Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Đề bài: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:

Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân văn và luận đề chính nghĩa thể hiện ở đoạn 1 của văn bản

Tinh thần độc lập, ý thức chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa mẫu 1

Bình Ngô đại cáo là một áng hùng văn thể hiện ý chí, tinh thần độc lập và ý thức về chủ quyền dân tộc. Trong văn bản, Nguyễn Trãi đã khẳng định chắc nịch Đại Việt là một nước độc lập, một dân tộc độc lập, là một nước có văn hiến, có đường biên giới rõ ràng với phương bắc. Không những thế, Đại Việt và các triều đại phong kiến phương bắc mỗi bên xưng đế một phương. Tuy nhiên, nhà Minh đã đi trái với ý trời, lòng người, nhân lúc nhà Hồ đang rối ren mà thừa cơ gây họa để cướp nước ta. Với ý chí quật cường, Lê Lợi đã cùng nghĩa quân khởi nghĩa, dù phải chịu trăm ngàn gian khó, phải nằm gai nếm mật, ngủ rừng, chịu đói chịu lạnh cũng không cam chịu làm nô lệ, không khuất phục trước sức mạnh quân thù. Với ý chí đó, sức mạnh đó, nghĩa quân đã giành được thắng lợi toàn diện, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi đất nước.

Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa mẫu 2

Trong đoạn một "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa hết sức tiến bộ, tích cực của mình. Tư tưởng ấy gắn bó chặt chẽ với luận đề chính nghĩa "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.". Từ nguồn gốc học thuyết về "nhân nghĩa" trong quan niệm Nho giáo, Nguyễn Trãi đã phát triển cụ thể tư tưởng của bản thân để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Theo ông, tư tưởng nhân nghĩa chính là việc yêu thương, quý trọng dân chúng, coi họ là gốc. Khi đời sống nhân dân bị đe dọa thì vua quân phải đứng lên trừ gian diệt bạo. Để chứng minh quan điểm này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết phục về chủ quyền, độc lập dân tộc trong suốt chặng đường dài lịch sử. Như vậy, đoạn một của "Bình Ngô đại cáo" đã giúp em hiểu hơn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa mẫu 3

Trong đoạn đầu tác phẩm, ta có thể thấy ở đó là những luận đề chính nghĩa mà Nguyễn Trãi nêu ra bao gồm : tư tưởng nhân nghĩa, chân lý về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt ta cũng như kết cục thất bại của kẻ thù xâm lược Đại Việt. “Nhân nghĩa” được hiểu là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người được tạo lập trên cơ sở đạo lí và tình yêu thương. Đây là một tư tưởng truyền thống của Nho giáo và được thánh hiền dạy bảo từ xa xưa: “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”. Nguyễn Trãi đã vận dụng lời lẽ của thánh hiền để làm chỗ dựa cho tư tưởng của mình. Tư tưởng nhân nghĩa này của ông đã đi theo ông, trở thành mục tiêu suốt đời của Nguyễn Trãi. Nếu như trước kia, Lý Thường Kiệt cũng đã khẳng định chân lí độc lập của dân tộc bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” thì nay, Nguyễn Trãi lại một lần nữa khẳng định chân lí độc lập muôn đời của đất nước ta. Ông đã nêu ra các phương diện khẳng định chủ quyền của một quốc gia như: nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, nhà nước, nhân tài,... Và tất cả các phương diện đó đều đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử dân tộc Đại Việt, thấm đẫm văn hoá cũng như những dấu ấn riêng của đất nước ta. Không chỉ là “bờ cõi” đã được chia sẵn, rõ ràng mà còn là những khác biệt về “phong tục”, “văn hiến” cũng không thể hoà lẫn. Nguyễn Trãi đã liệt kê một loạt các triều đại của nước ta song song với các triều đại của Trung Quốc để nhấn mạnh vị thế của Đại Việt cũng không hề yếu hơn so với đất nước phương bắc rộng lớn. Đất nước ta ngay từ khi khai quốc đã tự trị, có nền độc lập chủ quyền không thể chối bỏ. Mỗi nước đều có “đế” - hoàng đế của riêng mình chứ Đại Việt không phải “vương”, không phải là chư hầu của “thiên triều” phương Bắc. Hơn thế, nhân tài “hào kiệt” - anh hùng của đất nước ta cũng không hề thiếu - “đời nào cũng có”. Bởi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, có nhân tài thì ắt hẳn quốc gia ấy sẽ vững mạnh, lâu bền! Đó cũng là lời răn đe cho bất cứkẻ nào có tham vọng xâm chiếm Đại Việt. Trong lời khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập của Đại Việt, để tăng tính thuyết phục, ông cũng luôn sử dụng những từ ngữ mang tính hiển nhiên như “từ trước”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng có”, “bao đời”,... xuyên suốt cả đoạn thơ dài. Đoạn đầu của “Đại cáo Bình Ngô” không chỉ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn Trãi, nêu lên chân lí của sự tồn tại độc lập của đất nước Đại Việt mà còn là kết cục thảm bại của kẻ thù xâm lược trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta. Cả tác phẩm là lời tố cáo đanh thép tội ác của quân xâm lăng cũng như ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi đã kết hợp cả yếu tố chính luận cũng như cảm hứng trữ tình sâu sắc. Những luận cứ được đưa ra chắc chắn, lập luận sắc bén, lời văn đanh thép, hùng hồn đã góp phần thể hiện rõ luận đề chính nghĩa. Đoạn đầu của ”Bình Ngô đại cáo” đã cho chúng ta thấy được luận đề nhân nghĩa - tư tưởng mà Nguyễn Trãi theo đuổi cả đời. Nó cũng chứng minh được tài năng thơ ca chính luận của ông - một danh nhân văn hoá thế giới. Đoạn thơ cũng mang lại nguồn cảm hứng bất tận về độc lập, chủ quyền dân tộc tới các thế hệ sau.

----------------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài văn mẫu Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 Kết nối tri thức...

Đánh giá bài viết
2 1.028
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm