Nghị luận về câu hát Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá
Nghị luận về câu hát Đừng sống như hòn đá
- Dàn ý Nghị luận về câu hát Đừng sống như hòn đá
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 1
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 2
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 3
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 4
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 5
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 6
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 7
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 8
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 9
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 10
- Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 11
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận về câu hát Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Dàn ý Nghị luận về câu hát Đừng sống như hòn đá
Mở bài
– Đối với mỗi con người, được sinh ra và tồn tại vốn đã là một niềm hạnh phúc lớn lao trong cuộc sống. Nhưng sống sao cho có ý nghĩa lại không phải ai cũng làm được.
– Lời bài hát của cố nhạc sĩ Trần Lập là một lời khuyên sâu sắc, lời giáo dục mang tính nhân văn cao cả về cách sống biết yêu thương, biết sẻ chia và luôn hướng về người khác.
Thân bài
a. Giải thích quan niệm của tác giả
– “ Đá” là vật vô tri vô giác được dùng trong cuộc sống con người, có vẻ ngoài cứng nhắc, rắn rỏi.
– Theo cách khắc họa của tác giả, đá được hiện lên với vẻ thô mịch tự nhiên của nó” sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn băng giá”. Đá tồn tại giữa cuộc đời nhưng lại sống như thể vũ trụ chỉ có riêng nó.
=> Tác giả muốn phủ nhận lối sống ích kỉ, hẹp hòi; sống khô khan thiếu thốn tình cảm của con người hiện nay. Nếu như sự cứng nhắc của đá là bản chất thì lối sống tiêu cực này đang dần trở thành “bản chất” của không ít người – những người chỉ biết đến mình mà quên đi người khác.
b. Bàn luận
– Sống yêu thương là lối sống cao đẹp, là cách sống của những con người luôn gắng sức để trở thành người có ích cho xã hội. Như những viên ngọc sáng lung linh giữa đời, họ trở thành biểu tượng chân thực nhất về tấm lòng nhân ái cao thượng.
Dẫn chứng: Cô Nguyễn Khánh Thương- giảng viên khoa Báo chí truyền thông-ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- ĐH là người có nhiều cống hiến cho công tác từ thiện từ khi là sinh viên cho tới khi qua đời vào năm 2015. Thậm chí, trong quá trình chống chọi với bệnh ung thư quái ác cô vẫn dành thời gian đến cuối đời để thành lập và hoạt động
Mạng lưới ung thư vú Việt Nam – tổ chức giúp đỡ và động viên các bệnh nhân ung thư vú trên cả nước.
Bác Lê Thị Gìn (65 tuổi, quê Thái Bình) người không nhà, không cửa lên Hà Nội làm nghề ve chai. Dù không đủ tiền phục vụ cho cuộc sống gia đình nhưng bác vẫn dùng mấy chục nghìn kiếm được mỗi ngày để mua quà, khi thì hộp sữa, khi thì chiếc bánh để giúp đỡ người nghèo.
– Sống yêu thương để xua đi trong thâm tâm mỗi người hạt nhân của sự ích kỉ, nhỏ nhen, không biết tới người khác. “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực, mà là lời thiếu tình thương”. Những tấm lòng ấm áp tình nghĩa của mọi người sẽ xóa đi lạnh giá của tự nhiên và lạnh giá của cuộc đời.
Dẫn chứng: Chú lính chì Nguyễn Thiện Nhân đã vượt lên số phận để có thành công nhờ nguồn “ấm áp” vô hạn của người mẹ nuôi luôn động viên, vỗ về.
– Lấy tình yêu thương là cốt lõi, lẽ sống ở đời; mỗi người sẽ luôn thấy hạnh phúc. Tình thương nơi tâm hồn trong mỗi người sẽ tạo ra niềm vui sướng cho người khác. Và hơn hết, chính bản thân chúng ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp khi đã biết cho đi ”Sống là cho đâu phải nhận riêng mình” (Tố Hữu). Phải biết cho đi; sống biết mình thì phải biết người chúng ta mới không bị “hóa thân thành đá” sống vô tâm, ích kỉ.
c. Phê phán
– Cuộc sống coi trọng vật chất của con người hiện đại đã chi phối lối sống trọng tình cảm, tôn thờ tình người của người Việt Nam truyền thống. Nhiều người sống vô cảm, độc ác, thờ ơ với người khác
Dẫn chứng: Vì mối thù cá nhân mà Nguyễn Hải Dương đã ra tay giết 6 người (bao gồm cả người yêu) gây ra vụ giết người khủng khiếp ở Bình Phước. Không ít những vụ vợ chồng chém giết lẫn nhau; anh giết em; cháu giết bà… trên báo chí chỉ vì một câu nói không vừa ý, một hành động không vừa mắt, hay 20.000 để vào quán net chơi game…
– Những người sống tự kỉ, không giao du, mở rộng tấm lòng với người khác, với cuộc đời.
Kết bài
– Dân tộc Việt Nam có truyền thống ”Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” để giáo dục tình yêu thương cho mỗi con người. Dù cuộc sống có đổi thay và hiện đại hơn thì dưới bầu trời, cuộc đời vẫn còn biết bao cảnh ngộ cần ta yêu thương và chia sẻ
– Quan niệm của Trần Lập tuy chỉ là một câu văn duy nhất nhưng tính nhân văn trong nó thì bao la vô tận. Bởi lẽ, nó được đúc kết từ cuộc đời của một con người mà cho tới điểm cuối, con người đó vẫn không thôi trăn trở để sống sao cho ý nghĩa hơn.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 1
Cuộc sống luôn có muôn hình vạn trạng. Chính con người làm nên những màu sắc khác nhau cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Tuy nhiên, ngày nay, có nhiều người sống như hòn đá, lạnh lùng, vô cảm và đẩy khoảng cách của con người với con người ra xa. Câu hát: “Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá” nhằm khuyên nhủ con người hãy tránh xa cách sống lạnh lùng, vô cảm. Sống như hòn đá là việc mỗi người sống với thái độ vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này. Một thực trạng chúng ta vẫn còn bắt gặp trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập. Vô cảm là một hiện tượng xấu đang ngày càng xuất hiện nhiều ở trong cộng đồng. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống tràn ngập yêu thương và đẩy lùi căn bệnh vô cảm.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 2
Cuộc sống này sẽ thật lạnh lùng, tẻ nhạt, vô cảm nếu con người ta sống mà không có tình yêu thương, chỉ biết đến bản thân mình. Tình cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó tạo tiền đề để xã hội này phát triển vững bền hơn đúng như ý nghĩa câu hát: “Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá”.
Sống như hòn đá là sống lạnh lùng, vô cảm. Đó cũng chính là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.
Mỗi người được tự lựa chọn cho mình cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình là do mình điều khiển, hãy sống thật chan hòa, yêu thương mọi người để mỗi ngày đều là những ngày vui. Hãy tích cực lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội này để cuộc sống trọn vẹn hơn.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 3
Cuộc sông, nhu một dòng nước xanh trong lững lờ trôi; không cần đến những con sóng dữ dội khiến ta thấy chao đảo ngả nghiêng; không cần đến màu sắc rực rỡ vì chỉ làm cho ta huyễn ảo về hạnh phúc. Trên hành trình đi tìm mục đích của cuộc sống, ta cần sự nhẹ nhàng như dòng nước để ung dung, tĩnh lặng với gian lao và cần tình yêu thương bao bọc tâm hồn trước cuộc đời lắm nỗi. Có lẽ điều đó cũng phù hợp với quan niệm sống của nghệ sĩ Trần Lập được thể hiện qua lời bài hát
“Tâm hồn của đá”:
“Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đả
Sống không một tình yêu
Sống chỉ biết thân mình
Tâm hồn luôn luôn băng giá
Đừng hóa thân thành đá ”
Ta vẫn biết, đá là một vật thô kệch, rắn chắc và vô tri vô giác, không hề có một phản ứng hay cảm xúc nào cả. “Sống như hòn đá” khác gì việc sống lạnh lùng, thờ ơ, cô lập bản thân với mọi người xung quanh và vô cảm với niềm vui, nỗi khổ của con người. Từ khi được sinh ra, con người cần biết bao tình yêu thương hay chí ít là sống đúng nghĩa với từng phút, từng giây của đời mình. Qua lời bài hát của mình, Trần Lập muốn gửi gắm đến ta một kinh nghiệm sống sâu sắc: một ngày so với đời người là quá ngắn ngủi nhưng một đời người lại do mỗi ngày tạo nên, vì thế ta hãy sống thật ý nghĩa, biết yêu thương để phá tan lớp băng của sự vô cảm, lạnh lùng giữa con người với nhau.
Mỗi chúng ta chính là một phần tử của xã hội. Nhiều cá nhân gắn kết, yêu thương nhau và cùng nhau xây dựng cuộc sống tươi đẹp. Một khi “sống như hòn đá”, con người ta sẽ chẳng tìm được ý nghĩa cho sự tồn tại của mình, sẽ chẳng cảm nhận được món quà tạo hóa ban cho để ta có mặt trên đời. Không phải vô tình mà con người đều được sinh ra với một trái tim ấm nóng như thế, khác hẳn với hòn đá vô tri kia - “tâm hồn luôn băng giá”, chẳng biết gì đến định nghĩa của sự yêu thương! Và cuộc sống này, không thiếu những người luôn biết cách quan tâm đến những người xung quanh, biết cách giúp ích cho đời bằng đam mê, lí tưởng của mình. Một trong sổ đó là Helen Keller - nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Dù bị mù, câm, điếc do viêm màng não nhưng bà đã tốt nghiệp Đại học Harvard. Là một người không may mắn, bà đã dùng ý chí nghị lực để chống trả lại số phận trớ trêu, hoàn thành sự nghiệp khơi gợi tấm lòng nhân hậu của mọi người, mang lại hi vọng và niềm an ủi cho người tàn tật. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không kể đến Trần Lập - người nghệ sĩ đầy tài năng của nghệ thuật nước nhà. Anh vừa qua đời sau một thời gian mắc bệnh nan y. Nhìn lại cuộc đời 42 năm của anh, có thể thấy âm nhạc và con người anh như hòa quyện làm một. Ca từ trong các ca khúc của anh không bi quan và không có những nỗi buồn thương ủy mị. Ở đó là lời nhắn nhủ tuổi trẻ đối mặt với cuộc sống, tình yêu với một thái độ sống tích cực. Trong nhạc của Trần Lập, những “Tâm hồn của đá” không có chỗ trú ngụ, bởi anh muốn sức nóng của bầu nhiệt huyết trong các ca khúc của mình có thể truyền cảm hứng cho giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung. Ở Trần Lập, sự kiên cường và lạc quan toát ra như chính hơi thở của anh. Gần hai tháng trước khi mất, thủ lĩnh nhóm Bức Tường vẫn bình thản trò chuyện với các em nhỏ đang vượt qua cơn bạo bệnh, trao tận tay các em từng món quà. Một trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Trần Lập vẫn cố gắng làm một việc có ích. Cuộc đời anh đã trở thành một bài học cuộc sống quá đẹp. Và đó là họ, những người với trái tim ấm nóng tình yêu thương, thương người và thương đời, đã là những tấm gương dẫn lối, truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ, nhất là thế hệ trẻ.
Đời người, bình dị hay thấp hèn, cao quý hay tầm thường, đều do mỗi người tự quyết định cả. Để tạo ý nghĩa cho sự tồn tại của bản thân, chúng ta cần bắt đầu bằng những việc nhỏ nhặt, cụ thể nhất như: biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người quanh ta, biết trân trọng cái đẹp và lên án cái xấu. Dầu biết cuộc đời không bao giờ bàng phẳng mà lắm chông gai, chúng ta hãy cố giữ cho mình một tâm hồn cao khiết, học cách tích lũy kinh nghiệm sống qua khó khăn, biết cảm nhận hạnh phúc từ chính nỗi đau của mình, để qua đó mà bồi đắp cho tâm hồn của mình, để nó không khô héo, cằn cỗi hay giá băng như đá.
Abert Einstein đã nêu một quan điểm rất xác đáng “Chỉ cuộc đời sống cho người khác là cuộc đời đáng giá”. Và quan niệm ấy cũng rất gần với Trần Lập. Hạnh phúc được nhân lên nhiều hơn khi ta biết cách sống vị tha. Bởi cho đi cũng là nhận về, san sẻ để có nhiều hơn, và trao tặng hoa hồng đe tay sẽ thơm mãi hương lành của yêu thương.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 4
Triết gia người Mỹ, Elbert Hubbard, đã chia sẻ một tư tưởng sâu sắc khi nói: “Cuộc sống chỉ thực sự phong phú khi nó tràn ngập tình yêu và sự cao thượng.” Bạn tìm thấy sự giàu có thực sự trong cuộc sống khi bạn chia sẻ tình yêu và lòng cao thượng. Ý nghĩa của câu nói này không chỉ là một lời khuyên mà còn là một thông điệp sâu sắc về giá trị của lòng yêu thương trong mối quan hệ giữa con người.
Để có được lòng yêu thương, lòng bao dung và lòng vị tha cao thượng, chúng ta cần bắt đầu bằng việc "đừng sống giống như hòn đá." Hòn đá ở đây là biểu tượng cho sự vô cảm của con người. Nếu chúng ta sống thiếu lòng yêu thương và cảm xúc cứng nhắc trước tình yêu thương, chúng ta có thể cuối cùng trở thành như hòn đá - lạc lõng một mình, cô đơn giữa cuộc sống, và tâm hồn chúng ta sẽ trở nên lạnh lẽo như đá.
Lối sống giống như hòn đá là sự biểu hiện của tính vị kỷ, sống chỉ vì lợi ích cá nhân, không để tâm hồn quan tâm đến người xung quanh. Cuộc sống như vậy không chứa đựng tình yêu thương và trở nên vô nghĩa, u tối. Sống như hòn đá sẽ đẩy con người vào cảnh cô đơn, bị người khác xa lánh và tránh né. Để tránh trở thành hòn đá, chúng ta cần thực hiện những hành động yêu thương, vì "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau" như Trịnh Công Sơn đã nói. Chúng ta cần tích cực tham gia vào cộng đồng, mở lòng để chấp nhận tình thương và cũng biết cho đi, bởi vì khi chúng ta cho đi, chính là lúc chúng ta nhận lại mãi mãi.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 5
Cuộc sống sẽ trở nên lạnh lùng, tẻ nhạt và vô cảm nếu chúng ta quyết định sống mà không có tình yêu thương, chỉ tập trung vào bản thân mình. Tình cảm chính là trụ cột quan trọng trong hành trình sống của con người, mang lại cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội, như được thể hiện qua ý nghĩa của bản hát: “Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá”.
Sống như hòn đá đồng nghĩa với việc sống trong lạnh lùng và vô cảm. Đó là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không chia sẻ nỗi đau và khổ đau của người khác, chỉ quan tâm đến bản thân mình. Đây không chỉ là một "căn bệnh" mà còn là một tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, loại bỏ để làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. May mắn rằng, trong thực tế, vẫn tồn tại nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, nuôi dưỡng tình nghĩa, biết yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh.
Mỗi cá nhân đều có quyền tự do chọn lựa cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình, đó là quyền lực mà chúng ta nắm giữ. Hãy sống một cuộc sống đẹp và hòa mình vào tình yêu thương, để mỗi ngày trôi qua đều là những ngày tràn ngập niềm vui. Chúng ta cũng nên tích cực lan tỏa những thông điệp tích cực, đẹp đẽ ra xã hội, để cuộc sống trở nên trọn vẹn và hạnh phúc hơn.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 6
Cuộc sống, giống như một dòng nước xanh, nhẹ nhàng trôi qua không gian lững lờ. Không cần những cơn sóng dữ dội làm cho ta chao đảo và ngả nghiêng; không cần những màu sắc rực rỡ, chỉ làm cho hạnh phúc trở nên huyễn ảo. Trên hành trình tìm kiếm mục đích cuộc sống, chúng ta cần sự nhẹ nhàng như dòng nước để đối mặt với gian lao, tĩnh lặng trong tâm hồn và cần tình yêu thương bao bọc trước những khó khăn của cuộc sống.
Nhạc sĩ Trần Lập đã truyền đạt quan điểm sống này thông qua bài hát "Tâm hồn của đá":
“Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đả
Sống không một tình yêu
Sống chỉ biết thân mình
Tâm hồn luôn luôn băng giá
Đừng hóa thân thành đá”
Nhưng đá lại là biểu tượng của sự thô kệch, rắn chắc và vô tri vô giác, không có phản ứng hay cảm xúc. "Sống như hòn đá" tương đương với sự lạnh lùng, thờ ơ, cô độc, và vô cảm với niềm vui và nỗi khổ của người khác.
Người ta cần nhiều tình yêu thương và sự chia sẻ trong cuộc sống. Trong bài hát của Trần Lập, thông điệp đằng sau là hãy sống ý nghĩa, biết yêu thương để làm tan chảy lớp băng của sự vô cảm giữa con người. Mỗi người là một phần của xã hội, và những mối liên kết tích cực và tình thương giúp xây dựng một cuộc sống tươi đẹp.
"Sống như hòn đá" không mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại, không nhận biết được món quà lớn lao của tạo hóa. Hơn nữa, sự quan tâm đến người khác và khả năng chia sẻ là chìa khóa để tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Mỗi người có thể chọn cách sống và tạo ra ý nghĩa cho bản thân thông qua những hành động nhỏ, như quan tâm, chia sẻ và đồng cảm.
Cuộc sống có nhiều chông gai, nhưng việc giữ cho tâm hồn cao khiết và học từ khó khăn giúp chúng ta đối mặt với mọi thách thức. Chúng ta hãy sống vị tha, vì chỉ khi cho đi, chúng ta mới nhận được, và sự san sẻ làm cho cuộc sống trở nên trọn vẹn và hạnh phúc hơn.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 7
Đã khá lâu rồi tôi mới tìm đến một quán nước vỉa hè ở góc phố Hà Nội . Khung cảnh vẫn vậy, chút nắng chiều cuối Đông hòa vào cái se se của gió mùa Đông Bắc mang tới cái cảm giác bâng khuâng lạ thường mà quá đỗi quen thuộc. Hà Nội vẫn thế, dòng xe, dòng người như hòa vào cái dòng đời hối hả, vội vàng vì lẽ mưu sinh thường nhật… Và đâu đó, một chiếc Radio cũ lại phát những bài hát, ca từ đậm chất bình dị của Hà Nội, cho tôi những phút lắng nghe về cuộc sống xung quanh, những suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời:
…
Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đá
Sống không một tình yêu
Sống chỉ biết riêng mình
Tâm hồn luôn luôn băng giá
Đừng hóa thân thành đá
Những câu hát quen thuộc từ ca khúc “Tâm hồn của đá” mà ban nhạc Bức Tường thể hiện. Tôi không nhớ rõ tôi đã nghe ca khúc ấy bao nhiêu lần, vì cứ mỗi chiều Hà Nội ca khúc ấy lại vang lên ở góc nhỏ nội thành như một thứ dư vị không thể thiếu. Nhưng với tôi, dù nghe bao nhiêu lần chăng nữa thì nó vẫn mới mẻ, vẫn hấp dẫn, vẫn đáng suy tư, đáng cảm nhận. Và mỗi lần nghe trong tôi lại có những xúc cảm riêng trong tâm hồn, tôi lại rút ra những triết lý sống cho bản thân trong mỗi ca từ giản dị ấy…
Tôi bắt đầu tìm tòi trong trí nhớ của mình những hình ảnh, khoảnh khắc mà chính tôi nhìn thấy, “con người giống như hòn đá” – mọi người thờ ơ với một nạn nhân tai nạn giao thông, im lặng trước hành động trộm cắp ở bến xe bus,… tôi và bạn, ai trong chúng ta cũng từng nhìn thấy điều này, ít nhất một lần. Và rồi đâu đó trong tư tưởng của tôi và bạn cũng tồn tại tâm lý “đó không phải việc của mình”, “đâu cần quan tâm chuyện người khác”… Hay cố gắng dùng một sự suy diễn nào đó biện minh cho cách nhìn cuộc sống vô cảm của mình và rồi thầm nhủ “phận ai nấy lo”. Đó là sự thờ ơ, vô cảm với cuộc sống xung quanh.
Và tôi nhìn về bản thân mình, cũng có những lần chính tôi vô cảm với mình. Hay nói cách khác là suy nghĩ vô thức, nhắm mắt nhắm mũi để nghe ai đó đưa ra những lựa chọn cho bản thân mình. Để rồi có những khoảng thời gian tôi sống theo cách “ngày qua ngày” nhàm chán, không động lực, không lý tưởng. Cũng có lúc tự tôi che giấu đi những cảm xúc tâm hồn để làm khổ chính mình. Và bây giờ nhìn lại, hẳn tôi và bạn đã thấy mình từng như thế, sống mà chỉ mang nghĩa tồn tại, “sống giống như hòn đá- sống hóa đá tâm hồn.”
Chẳng ai trong chúng ta muốn thấy những người xung quanh mình như vậy, càng không muốn chính mình là nạn nhân của căn bệnh xã hội ấy. Tôi bắt đầu biết lắng nghe hơi thở cuộc sống, bộc lộ những cảm xúc ra ngoài, người ta gọi đó là cách mở lòng với cuộc sống. Tôi không né tránh những gì mà mình thấy, không biện minh cho những gì mình sai và cũng không tìm cách kìm hãm quá mức cảm xúc của mình. Đó là lúc tôi không muốn mình như biển chết, chỉ có vị mặn và đắng trong cuộc sống, cũng không muốn mình biến thành hòn đá lạnh lẽo, thờ ơ, tôi muốn đem tâm hồn mình nhuộm màu cuộc sống.
Trái tim con người vốn dĩ có nhiệm vụ là đập…đập…và đập để duy trì sự sống cho thể xác. Nhưng cũng cần nhớ rằng, trái tim không phải sỏi đá, không đơn thuần chỉ là biết đập, mà còn biết rung động. Cách duy nhất để cảm nhận được sự rung động của trái tim là chia sẻ và lắng nghe như chính tôi đang trải lòng và tản mạn.
Phố phường Hà Nội vẫn ồn ào, náo nhiệt như cái cách mà nó trường tồn, còn tôi, chính trong cái ồn ào, náo nhiệt ấy tôi lại tìm thấy cho chính mình những khoảnh lặng tâm hồn, chút bình yên cho cuộc sống của riêng tôi.
Với tôi, tôi luôn muốn đối mặt với những gì cuộc đời dành tặng, hạnh phúc hay đau khổ, niềm vui hay nỗi buồn. Tôi luôn quan niệm rằng sóng gió cuộc đời mình chỉ đánh thức chứ không thể đánh gục niềm tin vào cuộc sống, sự lạc quan vào cuộc đời. Tôi đón nhận cuộc đời bằng cách cho đi và nhận lại như cái cách mà Tố Hữu thổi hồn mình qua 4 câu thơ :
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Thế gian này từ khi tạo hóa sơ khai, cần tới bốn tỷ năm con bướm biết bay, con chim biết hót và đến bây giờ đã hơn bốn tỷ năm để con người biết chết vì yêu, chấp nhận hy sinh vì tình yêu của mình. Vậy tại sao ta không thể sống một cách trọn vẹn nhất?
Một góc Hà Nội, tôi chợt nhận ra rằng, cuộc đời cũng thật ngắn ngủi, sinh ra mất đi vốn đã là quy luật tất yếu, vậy nên đừng tự ép buộc chấp nhận hay thừa nhận quy luật đó, mà hãy đón nhận nó một cách lạc quan rằng cuộc đời này cho ta những phút giây an vui, những phút giây hồn nhiên, những niềm tin yêu khát khao cháy bỏng…
Mười tám tuổi, tôi không có quá nhiều kinh nghiệm sống, nhưng để trải lòng thì tôi luôn sẵn sàng chia sẻ tất cả. Có thể một lúc nào đó, tôi cảm thấy bất lực với cuộc sống này để rồi có thể tự làm tâm hồn mình hóa đá nhưng được sống trên đời này đã là đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Như một nhà văn đã từng nói : “hãy mỉm cười với cuộc đời – thì cuộc đời sẽ mỉm cười lại với chúng ta”
Hà Nội giờ đã xế chiều, nắng đã tắt, bài hát “Tâm hồn hóa đá” cũng khép lại. Dòng người lại càng hối hả hơn. Và chiếc ra Radio cũ lại tiếp tục mang âm hưởng mới hòa vào nhịp sống nơi đây :
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi…”
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 8
Nhạc sĩ Trần Lập đã gửi đi một thông điệp sâu sắc qua bài hát của mình: "Đừng sống giống như hòn đá, sống không tình yêu, sống chỉ biết riêng mình. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng." Điều này khuyến khích chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống như hòn đá và tầm quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống.
"Hòn đá" được miêu tả như một thứ vô tri vô giác, nhỏ bé, hiện diện khắp mọi nơi từ núi đến đồng bằng. Cuộc sống của nó xa cách, đơn giản, và không có màu sắc. Hòn đá tồn tại trong một thế giới riêng, không quan tâm đến bất cứ điều gì bên ngoài thế giới của nó. Liệu có thể xem "hòn đá" là biểu tượng cho lòng vô cảm của con người, sự ích kỷ, cá nhân, hẹp hòi, và thiếu tình cảm?
Trong xã hội tiên tiến này, liệu con người có đang dần chấp nhận lối sống "hòn đá", chỉ quan tâm đến bản thân mà lãng quên mọi người xung quanh? Câu trả lời là không! Điều quan trọng là những lời hát của Trần Lập đã làm cho chúng ta nhận thức được điều ý nghĩa rằng hãy sống một cuộc sống hòa mình, yêu thương mọi người. Hãy đồng cảm, sẻ chia, mở lòng để chúng ta có thể chấp nhận được biển lớn tình yêu của nhân loại, và đừng sống lẻ loi quên mất sự hiện diện của người khác bên cạnh. Mỗi người có quyền tự do lựa chọn cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình. Hãy sống một cuộc sống đầy ý nghĩa, yêu thương mọi người để mỗi ngày đều là những ngày vui.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 9
Sống trong cuộc sống, chúng ta cần nuôi dưỡng một tấm lòng, đó là điều tôi thường nhớ khi bản hát nhẹ nhàng, tha thiết vang lên. Đây là một lời nhắc nhở quý báu từ người cha yêu dấu của tôi: "Đừng sống như hòn đá." Cuộc sống, theo tôi, giống như bức tranh với mặt trời là nguồn sáng, và những tia nắng ấm áp là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái, và sự cao thượng. Mỗi người chúng ta, giống như những tia nắng đó, cần được tưới tắm bởi những tình cảm đẹp, và chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới đầy yêu thương.
Nhấn mạnh vào ý nghĩa của việc sống chung và quan tâm lẫn nhau, tôi tin rằng trong kiếp người này, chúng ta cần học cách yêu thương, dung hòa và bảo vệ lẫn nhau. Để đạt được cuộc sống ý nghĩa đó, chúng ta cần tránh xa khỏi trạng thái "sống như hòn đá" - biểu tượng cho sự vô tâm, thờ ơ, và ích kỷ, nơi chỉ có sự tự chủ và không có sự quan tâm đến người khác.
Những người sống như hòn đá sẽ trải qua cuộc sống một cách cô độc, tâm hồn cứng nhắc, và không có ý nghĩa gì lớn lao. Dù đã được ban tặng cuộc sống, nhưng để sống có ý nghĩa, chúng ta cần thấu hiểu rằng tình thương là cốt lõi, là lẽ sống của chúng ta. Đó là nguồn hạnh phúc và sự an bình cho chính bản thân và người khác. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đúng khi nói: "Nếu là con chim chiếc lá, thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh." Cho và nhận là quy luật tất yếu, nhưng một số ít người, vì quá chú trọng vào vật chất, đã làm cho tình cảm trở nên vô cảm, thờ ơ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.
Những hành động vô cảm này xuất hiện nhiều trong xã hội, thể hiện qua những vụ án kinh hoàng như án thảm sát ở Bình Phước hoặc những hành động bất hoà trong gia đình. Đây là những biểu hiện cần loại bỏ khỏi xã hội, nơi chúng ta đang hướng đến sự hòa bình và nhân ái. Mỗi người chúng ta cần tạo ra một lối sống cao quý, trở thành người có ích cho xã hội, và trở thành biểu tượng sống động của tình yêu thương và lòng nhân ái trong cuộc sống. Hãy là những viên ngọc sáng giữa thế giới, chứng minh cho tình yêu thương và lòng nhân ái cao thượng.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 10
Cuộc sống, như một bức tranh với đủ loại màu sắc và hình dạng, là kết quả của sự đa dạng và động đức của con người. Tuy nhiên, ngày nay, không ít người dường như sống như những tảng đá - lạnh lùng, vô cảm, và làm cho khoảng cách giữa họ và những người xung quanh trở nên xa cách. Cuộc sống "như hòn đá" không chỉ là việc sống mà còn là tư duy vô tâm, thờ ơ, lạnh nhạt, nơi mà sự quan tâm đến người khác, đến nỗi đau và khó khăn của họ dường như không tồn tại.
Điều này có thể coi là một "căn bệnh tâm lý" nguy hại, một tình trạng xấu xa mà chúng ta cần phải đối mặt và thay đổi để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Trong một xã hội ngày càng phát triển và người ta bận rộn với cuộc sống cá nhân, những mục tiêu cá nhân, không tránh khỏi việc tạo ra những khoảng cách vô hình giữa con người. Thỉnh thoảng, sự vô tâm đến từ tính cách của mỗi người, khi họ chỉ tập trung vào bản thân mình mà quên mất đi sự chia sẻ và quan tâm đến người xung quanh.
Nguyên nhân của sự vô cảm có thể xuất phát từ tâm lý cá nhân, từ tác động của môi trường xã hội, hoặc từ việc bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Nếu xung quanh chỉ có những người luôn nghĩ về chính bản thân mình, không ai quan tâm hay chia sẻ với người khác, điều này có thể trở thành một mô hình cho sự vô tâm và lạnh lùng.
Tuy nhiên, vẫn còn những người giữ nguyên tấm lòng nhân hậu, sống với tình nghĩa và biết yêu thương. Những hành động như chia sẻ, quan tâm đến người khác, và thể hiện lòng nhân ái đều là những giá trị tích cực mà cần được lan tỏa và chia sẻ nhiều hơn trong cộng đồng. Đây là những mẫu hình mà chúng ta có thể học tập và áp dụng để đẩy lùi tình trạng vô cảm đang ngày càng gia tăng trong xã hội.
Hãy cùng nhau đồng lòng xây dựng một cuộc sống tràn ngập yêu thương, nơi mà mọi người đều có thể cảm nhận và chia sẻ niềm hạnh phúc, đồng thời đẩy lùi căn bệnh độc hại của sự vô cảm.
Nghị luận Đừng sống như hòn đá mẫu 11
Cuộc sống, như một bức tranh đa sắc và phong phú, phản ánh sự đa dạng và sự năng động của con người. Tuy nhiên, hiện nay không ít người sống như những viên đá - lạnh lùng và vô cảm, tạo ra khoảng cách giữa họ và người khác. Sống 'như tảng đá' không chỉ là về sự tồn tại mà còn là tư duy thờ ơ và lạnh nhạt, nơi mà sự quan tâm đến nỗi đau và khó khăn của người khác dường như không còn.
Đây có thể coi là một 'căn bệnh tâm lý' nguy hiểm, một trạng thái đáng lo ngại mà chúng ta cần phải nhận diện và thay đổi để làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Trong một xã hội ngày càng phát triển và khi mọi người bận rộn với các mục tiêu cá nhân, không thể tránh khỏi việc tạo ra những khoảng cách vô hình giữa con người. Đôi khi, sự vô tâm bắt nguồn từ tính cách cá nhân, khi mỗi người chỉ tập trung vào bản thân mà quên đi việc chia sẻ và quan tâm đến người xung quanh.
Sự vô cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm tâm lý cá nhân, ảnh hưởng từ môi trường xã hội, hoặc tác động của những người xung quanh. Khi xung quanh chúng ta chỉ có những người tập trung vào bản thân, không ai quan tâm hay chia sẻ với người khác, điều này dễ trở thành mô hình cho sự lạnh nhạt và vô tâm.
Tuy nhiên, vẫn có những người giữ vững lòng nhân ái, sống với tình cảm chân thành và yêu thương. Những hành động như chia sẻ, quan tâm đến người khác, và thể hiện lòng nhân ái là những giá trị quý báu cần được lan tỏa và phổ biến hơn trong cộng đồng. Đây là những hình mẫu chúng ta có thể học hỏi và áp dụng để chống lại sự vô cảm đang ngày càng gia tăng trong xã hội.
Hãy cùng nhau xây dựng một cuộc sống tràn đầy yêu thương, nơi mọi người có thể cảm nhận và chia sẻ niềm hạnh phúc, đồng thời loại bỏ căn bệnh của sự vô cảm.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung
- Nghị luận xã hội về chữ nhẫn
- Nghị luận xã hội về câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy
- Suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người
- Suy nghĩ về câu nói: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn
- Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
- Cảm nghĩ về người bạn thân
- Nghị luận xã hội về Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay
- Nghị luận xã hội bàn về tầm quan trọng của việc chủ động cho cuộc sống bản thân
- Nghị luận xã hội về tình bạn
- Suy nghĩ về việc chọn lẽ sống phù hợp
- Nghị luận về thời gian và tuổi trẻ
- Nghị luận xã hội: Suy nghĩ của em về tình trạng tai nạn giao thông
- Bàn luận về ý kiến: Trong cuộc sống, con người cần biết kiềm chế sự tức giận
- Suy nghĩ về tình yêu thương giữa con người trong xã hội hiện nay
- Bàn về tinh thần tự lực, tự cường
- Nghị luận xã hội về ý kiến Rèn luyện kỹ năng sống cũng quan trọng như tích lũy kiến thức
- Nghị luận xã hội về người anh hùng trong thời đại ngày nay
- Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Internet
- Những suy nghĩ của anh (chị) về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ
- Nghị luận về thay đổi bản thân để phù hợp với hoàn cảnh
- Nghị luận xã hội về câu nói "Không có áp lực, không có kim cương"
- Suy nghĩ về lời khuyên: Đừng sống bằng thói quen, hãy sống bằng trải nghiệm
- Nghị luận về vấn đề giao tiếp thời công nghệ
- Nghị luận xã hội về tác hại của thói quen trì hoãn công việc trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội cách vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của cách sống ở thế chủ động
- Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
- Thuyết minh về món bánh tráng trộn
- Suy nghĩ về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về lòng biết ơn với các thế hệ cha anh và trách nhiệm của thanh niên
- Nghị luận xã hội về nhân cách, phẩm giá
- Nghị luận về con đường để hoàn thiện bản thân
- Nghị luận xã hội về sự thấu cảm
- Nghị luận xã hội về trách nhiệm với bản thân
- Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người
- Suy nghĩ của em về giá trị của sự tự do
- Nghị luận xã hội về thực học
- Nghị luận xã hội về: Một điều nhịn chín điều lành
- Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
- Nghị luận xã hội về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác
- Nghị luận xã hội về câu nói Không có sự tiết kiệm nào ý nghĩa bằng việc tiết kiệm thời gian
- Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay
- Nghị luận xã hội bàn về vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu
- Nghị luận xã hội về chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của công dân
- Nghị luận về câu nói Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới
- Nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội
- Nghị luận xã hội Học hỏi là việc làm suốt đời
- Nghị luận xã hội về vấn đề sống nhanh, sống chậm thời @ của giới trẻ
- Nghị luận xã hội về ý thức học tập
- Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc
- Nghị luận về thái độ sống tích cực
- Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
- Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của khoảnh khắc trong cuộc đời mỗi con người
- Nghị luận xã hội về ước mơ và khát vọng
- Nghị luận xã hội về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của sự tập trung trong học tập
- Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô)
- Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt
- Trình bày suy nghĩ của mình về mục tiêu sống
- Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay
- Bàn về phẩm chất mà một người thanh niên ngày nay cần có
- Nghị luận xã hội về câu nói: Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo
- Nghị luận xã hội về vai trò của sách với đời sống nhân loại
- Suy nghĩ của em về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay
- Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người
- Suy nghĩ về sự xấu hổ
- Suy nghĩ về quan điểm tri thức con học được sẽ là vũ khí trong tay
- Suy nghĩ về công ơn cha mẹ
- Nghị luận về vai trò của tri thức
- Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tinh thần hợp tác để thành công trong cuộc sống
- Suy nghĩ về sự khắc nghiệt của thời gian
- Suy nghĩ của anh chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
- Nghị luận xã hội: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh
- Nghị luận về chủ đề hãy sống là chính mình
- Nghị luận xã hội bàn về khát vọng và tham vọng của con người
- Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử
- Nghị luận xã hội: Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
- Nghị luận xã hội quan niệm về hạnh phúc
- Nghị luận về câu nói Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường
- Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa tài và đức
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về ý thức rèn luyện bản thân
- Nghị luận về tinh thần tự học
- Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ
- Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu
- Nghị luận xã hội về câu nói của Ăng - ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống
- Suy nghĩ về câu nói: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn
- Nghị luận xã hội về ý kiến: Có người nói sống là không chờ đợi, có ý kiến khác cho rằng nên sống chậm
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tình bạn chân chính trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình
- Nghị luận xã hội về câu nói Tính ích kỷ là thuốc độc giết chết tình bạn
- Nghị luận về câu nói của Anthony Robbins: “Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay"
- Trình bày suy nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay
- Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: "thời gian, lời nói và cơ hội” nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến đó
- Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách
- Nghị luận xã hội về cách sống và sự trưởng thành
- Nghị luận xã hội Sống là phải tỏa sáng
- Suy nghĩ về ý nghĩa việc trân quý những gì đang có trong cuộc sống mỗi người
- Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết
- Suy nghĩ của em về lòng vị tha
- Suy nghĩ về lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống
- Nghị luận về Sự lười biếng
- Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong xã hội hiện nay
- Nghị luận về Sự thất bại
- Suy nghĩ về ý kiến một lời động viên chân thành
- Suy nghĩ về vai trò của sự thử thách trong cuộc sống con người
- Nghị luận về ý kiến Hãy nắm bắt cơ hội để thành công
- Nghị luận xã hội về sức trẻ
- Nghị luận về vai trò của người cha
- Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô
- Nghị luận xã hội về tác động của Internet
- Nghị luận xã hội về kỹ năng sống
- Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách
- Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia trong xã hội
- Nghị luận: Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt
- Nghị luận xã hội về lối sống buông thả của một số thanh niên trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về câu nói Hãy biết trân trọng những gì bạn đang có
- Nghị luận bàn về ý nghĩa của sự cống hiến
- Nghị luận xã hội về ý chí nghị lực
- Nghị luận về ước mơ
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu
- Nghị luận xã hội về vấn đề tuổi trẻ trước những cơ hội mới, thách thức mới trong cuộc sống
- Nghị luận về sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội bàn về sự nhường nhịn
- Suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá
- Nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay
- Suy nghĩ của em về lòng yêu nước
- Trình bày suy nghĩ của bạn về sự bình yên
- Nghị luận xã hội về suy nghĩ vai trò của ý thức cộng đồng trong cuộc sống hôm nay
- Trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc
- Nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
- Bàn về đức tính hoà nhã, cách sống hoà nhã
- Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen
- Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người
- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn
- Nghị luận vấn đề: Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ những điều tốt đẹp
- Nghị luận xã hội về tính kỉ luật của học sinh ngày nay
- Suy nghĩ về câu Sống đơn giản xu thế của thế kỉ XXI
- Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tính ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội ngày nay
- Nghị luận xã hội về hành trang vào đời
- Nghị luận xã hội về người phụ nữ xưa và nay
- Nghị luận xã hội bàn về ý nghĩa của góc nhìn khác suy nghĩ khác
- Nghị luận xã hội về câu nói thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn
- Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người
- Bình luận về đức tính siêng năng, cần cù
- Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm
- Nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về đồng tiền
- Nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường
- Nghị luận xã hội về câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn
- Suy nghĩ về việc đọc sách
- Cảm nghĩ về người mẹ yêu quý của em
- Suy nghĩ về tình trạng nghiện internet
- Suy nghĩ về quan niệm hạnh phúc của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về ước mơ tuổi học trò
- Suy nghĩ của em về những mảnh đời bất hạnh
- Nghị luận suy nghĩ của mình về chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại
- Suy nghĩ về câu nói: Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để ướt thêm lần nữa
- Suy nghĩ của anh chị về câu nói: "Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi"
- Suy nghĩ của em về phép lịch sự của học sinh ngày nay
- Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tri thức là nguồn sức mạnh
- Nghị luận bàn về ý nghĩa của sự quyết tâm
- Nghị luận xã hội bàn về phong trào hiến máu nhân đạo
- Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc
- Nghị luận xã hội về câu nói: Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống
- Nghị luận xã hội về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc
- Nghị luận về câu nói: Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn
- Nghị luận xã hội về ý kiến: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa
- Nghị luận xã hội bàn về quan điểm Không có ai là hoàn hảo cả
- Nghị luận về câu nói: “Muốn sống có ý nghĩa, trước hết, phải sống có bản lĩnh”
- Nghị luận xã hội về quan niệm Sống không mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn
- Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh
- Nghị luận về ý kiến: Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người
- Nghị luận xã hội về nỗi sợ hãi của con người
- Nghị luận xã hội phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận
- Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học
- Nghị luận xã hội Trước khi phấn đấu sống thành công, hãy phấn đấu sống có ích
- Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường
- Nghị luận xã hội về ý kiến Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau
- Nghị luận xã hội về điều bản thân cần thay đổi để trưởng thành hơn
- Nghị luận xã hội bàn về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận xã hội bàn về hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi của giới trẻ
- Nêu suy nghĩ của anh chị về tình anh em trong gia đình
- Suy nghĩ của em về ý thức tự vươn lên trong cuộc sống
- Nghị luận về Đức tính cẩn thận trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về giá trị của hoà bình trong cuộc sống hiện nay
- Trình bày suy nghĩ của anh/chị về Tài năng và lòng tốt của con người
- Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay
- Nghị luận xã hội về thông điệp: Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt
- Nghị luận xã hội về ý kiến: Leo lên đỉnh cao để có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra mình
- Nghị luận xã hội về lập trường
- Nghị luận xã hội về vấn đề rượu bia và tai nạn giao thông
- Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay
- Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh
- Suy nghĩ của em về lòng dũng cảm
- Suy nghĩ về đức hi sinh
- Suy nghĩ của em về giá trị của bản thân
- Nghị luận xã hội Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ
- Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng
- Nghị luận xã hội về ý kiến Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt
- Nghị luận vấn đề Tình yêu học đường nên hay không nên?
- Nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"
- Suy nghĩ của em về nghề dạy học
- Nghị luận xã hội về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng
- Suy nghĩ của anh (chị) về lời của một bài hát: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
- Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em
- Nghị luận về quan niệm có tiền là có tất cả
- Suy nghĩ của bản thân về vấn đề "tận hiến, tận hưởng" của thanh niên hiện nay
- Nghị luận về Đạo làm con
- Nghị luận xã hội câu nói: "Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống"
- Suy nghĩ về câu nói: "Nếu bạn không tự xây dựng ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ"
- Nghị luận xã hội về nhận định: Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
- Suy nghĩ của anh chị về đoạn thơ dưới đây: Người vá trời lấp, bể Kẻ đắp lũy xây thành, Ta chỉ là chiếc lá, Việc của mình là xanh
- Nghị luận xã hội về sự sẻ chia
- Nghị luận xã hội: “Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt” (V. Huygo)
- Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình
- Nghị luận xã hội về ý kiến đúng giờ là một cử chỉ đẹp
- Suy nghĩ câu: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi
- Nghị luận xã hội: Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại
- Nghị luận xã hội về vai trò của nguồn nước sạch
- Suy nghĩ về vai trò của nhà trường
- Suy nghĩ về câu nói của nhà văn Nga Lep Tônxtôi: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai
- Suy nghĩ về câu nói: Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận
- Giải thích và bình luận câu ca dao: "Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng"