Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng
Văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: quan điểm: văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng.
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
“Văn hóa ứng xử” là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác. Thông qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, phán đoán và đánh giá được chúng ta là người như thế nào.
b. Phân tích
Mỗi con người có tính cách, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Cách họ cư xử ra bên ngoài giúp chúng rút ra được bài học cho bản thân để hoàn thiện mình.
Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất giá trị của mỗi con người.
Việc cư xử đúng mực với những người xung quanh không chỉ giúp cho ta được mọi người yêu thương, tôn trọng, học tập mà còn khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn.
c. Thực trạng
Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy nghĩ, lời nói và hành động, cư xử với người khác chưa đúng với chuẩn mực đạo đức ở cộng đồng khiến cho dư luận lên án, tạo ra chiều hướng tiêu cực không đáng có ảnh hưởng đến nhân cách cũng như tác động xấu đến môi trường.
Cũng có nhiều bạn trẻ ứng xử chuẩn mực, đạo đức, lịch sự ở cộng đồng, biết nói lời hay, làm việc tốt, những bạn này xứng đáng được biểu dương cũng như là tấm gương để mọi người noi theo.
d. Liên hệ bản thân
Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về cách ứng xử của mình với từng đối tượng, ở từng thời điểm để có cách cư xử chuẩn mực nhất. Bên cạnh đó cần trau dồi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội.
3. Kết bài
Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng.
Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 1
Mỗi con người có những tính cách, màu sắc khác nhau và cách chúng ta thể hiện hành động ra bên ngoài phản ánh những tính cách đó. Lâu dần, những cách ứng xử giữa người với người trở thành văn hóa ứng xử trong cộng đồng. “Cách ứng xử” là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác. Nó nói lên suy nghĩ, tính cách, phẩm hạnh của chính mình giống như một tấm gương phản chiếu. Thông qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, phán đoán và đánh giá được chúng ta là người như thế nào. Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất giá trị của mỗi con người. Mỗi con người có tính cách, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Cách họ cư xử ra bên ngoài giúp chúng ta đánh giá, nhận xét được người đó, từ những điều “chưa hài lòng” về cách ứng xử của họ, chúng ta có thể tự rút ra được bài học cho bản thân để hoàn thiện mình. Mỗi hành động, cách ứng xử của người khác mang đến cho chúng ta những bài học khác nhau: hành động đẹp giúp chúng ta có thêm bài học, hành động chưa đẹp giúp ta rút kinh nghiệm. Một trong những tấm gương về nhân cách sáng rọi nhất không thể không nhắc đến là chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Người tồn tại những đức tính, suy nghĩ vô cùng tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả của Người từ những hành động nhỏ nhất, cách Người đối đãi với trẻ em, cụ già, chiến sĩ… Người vĩnh viễn là tấm gương sáng soi để nhiều thế hệ học tập và noi theo. Mỗi chúng ta hãy trau chuốt cho bản thân không chỉ có ngoại hình đẹp trước tấm gương ở nhà mà có cả một tâm hồn, một nhân cách đẹp đẽ để những người khác nhìn vào đó học tập. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trau dồi kiến thức, không ngừng học tập, vươn lên. Mỗi người thay đổi một hành động nhỏ dẫn đến kết quả lớn, chúng ta hãy cư xử một cách văn minh, nhã nhặn với mọi người ngay từ hôm nay.
Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 2
Văn hóa ứng xử nơi công cộng là một phần rất quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Đó là khi ta biết cách cư xử đúng đắn, phải phép với mọi người nơi công cộng. Thế nhưng, thực tế ta vẫn còn bắt gặp nhiều người có hành xử thô lỗ, mất lịch sự. Đó là hành động chen lấn, xô đẩy và nói tục khi đến các lễ hội. Hay khi họ tham gia các phương tiện công cộng thì bật loa rất to, không chú ý đến mọi người. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn phần nào bộc lộ bản thân là người kém văn hóa. Những hành xử không đúng đó xuất phát từ chính ý thức của mỗi cá nhân. Họ ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho riêng mình và không quan tâm đến những người xung quanh. Không chỉ vậy, còn có nguyên nhân khác là do những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội khiến một số người có suy nghĩ sai lệch. Ta cần nhận ra những hành động kém văn hóa để tiêu trừ và học tập lối cư xử tốt. Muốn vậy thì trước hết ta cần biết nói lời "cảm ơn" và "xin lỗi" một cách chân thành thành. Ngoài ra, việc biết tôn trọng người khác và ứng xử khiêm tốn, lễ phép cũng chính là bí quyết để được mọi người yêu quý, tôn trọng. Chúng ta hãy hành xử nơi công cộng đúng mực, để góp phần xây dựng đất nước văn minh, lịch sự hơn.
Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 3
Văn hóa ứng xử nơi công cộng thể hiện lối sống, sự văn minh của mỗi người. Đó là cách cư xử đúng mực giữa con người với nhau nơi công cộng. Điều đó được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động. Thực tế, ta thấy nhiều người luôn tuân thủ, chấp hành các nguyên tắc ứng xử nơi công cộng như: trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, xếp hàng theo quy định, nhường ghế cho người lớn tuổi,... Cách chúng ta hành xử nơi đông người sẽ thể hiện sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của chính mình với cộng đồng. Khi chúng ta giao tiếp với mọi người xung quanh bằng thái độ tôn trọng, giúp đỡ thì đó chính là ứng xử có văn hóa. Biết xử sự phù hợp không chỉ giúp xã hội văn minh, tốt đẹp hơn mà còn góp phần hình thành chính nhân cách của mỗi người. Nhưng nhìn vào thực tế, ta vẫn thấy có nhiều người hành xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng như: vứt rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy, nói tục, chửi thề khi vào xem các lễ hội,... Ta cần phê phán những hành động đó, tuyên truyền cho mọi người biết cách ứng xử đúng đắn nơi đông người. Biết tôn trọng người khác và ứng xử lịch sự là bí quyết đơn giản giúp ta tạo được ấn tượng tốt với người khác.
Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 4
Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về cách ứng xử. Việc học ứng xử văn hóa có thể xem là việc học cả đời, không bao giờ kết thúc. Từ trẻ tới già, ai ai cũng đều cần phải học, và văn hóa ứng xử luôn luôn là trung tâm của xã hội hướng tới. Còn giới trẻ hiện nay việc ứng xử văn hóa được thể hiện như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi hoàn cảnh giao tiếp của chúng ta cũng là một tình huống để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ sống tích cực, thể hiện cách ứng xử tốt, lành mạnh. Mọi hoàn cảnh đều cần có cách ứng xử khéo léo. Trong giao tiếp với người thân trong gia đình thì lễ phép, trong ứng xử với bạn bè thì vui vẻ thân thiện, đối với thầy cô thì ngoan ngoãn, ham học hỏi. Trái ngược với những bạn trẻ có một cách văn hóa ứng xử tốt thì vẫn còn một bộ phận giới trẻ gây ảnh hưởng xấu tới hình tượng giới trẻ hiện nay. Nhân vật “tôi” và nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì chú dế mà có cách hành xử bất lịch sự với Lợi. Tóm lại, tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống.
Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 5
Văn hóa ứng xử được coi là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, góp phần mở ra những cơ hội mới trong cuộc sống. Vì vậy, việc ứng xử đúng mực trong môi trường công cộng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân. Văn hóa ứng xử tại nơi công cộng đơn giản là cách mà con người thể hiện hành vi của mình trong những không gian phục vụ nhiều người. Điều này được đánh giá qua những hành động, cử chỉ và lời nói. Văn hóa ứng xử ở nơi công cộng là điều cực kỳ quan trọng. Chúng ta thường bắt gặp những hành động lịch sự như việc đặt rác đúng nơi quy định, nhường ghế cho người khuyết tật, và tuân thủ các nguyên tắc ứng xử khi ở nơi đông người. Tuy nhiên, cũng có những người thể hiện hành vi thiếu văn hóa như chen lấn, xô đẩy, nói tục khi tham gia lễ hội hoặc sử dụng phương tiện công cộng với loa to và thái độ không tôn trọng xung quanh. Những hành động này không chỉ gây khó chịu cho người khác mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của quốc gia trong tâm trí quốc tế. Hành vi thiếu văn hóa thường xuất phát từ lối sống ích kỷ và hẹp hòi. Nhiều người chỉ tập trung vào bản thân, không quan tâm đến người khác. Một số nguyên nhân có thể đến từ gia đình và giáo dục không đầy đủ, khiến họ phát triển suy nghĩ và hành vi không đúng đắn. Ngoài ra, sự phát triển của mạng xã hội và trò chơi trực tuyến có thể làm cho họ mất cảm nhận với thế giới xung quanh. Mỗi cá nhân hiểu rõ về cách ứng xử có văn hóa sẽ đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng văn minh, lịch sự. Ứng xử tốt không chỉ giúp cá nhân hoàn thiện bản thân mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội ngày nay. Việc biết tôn trọng người khác, duy trì lễ phép và lịch sự là quan trọng để tạo ấn tượng tích cực trong mắt đối tác giao tiếp. Trong mọi tình huống, việc nói 'cảm ơn' và 'xin lỗi' một cách chân thành là rất quan trọng. Việc ứng xử đúng mực tại nơi công cộng là không thể phủ nhận đối với mỗi cá nhân. Điều này nên là một phần quan trọng của lối sống của chúng ta, để chúng ta có thể góp phần vào việc lan tỏa những giá trị tích cực trong xã hội.
Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 6
Mỗi cá nhân đều có tính cách, phẩm chất và cách thể hiện hành động riêng, phản ánh những đặc điểm đó của họ. Dần dần, cách ứng xử giữa con người với con người trở thành một phần của văn hóa ứng xử trong cộng đồng. "Cách ứng xử" là cách mỗi người hành động, giao tiếp và đối xử với người khác. Đó là cách để thể hiện suy nghĩ, phẩm chất và bản sắc cá nhân giống như một tấm gương phản chiếu. Qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, đánh giá và đưa ra đánh giá về chúng ta là như thế nào. Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất về giá trị của mỗi cá nhân. Mỗi người có tính cách, suy nghĩ và quan điểm khác nhau. Cách họ thể hiện bên ngoài giúp chúng ta đánh giá và nhận xét về họ. Từ những điều "chưa hài lòng" về cách ứng xử của họ, chúng ta có thể tự rút ra bài học cho chính mình để hoàn thiện. Mỗi hành động, cách ứng xử của người khác mang đến cho chúng ta những bài học khác nhau: hành động đẹp giúp chúng ta học hỏi, hành động chưa đẹp giúp chúng ta rút kinh nghiệm. Một tấm gương về nhân cách nổi bật không thể không nhắc đến là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Người, những đức tính, suy nghĩ tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả từ những hành động nhỏ nhất, cách Người đối xử với trẻ em, người già, chiến sĩ... Người là một tấm gương sáng để nhiều thế hệ học tập và noi theo. Chúng ta hãy chăm chút bản thân không chỉ về ngoại hình mà còn về tâm hồn, về nhân cách đẹp để người khác có thể học tập từ đó. Để làm điều này, chúng ta cần nỗ lực rèn luyện bản thân, tích luỹ kiến thức, không ngừng học hỏi và phát triển.
Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 7
Văn hóa ứng xử là gì? Văn hóa ứng xử là đẹp văn hóa của mỗi người cần được thể hiện và rèn luyện thường xuyên. Đây là những hành vi nhỏ trong giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với người khác, giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bằng cách xây dựng thói quen ứng xử có chừng mực hàng ngày, bạn có thể rèn luyện tính cách của bản thân. Hành vi đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì chúng tạo nên sự thoải mái và lịch sự, làm hài lòng đối phương. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ nhiều người khác tuổi và nghề nghiệp. Dù chưa hiểu họ như thế nào, nhưng trước hết, hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm, lắng nghe người khác nói. Đây là ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra cho chính mình và người khác. Hành động văn minh này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có những người chỉ biết tận dụng lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến nhu cầu, suy nghĩ, và sự trợ giúp của người khác. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô đơn trong xã hội. Đặc biệt đối với giới trẻ, chúng ta cần rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để trở thành công dân tốt cho xã hội trong tương lai.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung