Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe

Nghị luận về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

1. Viết đoạn văn ngắn về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe

Khi Thượng đế tạo nên con người, Người đã ban cho con người năm giác quan. Một thiên thần ngạc nhiên hỏi: “Thính giác có ý nghĩa gì?”. Thượng đế mỉm cười: “Hãy biết lắng nghe!”.

Ngay từ thuở ấu thơ chúng ta sinh ra đều có đầy đủ năm giác quan do Thượng đế trao tặng (tuy có những trường hợp ngoại lệ) và đã bao giờ bạn tự hỏi chúng ta được Thượng đế ban bộ phận thính giác để làm gì? Đã bao giờ bạn hiểu hết câu nói “Hãy biết lắng nghe!” mà Thượng đế gửi gắm ở con người?

Cuộc sống bộn bề, xoay vòng trong biết bao lo toan thường nhật mà đôi khi chúng ta đã quên mất bản chất thực sự của việc lắng nghe. Bạn cho rằng lắng nghe là đón nhận những âm thanh đa dạng, đón nhận những nhịp sống sôi động, ồn ào? Có thể là yậy! Điều đó không sai nhưng cũng chưa hẳn đúng. Tôi không dám tự nhận mình là một nhà triết học nhưng tôi nghĩ lắng nghe chính là sự cảm nhận những rung động của trái tim mỗi người.

Một buổi sáng, ta thức giấc, mở tung cửa sổ, lắng nghe tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây xanh xào xạc đung đưa. Một buổi chiều, ta lặng lẽ ngắm nhìn ánh hoàng hôn lan nhanh, khẽ lắng nghe từng đàn chim vỗ cánh bay nhanh về tổ ấm. Chẳng phải ta đang thực hiện công việc lắng nghe đó sao? Song lắng nghe nếu chỉ dừng lại ở đấy, chưa đủ! Bạn xem một bộ phim đến đoạn kết thúc, bạn nghe một vở chèo gần lúc khép màn bỗng chợt “rỏ giấu một giọt nước mắt” (Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi), bạn đọc tác phẩm Thép đã tôi thế đấy bất chợt gặp câu nói của Paven Corsaghin “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống…”, hay gặp câu nói của cô bé Đanhi trong Lẵng quả thông (K. Pauxtôpxki): “Hỡi cuộc sống! Ta yêu người!” bạn chợt thấy yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người, yêu thêm những phút giây “một đi không trở lại”. Đó chính là bạn đã lắng nghe được thông điệp mà các nhà văn gửi trên trang giấy.

Nhưng nếu chỉ lắng nghe “tiếng nói văn nghệ” thì liệu bạn đã hiểu hết vai trò của lắng nghe? Tôi nghĩ, biết lắng nghe còn là “lắng nghe được tiếng nói của cuộc sống”. Ta bắt gặp một em nhỏ đi bán báo, đánh giày. Ta bắt những người khuyết tật phải đi ăn xin, bị hắt hủi, mắng mỏ. Ta bắt gặp những gia đình giàu có nhưng hạnh phúc lại quá mong manh trong bức tường ngăn của sự giả tạo. Ta bắt gặp nhiều lắm nhưng liệu ta đã biết lắng nghe?

Câu nói của Thượng đế thật giàu ý nghĩa nhưng không đúng cho tất cả mọi người. Có những người phải làm lụng vất vả, cuốn vào vòng xoáy của những lo toan hàng ngày, họ đâu có thời gian để lắng nghe? Không thể trách họ được bởi “cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nhấn chìm” (M. Moreti).

Song không thể phủ nhận cuộc sống ngày càng thay đổi, con người càng dễ đánh mất khả năng biết lắng nghe. Nếu như ai cũng biết lắng nghe thì đâu có những em nhỏ phải đi giúp việc trên thành phố và bị bạo hành nhiều năm, đâu có vụ bạo lực trẻ em ở trường mầm non tư nhân?…

Chúng ta, một phần tử nhỏ bé trong vòng quay cuộc sống, hãy cùng nhau đặt bàn tay lên trái tim và hãy… lắng nghe!

2. Nghị luận xã hội 200 chữ bà về ý nghĩa của việc luôn biết cúi đầu và lắng nghe

Trong cuộc sống, bạn phải luôn biết cúi đầu và lắng nghe bởi điều đó sẽ cho bạn biết bao bài học quý giá, giúp bạn trưởng thành và vững bước vào đời. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là cúi đầu và lắng nghe? Đó đều là hành động của con người, hành động ấy không chỉ thể hiện bạn là người văn minh, lịch sự mà nó có khiến bạn nhận được sự yêu mến của mọi người xung quanh. Thực tế cho thấy, khi ta biết cúi đầu và lắng nghe, ta sẽ nhanh chóng đi đến cánh cửa thành công. Tiêu biểu như Lê - ô - na - đơ Vanh - xi, dù ngay từ nhỏ, ông đã có tài năng thiên bẩm là vẽ. Nhưng khi được cha đưa đến lớp học, ông luôn biết lắng nghe những lời thầy giáo dạy và không hề ỷ lại vào tài năng của mình. Hơn thế nữa, những lúc sai lầm, ông luôn cúi đầu nhận lỗi. Có lẽ bởi vậy mà ông đã trở thành họa sĩ nổi tiếng lừng danh khắp thế giới. Thật vậy, cúi đầu và lắng nghe sẽ giúp bạn hiện thực hóa ước mơ. Bên cạnh đó, nó còn đưa đến cho bạn bao bài học bổ ích, bao kiến thức vô giá mà trong sách, vở không có. Không những thế, nó còn tiếp thêm cho bạn động lực để chinh phục những khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, không phải trong bất kì hoàn cảnh, đối tượng nào ta cùng cúi đầu và lắng nghe. Ta chỉ thực hiện hành động đó khi thấy nó thực sự cần thiết với bản thân và với đúng đối tượng ta cần phải tôn trọng. Qua đây, mỗi chúng ta hãy luôn biết lắng nghe, cúi đầu. Có như vậy, ta mới thành công và trở thành người có ích cho xã hội.

3. Đoạn văn nghị luận về lắng nghe mẫu 3

Chúng ta ai cũng gặp phải những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống của mình và luôn có nhu cầu chia sẻ với người khác. Cũng có những lúc chúng ta lắng nghe tâm sự từ những người xung quanh. Từ đây, ta có thể khẳng định lắng nghe có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người và là chìa khóa của thành công. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Việc lắng nghe, đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Biết lắng nghe con người có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân từ đó phát huy mặt mạnh, hạn chế, khắc phục mặt yếu. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với họ và khi chúng ta có nhu cầu chia sẻ, người khác sẽ lắng nghe ta. Việc biết lắng nghe mang lại ý nghĩa, vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá. Bên cạnh đó, lắng nghe sẽ khiến con người thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Lại có những người chỉ muốn chia sẻ những khó khăn, đau khổ của mình cho người khác mà không chịu lắng nghe tiếng lòng của họ,…Mỗi chúng ta bớt đi cái tôi của mình một chút, biết lắng nghe một chút, thấu hiểu một chút thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn.

4. Đoạn văn nghị luận về lắng nghe mẫu 4

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sự sẻ chia và sẵn sàng lắng nghe trong cuộc sống. Khi ta lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành, ta có thể sẵn sàng cởi mở và sẻ chia với họ. Sẻ chia có nghĩa là sự quan tâm, đồng cảm giữa con người với con người được thể hiện thông qua những hành động thiết thực. Đôi khi, sẻ chia chỉ đơn giản là những lời động viên chân thành, một câu nói an ủi, một cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt, một cái nhìn thân thiện. “Yêu thương cho đi là sự yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được”. Những người sống đơn giản và luôn thanh thản trong tâm hồn là những người luôn sẵn sàng chia sẻ đồng cảm với nỗi đau sự bất hạnh của người khác. Họ sống để yêu thương, để cho đi yêu thương và cũng là để được yêu thương. Những người như vậy thật đáng quý đáng trân trọng. Sẻ chia và yêu thương không quá khó. Chỉ cần tình cảm và hành động xuất phát từ trái tim thì chúng sẽ đến được trái tim. Sẻ chia chỉ đơn giản là một cái ôm ấm áp khi ai đó đang mệt mỏi rã rời, là bờ vai yêu thương để tựa vào khi buồn phiền, là lời động viên an ủi lúc mất mát u buồn… Lòng thương cảm giữa con người với con người không cần phải dựa vào những giá trị vật chất tầm thường mà nó cần được xây dựng trên nền tảng của trái tim yêu thương. Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người những giá trị vật chất mới nhưng không thay đổi giá trị tinh thần. Vậy mà ngày nay, một số giới trẻ vẫn sống vị kỷ, tự biện minh cho lối sống bận rộn, lo toan. Sự sẻ chia và đồng cảm là những giá trị tinh thần quan trọng để chúng ta có thể sống đẹp và hạnh phúc. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được giá trị của những hành động đơn giản nhưng đầy ý nghĩa này và cố gắng thực hiện chúng trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi, sự sẻ chia cũng có thể là việc chúng ta dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của người khác mà không phán xét hay chỉ trích. Sự lắng nghe chân thành và tôn trọng sẽ giúp tạo nên mối quan hệ chân thành và sâu sắc hơn trong cuộc sống. Một điều quan trọng cần nhớ đó là sự sẻ chia không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người nhận mà còn cho chính người sẻ chia. Khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ người khác, chúng ta cũng đang thể hiện sự tình yêu và sự trân trọng đối với bản thân mình. Vì vậy, hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân và cả những người xung quanh mình. Những hành động nhỏ bé nhưng chân thành và đầy tình yêu thương có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và người khác một cách tích cực và đáng kể.

5. Đoạn văn nghị luận về lắng nghe mẫu 5

Một câu nói phổ biến là "Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công". Để kiểm chứng tính chính xác của câu nói này, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của "lắng nghe" và "thấu cảm". Lắng nghe là một quá trình tập trung và chủ động, muốn hiểu rõ nội dung của người nói. Chúng ta phân tích những gì họ nói và đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. Thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, toàn diện một ai đó, khiến ta hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của họ, mà không có sự phán xét. Câu nói trên có nghĩa là nếu chúng ta chịu lắng nghe và hiểu được suy nghĩ của người khác, chúng ta sẽ tiến đến thành công. Điều này hoàn toàn chính xác, bởi chỉ khi chúng ta đồng cảm và tiếp thu ý kiến của người khác, chúng ta mới nắm bắt được người đó, và con đường thành công của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi chúng ta lắng nghe người khác, chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân từ câu chuyện của họ. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ hiểu họ hơn và nhận ra được tính cách của họ để có thể học hỏi và giao lưu với người đó. Lắng nghe với lòng thấu cảm sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp, vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận và được đánh giá đúng mức. Để có thói quen này, mỗi người cần rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, biết cảm thông, chia sẻ và quan tâm đến người khác. Ngược lại, nếu ta nghe qua loa, chiếu lệ và chỉ nghe để đối đáp, để khống chế hoặc để toan tính, thì đó là những kiểu nghe hạn chế sự tương tác giữa con người. Việc lắng nghe và thấu hiểu là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình giao tiếp của con người. Những người có khả năng lắng nghe và thấu hiểu tốt thường có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với người khác và có khả năng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn. Lắng nghe và thấu cảm còn giúp ta nâng cao trình độ kiến thức, đồng thời giúp ta phát triển tốt hơn trong công việc. Khi lắng nghe và thấu hiểu người khác, ta sẽ có thêm những ý tưởng mới, có thể giúp ta giải quyết những vấn đề khó khăn hơn. Đồng thời, những mối quan hệ tốt với người khác cũng sẽ giúp ta tạo ra cơ hội mới và mở rộng mạng lưới quan hệ. Tuy nhiên, để rèn luyện kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu không hề đơn giản. Đôi khi chúng ta bị chi phối bởi suy nghĩ và cảm xúc của chính mình, khiến ta không thể lắng nghe và thấu hiểu người khác. Việc giải quyết vấn đề này cần sự kiên trì và quyết tâm để thực hiện. Trong một số trường hợp, việc lắng nghe và thấu hiểu cũng có thể gặp phải những khó khăn. Ví dụ, khi giao tiếp với người khác nói tiếng nước ngoài, ta có thể gặp phải những khó khăn trong việc hiểu rõ ý của họ. Trong trường hợp này, ta cần có sự kiên nhẫn và cố gắng để tìm hiểu thêm về ngôn ngữ và văn hóa của họ. Tóm lại, lắng nghe và thấu hiểu là chìa khóa của thành công trong giao tiếp và cuộc sống. Việc rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp chúng ta phát triển cả tinh thần và trí tuệ, giúp ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn và đạt được thành công trong mọi lĩnh vực.

6. Đoạn văn nghị luận về lắng nghe mẫu 6

Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường trước được. Sẽ có những lúc khiến ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… nhưng hơn tất cả, nếu chúng ta biết lắng nghe, chia sẻ với người khác thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Chính vì vậy ý kiến: “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công” là hoàn toàn chính xác. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ thế nào là “Lắng nghe với lòng thấu cảm”? Lòng thấu cảm chính là sự thấu hiểu, cảm thông trước những nỗi buồn, sự bất hạnh của người khác. Khi chúng ta chịu lắng nghe người khác, chúng ta sẽ nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn, từ đó có thể an ủi người khác khiến họ vơi đi nỗi buồn cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân mình và có nhiều bài học quý giá. Chính vì thế, lắng nghe vô cùng quan trọng trong cuộc sống, bên cạnh lắng nghe nỗi buồn, chúng ta cũng nên lắng nghe những bài học của người khác để hoàn thiện bản thân mình, có như vậy con đường đi đến thành công của chúng ta mới gần hơn. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với họ và khi chúng ta có nhu cầu chia sẻ, người khác sẽ lắng nghe ta. Hơn nữa, con người không ai chỉ nói mà không lắng nghe, lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Một điều quan trọng nữa đó là có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó và áp dụng được nó vào trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Những người này thường chỉ giữ quan điểm của mình mà không chịu tiếp thu những bài học từ bên ngoài, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, bảo thủ. Lại có những người chỉ muốn chia sẻ những khó khăn, đau khổ của mình cho người khác mà không chịu lắng nghe tiếng lòng của họ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn chỉ trích, phê phán. Lắng nghe vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó không chỉ giúp cho bản thân hòa hợp với những tâm hồn khác cũng như rút ra được những bài học cho bản thân mình mà nó còn giúp cho những người chia sẻ với mình họ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi người hãy bớt đi cái tôi của mình một chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

7. Đoạn văn nghị luận về lắng nghe mẫu 7

Người sống với nhau bằng gì? Chẳng phải câu trả lời là chúng ta sống với nhau bằng tình cảm hay sao. Đúng vậy, con người tiến hóa được như bây giờ là nhờ vào tình cảm. Nhất là trong xã hội hiện nay, sự lắng nghe, rung cảm với nhau lại càng trở nên quan trọng bởi lẽ: “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công”. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Việc lắng nghe, đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với tâm hồn đang thương tổn của họ. Lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá bởi lẽ có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó.Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống  chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế sự tương tác giữa người và người. Lại có những người không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh mà chỉ cho bản thân mình là nhất. Chúng ta cần sớm nhận ra những tiêu cực của việc không chịu lắng nghe, đồng thời rèn luyện cho bản thân việc kiên nhẫn lắng nghe để thấy được nhiều bài học quý giá hơn.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm