Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai

Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai

1. Mở bài

Giới thiệu danh lam thắng cảnh: Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền.

2. Thân bài

a. Tổng quan:

- Là một trong những khu du lịch sinh thái lớn nhất tại Việt Nam, được hình thành vào năm 2006.

- Vị trí: xã Giang Điền, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 45km dọc theo quốc lộ 1A.

- Với tổng diện tích lên tới 67ha.

b. Giới thiệu về thác Giang Điền:

- Gắn liền với truyền thuyết về tình yêu chung thủy của một cặp trai gái, vì tình mà tuẫn tiết quyên sinh tại thác.

- Khởi nguồn cái tên Giang Điền: một số giả thiết cho rằng vì trước kia thác nằm giữa một cánh đồng lúa xanh mượt, ngút ngàn thế nên người ta lấy tên "Giang Điền" ý chỉ một dòng sông nằm giữa cánh đồng lớn.

- Khởi thủy của dòng dòng bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ hợp lại đổ về con sông Buông sau đó xuôi theo dòng chảy hòa mình vào sông Đồng Nai, đến khu vực này gặp những ghềnh đá cao thì trở thành thác với ba dòng chảy chính là thác Chàng, thác Nàng và thác chính Giang Điền.

- Thác Chàng và thác Nàng còn có tên gọi khác là thác Đôi.

- Độ cao trung bình của dòng thác chỉ tầm 20m, thế nhưng dòng chảy lại khá mạnh mẽ.

- Vào mùa mưa lưu lượng sông thấp, dòng chảy yếu, nước trong và thác chảy hiền hòa, trái lại vào mùa mưa, nước sông dâng cao, thác chảy xiết và mạnh kéo theo nhiều phù sa, điều đó cũng phần nào làm mất mỹ quan của thác. Chính vì vậy nên chọn đi du lịch vào mùa nắng là tốt nhất vừa đẹp vừa an toàn.

c. Cách cảnh điểm đáng chú ý khác:

- Vườn hoa cẩm tú cầu, một loài hoa đặc trưng của thành phố Đà Lạt, ở nơi đây cũng được chăm sóc kỹ càng, hầu như ở hoa bốn mùa.

- Cầu Mimosa, cây cầu treo mềm mại nối liền giữa thác chính Giang Điền và thác Đôi.

- Khu vườn tình yêu cắm đầy những cọc gắn trái tim màu tím, hay khu vườn chong chóng rực rỡ cũng là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ ưa thích lưu lại những tấm ảnh đẹp và rực rỡ.

- Đồi Bích Họa cũng là một nơi thỏa mãn thú thường thức mỹ thuật của nhiều du khách với những bức tranh được tô điểm trang trí bằng nhiều gam màu độc đáo, với những cảnh sắc lý thú.

- Ngoài ra hồ Tuyền Lâm, rừng cây, nhà Rông, và nhiều tiểu cảnh khác cũng có nhiều điều thú vị mà có lẽ du khách đến tham quan không bao giờ muốn bỏ lỡ.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 1

Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.

Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.

Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.

Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.

Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 2

Dọc khắp dải đất hình chữ S Việt Nam ta có không biết bao nhiêu là kỳ quan thắng cảnh, cứ mỗi một địa phương lại ghi dấu vào bản đồ địa lý, vào tâm hồn của người dân, du khách bằng những địa danh với những vẻ đẹp độc đáo làm nên thương hiệu. Đến với Quảng Nam người ta ưa nhất là Phố cổ Hội An, ra đến Đà Nẵng người ta thích chùa Linh Ứng, Bà Nà Hill, Non Nước Ngũ Hành, ra đến Huế người ra không khỏi đắm say với vẻ thơ mộng, cổ kính của cố đô, ngàn năm vang bóng kinh thành Phú Xuân. Ra miền Bắc, Hà Nội có 36 phố phường, Văn Miếu, Lăng Chủ Tịch, Hoàng thành Thăng Long,... ngược lên Tây Bắc có bạt ngàn ruộng bậc thang như một bức tranh được sắp đặt tỉ mỉ. Thì có lẽ về với mảnh đất Đồng Nai, người ta vẫn thường nhớ đến các khu danh thắng gắn liền với sông nước, thác ghềnh, dù không thuộc Tây Nguyên nhưng vẫn mang âm hưởng vùng này. Tiêu biểu nhất chính là khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, với biệt danh "Đà Lạt giữa miền Đông".

Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền là một trong những khu du lịch sinh thái lớn nhất tại Việt Nam, được hình thành vào năm 2006, hiện thuộc ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 45km dọc theo quốc lộ 1A. Với tổng diện tích lên tới 67ha, bao gồm nhiều công trình kiến trúc, tiểu cảnh nhân tạo có giá trị thẩm mỹ cao kết hợp với hệ thống thác, ghềnh tự nhiên hấp dẫn, tạo nên một không gian du lịch hấp dẫn, thơ mộng, thu hút hàng chục ngàn khách du lịch tìm tới mỗi năm.

Trong đó quan trọng và ấn tượng nhất là nên sức hấp dẫn của khu du lịch sinh thái này chính là thác Giang Điền, gắn liền với truyền thuyết về tình yêu chung thủy của một cặp trai gái, vì tình mà tuẫn tiết quyên sinh tại thác. Cũng chính vì tích này mà nơi đây đã trở thành nơi hẹn thề của nhiều cặp trai gái trẻ tuổi, mong cho tình yêu của mình cũng vĩnh viễn viễn bền chặt với sự chứng kiến của dòng thác xinh đẹp. Cho đến hiện nay người ta vẫn chưa lý giải được khởi nguồn cái tên Giang Điền của khu thác, một số giả thiết cho rằng vì trước kia thác nằm giữa một cánh đồng lúa xanh mượt, ngút ngàn thế nên người ta lấy tên "Giang Điền" ý chỉ một dòng sông nằm giữa cánh đồng lớn. Khởi thủy của dòng dòng bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ hợp lại đổ về con sông Buông sau đó xuôi theo dòng chảy hòa mình vào sông Đồng Nai, đến khu vực này gặp những ghềnh đá cao thì trở thành thác với ba dòng chảy chính là thác Chàng, thác Nàng và thác chính Giang Điền. Trong đó thác Chàng và thác Nàng là nơi trước kia đôi nam nữ đã quyên sinh, thế nên còn có tên gọi khác là thác Đôi để tưởng nhớ. Mặc dù thuộc khu vực Đông Nam Bộ thế nhưng khu thác này vẫn phảng phất một vài nét hoang sơ kỳ vĩ của vùng đất Tây Nguyên, dẫu độ cao trung bình của dòng thác chỉ tầm 20m, thế nhưng dòng chảy lại khá mạnh mẽ. Nước từ trên đổ xuống luồn lọt qua khe đá va vào các ghềnh đá phía dưới tung bọt trắng xóa rồi hòa vào dòng chảy hiền hòa bên dưới phát ra những tiếng "ầm ào" đưa con người ta về gần với cảnh hoang sơ của thiên nhiên hơn cả. Một số nhận định của du khách cho rằng thác Giang Điền cũng có những vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng chẳng kém là bao so với thác Cam Ly nổi tiếng tại Đà Lạt, chẳng qua chỉ thiếu đi một chút hoang sơ, hùng vĩ và thêm vào dịu dàng dàng, mềm mại mà thôi. Tuy nhiên nếu có ý định ghé thăm thác Giang Điền, du khách cũng cần chọn lựa thời điểm thích hợp, bởi lẽ khí hậu miền Nam đặc trưng bởi hai mùa mưa nắng rõ rệt. Vào mùa mưa lưu lượng sông thấp, dòng chảy yếu, nước trong và thác chảy hiền hòa, trái lại vào mùa mưa, nước sông dâng cao, thác chảy xiết và mạnh kéo theo nhiều phù sa, điều đó cũng phần nào làm mất mỹ quan của thác. Chính vì vậy nên chọn đi du lịch vào mùa nắng là tốt nhất vừa đẹp vừa an toàn.

Bên cạnh cảnh điểm chính là thác Giang Điền thì khu du lịch sinh thái còn có những cảnh quan đáng chú ý khác được nhiều du khách ưa thích. Tiêu biểu là vườn hoa cẩm tú cầu, một loài hoa đặc trưng của thành phố Đà Lạt, ở nơi đây cũng được chăm sóc kỹ càng, hầu như ở hoa bốn mùa. Mang đến cho du khách những niềm vui thú thưởng thức loài hoa độc đáo này mà không cần phải lên tận Đà Lạt - thành phố ngàn hoa. Thứ hai nữa chính là được dạo bước trên cầu Mimosa, cây cầu treo mềm mại nối liền giữa thác chính Giang Điền và thác Đôi, đứng trên cầu phóng tầm mắt xuống dưới du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng toàn cảnh khu khác, với dòng nước tung bọt trắng xóa và những ghềnh đá xanh xám xếp tầng lớp ở xung quanh khu thác. Thêm vào đó thì khu vườn tình yêu cắm đầy những cọc gắn trái tim màu tím, hay khu vườn chong chóng rực rỡ cũng là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ ưa thích lưu lại những tấm ảnh đẹp và rực rỡ. Bên cạnh đó đồi Bích Họa cũng là một nơi thỏa mãn thú thường thức mỹ thuật của nhiều du khách với những bức tranh được tô điểm trang trí bằng nhiều gam màu độc đáo, với những cảnh sắc lý thú. Ngoài ra hồ Tuyền Lâm, rừng cây, nhà Rông, và nhiều tiểu cảnh khác cũng có nhiều điều thú vị mà có lẽ du khách đến tham quan không bao giờ muốn bỏ lỡ. Thêm một điểm cộng cho khu du lịch sinh thái Giang Điền ấy là giá vé vào cửa khá rẻ chỉ 40000 đồng/người, tiền thuê áo phao là 20000 đồng/cái phù hợp với mọi đối tượng du khách tham quan. Không chỉ vậy để phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng, hoạt động ngoài trời, nơi đây còn cung cấp các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, cho thuê lều trại với giá cả phải chăng, được du khách vô cùng ưa chuộng.

Dù không phải là miền đất du lịch, thế nhưng khu du lịch sinh thái thác Giang Điền chính là một điểm nhấn du lịch đầy ấn tượng, thu hút du khách trong và ngoài nước, làm phong phú và thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái. Nếu có cơ hội được ghé thăm Đồng Nai thì đừng chần chừ mà hãy ghé đến khu du lịch sinh thái thác Giang Điền một lần để tận hưởng "Đà Lạt của miền Đông" nhé các bạn.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 3

Đất nước ta có vô vàn danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng. Có thể kể đến như Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương. Nhưng có lẽ, danh lam tiêu biểu, để lại ấn tượng trong em nhiều nhất có lẽ là Văn miếu Trần Biên ở Đồng Nai.

Nói đến Văn Miếu Trấn Biên là nhớ đến đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn. Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Trong giai đoạn 1861, nơi đây từng bị thực dân Pháp phá hủy, sau đó văn miếu được khởi công trùng tu xây dựng lại vào năm 1998 và chính thức hoàn thành khang trang lộng lẫy vào năm 2002. Khu vực linh thiêng này tọa lạc tại một khu đất rộng lớn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa. Tổng diện tích của khuôn viên văn miếu lên đến 15ha, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km.

Văn Miếu Trấn Biên còn đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ, bởi nằm bên cạnh văn miếu là một ngơi trường học của tỉnh Biên Hòa. Do đó, nơi đây không những là nơi linh thiêng thờ phụng thường được các chúa Nguyễn đến hành lễ, mà còn là biểu trưng cho truyền thống hiếu học, hào khí dân tộc to lớn của người dân Việt Nam ở bờ cõi phương nam. Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng từ rất sớm ở miền Nam và chỉ ra đời sau văn miếu Quốc Tử Giám khoảng 700 năm, đây là biểu tưởng cho truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng người tài từ ngàn đời xưa. Được xây dựng theo phong cách kiến trúc tương đối giống với miếu Quốc Tử Giám ở miền bắc, với sự kết hợp nhiều khu như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,… Với không gian thoáng đãng, cây xanh che phủ xung quanh nổi bật giữa nó là chiếc mái vòm cong với gam màu xanh lưu ly trong đầy uy nghi, hùng vĩ giữa núi rừng trập trùng. Từ cửa chính bước vào là những khung cảnh vô cùng tráng lệ lần lược là nhà bia, khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và cuối cùng của văn Miếu Trấn Biên sẽ là nhà thờ chính rộng lớn. Nhà bia là khu vực có mái che, nằm ngay chính giữa bia đá làm bằng chất liệu đá Granit Bửu Long. Trên bia được khắc bài văn do giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của vùng đất Biên Hòa, nêu bật khát vọng của toàn thể nhân dân Đồng Nai. Đi lên lầu Khuê Văn Các du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh của văn miếu trùng trùng điệp điệp đầy uy nghi tráng lệ giữa cảnh rừng xanh tươi. Đây được biết đến là một công trình nổi tiếng thể hiện sự trân trọng, đề cao học vấn văn chương thơ phú, đặc biệt lại được chính tay của một vị quan văn Võ xây dựng vào năm 1805 dưới triều đại nhà Nguyễn. Khuê Văn Cát được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kết cấu dạng tầng gác, cổ lầu, bên trên được thiết kế với bốn góc có các hàng lan can được sơn màu nâu đỏ gợi lên sự thanh thoát, đơn giản mà lại vô cùng vững chắc. Khuê Văn Các trước đây được biết đến là nơi dành cho các bậc hiền tài, những tao nhân dùng để ngâm thơ, gảy đàn, ngắm trăng, thâm chí là bàn luận văn chương, một nơi vô cùng yên tĩnh nên thơ. Đứng trên cao nhìn ra trước cổng tam quan sẽ thấy được hồ Tịnh Quang với làn nước xanh trong ngắt, có thể nhìn rõ cả những đàn cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc dưới hồ tạo nên bức tranh vô cùng đặc sắc. Tiếp đến là Đại Thành Môn là nơi có vị trí nằm ngay trên trục thần đạo tại cửa chính trước khi bước vào khu vực thờ phụng tế lễ.Nói đến Khổng Tử ai cũng biết đó là một bậc hiền tài, một người đã khai sáng nho giáo và nho học của cả một thế hệ phương Đông. Bia của bậc thánh nhân này được xây đắp đặt trên một bệ đá chạm khắc hoa văn cao 80cm, đươc đặt ở một vị trí quan trọng ngay trước sân Đại Bái trên trục thần đạo. Tiếp đến là khu vực nhà thờ chính của Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng theo kiểu nhà ba gian hai chái, nền thì lót gạch tàu, sn6 son thếp vàng. Nhà có ba gian, ở giữa là nơi thờ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi được trang trọng thờ ngài ở trên một bệ ghép bằng các đá thảng cốt cao hơn so với nền cốt nhà. Từ ngoài vào của nhà thờ chính là nơi thờ những vị danh nhân văn hóa cả nước như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du. Đây là một nơi vô cùng linh thiên các bậc hiền tài đều được thờ trên bài vị phía trước có hương án sơ son thiếp vàng, ở phía hai bên là bát bửu bằng gỗ cũng được sơn son thiếp vàng đầy trang trọng và uy nghi. Hằng năm nơi đây thường tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm khẳng định vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng quan trọng của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả một vùng đất phía Nam nói chung. Văn Miếu Trấn Biên còn là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.

Giờ đây dù đã trải qua bao thăng trầm đã từng bị phá bỏ, nhưng Văn Miếu Trấn Biên vẫn tồn tại và sừng sững vị thế giữa một vùng trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh đặc sắc nổi tiêng của dãy đất miền Nam. Cùng với vị thế quan trọng càng được khẳng định, Văn Miếu Trấn Biên luôn không ngừng phát triển, bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa lâu đời và phát huy tiềm lực du lịch bền vững hơn trong tương lai.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 4

Có dịp đến Đồng Nai, mời bạn ghé thăm danh thắng Đá Chồng nằm giữa khu dân cư sầm uất của huyện lị Định Quán, cách Biên Hòa 82km và Thành phố Hồ Chí Minh 1121m về phía đông bắc, ngay bên quốc lộ 20. Đây là con đường huyết mạch nối liền Đà Lạt (Lâm Đồng) với các tỉnh lị trù phú vùng đồng bằng Nam Bộ. Sự thuận tiện giao thông và vị trí tọa lạc của Đá Chồng Định Quán sẽ là nơi dừng chân lí tưởng cho du khách tham quan.

Với độ cao gần 37m so với mặt đường, từng hòn đá khổng lồ xếp chồng lên nhau, hòn trên cùng hơn phân nửa năm chìa hẳn ra bên ngoài, đã gây cho về một cảnh quan thiên nhiên thật hùng vĩ và đa dạng đến mức tuyệt vời.

Đứng cạnh Đá Chồng là hai quả núi Bạch Tượng sừng sững chiếm diện tích khoảng mấy trăm mét vuông, hình dáng giống như đôi voi đang phục.

Trên đỉnh voi có tượng Thích Ca cao hơn 20m ngự đài sen mặt nhìn về hướng đông. Thân tượng bị bể một mảng lớn là vết tích những trận chiến đấu ác liệt thời chiến tranh, dưới chân núi Voi còn có hang đá sâu hơn 10m. Đây là thắng cảnh kì thú, du khách thường đến thăm sau khi viếng chùa Thiện Chơn, xây dựng cách đó không xa. Đối diện Bạch Tượng là Hòn Dĩa có hình thù khá độc đáo. Phần trên Hòn Dĩa là phiến đá hình chữ nhật không đều, một đầu to một đầu nhỏ nằm dè lên tảng đá nhỏ hơn nó rất nhiều, tạo nên vẻ đẹp lạnh lùng, hiếm có. Phóng tầm mắt ra xa hơn, bạn sẽ nhìn thấy hòn Sư Tử nhô giữa chập chùng cây lá muốn chứng tỏ sự hiện hữu của mình và nhà máy đường La Ngà đang tỏa khói quyện trời cao.

Trong khoảng không gian rộng lớn, bạn sẽ phải trầm trồ kinh ngạc trước bức sơn thủy hữu tình trải tít tận trời. Những ốc đảo xinh xinh, những thung lũng mênh mông được phủ một màu xanh bạt ngàn với vườn chuối, cà phê và nhiều loại cây nhiệt đới. Dưới chân đồi, thấp thoáng ẩn hiện hồ nước, dòng suối uốn lượn quanh quanh, len lỏi xuyên qua bao làng mạc trù phú để sau đó hòa nhập dòng chảy với dòng sông Đồng Nai hiền hòa.

Đá Chồng còn là nơi cư trú rất lớn của loài người cách nay hàng nghìn năm. Trong phạm vi quần thể Đá Chồng, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt bằng đá, đồng, đất nung của người tiền sử và phát hiện những công trình kiến trúc bằng gạch nung. Đây là những cứ liệu quan trọng bổ sung cho danh mục di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Heo – Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ – một loại hình khảo cổ quan trọng được phát hiện và khai quật nhiều ở các tỉnh miền Nam. Mặt khác, nó cũng góp phần minh chứng cho sự hiện diện của một vương quốc cổ mà nền văn hóa bị chôn vùi ấy đã cổ sức hấp dẫn mạnh mẽ giới nghiên cứu khoa học cùng các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước.

Trong suốt cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ, là một bộ phận cửa căn cứ chiến khu Đ, Đá Chồng đã chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại ghi dấu chiến công vẻ vang của quân dân Đồng Nai. Đầu 3/1948, bằng trận phục kích La Ngà táo bạo, các chiến sĩ đội 10 Biện Hòa đã tiêu diệt gọn đoàn xe chở sĩ quan Pháp đi dự hội nghị ở Đà Lạt, nhiều sĩ quan và binh lính bị thiệt mạng, trong đó có hai đại tá. Chiến thắng La Ngà vang dội cả nước và làm chấn động dư luận nước Pháp. Cũng trên địa điểm lịch sử này, tháng 6/1968, lực lượng vũ trang địa phương ghi tiếp chiến công lừng lẫy: tiêu diệt sáu tiểu đoàn lính Mĩ ngụy. Và sau đó không lâu, Đá Chồng lại chứng kiến cuộc bôn tập thần tốc của đoàn quân cách mạng tiến về đồng bằng, làm nên đại thắng mua xuân giải phóng miền Nam.

Quần thể Đá Chồng Định Quán sẽ mãi là kì quan. Sự đa dạng của danh thắng Đá Chồng hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị đối với du khách gần xa.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 5

Trải dài trên hình chữ S của đất nước Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy vô vàn những kỳ quan thiên nhiên và cảnh đẹp độc đáo. Mỗi vùng miền lại điểm danh trên bản đồ địa lý và trong tâm trí của cả người dân và du khách bằng những danh lam thắng cảnh và vùng đất độc đáo, chinh phục mọi người bằng vẻ đẹp riêng biệt mà họ mang lại.

Khi bạn đặt chân đến Quảng Nam, Hội An là điểm dừng chân ưa thích, còn tại Đà Nẵng, chùa Linh Ứng và Bà Nà Hill luôn khiến du khách phải say đắm. Đến Huế, thủ đô cổ kính với hàng nghìn năm lịch sử luôn gợi lên sự thán phục. Khi bạn bước chân vào miền Bắc, Hà Nội với 36 phố phường, Văn Miếu, Lăng Chủ Tịch, và Hoàng thành Thăng Long tạo nên một hình ảnh đặc biệt. Còn khi lên Tây Bắc, cánh đồng bậc thang xanh mướt giống như một bức tranh tỉ mỉ đã được vẽ nên.

Nhưng đừng bao giờ bỏ qua Đồng Nai, vùng đất này mang trong mình những vẻ đẹp độc đáo và sự kết hợp của sông nước và thác ghềnh. Mặc dù nằm ở phía Đông Nam, nhưng nó vẫn rất đặc trưng với vùng Tây Nguyên. Một điểm đặc biệt chính là khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, được gọi là "Đà Lạt của miền Đông."

Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền đã ra đời vào năm 2006, nằm ở ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cách TP.HCM 45km theo quốc lộ 1A. Với diện tích lên tới 67ha, nơi này tự hào sở hữu nhiều công trình kiến trúc và tiểu cảnh nhân tạo, kết hợp hài hòa với cảnh quan tự nhiên của thác và ghềnh, tạo nên một không gian du lịch độc đáo, đầy thơ mộng, thu hút hàng chục ngàn du khách mỗi năm.

Thác Giang Điền là điểm nhấn đặc biệt tại khu du lịch này. Truyền thuyết về tình yêu chung thủy của một cặp trai gái đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho nơi này. Thác này đã trở thành nơi để tình yêu được khắc sâu vào trái tim của nhiều cặp đôi, chắp cánh cho hy vọng tình yêu của họ sẽ bền chặt như những dòng nước xinh đẹp. Một số lý thuyết về nguồn gốc tên "Giang Điền" cho rằng, trước kia, thác này nằm giữa cánh đồng lúa xanh ngút ngàn, thence lấy tên "Giang Điền" để chỉ một dòng sông trôi qua cánh đồng rộng lớn. Dòng nước này bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ hợp lại để tạo thành sông Buông, sau đó đổ vào sông Đồng Nai. Tại khu vực này, dòng sông gặp những ghềnh đá cao, tạo ra ba dòng chảy chính: thác Chàng, thác Nàng và thác Giang Điền. Trong đó, thác Chàng và thác Nàng được gọi là thác Đôi, để tưởng nhớ câu chuyện tình đẹp của đôi trẻ đôi kia.

Mặc dù nằm ở Đông Nam Bộ, khu du lịch này vẫn giữ được sự hoang sơ và thiên nhiên kỳ vĩ của Tây Nguyên. Mặc dù thác chỉ cao khoảng 20m, nhưng dòng nước chảy mạnh mẽ, luồn qua các khe đá và ghềnh, tạo ra tiếng ầm ầm rất cuốn hút. Điều này mang lại cho du khách cảm giác gần gũi với thiên nhiên hoang sơ hơn. Có những ý kiến cho rằng thác Giang Điền có vẻ đẹp nguyên sơ và thơ mộng không kém so với thác Cam Ly nổi tiếng ở Đà Lạt, chỉ thiếu đi một chút hoang sơ và hùng vĩ.

Tuy nhiên, khi bạn đến thăm thác Giang Điền, nên lựa chọn thời điểm thích hợp, vì miền Nam có hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Trong mùa mưa, lưu lượng nước thấp, dòng chảy yếu, nước trong và thác chảy mềm mại. Ngược lại, trong mùa nắng, nước sông dâng cao, thác chảy xiết và mạnh, điều này có thể làm mất đi sự hoàn hảo của thác. Chính vì vậy, mùa nắng là thời điểm tốt nhất để khám phá thác Giang Điền.

Bên cạnh thác Giang Điền, khu du lịch sinh thái này còn có nhiều cảnh quan đáng chú ý khác. Vườn hoa cẩm tú cầu, loài hoa đặc trưng của Đà Lạt, cũng được trồng và chăm sóc kỹ lưỡng tại đây. Cây cầu Mimosa là nơi du khách có thể thả mắt xuống để ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp xung quanh. Khu vườn tình yêu với những cọc gắn trái tim màu tím và khu vườn chong chóng sáng rực cũng là điểm đến lý tưởng cho các cặp đôi trẻ thích lưu giữ những khoảnh khắc đẹp. Đồi Bích Họa cũng là nơi thỏa mãn sở thích nghệ thuật của du khách với những bức tranh độc đáo sắp xếp trên đồi.

Bên cạnh đó, hồ Tuyền Lâm, rừng cây, nhà Rông và nhiều cảnh quan khác đều đáng để bạn khám phá. Một lợi điểm nữa của khu du lịch sinh thái Giang Điền là giá vé vào cửa rất hợp lý, chỉ 40.000 đồng/người, và việc thuê áo phao cũng chỉ tốn 20.000 đồng/cái, phù hợp với mọi đối tượng du khách.

Mọi người đến thăm khu du lịch sinh thái thác Giang Điền không chỉ trải nghiệm vẻ đẹp tự nhiên và thú vị, mà còn được hưởng các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn và cho thuê lều trại với giá cả hợp lý. Điều này đã làm cho địa điểm này trở thành một điểm nổi bật trong ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là trong loại hình du lịch sinh thái. Vậy nên, nếu có cơ hội, đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm "Đà Lạt của miền Đông" tại Đồng Nai.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 6

Khu danh thắng Bửu Long đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990, và nó nằm tại phía Tây Bắc của thành phố Biên Hòa, ven sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km, trên tỉnh lộ 24 đường đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Khu danh thắng Bửu Long với diện tích rộng hơn 84 ha, nằm trên độ cao trung bình 100 mét so với mực nước biển. Núi Bửu Long, được hình thành từ khoảng 100 - 150 triệu năm trước, đã trải qua quá trình bào mòn do tác động của mưa gió, tạo nên một hình dáng tuyệt đẹp. Trong sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, mô tả về núi Bửu Phong phía Tây Nam nhìn xuống Đại Giang, núi Long Ẩn phía sau, suối Bàu Tẩm Nhuận dẫn tưới ruộng nương. Núi này có chùa Bửu Phong, phía bên trái là dãy đá long đầu đứng vút, phía bên phải có đá thiền sàng la liệt, khói mây mịt mù, và cây cối um tùm. Khung cảnh tại đây thu hút những người hành hương và yêu thú vịnh hằng, chắc chắn là một trong những địa điểm đẹp nhất của trấn thành.

Khu danh thắng Bửu Long kết hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình và hài hòa với các công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo, mang dấu ấn của nhiều thời kỳ lịch sử.

Khu danh thắng Bửu Long bao gồm hai cụm chính: cụm núi Bình Điền và hang đá Long Sơn (còn gọi là chùa Hang). Tại núi Bình Điền, chùa Bửu Phong được xây dựng từ rất sớm với kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, và để đến chùa, bạn phải bước qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí xung quanh chùa yên bình với cây cổ thụ và các tảng đá tự nhiên làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của nơi này. Mặc dù ngày xây dựng chính xác của chùa Bửu Phong chưa được xác định, nhưng dựa vào chữ Hán khắc trên hai cột ở giữa giảng đường, chùa được xây dựng vào năm Bính Thìn (tức là 1829).

Cụm thứ hai, Long Sơn thạch động, nằm trên núi Long Ẩn, là một hang đá tự nhiên ẩn sâu trong một tảng đá khổng lồ. Miệng hang trông như hàm ếch mở rộng và thu nhỏ vào trong, với các tảng đá hình dáng kỳ lạ treo xuống từ vách đá, tạo nên khung cảnh kỳ ảo. Núi Long Ẩn cũng là nơi có nhiều kiến trúc tôn giáo như chùa và am của các hệ phái Phật giáo, tạo nên sự phong phú cho các lễ hội và hành hương.

Ngoài ra, khu danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp, là một hồ nước tự nhiên được hình thành do sự khai thác đá của người dân trong khu vực. Hồ này có diện tích rộng gần 20.000m2, với nước trong xanh và các tảng đá tự nhiên còn lại tạo thành những hòn đảo giữa hồ. Những hòn đảo này đã được người dân tạo hình để tạo nên các cảnh quan độc đáo giữa sóng nước, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.

Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên và kiến trúc cổ kính, khu danh thắng Bửu Long còn có khu văn miếu Trấn Biên mới được khôi phục trên một khuôn viên hai hecta với các công trình như cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, và hội trường. Tương lai gần, Bửu Long sẽ phát triển thành một trung tâm văn hóa du lịch để phục vụ du khách cả trong và ngoài nước.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 7

Việt Nam là một đất nước phong cảnh tươi đẹp với hàng loạt danh lam thắng cảnh và địa điểm nổi tiếng. Nhắc đến những ví dụ như Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh hay Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương là đã đủ để thấy vẻ đẹp đa dạng của quê hương này. Tuy nhiên, trong tâm trí của tôi, danh lam tiêu biểu và để lại ấn tượng mạnh nhất chắc chắn là Văn Miếu Trấn Biên ở Đồng Nai.

Nói về Văn Miếu Trấn Biên, chúng ta không thể không nghĩ đến những thời kỳ biến động trong lịch sử quê hương, đặc biệt là giai đoạn "Trịnh Nguyễn phân tranh". Nơi đây được xây dựng từ năm 1715, ngay tại vùng Đàng Trong, thuộc quản lý của chúa Nguyễn. Văn Miếu này được coi là nơi đào tạo và rèn luyện những nhân tài cho đất nước, nơi tôn vinh tri thức và các bậc danh nhân văn hóa của Việt Nam từ thời xa xưa. Trong giai đoạn 1861, nơi này đã bị thực dân Pháp tàn phá, nhưng sau đó, vào năm 1998, Văn Miếu Trấn Biên được khởi công tái xây dựng và hoàn thành vào năm 2002 với sự tráng lệ và lộng lẫy. Khu vực này nằm trên một diện tích rộng lớn trong tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa, với tổng diện tích khuôn viên lên đến 15ha, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km.

Văn Miếu Trấn Biên thậm chí được gọi là "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ, bởi nó nằm cạnh một trường học của tỉnh Biên Hòa. Nơi này không chỉ là một nơi linh thiêng thường xuyên được các vị chúa Nguyễn đến lễ hội, mà còn là biểu tượng của truyền thống hiếu học và lòng tự hào về nền văn hóa của người Việt Nam ở miền Nam. Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng từ rất sớm ở miền Nam và chỉ ra đời sau Văn Miếu Quốc Tử Giám khoảng 700 năm. Đây thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo và tôn vinh người tài từ hàng thế kỷ trước. Kiến trúc của nó tương đối giống với Văn Miếu Quốc Tử Giám ở miền Bắc, với nhiều khu vực như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu... Khuôn viên rộng lớn này được bao bọc bởi cây xanh, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp giữa thiên nhiên hoang sơ. Từ cửa chính, bạn sẽ đi qua các điểm như nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử, và cuối cùng là nhà thờ chính to lớn. Nhà bia được che phủ bởi mái che và được làm từ đá Granit Bửu Long. Trên bia, có bài văn của giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu, khái quát về truyền thống văn hóa và giáo dục của vùng Đồng Nai, nêu bật tinh thần của nhân dân địa phương. Khuê Văn Các, với kiến trúc cổ điển và bố cục tầng gác và cổ lầu, nằm ở một góc, với các lan can được sơn màu nâu đỏ, tạo nên sự thanh thoát và độc đáo. Nơi này từng là nơi dành cho các tao nhân thư hùng, nơi họ thể hiện tài năng trong việc ngâm thơ, sáng tác, và thậm chí là bàn luận về văn chương, tạo nên một không gian yên bình và thanh tao. Từ Khuê Văn Các, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh Văn Miếu, một tượng đài uy nghi và tráng lệ giữa cánh rừng xanh tươi. Đây cũng là nơi nổi tiếng với công trình Kiến trúc Cổ Điển – tượng trưng của sự tôn trọng và yêu thương tri thức, nơi mà một quan nhân tài Võ đã xây dựng vào năm 1805 dưới triều đại Nhà Nguyễn. Khuê Văn Các thể hiện sự đẹp đẽ và vững chắc với các hàng lan can màu nâu đỏ sơn vàng. Trong suốt hàng năm, Văn Miếu Trấn Biên thường là nơi diễn ra nhiều sự kiện và hoạt động nhằm tôn vinh văn hóa và giáo dục, thể hiện tầm quan trọng của nó là trung tâm văn hóa, giáo dục và tôn giáo không chỉ cho tỉnh Đồng Nai mà còn cho cả khu vực phía Nam. Nơi này còn là nơi tổ chức các buổi họp mặt, tọa đàm để thảo luận về lịch sử và văn hóa của tỉnh Đồng Nai thông qua triển lãm tranh, tư liệu và hiện vật.

Dù đã trải qua nhiều sóng gió và thách thức, Văn Miếu Trấn Biên vẫn đứng vững giữa bầu trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đặc biệt ở miền Nam. Sự quan trọng của nó ngày càng được khẳng định, và nơi này không ngừng phát triển, bảo tồn và kế thừa di sản văn hóa lâu đời, góp phần vào du lịch bền vững trong tương lai.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 8

Thác Mai mang trong mình vẻ đẹp nguyên sơ, vừa kỳ vĩ lại ngọt ngào đằm thắm. Nơi đây có hệ sinh thái đa dạng độc đáo và dường như chưa hề có tác động của bàn tay con người nên bức tranh thiên nhiên ấy lại càng hấp dẫn trái tim người lữ hành ưa khám phá.

Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi nằm ở huyện Định Quán – Đồng Nai, một điểm khá hoang sơ nằm sâu trong cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn nên chưa nhiều người biết tới. Nhưng với những ai đã đặt chân đến đều không thể ngừng trầm trồ cảm thán trước sức quyến rũ của thác Mai.

Vẻ đẹp của thác được tạo thành bởi dòng sông La Ngà chảy xiết uốn lượn qua các bãi đá trải dài trong nhánh rừng ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên trước khi đổ ra sông Đồng Nai. Gọi là thác Mai vì trước đây nơi này là ‘vương quốc mai dại’, mỗi mùa hoa nở đều làm say lòng người. Tuy bây giờ mai không còn nhiều như trước nhưng vẻ đẹp hoang dại kiêu sa giữa đại ngàn ấy vẫn khiến trái tim ai rạo rực khi được tận mắt chiêm ngưỡng.

Thác Mai nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km theo hướng Đông Nam, phượt thác bằng xe máy là lựa chọn hoàn hảo nhất giúp du khách có cơ hội thưởng ngoạn tất thảy cảnh đẹp trên đường đi. Khách du lịch đi thác Mai di chuyển theo tuyến đường Dầu Dây rồi rẽ vào quốc lộ 20 để tới Định Quán. Tiếp tục rong ruổi trên cây số 120 cho đến khi gặp ngã ba chùa Tịnh Quảng Xá, du khách rẽ vào con đường xuyên rừng, bắt đầu một chuyến đi thực sự về với thác Mai.

Trước khi ‘chạm mặt’ cùng thác Mai, người lữ hành có dịp chiêm ngưỡng thế giới đại ngàn xanh mát dọc khắp lối đi. Suốt cung đường đi qua cánh rừng Nam Cát Tiên, sẽ có khoảng 8km là đường nhựa và còn lại là đường đất, nhưng đường rất bằng phẳng và dễ đi.

Hàng cây xanh hai bên tỏa bóng mát hệt như bàn tay khổng lồ đang che chắn cho ‘người thương’, đến mùa thay lá đẹp như bất kỳ xứ sở Âu châu nào đó. Những loại động vật dễ thương trong rừng và nhiều loài hoa dại đang nở càng làm bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động cuốn hút.

Thác Mai không đổ ào từ trên cao xuống như nhiều thác khác mà trải dài thoai thoải như mặt nước hồ, để đến những đoạn nhỏ hẹp đầy vách đá, dòng nước lại ‘chen lấn’ tuôn chảy mạnh hơn, cuộn trào tung bọt trắng xóa, trông cũng kỳ vĩ chẳng kém. Không gian ở thác Mai rất trong lành, từ rừng cây vách đá đến hoa nở chim kêu, tất cả hòa quyện vẽ nên bức tranh rất thơ mộng, khiến mọi mệt mỏi dường như tan biến hết, chỉ còn lại hương vị ngọt ngào lan tỏa cho trái tim hạnh phúc.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai mẫu 9

Nằm cách TP.Biên Hòa hơn 50km về phía Đông, di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn hơn 2 ngàn năm qua đã góp phần làm rõ hơn nhiều vấn đề về văn minh lưu vực cổ sông Đồng Nai. Qua năm tháng, kiến trúc mộ cự thạch, hình thức tín ngưỡng liên quan dân cư cổ vẫn là một sự bí ẩn hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu.Sau gần 1 thế kỷ phát hiện được đến nay, Mộ cự thạch Hàng Gòn vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, khảo cổ và khách tham quan trong và ngoài nước. Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo về nghệ thuật và kỹ thuật của người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.Mộ cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài. Trong đó, 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy nặng khoảng 40-50 tấn. Các phiến đá ghép với nhau theo hệ thống rãnh đục làm nắp và phiến đá làm đáy, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.Theo các nhà khảo cổ, các loại đá làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang. Di chỉ khảo cổ Mộ cự thạch Hàng Gòn thuộc loại hình dolmen có kiến trúc độc đáo, quý hiếm không những ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực và thế giới. Diện tích khu mộ cổ Hàng Gòn rộng khoảng 2 hécta được quy hoạch thành 7 khu vực chính: khu trưng bày truyền thống, khu quản lý di tích, khu môi trường sinh thái, khu công viên văn hóa, khu công trình công cộng, khu giao thông, sân bãi.Nhà bao che di tích là công trình lớn nhất trong khu di tích mộ cổ. Cảnh quan xung quanh khu nhà này được bao bọc bằng những rặng cây cao, to để tạo ra cảm giác thâm nghiêm khi bước vào khu trung tâm mộ cổ. Con đường từ ngoài dẫn vào hầm mộ hơi dốc từ trên xuống dần, ánh sáng nhạt, mờ ảo tạo cảm giác kỳ bí hối thúc người tham quan khám phá hầm mộ cổ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
85
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm