Viết đoạn văn 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Bài nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu bên trong con người. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là việc mỗi người biết tự rèn luyện, trau dồi bản thân để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có ý thức nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn:

Không ngừng học hỏi, nỗ lực hoàn thiện bản thân, hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp.

Sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu phấn đấu rõ ràng và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó.

Tránh xa cái xấu, biết phân biệt phải, trái, đúng, sai; có ý thức bài trừ những điều xấu ra khỏi cuộc sống của mình.

- Ý nghĩa, vai trò của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn:

Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

Việc nuôi dưỡng tâm hồn ảnh hưởng trực tiếp đến nhân phẩm, tính cách của con người, tác động trực tiếp đến sự phát triển của bản thân.

Nếu trong xã hội ai cũng có ý thức rèn luyện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình.

b. Phân tích

Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp.

Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Ii. Văn mẫu Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 1

Chúng ta muốn hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa có tài vừa có đức thì bên cạnh việc trau dồi tri thức thì cũng rất cần và quan trọng việc nuôi dưỡng vẻ đẹp cho tâm hồn. Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu bên trong chúng ta. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là việc mỗi người biết tự rèn luyện những tình cảm, đức tính tốt đep bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội. Vẻ đẹp nội tâm thể hiện qua cách bạn cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu… chính là nét thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất đối với người bạn tiếp xúc, nó là giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, hoàn thiện nốt những khuyết điểm để bản thân mình trở nên giái trị hơn, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Vẻ đẹp tâm hồn, cái duyên bên trong nói lên cá tính con người bạn, thể hiện bạn là ai, bạn như thế nào và để sở hữu nó bạn đã phải trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở ra sao. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… Những người này cần phải xem xét lại góc nhìn và quan điểm của bản thân nếu muốn hoàn thiện mình. Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: biết lắng nghe sự chỉ bảo của người khác; không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết; luôn hướng thiện và biết cách sống mình vì mọi người,… lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong. Mỗi ngày hoàn thiện bản thân mình một chút, trau dồi bản thân mình một chút sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thêm tốt đẹp hơn, giá trị con người bạn được nâng cao hơn.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 2

Chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên trải qua nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau để hoàn thiện và trưởng thành. Chính vì thế, việc thay đổi bản thân, nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà giàu đẹp, có thể chống lại mọi kẻ thù. Bên cạnh đó, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Chúng ta cũng cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau vì nó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta chỉ có một quê hương cũng như chỉ được sống một lần. Hãy sống thật ý nghĩa, sống và cống hiến, tận hưởng hết mình. Không một ai sinh ra đã ở vạch đích hay hoàn hảo, chỉ cần ta biết sống và biết yêu, ta sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 3

“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”

Những lời thơ của Nguyễn Duy để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Con người để hoàn thiện bản thân thì ngoài việc cố gắng học tập, ăn uống để cao lớn thì cũng cần cố gắng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn cho mình. Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu bên trong con người. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là việc mỗi người biết tự rèn luyện, trau dồi bản thân để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội. Người có ý thức nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là những người không ngừng học hỏi, nỗ lực hoàn thiện bản thân, hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp. Họ cũng là những người sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu phấn đấu rõ ràng và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó; tránh xa cái xấu, biết phân biệt phải, trái, đúng, sai; có ý thức bài trừ những điều xấu ra khỏi cuộc sống của mình. Việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Việc nuôi dưỡng tâm hồn ảnh hưởng trực tiếp đến nhân phẩm, tính cách của con người, tác động trực tiếp đến sự phát triển của bản thân. Nếu trong xã hội ai cũng có ý thức rèn luyện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… Những người này cần phải xem xét lại bản thân mình và cố gắng tiến bộ hơn. Chúng ta hãy sống và trở thành người có tâm hồn cao đẹp, giúp ích cho người và tô đẹp cho đời.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 4

Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Bất cứ ai trở nên hoàn hảo đều phải trải qua rèn luyện mới có được. Bởi thế, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một tâm hồn đẹp đẽ, rèn luyện để trở thành một người công dân hữu ích. Hiểu đơn giản, việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân mình; vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện; đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn. Bên cạnh đó còn là việc mỗi cá nhân rèn luyện, trau dồi những phẩn chất quý giá, tốt đẹp, luôn nghĩ và hướng đến lí tưởng cao cả. Người có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình luôn biết tự đánh giá mình, tích cực học hỏi ở người khác, rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực phù hợp. Để ngày càng tiến bộ cần bạn nhất định phải không ngừng nâng cao năng lực tri thức và hoàn thiện kỹ năng, nhân cách, phẩm chất đạo đức cho mình. Trước hết, chúng ta cần phải tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân. Nhận rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình, khắc phục và hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh, không ngừng học hỏi để ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. Ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân mình bởi mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 5

Con người muốn hoàn thiện bản thân phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính quý báu. Chăm sóc tốt cho chính mình từ thể chất đến tinh thần. Để làm cho cuộc sống của ta thêm thi vị, nhiều màu sắc hơn thì trước hết ta cần biết nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Vậy thế nào là vẻ đẹp tâm hồn? Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình. Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Con người trong xã hội sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp. Ngoài ra, người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… những người cần phải thay đổi những suy nghĩ tiêu cực này để hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn. Không một ai là hoàn hảo nhưng khi ta biết nỗ lực, cố gắng vươn lên để hoàn thiện bản thân, tạo lập cho mình một lối sống, một thái độ sống tích cực ta sẽ được mọi người yêu quý và cuộc sống này sẽ trở nên vui tươi hơn.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 6

Trong cuộc sống, ngoài những giá trị vật chất thì vẻ đẹp tâm hồn chính là giá trị thực sự làm nên nhân cách của mỗi người. Vậy làm sao để nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn? Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là hoạt động bồi dưỡng, xây dựng và hoàn thiện các giá trị sống và đạo đức, tình cảm bên trong mỗi con người. Đó là những tình cảm trong sáng, thiêng liêng như tình thân, tình bạn, tình yêu, là những phẩm chất cao đẹp như lòng tự trọng, lòng nhân ái, lòng cảm thông, sẻ chia, là những giá trị sống đích thực như sống cống hiến, sống hội nhập,… Với tôi, để nuôi dưỡng những vẻ đẹp đó, chúng ta cần tạo cho mình lối sống văn minh, cởi mở, không ngừng học hỏi những tấm gương sáng về đạo đức như chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân văn hóa thế giới hay thậm chí là chính những người xung quanh. Bên cạnh đó, cũng cần tránh xa những suy nghĩ, lối sống ích kỉ, vô cảm, thực dụng, luôn tỉnh táo trong việc phân biệt đúng sai, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào tệ nạn xã hội. Có thể thấy, nuôi dưỡng tâm hồn là công việc cần được thực hiện ngay từ nhỏ, lâu dài và nghiêm túc, có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 7

Cũng như cuộc sống, vẻ đẹp cũng rất đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Có những vẻ đẹp chỉ để ngắm, nhưng cũng có những vẻ đẹp khiến người ta yêu mến, nâng niu, trân trọng và ngưỡng mộ, đó là vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn con người. Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn. Cha ông ta xưa đề cao vẻ đẹp của tính cách, tâm hồn: Cái nết đánh chết cái đẹp. Ngày nay, một số người có quan điểm khác, rằng thời nay mà còn nói đến “vẻ đẹp tâm hồn” là rất lỗi thời, bởi chỉ có cái đẹp hình thức mới là ưu thế để thành công: Cái đẹp đánh bẹp cái nết. Vậy ý kiến nào đủ sức thuyết phục? Tâm hồn con người là tổng hòa của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng… Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người. Đó là những con người có ý chí, hoài bão trong sáng; có khả năng thấu hiểu, chia sẻ và nâng đỡ cảm xúc của người khác bằng sự chân thành, hiểu biết và hướng thiện, vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, cách suy nghĩ, cách giao tiếp, cách sử dụng lời ăn tiếng nói, nghệ thuật lắng nghe và biểu lộ cảm xúc…

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 8

Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hòa giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng của môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng?

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 9

Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết; luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác; biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống; tránh gây tổn thương cho những người xung quanh; biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,… lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong…

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 10

Thế nào là vẻ đẹp tâm hồn? Đó là một suy nghĩ, một tâm hồn luôn chứa đứng nhiều phẩm chất cao đẹp đáng ngợi ca. Người có vẻ đẹp tâm hồn luôn được mọi người yêu quý và kết bạn. Thực tế trong cuộc sống cho thấy, mỗi người có cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn khác nhau, không ai giống ai. Người thì không ngừng tôi luyện bản thân, người thì lại hòa mình với thiên nhiên, với cuộc sống để cảm nhận nó bằng tất cả các giác quan. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn sống hòa hợp với thiên nhiên. Có lẽ bởi vậy mà Bác luôn yêu nó thậm chí coi nó là tri kỉ. Cũng nhờ nó mà tâm hồn Người lúc nào cũng yêu đời, vui tươi. Thật vậy, nếu bạn có tâm hồn đẹp, hẳn bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này đáng sống biết bao và ngược lại. Không có tâm hồn tươi đẹp, bạn sẽ chẳng khác nào một con người chỉ biết giam cầm mình trong căn nhà có bốn bức tường. Hơn thế nữa, chính nó sẽ biến bạn thành kẻ có tâm hồn hẹp hòi, ích kỷ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng tâm hồn trở nên phong phú bằng nhiều cách khác nhau. Có như vậy, bạn mới yêu cuộc sống và chiêm ngưỡng, tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 11

Tâm hồn đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, cái đẹp vẻ ngoài không phải là một cái đẹp vĩnh cửu nhưng cái đẹp từ tâm là cái đẹp vĩnh hằng. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ giúp bạn yêu bản thân hơn, tạo cảm giác ấm áp hơn cho những người xung quanh, và giúp bạn nhận được nhiều cơ hội mà mình xứng đáng có được. Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là người đẹp nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.

Vẻ đẹp tâm hồn là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. Tâm hồn đẹp chỉ có thể có được ở những người có tấm lòng lương thiện. Người lương thiện luôn có tâm hồn đồng cảm với người khác và bản thân họ biết sống vì mọi người, không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Chính những biểu hiện tốt đẹp đó mới giúp ta nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn nơi họ.

Con người đang ngày càng chú trọng vào việc làm thế nào để có một ngoại hình hấp dẫn. Ta cảm thấy bản thân chỉ có giá trị khi mình đẹp, và dùng ngoại hình để thu hút những người xung quanh. Ta nghĩ người khác sẽ thích mình nếu có một cơ thể quyến rũ, săn chắc. Nhưng ngược lại họ sẽ không chú ý đến ta. Sự gắn bó quá chặt chẽ với vẻ đẹp bên ngoài khiến chúng ta luôn cảm thấy không hài lòng về nó. Ta sử dụng nhiều loại mỹ phẩm hay áp dụng nhiều chế độ ăn kiêng, và thường xuyên tập thể dục để giữ cho cơ thể mình hấp dẫn, nhưng mong muốn đó sẽ không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Quan niệm về ngoại hình ảnh hưởng rất nhiều tới con người bởi vì sự hấp dẫn về mặt hình thức vô tình trở thành một thước đo, sắp xếp trật tự trong xã hội. Những mối quan tâm lo lắng về ngoại hình không phải chỉ là một xu thế nó phản ánh thực trạng rằng con người đang cực kỳ thèm khát những chỗ đứng trong xã hội.

Dung mạo bên ngoài là cái mà ta tiếp xúc và có ấn tượng đầu tiên với bất kì ai trong lần đầu gặp gỡ. Bởi vậy, vẻ đẹp bề ngoài là một yếu tố quan trọng để người khác đánh giá hay cảm nhận về bạn trong lần đầu gặp gỡ. Nhưng chúng ta phải biết rằng vẻ đẹp bề ngoài không thể quyết định tất cả. Vẻ đẹp bề ngoài bởi vì nó chỉ là lớp vỏ, nếu chỉ có nó thôi thì bạn cũng chỉ như con búp bê hay bình hoa di động mà búp bê chơi mãi cũng chán, hoa ngắm lâu cũng nhàm. Ấn tượng ban đầu bởi dung mạo tốt đến mấy cũng dễ bị xóa mờ bởi sự nhạt nhẽo của tâm hồn hay sự vô duyên trong cách nói chuyện. Vẻ đẹp bên ngoài chỉ thật sự có giá trị khi bạn sở hữu cả nét đẹp bên trong vẻ đẹp nội tâm, đó chính là vẻ đẹp lâu bền hơn so với nhan sắc thứ nhanh chóng sẽ bị thời gian tàn phá. Vẻ đẹp nội tâm thể hiện qua cách bạn cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu… chính là nét thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất đối với người bạn tiếp xúc, nó là giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Cái duyên bên trong ấy nói lên cá tính con người bạn, thể hiện bạn là ai, bạn như thế nào, và nó cũng không phải hoàn toàn tự nhiên mà có. Nếu muốn sở hữu nó bạn cũng phải trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở, nó như là không khí sẽ từ từ thấm vào con người qua năm tháng để làm nên cá tính của bạn.

Mỗi người có nhận thức mỗi khác về cái đẹp, thì trong đạo Phật cũng có những nhận thức khác nhau về cái đẹp. Phật giáo đại thừa qua tinh thần của Bồ tát đạo luôn luôn nhìn cuộc đời với tràn đầy vẻ đẹp với những tính chất sâu xa vi diệu của nó. Chính đức Phật trong kinh Pháp Hoa với cái nhìn thanh tịnh và trong sạch như pha lê. Ngài không thấy các chúng sinh đáng sợ, đáng xa lánh khi họ mang đầy những phiền não si mê trong tâm, mà ngài chỉ thấy nơi họ có tràn đầy tính Phật. Người đời thường chú trọng vẻ đẹp bên ngoài và cho rằng một người đẹp là người có hình dung hay tướng mạo khiến người khác nhìn vào sinh tâm ưa thích, có sức hấp dẫn cuốn hút người khác, tức đẹp về cái răng, cái tóc, đôi mắt, làn da, đẹp về hình thể. Ngược lại, Đức Phật khẳng định rõ giá trị của một con người nằm ở chính tâm hồn của người đó như thế nào. Một người đẹp lý tưởng là một người không chỉ đẹp về ngoại hình như nhan sắc, trang phục, về dáng vẻ, hình thức bên ngoài mà còn đẹp cả tư cách, nếp suy nghĩ, ngôn ngữ và hành vi, lối sống.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 12

Đôi khi, vì quá quan tâm đến hình thức bên ngoài, con người không xem trọng nhiệm vụ bồi dưỡng, chăm sóc tâm hồn của mình. Chăm sóc tâm hồn là sự quan tâm, chăm chút đến đời sống tâm hồn để nó luôn ở trang thái lành mạnh, khỏe khoắn… với nhiều biểu hiện như: suy nghĩ tích cực, lạc quan, hướng thiện,… Khi có một đời sống tâm hồn đẹp đẽ, một tinh thần tốt, chúng ta sẽ làm được nhiều điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Khi có một tâm hồn cao thượng, bạn mới có thể nghĩ đến những điều lớn lao, sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão. Đừng để tâm hồn bạn khô héo trong nỗi buồn, sự lo lắng và nhạt nhẽo bởi những khuyết tật trong tâm hồn còn đáng sợ hơn những khuyết tật trên cơ thể. Bạn sẽ khó có thể cảm nhận niềm vui của sự sống và ý nghĩa sự tồn tại của chính mình. Để chăm sóc tâm hồn mình một cách tốt nhất, điều quan trọng, bạn cần trau dồi hiểu biết để có cơ hội đạt được lí tưởng cuộc đời; làm nhiều việc tốt, biết chia sẻ và cảm thông với người khác; biết chăm sóc bản thân và luôn tự tin, lạc quan, yêu đời; cảm nhận hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống từ những điều bình dị; chăm sóc đời sống tinh thần kết hợp với việc chăm sóc thể chất. Trong cuộc sống, có những người sống chỉ biết chăm lo thể xác, để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống và rút ra bài học.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 13

Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp tâm hồn cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, cần hiểu được rằng vẻ đẹp tâm hồn ý chỉ những nét đẹp bên trong, thuộc về phẩm chất, đạo đức của con người. Hình thức có thể tàn phai theo thời gian, nhưng tâm hồn thì sẽ tồn tại mãi. Những ấn tượng về vẻ đẹp ngoại hình chỉ đem đến thiện cảm ban đầu, còn muốn mọi người xung quanh yêu mến và trân trọng, chúng ta cần có một tâm hồn đẹp. Bởi vậy, nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là một điều vô cùng quan trọng. Lịch sử dân tộc đã trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, có không ít những con người trẻ Việt Nam, họ đã sống với những lý tưởng thật cao đẹp. Họ đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Để rồi mãi mãi ra đi khi trong tim vẫn còn trong sáng với lòng hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Đó đều là những con người trẻ tuổi trẻ lòng nhưng lại có một tâm hồn thật đáng quý đáng trân trọng. Thế hệ trẻ hôm nay cũng không khiến những người đi trước phải hổ thẹn. Hàng trăm sinh viên ý khoa ghi tên mình vào danh sách sinh viên tình nguyện. Nhiều bạn trẻ đạt được thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh được vinh danh là gương mặt trẻ tiêu biểu… Tuy nhiên, hiện nay lại có không ít người lại có một tâm hồn xấu xa, đê hèn. Họ chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất hào nhoáng bên ngoài chứ không để tâm đến việc tu dưỡng giá trị sâu bên trong. Bởi vậy, mỗi người cần cố gắng học tập để nâng cao hiểu biết, rèn luyện kĩ năng. Cùng với đó, chúng ta cần sống có lòng yêu thương, sự đồng cảm và ý chí, nghị lực để vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng vẻ đẹp tâm hồn chính là “viên ngọc” sáng giá nhất làm nên giá trị mỗi con người.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 14

Để hoàn thiện bản thân, trở thành một người vừa có tài vừa có đức, chúng ta cần không chỉ trau dồi kiến thức mà còn cần phải nuôi dưỡng vẻ đẹp cho tâm hồn. Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, đức tính quý báu bên trong chúng ta. Việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện tình cảm và đức tính tốt đẹp bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội. Vẻ đẹp nội tâm thể hiện qua cách cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu... đó là giá trị thật sự của bản thân mỗi người. Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình. Đó sẽ là động lực quan trọng giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều mà ta mong muốn. Vẻ đẹp tâm hồn là cái duyên bên trong thể hiện cá tính của bạn, để sở hữu nó bạn cần trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người tự cao tự đại, không chịu trau dồi và tiến bộ. Cũng có những người coi trọng vẻ đẹp bề ngoài hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách... Những người này cần xem xét lại góc nhìn và quan điểm của mình nếu muốn hoàn thiện bản thân. Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn bằng nhiều cách khác nhau: lắng nghe sự chỉ bảo của người khác, không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống và hiểu biết, luôn hướng thiện và sống vì mọi người... Lời nói đi đôi với việc hành động bên ngoài và suy nghĩ bên trong cần phải thống nhất. Có một câu nói rất hay: "Đừng chỉ nhìn vào bề ngoài, hãy nhìn vào bên trong con người." Điều đó cho thấy tầm quan trọng của vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách trong cuộc sống. Vẻ đẹp bên trong sẽ giúp chúng ta thu hút được sự quý mến và tôn trọng từ những người xung quanh, đồng thời giúp ta tạo được những mối quan hệ tốt đẹp và vững chắc hơn. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn không phải là điều dễ dàng. Chúng ta cần phải có sự kiên trì và nỗ lực trong quá trình rèn luyện bản thân. Ngoài việc học hỏi kiến thức, ta còn cần phải đối diện với những khó khăn, thử thách và sự thay đổi trong cuộc sống để trưởng thành và phát triển. Chúng ta cũng cần phải nhận thức rõ giá trị của bản thân mình và tránh tự ti hay tự đánh giá thấp mình. Hãy tìm ra những thứ mình yêu thích, những điểm mạnh của bản thân để phát huy và phát triển. Đồng thời, chúng ta cũng không nên quá tự mãn hay coi thường người khác, mà cần giữ được sự khiêm tốn và tôn trọng đối với mọi người xung quanh. Cuối cùng, để có thể nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn và trở thành một người có ích cho xã hội, chúng ta cần có sự kiên nhẫn và tình yêu thương đối với bản thân và người khác. Hãy luôn giữ tâm trạng tốt đẹp, hướng thiện và luôn cố gắng để sống hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho mọi người xung quanh.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 15

Tâm hồn là ý thức tư tưởng nội tại của con người, bao gồm nhận thức, quan niệm và động cơ lý tưởng. Tâm hồn của con người có thể là tốt đẹp hoặc xấu xa và điều này rất quan trọng. Tấm lòng lương thiện và chính nghĩa là cần thiết để đồng cảm và thương yêu người khác, vì mục đích công bằng và không vì lợi ích cá nhân. Một lập trường kiên định và lý tưởng cao đẹp là cần thiết để vươn lên trong cuộc sống, vì nước vì dân. Những biểu hiện tốt đẹp của con người giúp ta nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn. Tuy nhiên, vì tâm hồn là một khái niệm trừu tượng, ta cần sử dụng các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm và thực tiễn xã hội để hiểu nó một cách chính xác. Các biểu hiện của tâm hồn không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau. Một người có thể bề ngoài lịch thiệp và chững chạc nhưng lại có tâm hồn đen tối. Một người khác có ước mơ tốt đẹp nhưng không đủ nghị lực để thực hiện nó. Vì vậy, vẻ đẹp và cái thiện chân chính chỉ có thể được đạt được khi biểu hiện bề ngoài và nội tâm là hài hòa. Lời nói và việc làm cần nhất trí cao độ và lý luận cần phải được kết hợp với thực tiễn. Biểu hiện bề ngoài tao nhã chỉ có thể đạt được thông qua sự tu dưỡng của cá nhân kết hợp với ảnh hưởng của môi trường xã hội và giáo dục. Ví dụ, một vận động viên biểu diễn thể dục có thể tạo ra một vẻ đẹp vượt trội bằng nghệ thuật cao siêu, tư thế đẹp và động tác linh hoạt. Tuy nhiên, để đạt được điều này, anh ta cần phải nghiêm túc học hỏi, rèn luyện và được giúp đỡ của thầy cũng như bạn bè. Tâm hồn của mỗi con người là sự kết hợp độc đáo giữa những yếu tố bên trong và bên ngoài. Nó phản ánh những giá trị, niềm tin, và cách hành xử của mỗi người, và được hình thành dần dần theo thời gian. Do đó, việc tu dưỡng tâm hồn là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì. Tuy nhiên, đối với nhiều người, tâm hồn chỉ là một khái niệm trừu tượng, và họ không biết cách để khai thác và phát triển tâm hồn của mình. Trong khi đó, tâm hồn là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Nếu ta không có tâm hồn bình an, thì ta sẽ khó mà đạt được sự hài lòng và an bình, dù có giàu có và thành đạt đến đâu. Để tăng cường tâm hồn, ta có thể thực hiện một số hoạt động như đọc sách, nghe nhạc, viết nhật ký, tập yoga, thiền định, và tham gia các hoạt động tình nguyện. Những hoạt động này sẽ giúp cho ta tìm thấy sự bình an và cân bằng bên trong, giúp ta khai thác tiềm năng của tâm hồn và đạt được sự hài lòng trong cuộc sống. Cuối cùng, hãy nhớ rằng tâm hồn của ta là một kho báu quý giá và đáng trân trọng. Hãy dành thời gian và nỗ lực để khai thác và phát triển tâm hồn của mình, và ta sẽ đạt được sự hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 16

Ngoài vẻ đẹp bề ngoài, vẻ đẹp tâm hồn cũng rất quan trọng. Vẻ đẹp tâm hồn chỉ đề cập đến những phẩm chất và đạo đức bên trong của con người. Hình thức có thể phai nhạt theo thời gian, nhưng tâm hồn sẽ tồn tại mãi. Những ấn tượng về vẻ đẹp bề ngoài chỉ mang lại cảm giác tốt lúc đầu, để được yêu mến và trân trọng bởi mọi người, chúng ta cần có một tâm hồn đẹp. Vì vậy, nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn rất quan trọng. Trong lịch sử dân tộc, nhiều con người trẻ Việt Nam đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự giải phóng đất nước. Họ có những lý tưởng cao đẹp và tâm hồn đáng trân trọng. Ngày nay, cũng có nhiều thanh niên đạt được thành tựu trong kinh doanh hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên, cũng có nhiều người có tâm hồn xấu xa và đê hèn, chỉ quan tâm đến giá trị vật chất bên ngoài mà không để ý đến giá trị bên trong. Vì vậy, mỗi người cần phải học hỏi và nâng cao kiến thức, kỹ năng, đồng thời sống với lòng yêu thương, sự đồng cảm, ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần nhớ rằng, vẻ đẹp tâm hồn là viên ngọc quý giá nhất làm nên giá trị của mỗi con người.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 17

Có một câu thơ của Nguyễn Duy đã để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm: "Mẹ ru cái lẽ ở đời, Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn". Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng, để hoàn thiện bản thân, chúng ta cần cố gắng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, bao gồm nhân cách, phẩm chất tốt đẹp và đức tính quý báu. Việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là tự rèn luyện, trau dồi bản thân để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội. Những người có ý thức nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân, hướng đến điều tốt đẹp và tránh xa điều xấu. Việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn giúp ta cố gắng thực hiện mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhân phẩm, tính cách và sự phát triển của bản thân. Nếu mỗi người đều có ý thức rèn luyện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp và văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không có ý thức này và đề cao vẻ đẹp ngoại hình hơn vẻ đẹp tâm hồn. Chúng ta nên xem xét lại bản thân mình và cố gắng trở thành người có tâm hồn cao đẹp, giúp ích cho người và tô đẹp cho đời.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 18

Chúng ta trải qua nhiều giai đoạn và quá trình khác nhau trong cuộc đời để hoàn thiện và trưởng thành. Vì vậy, việc thay đổi bản thân và nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chúng ta may mắn được sinh ra trong một nền hòa bình, vì vậy chúng ta cần phải đóng góp nhiều hơn để phát triển đất nước giàu đẹp và có thể chống lại mọi kẻ thù. Việc học tập, lao động, và tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cũng là cách cống hiến cho tổ quốc. Hơn nữa, chúng ta cần yêu thương và giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau, không chỉ để được yêu thương và trân trọng trong mắt mọi người, mà còn để thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là học sinh, chúng ta cần học tập tốt, nghe lời ông bà, cha mẹ và tôn trọng thầy cô. Chúng ta cũng cần nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương và đất nước, chỉ quan tâm đến bản thân mình và cho rằng việc chung là việc của người khác. Những người này đáng bị xã hội lên án. Chúng ta chỉ có một quê hương và một cuộc đời. Hãy sống ý nghĩa, cống hiến, và tận hưởng cuộc sống. Không ai sinh ra đã hoàn hảo, nhưng nếu biết sống và biết yêu, cuộc đời sẽ trở nên ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 19

Vẻ đẹp tâm hồn là gì? Đó là một suy nghĩ về một tâm hồn chứa đựng nhiều phẩm chất cao đẹp và đáng kính. Người có vẻ đẹp tâm hồn thường được mọi người yêu mến và kết bạn. Trong cuộc sống, ta thấy mỗi người có cách riêng để nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, không ai giống ai. Có người không ngừng rèn luyện bản thân, còn người khác lại hòa mình với thiên nhiên và cuộc sống để cảm nhận nó bằng tất cả các giác quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một ví dụ, Người sống hòa hợp với thiên nhiên và yêu nó như một tri kỉ. Vì vậy, tâm hồn của Người luôn vui tươi và yêu đời. Nếu bạn có tâm hồn đẹp, cuộc sống sẽ đáng sống và ngược lại. Nếu không có tâm hồn tươi đẹp, bạn sẽ chỉ là một con người bị giam cầm trong căn nhà có bốn bức tường. Ngoài ra, tâm hồn hẹp hòi và ích kỷ cũng sẽ biến bạn trở thành một kẻ vô tình. Vì vậy, hãy nuôi dưỡng tâm hồn của mình trở nên phong phú bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ khi đó bạn mới có thể yêu cuộc sống, tận hưởng nó một cách trọn vẹn.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 20

Cuộc sống và vẻ đẹp đều rất đa dạng và phong phú. Một số loại vẻ đẹp chỉ để chiêm ngưỡng, còn một số khác có khả năng khiến người ta yêu mến, trân trọng và ngưỡng mộ bởi chúng toát lên từ tâm hồn của con người. Sự hoàn thiện của con người đến từ sự cân bằng giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Cha ông ta xưa kia rất coi trọng tính cách và tâm hồn của một người, vì "cái nết đánh bại cái đẹp." Trong thời đại hiện nay, một số người cho rằng ý tưởng về "vẻ đẹp tâm hồn" đã lỗi thời và chỉ có vẻ đẹp bề ngoài mới đủ để thành công: "cái đẹp đánh bại cái nết." Vậy, ý kiến nào là đúng? Tâm hồn của con người bao gồm nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng và nhiều hơn nữa. Người có tâm hồn đẹp là những người có tấm lòng nhân ái, bao dung và nhạy cảm với mọi nỗi đau của con người. Họ có ý chí mạnh mẽ và khát khao trong sáng, cũng như khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác bằng sự chân thành và hướng thiện. Vẻ đẹp của tâm hồn con người được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, suy nghĩ, giao tiếp, cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật lắng nghe và biểu lộ cảm xúc.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 21

Trong cuộc sống, ngoài những giá trị vật chất, thì vẻ đẹp tâm hồn chính là giá trị thực sự làm nên nhân cách của mỗi người. Vậy làm sao để nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn? Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là hoạt động giúp bồi dưỡng, xây dựng và hoàn thiện các giá trị sống và đạo đức, tình cảm bên trong mỗi con người. Đó là những tình cảm trong sáng, thiêng liêng như tình thân, tình bạn, tình yêu, là những phẩm chất cao đẹp như lòng tự trọng, lòng nhân ái, lòng cảm thông, sẻ chia, và là những giá trị sống đích thực như sống cống hiến, sống hội nhập. Để nuôi dưỡng những vẻ đẹp tâm hồn này, chúng ta cần tạo cho mình lối sống văn minh, cởi mở, và không ngừng học hỏi những tấm gương sáng về đạo đức như chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân văn hóa thế giới, hay thậm chí là chính những người xung quanh. Bên cạnh đó, cũng cần tránh xa những suy nghĩ và lối sống ích kỉ, vô cảm, thực dụng, luôn tỉnh táo trong việc phân biệt đúng sai, không để bị dụ dỗ và sa ngã vào tệ nạn xã hội. Có thể thấy, việc nuôi dưỡng tâm hồn là một công việc cần được thực hiện ngay từ nhỏ, lâu dài và nghiêm túc. Với những giá trị này, chúng ta mới có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 22

Để hoàn thiện bản thân và trở thành một người vừa có tài vừa có đức, chúng ta cần không chỉ trau dồi tri thức mà còn quan tâm và nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Vẻ đẹp tâm hồn là bản chất bên trong của mỗi con người, gồm nhân cách, phẩm chất tốt đẹp và những đức tính quý báu. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là việc mỗi người phải tự rèn luyện tình cảm và đức tính tốt để trở thành một người có ích cho xã hội. Vẻ đẹp nội tâm được thể hiện qua cách cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm và kiến thức bạn sở hữu. Điều này là giá trị thực sự của bản thân mỗi người và là động lực để cố gắng hoàn thiện bản thân và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Mỗi người có một khả năng và thế mạnh riêng, chúng ta cần nhận ra giá trị của bản thân và tự tin vào bản thân để hoàn thiện nốt những khuyết điểm và trở nên giá trị hơn. Vẻ đẹp tâm hồn là cái duyên bên trong nói lên cá tính con người, thể hiện bạn là ai và bạn như thế nào. Tuy nhiên, trong cuộc sống còn nhiều người tự cao tự đại và ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Ngoài ra, cũng có những người chỉ quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình và hình thức hơn là vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách. Những người này cần xem lại quan điểm của mình để hoàn thiện bản thân. Nếu bạn muốn nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của mình, hãy đặt chút thời gian để tự đánh giá bản thân mình và nhận biết những khuyết điểm cần cải thiện. Có thể bạn thiếu sự kiên trì, sự chăm chỉ, hoặc bạn còn tỏ ra ích kỷ và thiếu tôn trọng người khác. Hãy cố gắng khắc phục những điểm yếu của mình bằng cách học hỏi, rèn luyện và thực hành. Điều quan trọng là bạn không nên bị ám ảnh bởi những khuyết điểm của mình, hãy tập trung vào những ưu điểm và thế mạnh của mình và sử dụng chúng để trở nên tốt hơn. Không cần phải so sánh bản thân với người khác, hãy tập trung vào việc cải thiện bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Cuối cùng, hãy luôn giữ cho tâm hồn mình trong trạng thái tốt đẹp nhất bằng cách sống tích cực, hướng đến những giá trị cao đẹp, giúp người khác và tôn trọng môi trường xung quanh. Khi bạn nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, tự tin hơn và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống của mình.

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn 200 chữ mẫu 23

Ai đó đã từng nói: “Bạn chỉ sống một lần, nhưng nếu bạn sống đúng, chỉ một lần là đủ” Quả thật như vậy, trong đời chúng ta chỉ sống có một lần, mỗi người cần sống sao cho chữ nghĩa sống. Vì vậy, việc nuôi dưỡng tâm hồn trong mỗi người là điều vô cùng cần thiết. Nuôi dưỡng tâm hồn là việc chúng ta có những ý thức và hành động tích cực hướng tâm hồn mình hướng thiện để trở nên tốt đẹp hơn, nhưng nơi đây luôn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, sự yêu đời và lạc quan yêu đời. Mỗi người chỉ sống một lần duy nhất, bởi vậy việc nuôi dưỡng tâm hồn sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Khi con người ta có một tâm hồn đẹp sẽ luôn lạc quan, vui vẻ, lan tỏa tình yêu thương và sự tích cực đến mọi người. Đặc biệt hơn, một tâm hồn tích cực, tràn ngập tình yêu thương là chìa khóa dẫn đến thành công. Một tâm hồn đẹp sẽ luôn cố gắng, có ý chí vượt qua khó khăn thử thách, không ngại những khó khăn. Để nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp, mọi người cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nó đối với chính bản thân mình để từ đó có những kế hoạch hành động thiết thực hơn. Cô gái Lê Thanh Thuý là một minh chứng cho ta thấy về một tâm hồn đẹp đẽ được nuôi dưỡng. Dù phải đối mặt với căn bệnh ung thư hiểm ác, nhưng cô vẫn luôn lạc quan và lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người. Cô đã thành lập quỹ “ Ước mơ của Thuý” để giúp đỡ những bệnh nhân ung thư khác. Ta nhận thấy một tâm hồn đã biết lan tỏa tình yêu thương đến mọi người. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều thành viên bị héo mòn, tâm hồn khô cằn, mất cảm xúc với vạn vật xung quanh và dần mất đi niềm tin vào cuộc sống. do vậy khó có thể đi đến thành công. Tóm lại, việc nuôi dưỡng tâm hồn rất quan trọng đối với mỗi người. Hãy nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nó đối với trái để có những hành động ý nghĩa đối với ta để từ đó làm cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn. Bởi lẽ như câu nói: “Sứ mệnh thực sự của con người bên trong là sống chứ không phải tồn tại”.

-----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Đánh giá bài viết
65 211.465
Sắp xếp theo

    Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ (5-7 dòng)

    Xem thêm