Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học

Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

1. Dàn ý thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học

1. Mở đầu:

- Nêu vấn đề cần bàn luận: xây dựng văn hóa đọc.

2. Nội dung chính:

- Nêu ý nghĩa của vấn đề được bàn luận.

- Những ý kiến khác nhau về vấn đề đó.Ư

- Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau như vậy.

- Nêu ý kiến của người viết.

(Lưu ý: cần có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục).

3. Kết thúc:

- Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những điểm nào?

2. Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học mẫu 1

Maxim Gorki từng viết: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Thật vậy, đọc sách là một việc làm không hề phức tạp mà lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ai cũng biết sách chứa rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Thế nhưng trong môi trường lớp học ngay nay, văn hóa đọc sách không còn phổ biến mà thay vì đọc sách thì học sinh thường dành thời gian để lên mạng, chơi game,… Vậy chúng ta cần xây dựng văn hóa đọc trong lớp học như nào cho hợp lí?

Chúng ta đều biết, trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng. Sách được coi là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc, sách, báo, tài liệu để tiếp cận được với thông tin và nguồn tri thức một cách khoa hoc. Văn hóa đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người.

Đọc sách có thể ươm mầm trong chúng ta những ý nghĩa cao thượng, những ý tưởng để làm việc trong nhiều lĩnh vực và hiểu biết sâu rộng, làm phong phú hơn trí tưởng tượng của bản thân. Rèn luyện thói quen đọc sách không chỉ mang lại cho ta những lợi ích vô cùng to lớn; mà nó còn là một thói quen tốt giúp cho bộ não của chúng ta được khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Đọc sách cũng đem lại sự thư giãn, là nguồn gốc tuyệt vời của sự hưởng thụ, mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi với những kiến thức tuyệt vời, nó cũng giúp ta trở thành một người thành công trong cuộc sống này. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn.

Thế nhưng hiện nay, văn hóa đọc sách đang phải đứng trước nguy cơ bị lãng quên; mọi người trở nên thờ ơ, lãnh cảm với đọc sách, nhất là giới trẻ. Có những bạn trẻ cho rằng đọc sách giấy là lạc hậu và đó là một sai lầm khi đa số các bạn trẻ cho rằng bây giờ là thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Mỗi chúng ta đều có thể tiếp cận một khối lượng tri thức khổng lồ chỉ cần thông qua một thiết bị nghe nhìn đơn giản như chiếc điện thoại smartphone, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ làm mai một thói quen đọc sách truyền thống vốn có chính bởi sự lấn át của quá nhiều phương tiện truyền thông nghe nhìn hấp dẫn. Cũng bởi ít đọc, ít cập nhật thông tin qua sách báo, nên vốn văn chương của lớp trẻ bây giờ được đánh giá là hơi “cạn”. Những năm gần đây, sau mỗi đợt chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học lại rộ lên nhiều câu chuyện về những bài thi với câu văn ngô nghê, những cột mốc lịch sử bị sai lệch... đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Vậy sẽ có tương lai văn hóa đọc sách có còn tồn tại hay không?

Bạn thấy đấy, sách là kho tri thức không chối từ ai, chỉ cần ta hiểu được giá trị của kho tri thức ấy để rồi tự xây dựng cho mình thói quen đọc sách hàng ngày. Có thể nói, sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Nếu như bạn là người không có thói quen đọc sách hằng ngày thì có lẽ bạn đã bỏ qua nhiều lợi ích của việc đọc sách. Nhờ đọc sách, tôi tin chắc chắn chúng ta sẽ ngày một ưu tú hơn. Tùy theo nhu cầu công việc của mỗi người, chúng ta hãy lựa chọn cách đọc và khai thác thông tin phù hợp, không vì quá lệ thuộc công nghệ thông tin mà xa rời văn hóa đọc truyền thống.

3. Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học mẫu 2

Vấn đề "xây dựng văn hóa đọc trong trường học" sẽ là chủ đề thảo luận trong buổi học ngày hôm nay. Mời mọi người suy nghĩ, lắng nghe và đưa ra ý kiến của bản thân mình.

Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường là việc làm quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu ở môi trường sư phạm. Đồng thời, giúp học sinh tự khám phá chính mình và hướng đến những giá trị cao cả, nhân văn, góp phần bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng văn hóa đọc trong trường học một cách có hiệu quả lại là câu hỏi đáng phải bàn luận và lưu tâm trong bối cảnh hiện nay.

Nhiều người cho rằng không thể xây dựng được văn hóa đọc trong trường học bởi cơ sở vật chất không thể đáp ứng được nhu cầu của các bạn học sinh, sinh viên. Theo tôi, để xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, chúng ta cần xây dựng hệ thống thư viện chất lượng tích hợp với những thành tựu công nghệ nhằm quản lí có hiệu quả các đầu mục sách. Đồng thời, các hạng mục sách cũng cần phải đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng. Ngoài ra, để nâng cao kĩ năng đọc sách, nhà trường có thể mở các lớp hướng dẫn, bồi dưỡng kĩ năng đọc, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc đọc, sử dụng và bảo quản sách. Có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường một cách có chất lượng và hệ thống.

(Mọi người nêu ý kiến của bản thân và đưa ra ý kiến thống nhất)

Qua quá trình lắng nghe, tôi xin đưa ra bản tổng hợp ý kiến như sau: Để nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường, cần thường xuyên nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; tạo không gian yên tĩnh cho quá trình đọc của học sinh, giáo viên; thư viện cần cập nhật, đổi mới các loại sách theo từng chủ đề để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn; tuyên truyền văn hóa đọc dưới các dạng hình ảnh, video.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài văn mẫu Thảo luận vấn đề Văn hóa đọc và đời sống lớp học. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm