Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

I. Dàn ý nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực

I. Mở bài:

- Giới thiệu về William Shakespeare và câu nói : "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực"

II. Thân bài:

- Giải thích khái niệm lòng trung thực

- Vai trò, ý nghĩa của lòng trung thực

- Phân tích về lòng trung thực trong cuộc sống

- Nếu không có lòng trung thực thì sao?

- Phản đề

- Mở rộng vấn đề

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của lòng trung thực

II. Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực

Đoạn văn về lòng trung thực mẫu 1

William Speare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Vậy “trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.

Đoạn văn về lòng trung thực mẫu 2

Suốt hàng triệu năm lịch sử của loài người đã có biết bao nhiêu di sản được tạo nên. Có những di sản đã trở thành kỳ quan khiến cả thế giới trầm trồ và ai cũng mơ ước được đặt chân tới. Vậy nhưng nhà soạn kịch nổi tiếng bậc nhất thế giới W. S. Peare lại cho rằng: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Điều gì khiến ông hoàng kịch lãng mạn lại cho trung thực là điều quý giá hơn bất cứ di sản nào? Lòng trung thực chẳng còn xa lạ với chúng ta. Ai cũng hiểu đó là đức tính tốt đẹp của con người, luôn sống thật, sống công bằng, không giả dối với người khác và trong mọi công việc. Lòng trung thực đúng là quý hơn bất cứ thứ gì. Bởi nó chính là thứ để khẳng định một nhân cách tốt đẹp, một con người có lương tri. Chỉ cần bạn sống chân thành, không dối trá đã đủ để cho cuộc đời này tươi đẹp. Lòng trung thực giúp xã hội tiến bộ, văn minh hơn, đạt đến giá trị nhân văn ở mức cao nhất. Biết trân quý lòng trung thực giữa con người với con người luôn chỉ có niềm vui. Có lẽ bởi vậy mà cố tổng thống Mỹ A. Lincoln đã viết một bức thư đầy tâm huyết cho thầy hiệu trưởng nơi con mình học, rằng hãy dạy cháu nó biết trung thực để thành người. Và thế giới đã chẳng còn xa lạ với những vụ án rúng động về sự tham nhũng, lạm dụng chức quyền... Để mất đi lòng trung thực, con người còn mất đi cả niềm tin vào cuộc sống. Hay bạn đã bao giờ mất đi một người bạn thân thiết chỉ vì thiếu đi lòng trung thực? Nói vậy để biết lòng trung thực quý giá đến nhường nào! Đang ở độ tuổi sắp bước ra cuộc đời rồi đó, hành trang đầu tiên bạn cần mang theo là lòng trung thực. Hãy cứ trung thực với đời, với người và nỗ lực bằng tất cả những gì bản thân có, điều đó sẽ giúp bạn thành công!

Đoạn văn về lòng trung thực mẫu 3

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt. Đức tính trung thực là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn… Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất nhũng loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… Người trung thực sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao. Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả. Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Đoạn văn về lòng trung thực mẫu 4

Một trong những phẩm chất quan trọng trong việc tạo nên định hướng nhân cách chân chính của một con người chính là tính trung thực. "Trung thực" ở đây là sự thành thực không chỉ với mọi người, với công việc mà cả với chính bản thân mỗi người. Biểu hiện rõ nhất của tính trung thực đó là ngay thẳng, thật thà, không gian dối. Đối với học sinh, thứ nhất trung thực là không gian lận trong thi cử như: sử dụng tài liệu, sử dụng các thiết bị ghi âm ghi hình, trao đổi bài, chép bài của nhau. Thứ hai, trung thực là phải ngay thẳng, không nói dối thầy cô, mắc lỗi phải nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu có thể làm một học sinh trung thực chắc chắn sẽ được thầy cô giáo yêu quý, các bạn tôn trọng và gần gũi, trở thành người đáng tin cậy. Tuy nhiên vẫn có những người thiếu trung thực, gian dối để được lợi cho mình, ví dụ như mượn bài của bạn chép để được điểm cao, nói dối cha mẹ đi học thêm ngoài giờ để đi chơi. Thiếu trung thực sẽ khiến nhân cách con người dần trở nên tha hóa, trở thành người gian dối, không còn ai tin tưởng và tôn trọng, bị mọi người xa lánh, cô lập. Vì vậy, mỗi người phải luôn trung thực, thật thà, phải mạnh tay lên án ngay những hành động, việc làm thiếu trung thực, không bao che, dung túng cho kẻ gian, đồng thời tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tính trung thực vào đời sống của mọi đối tượng, lứa tuổi.

Đoạn văn về lòng trung thực mẫu 5

Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Thật đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà ai cũng mong muốn có cho mình trong cuộc sống. Trung thực là gì? Đó là cách sống ngay thẳng, không bao giờ nói dối, luôn đứng về phía đúng, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng với lương tâm của mình. Đức tính trung thực thể hiện ở rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ như khi bạn sai lầm và can đảm nhận lỗi của mình. Trong kỳ thi, chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, gian trá. Trung thực còn giúp ta có được sự tín nhiệm, sự tin cậy của người khác. Trong công việc kinh doanh, nếu chúng ta trung thực với nhau, không gian dối, thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, ổn định và phát triển. Chúng ta cần phê phán những kẻ không trung thực và thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng tìm cách giải thích hay nói dối để trốn tránh tội lỗi, đó là hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không đáng tin cậy. Vì vậy, chúng ta cần phải đấu tranh loại bỏ thói quen xấu này ra khỏi xã hội. Trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để chúng ta theo đuổi. Hãy cùng chung tay để loại bỏ thói dối trá ra khỏi cuộc sống xã hội, và cùng tạo nên một thế giới mà mọi người có thể tin tưởng, sống bình đẳng và gắn kết với nhau.

Đoạn văn về lòng trung thực mẫu 6

Trong cuộc sống hiện nay, đức tính trung thực là một nét đẹp đạo đức mà mọi người cần có, nhất là giới học sinh rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người dân tốt. Vậy ta hiểu “trung thực” là như thế nào? Trung thực nghĩa là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống này, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn. Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người mang trong mình hoặc rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ, sẽ được mọi người tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính và nếu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển.

Đoạn văn về lòng trung thực mẫu 7

Để hoàn thiện bản thân, con người cần không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu, trong đó tính trung thực là một trong những đức tính tốt đẹp cần phải có. Tính trung thực được định nghĩa là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, không nói dối người khác vì bất cứ mục đích gì và không có những hành vi gian xảo. Những người có tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, làm đúng và nói đúng, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối và sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải và sự thật. Họ được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý, đồng thời rèn luyện được những đức tính quý báu khác như cương trực và thẳng thắn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân và có người nói dối để trục lợi cho bản thân. Những người này đáng bị xã hội lên án và chỉ trích. Trong khi đó, những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có, cũng không đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Rèn luyện tính trung thực là cần thiết để hoàn thiện và phát triển bản thân. Không ai là hoàn hảo, nhưng khi ta cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra và tạo ra một khối xã hội trung thực.

 Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm