Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Phán xét là việc chỉ dựa vào ngoại hình hoặc một lời nói, một hành động để nhận xét người khác, đưa ra những lời lẽ, những suy nghĩ không hay về họ. Đây là một hành động thiển cận mà con người không nên có.

b. Phân tích

Đôi lúc những gì chúng ta chứng kiến, mắt thấy tai nghe cũng chưa chắc là sự thật. Để đánh giá đúng một con người cần có thời gian, cần hiểu họ và hiểu những việc mà họ đang làm.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”: con người có tốt hay không không thể đánh giá họ qua ngoại hình. Có nhiều người xinh đẹp nhưng chưa chắc đã phải người tốt, cũng như cũng có người có ngoại hình bình thường nhưng lại có sức hấp dẫn riêng.

Việc đánh giá người khác một cách dễ dàng không thể hiện phong cách hay tầm hiểu biết mà nó chứng tỏ rằng người đánh giá người khác một cách dễ dàng là người nông cạn, thiếu hiểu biết, thiếu tinh tế.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật và tiêu biểu.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống tôn trọng người khác, biết lắng nghe quan điểm của họ và không phán xét ai qua một lời nói hay một hành động,… những người này đáng được học tập và lan tỏa.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luân: câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 1

Mỗi người sống đều có một hoàn cảnh, một số phận khác nhau, người khác sẽ không cách nào hiểu được tường tận. Vậy nên, đừng vội vàng chỉ trích hay phán xét người khác khi không hiểu gì về tình huống chân thực của họ. Bởi lẽ sự phán xét sẽ giam hãm con người chúng ta. Phán xét là việc chỉ dựa vào ngoại hình hoặc một lời nói, một hành động để nhận xét người khác, đưa ra những lời lẽ, những suy nghĩ không hay về họ. Đây là một hành động thiển cận mà con người không nên có. Đôi lúc những gì chúng ta chứng kiến, mắt thấy tai nghe cũng chưa chắc là sự thật. Để đánh giá đúng một con người cần có thời gian, cần hiểu họ và hiểu những việc mà họ đang làm. Ông cha ta đã có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, con người có tốt hay không không thể đánh giá họ qua ngoại hình. Có nhiều người xinh đẹp nhưng chưa chắc đã phải người tốt, cũng như cũng có người có ngoại hình bình thường nhưng lại có sức hấp dẫn riêng. Việc đánh giá người khác một cách dễ dàng không thể hiện phong cách hay tầm hiểu biết mà nó chứng tỏ rằng người đánh giá người khác một cách dễ dàng là người nông cạn, thiếu hiểu biết, thiếu tinh tế. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống tôn trọng người khác, biết lắng nghe quan điểm của họ và không phán xét ai qua một lời nói hay một hành động,… những người này đáng được học tập và lan tỏa. Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và cư xử lịch sự với người khác, biết người biết ta để cuộc sống thêm tươi đẹp, muôn màu muôn vẻ hơn.

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 2

Có phải bạn đang là đối tượng cho người ta soi mói và phán xét không. Có phải bạn đang quá bận tâm về việc người ta nói gì về mình không. Nếu đúng như vậy thì phải chăng sự phán xét đang giam hãm bạn. Ai trong chúng ta cũng là đối tượng để người khác phán xét và chúng ta cũng chính là người đang phán xét mọi người. Cuộc sống luôn có 2 chiều của nó. Chúng ta vừa là đối tượng bị phán xét, vừa là người được phán xét. Vậy Hà cớ gì ta phải bận tâm đến lời phán xét của mọi người. Ngay chính bản thân mỗi chúng ta, chúng ta còn chưa thể khẳng định rằng mình là người hoàn hảo thì sao lại đòi hỏi người khác chấp nhận tất cả mọi mặt của mình. Tất cả lời phán xét chỉ mang tính chất ý kiến cá nhân, không phải cứ người này không thích mình thì người khác cũng phải như vậy. Vì thế, chúng ta đừng quá quan tâm đến lời phán xét của người khác. Hãy xem lời phán xét như một sự góp ý nhẹ nhàng, đúng thì mình ghi nhận, còn chưa đúng thì mình đừng bận tâm. Như vậy chẳng phải cuộc sống của chúng ta sẽ thoải mái hơn rất nhiều hay sao.

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 3

Mỗi chúng ta ai cũng có cơ hội được là chính mình, theo đuổi ước mơ riêng. Vì thế, hãy thôi phán xét người khác, đừng để mình bị xoáy theo những tiếng ồn ào xung quanh.

Khi phán xét một người nào đó bạn đã hiểu về những hành động họ làm hay không? Hay đơn giản bạn chỉ nghĩ rằng những việc họ làm, họ nói là không bình thường, không giống như mọi người? Vậy đã từng bao giờ bạn nghĩ rằng trước khi phán xét một người khác, bạn hãy xem người đó có được những điều kiện thuận lợi như bạn?

Giả sử bạn thấy một người nào đó không đi học đại học, bạn sẽ cho rằng người đó lười học, không có chí, mải chơi… Nhưng có khi nào bạn nghĩ rằng họ rất muốn đi học nhưng điều kiện không cho phép, gia đình khó khăn, họ phải bươn chải với cuộc sống vất vả. Bạn nhìn họ với ánh mắt khinh thường khi họ không có được trình độ như bạn, nhưng khi bạn ở vào hoàn cảnh của họ liệu bạn có mạnh mẽ được như thế?

Chúng ta thường hay nghe một người tiết kiệm phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người khác là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai người khác chân bọ ngựa. Và một người thích bay nhảy cười chê những người thích ở nhà là thụ động, kém sáng tạo. Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày đến khi mệt mỏi đến khi chúng ta nhận ra rằng đôi khi chúng ta phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra kinh nghiệm là đừng phán xét người khác một cách dễ dàng.

Tôi có một cô bạn làm công chức, lương không cao, gia đình cũng không giàu có, ai cũng nói rằng cô ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc. Vậy mà đùng cái cô ấy đưa ra quyết định đi Pháp du lịch một chuyến. Gia đình phản đối nói cô phung phí, đồng nghiệp xì xầm rằng cô đua đòi. Nhưng cô vẫn quyết tâm đi. Cô tâm sự với tôi rằng: Từ hồi còn nhỏ cô đã luôn ước mơ được một lần đặt chân đến thành phố Paris hoa lệ, được ngắm cho thỏa thuê “Kinh đô ánh sáng” của thời đại. Ước mơ đó theo cô mỗi ngày. Vì vậy cô đã cố gắng dành dụm, chi tiêu dè xẻn để thực hiện được ước mơ đó. Chỉ đơn giản thế thôi. Cô hỏi tôi: Tiền có mang theo được suốt đời không? Và tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người khác đánh giá sai về mình? Sao tôi phải sống theo suy nghĩ áp đặt của người khác.

Tôi không thể tìm ra được câu trả lời đủ thuyết phục cho câu hỏi đó. Bởi thế tôi luôn mang theo câu hỏi của cô bên mình. Nó nhắc nhở tôi rằng, rất nhiều khi chúng ta vì quá lo lắng đến những gì người khác đã nói, sẽ nói mà không dám sống thật với bản thân mình.

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình có quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn, nhưng không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất, mà điều tồi tệ là chúng ta sẽ chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Vậy sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình.

Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình, khi sinh ra chúng ta không được chọn lựa có ngoại hình đẹp hay ở trong gia đình giàu có. Nhưng trong mỗi chúng ta ai cũng có cơ hội được là chính mình, làm điều mình thích, theo đuổi ước mơ của riêng mình. Vì thế, hãy thôi phán xét người khác, đừng để mình bị xoáy theo những tiếng ồn ào xung quanh. Hãy tôn trọng người khác và nghe theo chính mình!

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 4

Con người trong xã hội hiện đại đang sống quá nhanh. Áp lực cuộc sống khiến ta muốn tìm một phương thức để giải tỏa. Vài người đã dùng cách nhận xét, đánh giá người khác nhằm dìm đối phương xuống, nâng bản thân mình lên để có cảm giác thỏa mãn và thành công. Đây là cách nhìn nhận, đánh giá xấu hay nói đúng hơn là phán xét, cố ý "bới lông tìm vết" để chì chiết, nói xấu, không chịu công nhận thành tựu của đối phương. Hành động này mang đến cho người nghe nhận xét rất nhiều tổn thương, khiến họ tự ti về bản thân. Và chính người đánh giá, phán xét cũng nhận lại cho mình không ít hệ quả xấu. Vì luôn chăm chăm nhìn vào những điều không tốt nên dần dần những người nhận xét cũng quen với cái nhìn tiêu cực, suy nghĩ bi quan. Điều đó sẽ ngăn cản quá trình tự phát triển bản thân, làm họ bị chìm vào vũng lầy của những thành kiến xấu xa, khiến mọi người dần xa lánh. Việc đánh giá, nhận xét không đúng về người khác cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết, nông cạn và thiếu tinh tế. Xã hội văn minh, con người cũng nên thay đổi sao cho xứng tầm với sự phát triển đó. Hãy ngưng đánh giá người khác một cách phiến diện bởi vì "Phán xét người khác không định hình con người họ. Nó định hình con người bạn." Hãy nhìn nhận người khác một cách thẳng thắn, khách quan. Đó mới là cách giúp cho chính bản thân chúng ta phát triển và hoàn thiện hơn.

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 5

Mỗi chúng ta, từ khi ra đời đến khi kết thúc cuộc hành trình này, đều mang trong mình cơ hội để trở thành phiên bản chính mình, theo đuổi những ước mơ riêng. Do đó, hãy chấm dứt việc đánh giá người khác, đừng để bản thân mất phương hướng dưới áp lực của tiếng ồn đang vây quanh. Khi bạn bắt đầu phê phán người khác, bạn đã tìm hiểu kỹ về họ và những việc họ đã thực hiện, hay đơn giản chỉ vì bạn cảm thấy những hành động, lời nói của họ kỳ quái, không theo kiểu của người khác? Bạn đã bao giờ tự đặt mình vào vị trí của họ và suy nghĩ về những khó khăn mà họ phải đối mặt chưa? Hãy tưởng tượng, bạn thấy một người không theo học đại học, và bạn có thể nghĩ rằng họ thiếu kiên nhẫn, không đam mê hoặc chỉ là lười biếng. Nhưng đã bao giờ bạn xem xét xem liệu họ có bị hạn chế bởi hoàn cảnh, gia đình khó khăn, và họ phải vật lộn với cuộc sống khó khăn không? Bạn có thể nhìn nhận họ với cái nhìn khinh thường khi họ không đạt được mức độ học vấn giống bạn, nhưng nếu bạn đặt mình vào vị trí của họ, liệu bạn có thể đối mặt với nó một cách mạnh mẽ như họ đã làm không? Chúng ta thường nghe thấy câu "người tiết kiệm khi xem xét người khác là phung phí, người hào phóng là keo kiệt. Người thích ở nhà chê bai người thích ra ngoài vui đùa, và ngược lại." Những đánh giá như vậy ngày càng trở nên phổ biến, và chúng ta dần trở nên mệt mỏi trước sự căng thẳng này. Đôi khi, ta cần phớt lờ mọi điều mà người khác nói và học cách không đánh giá người khác quá dễ dàng. Một ví dụ cụ thể, tôi có một người bạn là công chức, thu nhập không cao, và gia đình cũng không thuộc dạng giàu có. Mọi người thường nói về cô ấy rằng cô không dám mua sắm hay tiêu tiền. Tuy nhiên, một ngày đẹp trời, cô ấy quyết định tự thưởng cho mình một chuyến du lịch đến Pháp. Gia đình phản đối và đồng nghiệp chỉ trích cô ấy là đua đòi. Nhưng cô ấy không bỏ cuộc, bởi ước mơ của cô ấy từ nhỏ luôn là muốn đặt chân tới thành phố Paris quyến rũ, chiêm ngưỡng "Kinh đô ánh sáng" của thế kỷ. ƨước mơ ấy đã là nguồn động viên hàng ngày. Và vì lẽ đó, cô ấy cố gắng dành dụm, tiết kiệm từng đồng để có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Cô ấy đặt ra cho bản thân câu hỏi: Tiền bạc có theo mình mãi mãi không? Tại sao tôi phải bị hạn chế bởi lo lắng về ý kiến của người khác? Và tại sao tôi không thể sống theo cách của riêng mình? Câu hỏi đó đầy ý nghĩa và đây cũng là điều mà tôi luôn giữ trong tâm trí. Nó là lời nhắc nhở tôi, đôi khi ta quá quan tâm đến những gì người khác nói đến, đến mức chúng ta không dám thực hiện những gì mình thật sự muốn. Mọi ngày, chúng ta gặp những người tự cho mình có quyền phán xét người khác dưới bức tranh định kiến mà họ đã xây dựng, nhưng không bao giờ chấp nhận sự đa dạng. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất không phải là việc đánh giá, mà là việc chúng ta tự đặt mình vào bức tranh định kiến đó và không dám bước ra khỏi đó. Vậy tại sao chúng ta không ngừng đánh bại nỗi sợ hãi và thử là chính bản thân mình? Chúng ta đến và ra từ cuộc đời mà không thể lựa chọn ngoại hình hay điều kiện gia đình. Tuy nhiên, chúng ta đều có cơ hội để thực hiện ước mơ riêng, theo đuổi đam mê và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Vì thế, hãy dừng việc phán xét người khác và không để bản thân mình mất hướng dưới áp lực của tiếng ồn đang vây quanh. Hãy tôn trọng người khác và tuân theo giọng nội tâm của chính mình!

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 6

Mỗi cá nhân trong chúng ta đều có một cuộc sống riêng, một số phận độc đáo, và có những khía cạnh mà người khác khó có thể hiểu hết. Vì vậy, chúng ta nên thận trọng trước khi chỉ trích hoặc đánh giá người khác mà không hiểu rõ hoàn cảnh thực sự của họ. Hành động này có thể làm hạn chế sự hiểu biết của chúng ta và giam hãm mối kết nối giữa con người. Sự đánh giá dựa vào ngoại hình, từ một lời nói hay hành động để phân xét người khác là không công bằng. Đây là một cách tiếp cận hạn hẹp mà chúng ta nên tránh. Thỉnh thoảng, những gì chúng ta thấy hoặc nghe vẫn chưa đủ để nắm bắt sự thật. Để đánh giá một người một cách chính xác, chúng ta cần thời gian, cần hiểu họ và những hành động mà họ thực hiện. Như tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", chúng ta không nên đánh giá ai dựa vào vẻ ngoại hình. Có nhiều trường hợp người đẹp không chắc đã là người tốt, và ngược lại, người có vẻ ngoại hình bình thường có thể sở hữu sức hấp dẫn riêng biệt. Việc đánh giá người khác một cách đơn giản là không thể thể hiện tinh thần lịch lãm hay sự thông thái. Thay vào đó, nó chỉ cho thấy sự hạn hẹp, thiếu kiến thức và tinh tế. Tuy nhiên, trong cuộc sống, còn có nhiều người biết tôn trọng người khác, lắng nghe quan điểm của họ và không đánh giá người qua một hành động hay một lời nói. Những người này xứng đáng để học tập và lấy làm gương. Cuộc đời chúng ta chỉ có một lần duy nhất, hãy sống và ứng xử một cách tôn trọng người khác, biết lắng nghe và thấu hiểu, để cuộc sống trở nên đẹp hơn, phong cách và đa dạng hơn.

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 7

Có lẽ bạn đang thắc mắc liệu mình có phải là đối tượng của sự soi mói và phán xét từ người khác không phải? Có lẽ bạn đang quá bận tâm về những gì người khác nói về mình, và bạn tự hỏi liệu sự phán xét này có đang ảnh hưởng đến bạn không. Nếu đúng như vậy, có thể sự phán xét đang tạo áp lực lên bạn. Nhớ rằng, trong cuộc sống, mọi người đều là đối tượng của sự phán xét từ người khác, và đồng thời chúng ta cũng là những người đang phán xét người khác. Cuộc sống luôn tồn tại hai chiều, chúng ta vừa là người bị phán xét, vừa là người phán xét người khác.

Vậy nên, liệu có cần phải quá lo lắng về những lời phán xét của người khác không? Hãy nghĩ về điều này: ngay cả chính chúng ta cũng không thể tự tin khẳng định mình là người hoàn hảo. Vậy nên, làm sao có thể đòi hỏi người khác phải chấp nhận tất cả khía cạnh của chúng ta? Tất cả những lời phán xét chỉ là ý kiến cá nhân, và không phải người nào không thích chúng ta thì cả thế giới cũng phải như vậy. Vì thế, đừng đặt quá nhiều tâm huyết vào việc quan tâm đến những lời phán xét từ người khác. Hãy coi đó như một sự góp ý nhẹ nhàng. Nếu đúng, hãy ghi nhận, còn nếu không đúng, thì hãy bỏ qua. Chắc chắn rằng cuộc sống sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều nếu bạn áp dụng triết lý này.

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 8

Trong thế giới hiện đại, cuộc sống diễn ra vô cùng nhanh chóng. Áp lực xã hội thường khiến chúng ta cảm thấy cần phải tìm cách thư giãn và giải tỏa. Một số người đã lựa chọn cách đánh giá và nhận xét người khác với mục tiêu dìm họ xuống, đồng thời nâng bản thân lên để đạt được cảm giác tự mãn và thành công. Họ sử dụng cách này, cụ thể là phán xét, để "đào sâu tìm lỗi" ở người khác, thường kèm theo những lời nói tiêu cực và không chấp nhận thành tựu của đối phương. Hành động này gây ra nhiều tổn thương cho người nghe, thúc đẩy họ trở nên tự ti và thiếu tự tin về bản thân. Hơn nữa, những người thực hiện việc đánh giá và phán xét cũng tự chịu hậu quả tiêu cực từ việc ám ảnh chú trọng vào những khía cạnh xấu xa, và dần dần họ trở nên quen với cái nhìn tiêu cực và suy nghĩ bi quan. Điều này có thể ngăn trở quá trình phát triển cá nhân của họ và đẩy họ vào vũng lầy của các ý kiến định kiến tiêu cực, dẫn đến sự xa lánh từ mọi người xung quanh. Hành động đánh giá và phán xét người khác không chính xác cũng thể hiện sự thiếu kiến thức, sự hạn hẹp, và sự thiếu tinh tế. Trong một xã hội văn minh, con người nên thay đổi cách nhìn nhận người khác sao cho phù hợp với sự phát triển đã diễn ra. Hãy dừng việc đánh giá người khác một cách phiến diện vì "Phán xét người khác không tạo dựng con người của họ. Nó thể hiện con người của bạn." Thay vào đó, hãy nhìn nhận người khác một cách trung thực và khách quan. Đây mới là cách giúp chúng ta phát triển và hoàn thiện bản thân một cách toàn diện.

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 9

Bạn có phải là người đang chịu những sự soi mói và phán xét của người khác hay không? Bạn có quá quan tâm đến những gì người khác nói về bản thân mình không? Nếu quả đúng như vậy thì có lẽ bạn đang chịu sự giam hãm của phán xét. Ai trong mỗi chúng ta đều có thể là đối tượng phải chịu sự phán xét từ người khác, và thậm chí ngay cả bản thân tất cả chúng ta cũng phán xét người khác. Cuộc sống luôn có hai chiều của nó. Chúng ta vừa là đối tượng của sự phán xét vừa là người bị phán xét. Vậy tại sao chúng ta phải quan tâm đến việc mọi người nghĩ gì? Một mặt, sự phán xét có thể giúp bạn đánh giá được tình huống, nhận biết được những điểm mạnh và yếu của bản thân và người khác, từ đó có những quyết định và hành động phù hợp. Sự phán xét cũng có thể là một cách để bày tỏ quan điểm, ý kiến và cảm xúc của bản thân, góp phần vào sự giao tiếp và tương tác xã hội. Tuy nhiên, mặt khác, phán xét cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và cân nhắc. Sự phán xét thường hay dựa trên những tiêu chuẩn, giá trị và kinh nghiệm cá nhân, không phản ánh được sự thật hoặc không công bằng với người khác. Vì vậy mà hành động phán xét sẽ gây tổn thương, xúc phạm hoặc làm mất lòng tin của người khác, gây ra những mâu thuẫn và xung đột. Nếu để cho sự phán xét giam hãm mình, tâm lý và hành vi của bản thân cũng có thể bị ảnh hưởng, khiến bạn cảm thấy áp lực, lo lắng hoặc tự ti, không dám thử thách bản thân hoặc làm những điều mình muốn. Vì vậy, sự phán xét có thể giam hãm bạn nếu bạn không biết cách sử dụng nó một cách khôn ngoan và linh hoạt. Hãy phán xét dựa trên những thông tin chính xác và khách quan, không để cảm xúc chi phối hoặc thành kiến ảnh hưởng. Phán xét một cách tôn trọng và văn minh, không để lời nói hay hành động của mình làm tổn hại đến người khác và cũng không để sự phán xét của người khác làm ảnh hưởng đến bản thân. Chỉ khi đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên có ý nghĩa và thoải mái.

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 10

Việc phán xét người khác một cách dễ dàng là một thực trạng đau lòng trong xã hội hiện nay. Phán xét người khác là việc chỉ dựa vào ngoại hình hoặc một lời nói, một hành động của người khác để nhận xét họ, đưa ra những lời lẽ, những suy nghĩ không hay, chưa thực sự đúng về họ. Một số biểu hiện của hành động này là thường xuyên đưa ra nhận xét tiêu cực về người khác mà không có căn cứ đầy đủ và họ tự cho mình có quyền phán xét, không chấp nhận ý kiến của người khác. Họ phát ngôn một cách vô tư và thiếu suy nghĩ về hậu quả của những lời nói của mình. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực với bản thân và mọi người xung quanh. Đầu tiên, phán xét người khác có thể gây tổn thương tâm lý cho người bị phán xét. Nếu đánh giá không chính xác hoặc không công bằng, nó có thể làm cho người đó cảm thấy bị bất công và thiếu tự tin. Thậm chí, những lời nói mà ta vô tình buông ra có thể dẫn đến sự bôi nhọ, xúc phạm và đáng cảnh báo trong cộng đồng, từ đó, làm giảm uy tín và danh tiếng của cả ta và “nạn nhân”. Bên cạnh đó, nếu mọi người tự do phán xét nhau mà không có một biểu hiện cụ thể, điều này có thể hình thành những định kiến và kỳ thị trong xã hội. Việc phán xét người khác có thể làm giảm sự đoàn kết và tạo ra sự phân chia trong xã hội. Cuối cùng, phán xét người khác cũng có thể gây hại cho chính người phán xét, nó làm giảm sự tôn trọng và uy tín của họ trong cộng đồng. Vì vậy, chúng ta nên cẩn trọng trong lời nói và tránh phán xét người khác một cách dễ dàng. Thay vào đó, chúng ta nên tôn trọng nét đa dạng và khác biệt của mọi người bởi “Lời nói là tấm gương của tâm hồn” (Publilius Syrus).

Nghị luận xã hội về câu nói phải chăng sự phán xét giam hãm bạn - Bài làm 11

Sự phán xét là một hành động tất yếu của con người, nhưng nó cũng có thể mang lại những hậu quả không mong muốn cho chính bản thân và người khác. Phải chăng sự phán xét giam hãm liệu có thể giam hãm con người ta? Đây là một câu hỏi đáng để suy ngẫm và trả lời. Mỗi chúng ta đều có cơ hội được là chính mình và thực hiện ước mơ của mình. Vì vậy, hãy ngừng chỉ trích người khác và ngừng bị ảnh hưởng bởi những ồn ào xung quanh. Khi đánh giá ai đó, bạn có hiểu hành vi của họ không hay bạn chỉ đang nghĩ rằng những gì họ làm hoặc nói là khác thường và không giống những người khác? Bạn có bao giờ nghĩ rằng trước khi đánh giá và phán xét người khác, bạn nên kiểm tra xem người đó có những điều kiện thuận lợi giống bạn hay chưa không? Trên nhiều khía cạnh, sự phán xét có thể là một nguồn động lực để chúng ta cố gắng hoàn thiện bản thân, nhưng cũng có thể là một rào cản khiến chúng ta không thể tự tin và hạnh phúc. Sự phán xét có thể đến từ người khác, như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hay xã hội, nhưng cũng có thể đến từ chính bản thân chúng ta. Đôi khi chúng ta tự đặt ra những tiêu chuẩn quá cao hoặc quá khắt khe cho bản thân, và tự chỉ trích khi không đạt được. Điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy bất lực, buồn bã, hay mất lòng tin vào khả năng của mình. Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn gặp những người tin rằng họ có quyền đánh giá và phán xét người khác dựa trên định kiến ​​của họ, nhưng lại không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất, nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta bị cuốn vào tấm lưới định kiến ​​này. Vậy tại sao hãy không ngừng sợ hãi và lắng nghe chính mình? Thế thì làm thế nào để có thể giải phóng bản thân khỏi sự phán xét? Có một số cách mà chúng ta có thể áp dụng để giảm bớt sự ảnh hưởng tiêu cực của sự phán xét. Thứ nhất là hãy chấp nhận rằng không ai hoàn hảo, và mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Thứ hai, tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát, không để ý quá nhiều vào những gì người khác nghĩ hay nói về mình. Thứ ba, hãy biết cách lắng nghe và phản biện sự phán xét một cách khách quan và lý trí, không để điều đó ảnh hưởng đến tâm trạng hay quyết định của mình. Thứ tư là tìm kiếm sự ủng hộ, khuyến khích từ những người thân thiết và tin tưởng, và không ngại xin lời khuyên hay giúp đỡ khi cần thiết. Và cuối cùng, đó chính là rèn luyện kỹ năng tự khen ngợi và tự thưởng cho bản thân khi đạt được những thành tựu nhỏ hay lớn. Sự phán xét có thể giam hãm bạn, nhưng cũng có thể giúp bạn phát triển. Tùy vào cách bạn suy nghĩ và ứng xử với nó. Hãy luôn tin tưởng vào bản thân, và đừng để ai cản trở bạn theo đuổi ước mơ của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Ngữ văn 12

    Xem thêm