều đại của Đại Việt ngang hàng với triều đại phương Bắc nhằm thể hiện niềm tự hào vô cùng to lớn của tác giả. Cuối cùng chính là lời cảnh cáo đanh thép của tác giả khi nêu ra những tấm gương kẻ thù đã từng bại trận: “Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã”.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 6

Tinh thần độc lập dân tộc ý thức chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo qua những câu văn hùng hồn về chân lý độc lập dân tộc. Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt ta từ bao đời nay được tác giả Nguyễn Trãi khẳng định như một chân lý khách quan thông qua 5 yếu tố cơ bản: nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm. Bằng những chứng cứ hùng hồn thuyết phục Nguyễn Trãi đã khẳng định Đại Việt là quốc gia độc lập đó là chân lý không thể chối cãi cùng với các từ ngữ:"từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia" đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt. Ngoài ra tác giả còn có thái độ so sánh triều đại của Đại Việt ngang hàng với triều đại phương Bắc nhằm thể hiện ý thức được chủ quyền dân tộc cao độ của tác giả. Những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,... chính là lời cảnh cáo đanh thép của tác giả, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về những chiến công lịch sử của nhân dân ta.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 7

Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền quốc gia được khắc họa rất rõ nét trong "bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai" của dân tộc "Bình Ngô đại cáo". Trước hết, Nguyễn Trãi đề cập đến việc nước ta có văn hiến lâu đời, có bờ cõi riêng, có phong tục tập quán. Tiếp đến, ông nhấn mạnh các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần cũng xưng đế bao đời như những triều đại ở phương Bắc. Hàng loạt cụm từ như "từ trước", "đã lâu", "vốn xưng", "đã chia" được sử dụng nhằm khẳng định sự tồn tại ngàn đời nay của nước Việt. Có thể nói, bằng dẫn chứng xác thực, lí lẽ cụ thể, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã viết nên một áng văn hào hùng về độc lập dân tộc. Từ đây, em càng thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước ta.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 8

"Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi là những lời khẳng định tinh thần độc lập và chủ quyền dân tộc quả cảm và hùng hồn. Trong đoạn đầu, ông không chỉ thể hiện ý tưởng nhân đạo mà còn đề cập đến độc lập quốc gia. Trước hết, ông đề cập đến truyền thống văn hiến và lịch sử lâu đời của nước Việt, cùng với lãnh thổ trọn vẹn. Các triều đại của chúng ta cũng ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc. Sau đó, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện rõ qua cuộc chiến dũng cảm của quân Lam Sơn. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, quân dân đã đoàn kết vượt qua mọi trở ngại, như "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới". Họ đã sẵn sàng hi sinh sinh mạng để bảo vệ đất nước. Cuối cùng, bằng lòng dũng cảm và tinh thần quả cảm, nghĩa quân đã giành được chiến thắng lộng lẫy, như "Xã tắc từ đây vững bền,/ Giang sơn từ đây đổi mới". Do đó, Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ tinh thần dân tộc và nhấn mạnh nó thông qua chiến thắng hùng vĩ của quân Lam Sơn. Với ngôn từ tường thuật, lập luận cụ thể, tác giả đã tô điểm truyền thống anh hùng kiên cường của dân tộc và thể hiện ý thức sâu sắc về chủ quyền của đất nước.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 9

Trong áng "thiên cổ hùng văn" "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ nét chân lí chủ quyền dân tộc cùng tinh thần độc lập. Trước hết, điều này được khắc họa chân thực qua đoạn một bài cáo. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ xác đáng, không thể chối cãi về nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, bề dày lịch sử và danh nhân hào kiệt. Xét về mọi yếu tố, nước Việt không hề thua kém. Thậm chí, các triều đại của ta còn sánh ngang với triều đại phương Bắc "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.". Tiếp đến, những chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần đoàn kết và khí thế chiến đấu anh dũng cũng cho thấy ý thức sâu sắc về chủ quyền. Đối diện với bao gian khổ, khó khăn, các tướng sĩ đã kiên cường vượt qua. Họ quyết tâm đánh đuổi quân thù để bảo bờ cõi nước nhà. Ở phần cuối bài cáo, tác giả hào hùng tuyên bố về chiến thắng vang dội trước quân Minh. Đây chính là minh chứng về tinh thần độc lập của dân tộc ta. Từ đây, ta càng thêm niềm tự hào, kiêu hãnh về lịch sử nước nhà.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 10

Tinh thần độc lập và ý thức về chủ quyền quốc gia được miêu tả rất rõ ràng trong "bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai" của dân tộc, hay còn gọi là "Bình Ngô đại cáo". Đầu tiên, Nguyễn Trãi đề cập đến sự tồn tại lâu đời của nền văn hiến, lãnh thổ riêng và phong tục tập quán của nước ta. Ông cũng nhấn mạnh rằng các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần đã lâu đã xưng đế như các triều đại ở phương Bắc. Sử dụng các cụm từ như "từ trước", "đã lâu", "vốn xưng", "đã chia", ông khẳng định sự tồn tại của quốc gia Việt qua hàng ngàn đời. Bằng những bằng chứng chính thống, lập luận cụ thể và logic, Nguyễn Trãi đã viết nên một tác phẩm văn hào hùng về tinh thần độc lập dân tộc. Từ đó, chúng ta càng yêu mến và tự hào hơn về quê hương và đất nước của chúng ta.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 11

Nói đến tinh thần yêu nước thì mỗi dân tộc ai cũng có. Nhưng nói đến cái dũng mãnh và mưu trí thì dân tộc ta vượt trội hoàn toàn. Thể hiện rõ trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, cuộc kháng chiến của Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Ngô, Trận Điện Biên Phủ của thời Cách mạng tháng Tám, một dân tộc nhỏ về số lượng dân số và diện tích đất đai – nhưng to tinh thần dân tộc và mưu dũng. Cái tinh thần đó được ghi chép lại ở nền văn học Việt Nam chúng ta. Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. Nó luôn thôi thúc bao thế hệ tìm tòi và nghiên cứu về nó, đối với người viết cũng rất say mê và tự hào về những áng văn bất hủ này. Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải ký hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô - một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm. "Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới vượt bậc, trước mọi kẻ thù lâm le. Cuộc chiến hiện nay không bằng gươm giáo nữa, mà là chính trị và kinh tế. Vậy mỗi người con dân đất Việt phải có tinh thần như thế nào, và phải làm gì cho đất nước chúng ta. Làm gì để không hổ thẹn khi đọc những áng văn bất hủ, mà đầy tính yêu nước thương dân, tự hào nền văn hiến dân tộc, tinh thần nhân đạo nói chung và của trái tim mỗi người. Người viết cũng rất háo hức với tinh thần chung đó và nhân đây xin trình bày những điều tâm đắc của người viết khi đọc qua tác phẩm này.

Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo mẫu 12

Trong văn bản "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi thể hiện rõ ràng ý thức về độc lập và chủ quyền dân tộc. Đầu tiên, ông đã xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng cách trình bày một loạt các dẫn chứng đáng chú ý và thuyết phục: nước ta đã có một truyền thống văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng biệt, phong tục tập quán mang đậm nét dân tộc, và có một lịch sử dài với các triều đại ngang hàng với các triều đại của phương Bắc, cùng với sự hiện diện của anh hùng tại khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng phân biệt rõ ràng rằng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa và chắc chắn sẽ đạt được chiến thắng, bởi vì nó đã nổi lên để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm