Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội 200 chữ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu

Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý câu nói: khuyên nhủ con người ta kiên nhẫn trong công việc để tạo ra thành quả tốt đẹp nhất. Kiên nhẫn là sự nhẫn nại, bình tĩnh trước mọi vấn đề, mọi khó khăn để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho bản thân. Lòng kiên nhẫn còn được biểu hiện ở việc chúng ta dịu dàng, không nóng vội với người khác.

b. Phân tích

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, lòng kiên nhẫn chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Kiên nhẫn không chỉ giúp chúng ta tránh được rủi ro của những cơn nóng giận mà nó còn giúp cho mối quan hệ giữa người với người bền chặt hơn.

Người có lòng kiên nhẫn luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Lại có những người nóng tính, hay cáu giận, mất kiểm soát vào bản thân… những người này nên sửa đổi tính cách và rèn luyện sự kiên nhẫn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Viết đoạn văn ngắn về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu 200 chữ

Nói trong cuộc sống này, ai không mơ ước mình đạt được thành công thì thật không đúng! Bất kỳ người nào cũng hi vọng mình sẽ làm được điều gì đó để khẳng định cho bản thân. Nhưng không phải thành công nào cũng đáng để chúng ta trân trọng. Giống như quan điểm: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Thành tích và thành tựu thực chất là hai khái niệm chỉ thành công mà người nào đó đặt ra mong đạt được. Tuy nhiên, thành tích thì chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng thành tựu thì cần một thời gian dài, có người cả đời mới tạo lập được. Có lẽ bởi vậy mà con người thích tạo ra được thành tích hơn, để dễ dàng khẳng định mình và coi đó là thành công của cuộc đời. Nhưng mấy ai biết rằng, vì thành tích mà con người trở thành những kẻ chạy đua vòng danh lợi. Ai ai cũng bon chen tạo cho mình một cái dấu mốc đáng nể trong đời nên đã bỏ qua những điều chân chính, biến mình thành những người cơ hội. Muốn khẳng định với bạn bè rằng mình thật tài giỏi ở tuổi đôi mươi, nhưng bạn phải luồn cúi, xin xỏ, thậm chí làm những việc phạm pháp. Muốn tăng doanh thu, lợi nhuận, bạn phải giở chiêu trò lừa gạt bạn bè. Nhiều công ty xưng danh “nhằm thúc đẩy phát triển đất nước”, nhưng lại bất chấp sức khỏe, tính mạng con người, hủy hoại môi trường… Những thành tích đó tạo ra, lại để lại những hậu quả nặng nề. Chỉ làm lợi cho những kẻ cơ hội! Nhưng không, còn rất nhiều, rất nhiều những con người chân chính trong xã hội. Họ miệt mài học tập, làm việc bằng lương tâm. Cái họ muốn tạo ra là thành tựu. Giá trị họ muốn đạt được cho thành công của mình là sự bền vững về phát triển xã hội, nhân văn đối với con người. Bởi vậy, họ không ngại khó, ngại khổ, thậm chí chịu thiệt thòi, có khi chết đi những thành tựu của họ mới được công nhận. Cũng không sao, đó mới là cái đích họ muốn đến. Những con người chân chính và thành tựu họ đạt được sẽ mãi mãi còn tồn tại với thời gian. Chúng ta cũng vậy, sống trong một thời đại như bây giờ, tạo lập thành tích không khó, nhưng đừng biến mình thành kẻ cơ hội, bị người đời xa lánh. Hãy trở thành người thành công chân chính với những thành tựu xứng đáng của mình.

Đoạn văn ngắn về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu 200 chữ mẫu 2

Có quan điểm cho rằng "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Nội dung của câu nói để phản ánh việc những người cơ hội là những người mà chỉ nhìn thấy những cái lợi ích gần trước mắt thì thường chỉ làm việc để tạo ra được những thành tích, những kết quả tốt mà không có tính lâu bền. Ngược lại, những người chân chính là những người có tầm nhìn xa trông rộng là những người làm việc với mục đích đem đến một thành tựu lâu bền trong cuộc sống. Bàn về kẻ cơ hội, họ là những người có xu hướng nôn nóng, lúc nào cũng muốn tạo ra được kết quả thật nhanh bằng việc lao động để có được những lợi ích trước mắt. Nhưng họ nào biết được, những thành tích mà được tạo ra bằng cách nôn nóng, bằng cách lao động xốc nổi, thiếu chất xám chỉ là thành tích không có tính lâu bền, ít có tiếng vang, và ít có ý nghĩa cho cuộc đời của họ mà thôi. Điều này giống như "tham bát bỏ mâm" vậy. Bên cạnh đó, bàn về những người chân chính, họ là những người kiên nhẫn, kiên trì và bền bỉ đến cùng trong việc mà mình làm. Họ làm ít nhưng đào sâu suy nghĩ, liên tục và cuối cùng tạo ra được thành tựu to lớn. Thành tựu đó không những tạo được tiếng vang mà còn đóng góp cho sự nghiệp của chính họ. Kiểu lao động của họ là kiểu đi chậm, chắc, từ từ mà tạo ra được thành công lớn. Tóm lại, con người cần có tầm nhìn xa trông rộng, lao động bền bỉ kiên nhẫn, thực sự đầu tư nhiều chất xám vào từng việc mà mình làm.

Đoạn văn ngắn về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu 200 chữ mẫu 3

Sáng và tối, trắng và đen, tốt và xấu,… là những phạm trù đối lập tồn tại song song trong cuộc sống của chúng ta. Trong ý kiến “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu” cũng chỉ ra hai loại người đối lập nhau về mặt nhân cách là “kẻ cơ hội” và “người chân chính”. Họ phân biệt nhau dựa trên cơ sở kẻ thì “nôn nóng tạo ra thành tích”, còn người thì “kiên nhẫn lập nên thành tựu”. Bạn sẽ chọn làm người chân chính hay kẻ cơ hội? Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội; còn thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu. Tóm lại về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội và người chân chính. Kẻ cơ hội thì luôn nôn nóng tạo ra thành tích. Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu “kết quả tốt” mà chỉ cầu “được đánh giá tốt”. Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra thành tích giả. Trái với kẻ cơ hội, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế họ thường kiên nhẫn trong mọi công việc để làm nên những kết quả thực sự, những thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ, chỉ có những thành quả thực mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt. Ý kiến trên giúp chúng ta nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng. Là học sinh, chúng ta cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời cần lên án lối sống cơ hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả của một bộ phận không nhỏ trong xã hội hiện nay. Và ngay bây giờ chúng ta hãy ra sức học tập, rèn luyện một cách bền bỉ, chuyên tâm để lập nên những thành tựu đích thực nhằm khẳng định giá trị của mình. Không nhất thiết phải là đại bang bay cao mấy ngàn dặm, chỉ cần là thành tựu nhỏ, nhưng được làm nên từ chính công sức và trí tuệ của mình thì bạn đã xứng đáng là một người chân chính rồi.

Đoạn văn ngắn về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu mẫu 4

Một câu ngạn ngữ từng viết: "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích. Người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu". Kẻ cơ hội" là những kẻ lợi dụng từng thời điểm, chực chờ những kẽ hở trong công việc để chớp lấy thời cơ, bất kể hành động đó là đúng hay sai mà nhận lấy thành tích. Thành tích dù được công nhận nhưng thực tế, khả năng của kẻ đó không có, tức là lấy cái bề ngoài mà che lấp sự rỗng tuếch bên trong. "Người chân chính" là những người đàng hoàng, tử tế, chính trực, họ làm mọi việc bằng chính sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân. Thành tựu mà họ nhận được mãi vững bền, là minh chứng cho một quá trình kiên nhẫn, chịu thương chịu khó, thậm chí tốn nhiều thời gian công sức mồ hôi mới đạt được. "Kẻ cơ hội" - "người chân chính" là hai thái cực về thái độ sống của con người trong xã hội trên mọi mặt đời sống, giữa họ luôn tồn tại một khoảng cách về giá trị đạo đức. Thực tế cuộc sống, những người chân chính bằng tài năng và ý chí của mình đã tạo dựng nên những thành tựu cho bản thân, mang về vinh quang cho đất nước, gia đình và xã hội. Song, thực tế, vẫn còn đầy rẫy những kẻ cơ hội, tham lam, chạy theo thành tích mà sẵn sàng bán đứng cả danh dự, nhân phẩm của chính mình. Đó là những con người ham hư danh, thiếu thực chất, càng nôn nóng có thành tích lại càng vụ lợi. Nhiều kẻ lợi dụng mối quan hệ của mình để tiến thân lại còn huênh hoang tự đắc. Nhiều học sinh gian lận trong thi cử, thiếu trung thực trong học hành cũng chỉ vì điểm số. Kẻ mong lợi lộc về mình sẵn sàng đánh đổi, thậm chí cướp mất đi cơ hội của người khác bằng tiền bạc. Đó là những kẻ sống giả dối, hai mặt, khiến cho xã hội ngày một suy đồi về đạo đức, văn hóa. Chạy theo thành tích là một căn bệnh không hiếm gặp trong đời sống cần được lên án, xử lý kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau, đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ đầy triển vọng của đất nước. Lời đúc kết của người xưa: "Kẻ cơ hội nôn nóng tạo thành tích, người chân chính kiên nhẫn lập nên thành tựu" là một quan điểm rất đúng đắn và sâu sắc. Chúng ta là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường, phải không ngừng phấn đấu hơn nữa, học tập, rèn luyện, sống thật tốt, thật có ích và quyết tâm tạo nên những thành tựu tốt đẹp, cao cả. Hãy là những con người chân chính trong một xã hội văn minh!

Đoạn văn ngắn về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu mẫu 5

Cuộc sống ngày càng phát triển, để sống được trong môi trường đó con người ngày càng phải hoàn thiện bản thân, nhưng chính vì điều đó đã làm cho nhiều người dẫn tới những sai lầm không đáng có, đó chính là sự nôn nóng, sống một cuộc sống vội vàng gấp gáp, vậy thế nào là nôn nóng?, nôn nóng gây ra những hậu quả như thế nào cho bản thân và xã hội?, cách kiềm chế bản thân sao cho đúng? Là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và bàn bạc. Trước tiên tìm hiểu về nôn nóng, đó là một trạng thái thiếu bình tĩnh, làm việc một cách nóng vội, đưa ra những quyết định không sáng suốt, muốn làm luôn những công việc không thể làm, muốn có ngay những thứ không thể có, đặc biệt là muốn tới đích mà không phải trải qua một quãng đường nào cả, và đó chính là điểm yếu của không ít người. Nôn nóng tồn tại ở trong bất cứ ai, , nguyên nhân cũng xuất phát từ xã hội, khi xã hội cạnh tranh gay gắt, mọi người tìm cách đưa bản thân mình lên đẩy những người khác xuống dẫn tới mỗi người phải đối mặt với vấn đề mà xã hội đưa ra để nắm bắt tương lai của mình, rồi sự nóng vội còn xuất phát từ chính bản thân mỗi người, khi nhìn vào những người khác trở nên thành công nhanh chóng còn bản thân vẫn đang dậm chân tại chỗ thì đó chính là tác nhân gây ra sự nôn nóng để đạt được những thành công như người khác, muốn đốt cháy giai đoạn để có được thứ mình mong muốn, những người nôn nóng thường là những người nhanh chán, không chuyên tâm vào một vấn đề nhất định, làm việc chỉ là sự hứng thú nhất thời. Nôn nóng là con đường gần nhất dẫn tới thất bại, có thể là thất bại một cách thảm hại, vừa không đạt được điều mình muốn vừa làm cho bản thân cảm thấy chán nản, thiếu tự tin, sự nôn nóng sẽ đem lại kết quả không tốt cho bất kỳ ai, minh chứng có thể thấy rõ nhất đó chính là dân tộc ta với những cuộc đấu tranh, dân ta trường kỳ kháng chiến, không vội vàng mà dùng sự bền bỉ kiên nhẫn để tạo cơ hội, nắm bắt cơ hội và đi tới thành công. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo của đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã thay đổi từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Hay những minh chứng điển hình rõ ràng nhất là trong học tập, những người nôn nóng để có kết quả cao mà không nắm chắc bản chất vấn đề, chỉ học khi kiểm tra, học để chống đối thầy cô, chống đối gia đình sẽ bị rỗng kiến thức, học trước quên sau và dần dần là sự thất bại trong học tập. Để không nôn nóng trong bất cứ trường hợp nào cần nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau, bất cứ công việc gì dù nhỏ hay lớn cần có sự chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng rồi mới có thể bắt tay vào làm, tính đến những thất bại, những rủi ro, những khó khăn có thể gặp phải để có sự chuẩn bị, không bị bất ngờ, như vậy công việc mới có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Cổ nhân cũng đã từng dạy: “Thỏ khôn phải đào ba hang” điều này hoàn toàn đúng đối với những người hay nôn nóng, muốn hoàn thành công việc nhanh chóng mà không suy nghĩ. Để giữ được sự bình tình không phải là việc dễ, những người thường hay nôn nóng cần dành thời gian nhìn nhận lại bản thân, cần biết mình biết người, biết khả năng của mình tới đâu, lấy sự thành công của người khác để nhìn nhận phấn đấu là rất tốt, nhưng lạm dụng để dẫn tới sự nóng vội đạt được thành công đó thì là hoàn toàn sai lầm. Bên cạnh đó để khắc phục sự nôn nóng trong công việc cần biết suy nghĩ, suy nghĩ theo hiện thực, vấn đề xuất phát từ hiện thực, giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, ý thức khai thác, tiếp thu sáng tạo và đặc biệt là sự kiên trì. Đặc biệt là một người học sinh cần tự rèn luyện cho bản thân đức tính kiên trì bền bỉ, xem xét kỹ lượng mọi vấn đề, học tập lao động theo một quá trình hợp lý, không được thông minh thì sự cần cù sẽ bù đắp cho vấn đề đó. Nôn nóng là đức tính không đáng có của bất kỳ ai, chính vì thế chúng ta cần tránh xa sự nôn nóng này, làm gì cũng cần suy nghĩ thấu đáo rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng, mở ra trước mắt một con người dù không dễ dàng nhưng thành công đạt được sẽ xứng đáng với công sức bỏ ra, thỏa mãn, hạnh phúc với những gì bản thân đạt được.

Đoạn văn ngắn về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu mẫu 6

Sự đối lập giữa các khái niệm như sáng và tối, trắng và đen, tốt và xấu không chỉ là những yếu tố thường xuyên tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mà còn mở ra một cái nhìn đặc biệt về sự đan xen giữa hai loại người - "kẻ cơ hội" và "người chân chính" - những người có lối sống và cách hành xử đối lập. Câu nói "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu" làm nổi bật sự chênh lệch trong cách mà hai loại người này tiếp cận công việc và cuộc sống. Kẻ cơ hội thường là những người mưu cầu lợi ích ngay tại thời điểm hiện tại, không màng đến đúng sai. Trong khi đó, người chân chính thì luôn theo đuổi sự đúng đắn và phù hợp với giá trị xã hội, họ chú trọng vào chất lượng và ý nghĩa thực sự của công việc. Thành tích và thành tựu trong trường hợp này trở thành bước đo lường giữa hiệu suất ngắn hạn và giá trị lâu dài. Kẻ cơ hội, do thói vụ lợi, có thể nhanh chóng tạo ra những thành tích nhưng thiếu tính lâu bền và ý nghĩa. Trong khi đó, người chân chính, thông qua kiên nhẫn và sự bền bỉ, xây dựng những thành tựu có giá trị lớn, mang lại sự đóng góp có ý nghĩa. Lối sống và cách hành xử của kẻ cơ hội và người chân chính đều phản ánh một tầm nhìn về cuộc sống. Kẻ cơ hội thích nghi và nôn nóng để đạt được kết quả, trong khi người chân chính kiên nhẫn và tập trung vào sự phát triển bền vững. Quan điểm này nhấn mạnh sự cần thiết của việc làm mỗi công việc với tâm huyết, không chỉ để đạt được kết quả mà còn để định hình ý nghĩa và giá trị trong công việc. Vậy bạn sẽ lựa chọn trở thành người chân chính hay kẻ cơ hội? Làm người chân chính đòi hỏi sự kiên trì và sự chú tâm đến chất lượng, trong khi kẻ cơ hội thì dựa vào sự nhanh chóng để đạt được lợi ích ngay lập tức. Nên nhớ rằng, những thành tựu thực sự có ý nghĩa là những kết quả của sự bền bỉ và nỗ lực, không chỉ là những thành tích nhanh chóng đạt được. Tóm lại, nhận thức về sự đối lập giữa kẻ cơ hội và người chân chính là quan trọng để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách mà lối sống và quyết định của mình có thể tác động đến sự thành công và giá trị trong cuộc sống. Làm người chân chính, học sinh có thể đặt ra mục tiêu về sự phát triển lâu dài và tôn trọng giá trị thực sự, đồng thời phê phán lối sống cơ hội và nhanh chóng chỉ tập trung vào thành tích ngắn hạn và hữu ích ngay lúc này. Hãy học tập, rèn luyện một cách kiên trì và chăm chỉ để tạo nên những thành tựu có ý nghĩa và khẳng định giá trị của bản thân.

Đoạn văn ngắn về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu mẫu 7

Câu ngạn ngữ "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích. Người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu" đã mở ra một cánh cửa sâu sắc để nhìn nhận về sự đối lập giữa "kẻ cơ hội" và "người chân chính" trong cách tiếp cận cuộc sống và công việc. Họ không chỉ là những đối tượng tượng trưng cho hai thái độ sống khác nhau mà còn là những hình mẫu đặc trưng của sự đạo đức và giá trị xã hội.

"Kẻ cơ hội" đại diện cho những cá nhân lợi dụng mọi thời điểm, tận dụng mọi khe hở trong công việc để đạt được lợi ích cá nhân một cách nhanh chóng. Thậm chí, họ không ngần ngại việc thực hiện những hành động không đúng đắn để thu được thành tích. Mặc dù có những thành công nhất định, nhưng thực tế là khả năng và tài năng của họ thường trở nên hời hợt và chỉ mang tính chất bề ngoài, che giấu đi sự rỗng tuếch bên trong.

Ngược lại, "người chân chính" là những người đàng hoàng, tử tế, và chính trực. Họ đặt sự nỗ lực và cống hiến bản thân vào mọi công việc, tạo ra những thành tựu vững bền và đầy ý nghĩa. Thành tựu của họ không chỉ là kết quả của sự kiên nhẫn và chịu thương chịu khó mà còn là minh chứng cho một quá trình phấn đấu dài hạn.

Khi nhìn nhận "kẻ cơ hội" và "người chân chính" trong thực tế cuộc sống, chúng ta nhận thấy rằng những người chân chính thường xây dựng những thành tựu không chỉ cho bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của đất nước và xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều "kẻ cơ hội" tham lam, chạy theo thành tích mà sẵn sàng hy sinh cả danh dự và nhân phẩm của bản thân.

Những hành động của những "kẻ cơ hội" này, như gian lận trong thi cử hay việc đánh đổi bằng tiền bạc để đạt được mục tiêu cá nhân, không chỉ đặt ra vấn đề về đạo đức mà còn góp phần làm suy giảm giá trị xã hội. Chúng làm mất đi sự chân thật và khiến cho xã hội hiện đại ngày càng mất đi đạo đức và văn hóa.

Quan điểm của câu ngạn ngữ này là một lời nhắc nhở quan trọng, nhất là đối với các học sinh. Chúng ta cần không ngừng phấn đấu, học tập, và rèn luyện để trở thành những người chân chính, mang lại những thành tựu có giá trị và làm giàu cho cuộc sống. Đồng thời, cần lên án và xử lý kịp thời những hành vi sống giả dối và ham chạy theo thành tích, để bảo vệ giáo dục và giữ gìn đạo đức trong xã hội. Hãy trở thành những con người chân chính, đóng góp vào xã hội văn minh và phồn thịnh.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm