Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

Nghị luận về thói vô trách nhiệm

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm - Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Thói vô trách nhiệm.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô trách nhiệm: là việc mỗi con người trốn tránh trước lỗi lầm, những hành động chưa đúng của mình, không có ý thức, trách nhiệm trước công việc của bản thân. Vô trách nhiệm là một tính xấu mà mỗi chúng ta cần phải bài trừ.

b. Phân tích

Người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình. Họ cũng là người không biết giữ lời hứa, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân.

Người vô trách nhiệm là những người khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm từ người khác, ngay cả công việc bản thân cũng không có trách nhiệm hoàn thành thì khó có thể làm được việc lớn, khó có được thành công trong cuộc sống.

Vô trách nhiệm là một tính xấu không mang lại lợi ích cho con người, ngược lại nó khiến cuộc sống của chúng ta không phát triển được, chính vì thế, chúng ta cần gạt bỏ thói vô trách nhiệm, sống có trách nhiệm với bản thân, với cuộc sống của mình cũng như có trách nhiệm với xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho người vô trách nhiệm trong bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó trong xã hội có nhiều người sống có trách nhiệm với bản thân, luôn nỗ lực vươn lên, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hành vi, lỗi lầm của mình, biết suy nghĩ cho cục diện,… những người này xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: thói vô trách nhiệm; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm - Bài mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói vô trách nhiệm.

(Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô trách nhiệm: trái ngược trách nhiệm, là việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình.

b. Phân tích

• Biểu hiện của người vô trách nhiệm:

- Người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao phó; không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt.

Người vô trách nhiệm không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình.

Người vô trách nhiệm còn là người không biết giữ lời hứa, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân.

• Tác hại:

Tác hại của việc vô trách nhiệm là làm mất lòng tin ở mọi người vì không thực hiện đúng được những gì bản thân đã cam kết,

Người vô trách nhiệm khó có thể thành công trong công việc và cuộc sống…

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho người vô trách nhiệm trong bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Mở rộng

Cuộc sống của mỗi người do mỗi người tự lựa chọn và định hướng, hãy trở thành một người để người khác học tập theo.

Khi chúng ta rèn luyện được đức tính “trách nhiệm”, ta sẽ rèn luyện được nhiều đức tính quý báu khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: thói vô trách nhiệm; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm - Bài mẫu 1

Thái độ và cách sống của bạn đối với chính mình cũng như đối với xã hội hiện nay như thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã có trách nhiệm với cuộc sống hay chưa? Thái độ sống vô trách nhiệm ngày càng phổ biến và là vấn đề gây nhiều nhức nhối đến cuộc sống của chúng ta từng ngày. Vô trách nhiệm là việc mỗi con người trốn tránh trước lỗi lầm, những hành động chưa đúng của mình, không có ý thức, trách nhiệm trước công việc của bản thân. Vô trách nhiệm là một tính xấu mà mỗi chúng ta cần phải bài trừ. Thói vô trách nhiệm là biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Tác hại của việc vô trách nhiệm vô cùng khôn lường, nó làm mất lòng tin của ta đối với mọi người vì không thực hiện đúng được những gì bản thân đã cam kết, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân. Thói vô trách nhiệm không chỉ làm cho ta mất đi những giá trị đạo đức làm người, tha hóa nhân cách của mình mà ngược lại còn ảnh hưởng lớn đến mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nhìn đi cũng phải nhìn lại, thực tế cuộc sống ngoài kia vẫn còn có nhiều người sống có trách nhiệm với bản thân, luôn nỗ lực vươn lên, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hành vi, lỗi lầm của mình, biết suy nghĩ cho cục diện,… những người này xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Để khẳng định được giá trị bản thân, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình bằng cách nỗ lực cố gắng hoàn thiện mình, dám làm, dám chịu và luôn làm điều có ích. Bên cạnh đó, chúng ta cần sống có trách nhiệm với gia đình, luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ và làm tốt bổn phận của người con. Đối với xã hội, ta cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn của công và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Có như vậy bạn mới trở thành người công dân tốt và cuộc sống của bạn mới có ý nghĩa. Hãy tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho cuộc đời để sau này khi ngoảnh lại ta có thể nở một nụ cười mãn nguyện về những điều bản thân đã làm được.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 2

Mỗi người sinh ra đều mang một sứ mệnh riêng. Có người biết vươn lên nhưng cũng có người trì trệ cũng như việc có người sống với tinh thần trách nhiệm còn có những người lại sống vô trách nhiệm. Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn việc được giao hoặc là việc giữ đúng lời hứa, thực hiện đúng với những gì bản thân mình đã nói ra hoặc đã cam kết. Người sống có tinh thần trách nhiệm luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những lỗi lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng. Vô trách nhiệm chính là không chịu trách nhiệm về bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt mà luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận họ cũng chỉ giải quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến trách nhiệm của mình. Một người vô trách nhiệm sẽ không quan tâm tới chính bản thân mình về tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Họ không có ý thức chăm sóc cho bản thân, vun vén cho công việc, ngược lại làm việc gì cũng cẩu thả, qua loa, thái độ miễn cưỡng cho xong chuyện, với bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng buông thả, luôn có suy nghĩ "tới đâu hay tới đó". Chúng ta không được lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng được tự do lựa chọn cuộc sống và định hướng cá nhân. Chính vì vậy, chúng ta hãy trở thành một công dân tốt, góp phần làm cho đất nước, xã hội thêm giàu đẹp, văn minh và vững mạnh hơn.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 3

Con người muốn hoàn thiện bản thân thì cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp, một trong số đó chính là sống có trách nhiệm và đẩy thói vô trách nhiệm ra xa bản thân. Vô trách nhiệm trái ngược trách nhiệm, là việc mỗi người không có ý thức hoàn thành công việc, nghĩa vụ của mình một cách đúng hạn mà dửng dưng, để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Khi chúng ta tích cực học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn sống không có trách nhiệm với bản thân mình cũng như với những người xung quanh. Những người này sẽ khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm và sớm bị xã hội đào thải. Mỗi người chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, có đạo đức, trách nhiệm, tránh xa thói vô trách nhiệm và biết sống vì mọi người nhiều hơn.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 4

Cuộc sống luôn có mặt phải mặt trái, có người tốt người xấu, cũng như có người sống có trách nhiệm, có người lại vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm chính là việc mỗi con người trốn tránh trước lỗi lầm, những hành động chưa đúng của mình, không có ý thức, trách nhiệm trước công việc của bản thân. Vô trách nhiệm là một tính xấu mà mỗi chúng ta cần phải bài trừ. Người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình. Họ cũng là người không biết giữ lời hứa, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân. Người vô trách nhiệm là những người khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm từ người khác, ngay cả công việc bản thân cũng không có trách nhiệm hoàn thành thì khó có thể làm được việc lớn, khó có được thành công trong cuộc sống.Vô trách nhiệm là một tính xấu không mang lại lợi ích cho con người, ngược lại nó khiến cuộc sống của chúng ta không phát triển được, chính vì thế, chúng ta cần gạt bỏ thói vô trách nhiệm, sống có trách nhiệm với bản thân, với cuộc sống của mình cũng như có trách nhiệm với xã hội. Bên cạnh đó trong xã hội có nhiều người sống có trách nhiệm với bản thân, luôn nỗ lực vươn lên, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hành vi, lỗi lầm của mình, biết suy nghĩ cho cục diện,… những người này xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, hãy sống và trở thành một người tốt, có trách nhiệm và giúp ích cho xã hội, khiến cho đất nước phát triển bền vững, giàu đẹp.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 5

Cuộc sống càng phát triển càng khiến con người ta trở nên thờ ơ với những gì vốn dĩ là quen thuộc, gần gũi, trước hết là bản thân mình sau đó là gia đình, xã hội, đó là biểu hiện của lối sống “vô trách nhiệm” rất đáng phê bình và lên án.

Trái lại với những người sống có tinh thần trách nhiệm, họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính là học tập. Ở gia đình, họ luôn làm tròn bổn phận của một người con có hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngoài xã hội họ là người công dân tốt, có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn và lên án những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, là những người có lối sống vô trách nhiệm.

Biểu hiện của lối sống vô trách nhiệm là việc sống buông thả với chính bản thân mình. Học sinh, sinh viên không chịu học tập, mà mải chơi điện tử, tham gia các tệ nạn xã hội dẫn tới việc suy thoái tư cách đạo đức và phẩm chất con người. Những trang báo mạng điện tử thường xuyên đăng những bài báo về các sự việc con cái bỏ rơi, đánh đập cha mẹ hoặc đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Đó là những người vô trách nhiệm với chính cha mẹ – những người đã sinh ra mình. Những lối sống đó là trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dạy con cái nên người và trách nhiệm của con cái là phải phục dưỡng, báo hiếu công lao của cha mẹ. Nếu ai đó làm trái với quy luật này sẽ bị xã hội lên án. Phải chăng những người đó họ mải chạy theo danh vọng, đồng tiền mà đánh mất chính mình, đánh mất những gì thân thuộc nhất đó là gia đình, cha mẹ. Họ sống ích kỉ và thờ ờ với mọi thứ xung quanh. Rồi họ sẽ nhận lại được gì, cũng là sự thờ ơ và coi thường của những người thân thiết với họ và của toàn xã hội và rồi họ cũng sẽ chẳng có gì trong tay khi họ chỉ còn một mình.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

Lối sống vô trách nhiệm còn được biểu hiện rộng hơn ở việc chúng ta không biết quan tâm đến những người xung quanh, và hủy hoại môi trường. Ra đường gặp một người già đang qua đường, bạn không sẵn sàng giúp đỡ họ khi có thể. Gặp một người chỉ xin bạn 5 nghìn đi xe buýt do bị mất ví, bạn không nói gì và quay mặt đi. Bạn vừa đi học, vừa ăn kem rồi vứt vỏ ra đường. Mặc dù là người cuối cùng ra khỏi lớp nhưng bạn cũng không tắt điện vì bạn nghĩ đó không phải là việc của bạn,… Rất nhiều những việc làm khác nữa thể hiện lối sống vô trách nhiệm. Những người có suy nghĩ và lối sống như vậy sẽ tạo nên văn hóa ứng xử không tốt gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Là người sống vô trách nhiệm bạn sẽ không thể hiện được trách nhiệm của người công dân khi sống trong xã hội và sẽ không bao giờ được nhận lại sự giúp đỡ từ người khác và bạn sẽ nhanh chóng bị cô lập.

Mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về suy nghĩ và lối sống có trách nhiệm. Bởi xã hội là một chuỗi các mối quan hệ, chúng ta không thể sống một mình mà phải phụ thuộc vào những người khác. Để khẳng định được giá trị bản thân, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình bằng cách nỗ lực cố gắng hoàn thiện mình, dám làm, dám chịu và luôn làm điều có ích, sau đó bạn phải có trách nhiệm với gia đình, luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ và làm tốt bổn phận của người con. Đối với xã hội, bạn cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn của công và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Có như vậy bạn mới trở thành người công dân tốt và cuộc sống của bạn mới có ý nghĩa.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm - Bài mẫu 6

Cuộc sống ngày càng phát triển khiến con người trở nên lạnh lùng với những điều quen thuộc, gần gũi, trước hết là bản thân sau đó là gia đình, xã hội, đó là biểu hiện của lối sống “không chịu trách nhiệm” đáng bị chỉ trích và lên án.

Ngược lại với những người sống có ý thức trách nhiệm, họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Trong gia đình, họ luôn thực hiện đúng trách nhiệm của một người con hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Trong xã hội, họ là những công dân mẫu mực, có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn và chỉ trích những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, là những người sống không chịu trách nhiệm.

Biểu hiện của lối sống không chịu trách nhiệm là việc sống thản nhiên với chính bản thân. Học sinh, sinh viên không quan tâm đến học tập, mà chỉ quan tâm đến việc chơi điện tử, tham gia vào các vấn đề xã hội tiêu cực, dẫn đến sự suy thoái của đạo đức và phẩm chất con người. Các trang báo điện tử thường xuyên đăng tin về các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, bạo hành cha mẹ hoặc đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Đó là những người không chịu trách nhiệm với cha mẹ - những người đã sinh ra họ. Những lối sống đó hoàn toàn không tuân thủ chuẩn mực đạo đức xã hội. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dạy con cái trở thành người có ích và trách nhiệm của con cái là phải báo hiếu và chăm sóc cha mẹ. Nếu ai đó vi phạm quy luật này, sẽ bị xã hội chỉ trích. Có lẽ những người đó mải mê theo đuổi danh vọng, tiền bạc mà đánh mất chính mình, mất đi những điều thân thuộc nhất, đó là gia đình, cha mẹ. Họ sống ích kỷ và thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Cuối cùng, họ sẽ gặt hái được gì? Chỉ là sự thờ ơ và coi thường từ những người thân thiết với họ và từ xã hội, và rồi họ cũng sẽ không có gì trong tay khi họ bị bỏ rơi.

Lối sống không chịu trách nhiệm còn được thể hiện rộng rãi hơn trong việc chúng ta không quan tâm đến người xung quanh và gây tổn hại cho môi trường. Khi gặp một người già đang qua đường, bạn không chịu giúp đỡ dù có thể. Khi gặp một người cần 5 nghìn đồng để đi xe buýt vì đã mất ví, bạn quay lưng đi mà không nói một lời. Bạn ăn kem xong thì vứt vỏ ra đường. Dù là người cuối cùng ra khỏi lớp nhưng bạn vẫn không tắt đèn vì cho rằng đó không phải là việc của mình,... Có rất nhiều hành động khác thể hiện lối sống không chịu trách nhiệm. Những người có suy nghĩ và lối sống như vậy sẽ tạo ra văn hóa ứng xử không tốt, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Là người không chịu trách nhiệm, bạn sẽ không thể thể hiện được trách nhiệm công dân khi sống trong xã hội và sẽ không bao giờ nhận được sự giúp đỡ từ người khác, và bạn sẽ nhanh chóng bị cô lập.

Mỗi người chúng ta cần nhận thức đúng về suy nghĩ và lối sống có trách nhiệm. Bởi xã hội là một chuỗi mối quan hệ, chúng ta không thể sống một mình mà phải phụ thuộc vào nhau. Để khẳng định giá trị bản thân, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình bằng cách nỗ lực hoàn thiện bản thân, dám làm, dám chịu và luôn làm điều có ích, sau đó bạn phải có trách nhiệm với gia đình, luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ và làm tốt bổn phận của một người con. Đối với xã hội, bạn cần ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn của công và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Chỉ như vậy, bạn mới trở thành một công dân tốt và cuộc sống của bạn mới mang ý nghĩa.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm - Bài mẫu 7

Trong thế giới hiện đại, con người đang bị cuốn vào cuộc đua tranh giành công việc và sự sống. Cuộc sống đầy áp lực và khó khăn đã khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên xa cách hơn, thiếu quan tâm và chia sẻ với nhau.

Các thói quen xấu cũng đang trỗi dậy, bao gồm tham lam, ghen tuông, sống ảo và vô trách nhiệm với mọi người xung quanh, ngay cả với bản thân mình.

Vậy, thói quen vô trách nhiệm là gì? Đó là thái độ hờ hững, lạnh nhạt và không có trách nhiệm với lỗi lầm và vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Nó thường hiển thị thông qua thói quen sống và suy nghĩ sai lệch. Thông qua sự thờ ơ trước một vấn đề cần giải quyết và cần sự giúp đỡ của một cá nhân nào đó, nhưng họ lại cho rằng vấn đề đó không liên quan tới họ.

Các cá nhân thiếu trách nhiệm với chính bản thân thường thiếu định hướng, mục tiêu sống nghiêm túc và dễ dàng đắm mình vào những trò ăn chơi, sự thoả mãn ngắn hạn mà không quan tâm tới tương lai hay hướng đi của cuộc đời mình. Họ có thể rơi vào những sai lầm tội lỗi như nghiện ma túy, game online, rượu, thuốc lá hoặc trốn học... Sự thiếu trách nhiệm với bản thân cũng dẫn đến thiếu trách nhiệm với những người xung quanh, bởi vì họ không quan tâm tới những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Một số người có trách nhiệm với bản thân và luôn đặt ra mục tiêu sống rõ ràng, có sự nghiêm túc trong cuộc sống và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, họ có thể thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Trong xã hội hiện đại, không ít người đàn ông thành đạt trên thương trường, giàu có về tài chính nhưng lại nghèo nàn về mặt tình cảm và đạo đức. Họ bồ bịch, ngoại tình, chi tiêu tiền của mình cho những cô gái trẻ đẹp, nhưng lại không quan tâm đến vợ con, không biết họ đang sống như thế nào, con cái học hành ra sao.

Có những người con vô ơn, không quan tâm đến cha mẹ già yếu nghèo khổ, dù đã trở thành giám đốc kinh tế dư giả. Họ sống ích kỷ, chỉ muốn tìm kiếm sự thoả mãn cho bản thân mình, không quan tâm đến người thân xung quanh, ngay cả những người yêu thương và gắn bó nhất.

Thói vô trách nhiệm với xã hội chính là khi những người giàu có, thành đạt trong sự nghiệp sống thoải mái, sung túc, nhưng lại không quan tâm, không giúp đỡ những người khó khăn, người nghèo khổ, mặc dù chỉ cần một khoản chi tiêu nhỏ của họ cũng có thể giúp đỡ được rất nhiều người.

Tuy nhiên, những người này lại không có lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Họ chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế của mình khi kinh doanh hoặc buôn bán mà không quan tâm đến tác động của việc làm đó đến cộng đồng và xã hội.

Chẳng hạn, việc xả chất thải công nghiệp trực tiếp vào sông hay môi trường tự nhiên dẫn đến ô nhiễm trầm trọng. Điều này làm cho khu du lịch bãi biển không thể tắm được, gây ra cá chết hàng loạt và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân địa phương.

Hoặc những người buôn bán thực phẩm bẩn chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sử dụng các thuốc tẩy rửa hóa chất để làm cho thực phẩm ôi thiu trở thành thực phẩm sạch, dẫn đến tăng đột biến tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đây đều là những hành động thiếu trách nhiệm với xã hội.

Nguyên nhân của sự vô trách nhiệm này là do quan niệm sống sai lầm của nhiều người. Họ sinh ra trong gia đình không được yêu thương, không được giáo dục đúng mực, dẫn đến tư tưởng sống lệch lạc. Khi lớn lên, họ có thói quen sống ích kỷ và chỉ suy nghĩ đến bản thân, lợi ích của mình.

Nhiều người con được cha mẹ nuôi nấng, yêu thương đầy đủ từ nhỏ. Nhưng khi lớn lên, họ sẵn sàng đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chiếm đoạt tài sản và sống theo ý mình. Nhiều người con mải mê nghiện ngập, bỏ qua những lời khuyên của cha mẹ và dẫn đến cãi cọ, xích mích, thậm chí án mạng. Họ có thể sẵn sàng giết cha mẹ để có tiền ăn chơi.

Vì vậy, giữ gìn truyền thống gia đình và giáo dục con cái đúng cách là vô cùng quan trọng. Câu “Dạy con từ thuở còn thơ” của cha ông ta đúng là như thế. Khi trẻ được dạy dỗ từ nhỏ, họ sẽ trở thành người có trách nhiệm, biết đạo đức, và trở thành người tốt.

Cuộc sống hiện đại ngày càng đa dạng, với nhiều thói quen mới và lối sống phương Tây được nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng đang gây ra sự biến đổi trong thế hệ trẻ hiện nay. Thói quen sống thích hưởng thụ, muốn tận hưởng cuộc sống mà không muốn đặt công sức và thời gian vào công việc hay học tập, đang trở nên phổ biến trong giới trẻ.

Đồng thời, sự ảo tưởng về việc trở thành ngôi sao và được công nhận của đám đông cũng khiến nhiều người trẻ trở nên vô trách nhiệm. Họ sẵn sàng tạo ra những hành động phản cảm trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người khác, đồng thời cũng ảnh hưởng đến đạo đức và giá trị văn hoá truyền thống của gia đình và xã hội.

Một xã hội phát triển bền vững và lành mạnh chỉ có thể xây dựng được nếu mỗi người chúng ta sống với trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội hiện đại, tiên tiến và đáp ứng được các thách thức và cơ hội trong thời đại mới.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
28
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm