Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
Đoạn văn ngắn 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
- Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
- Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
- Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 2
- Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 3
- Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 4
- Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 5
- Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 6
- Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 7
- Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 8
- Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 9
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tôn trọng kỉ luật. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
Tôn trọng kỉ luật là làm theo, tuân thủ theo những điều kiện, điều luật mà một tổ chức đặt ra. Tôn trọng kỉ luật thể hiện, phản ánh ý thức của con người với tập thể có mìn ở trong đó. Kỉ luật hiểu theo nghĩa hẹp là điều luật của một tổ chức nhưng hiểu ra xa thì đó là hệ thống quy định pháp luật của một quốc gia, vùng lãnh thổ.
b. Phân tích
Mỗi người có một cuộc sống, một suy nghĩ, một hành động khác nhau, kỉ luật sinh ra để điều chỉnh những khác biệt của con người về một thể trật tự, thống nhất, có nguyên tác giúp cho tổ chức đó phát triển theo hướng tích cực hơn.
Nếu trong một xã hội không có kỉ luật, con người tự do làm những thứ mình muốn thì sẽ có nhiều hậu quả, nhiều điều tiêu cực xảy ra vô cùng phức tạp và khó lường.
Việc con người tôn trọng kỉ luật cũng được tính là tôn trọng tập thể, tôn trọng người khác.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tôn trọng kỉ luật để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật và tiêu biểu.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có ý thức tôn trọng những quy định, điều luật chung của tổ chức. Lại có những người thực hiện hời hợt, thực hiện cho có,… những người này sẽ bị chỉ trích và nhận hình phạt về hành vi của mình.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luân: tính tôn trọng kỉ luật; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
Trong cuộc sống, con người luôn phải không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình. Một trong những đức tính tốt đẹp chúng ta được rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chính là tôn trọng kỉ luật. Tôn trọng kỉ luật là làm theo, tuân thủ theo những điều kiện, điều luật mà một tổ chức đặt ra. Tôn trọng kỉ luật thể hiện, phản ánh ý thức của con người với tập thể có mìn ở trong đó. Kỉ luật hiểu theo nghĩa hẹp là điều luật của một tổ chức nhưng hiểu ra xa thì đó là hệ thống quy định pháp luật của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Mỗi người có một cuộc sống, một suy nghĩ, một hành động khác nhau, kỉ luật sinh ra để điều chỉnh những khác biệt của con người về một thể trật tự, thống nhất, có nguyên tác giúp cho tổ chức đó phát triển theo hướng tích cực hơn. Nếu trong một xã hội không có kỉ luật, con người tự do làm những thứ mình muốn thì sẽ có nhiều hậu quả, nhiều điều tiêu cực xảy ra vô cùng phức tạp và khó lường. Bên cạnh đó, việc con người tôn trọng kỉ luật cũng được tính là tôn trọng tập thể, tôn trọng người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có ý thức tôn trọng những quy định, điều luật chung của tổ chức. Lại có những người thực hiện hời hợt, thực hiện cho có,… những người này sẽ bị chỉ trích và nhận hình phạt về hành vi của mình. Mỗi chúng ta được sống một lần duy nhất, hãy sống, chấp hành kỉ luật và trở thành một người công dân tốt, cống hiến nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.
Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 2
Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Tôn trọng kỉ luật còn là sự chấp hành nghiêm túc và làm nhiệm vụ được giao, đảm bảo hiệu quả trong công việc, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. Người biết tự giác chấp hành kỉ luật thường biết quý trọng thời gian, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của co quan, tổ chức, có lối sống chuẩn mực, gương mẫu. Ý thức tự giác chấp hành giúp cho cuộc sống gia đình, nhà trường, xã hội có nề nếp và kỉ cương hơn; bảo vệ lợi ích cộng đồng và lợi ích của cá nhân. Các hoạt động của tập thể, cộng đồng cũng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và hiệu quả. Học sinh cần phải rèn luyện ý thức tôn trọng kỉ luật mọi lúc, mọi mơi. Trong học tập, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của người học sinh, tuân thủ nội qua, quy định của trường, lớp. Trong cuộc sống, biết tuân thủ các quy định của cộng đồng và nghiêm khắc pháp luật, xây dựng cuộc sống có nề nếp, kỉ cương. Nhờ biết tôn trọng kỉ cương, tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình khiến cho cuộc sống của mỗi người được đảm bảo. Tôn trọng, chấp hành kỉ luật vừa bảo vệ lợi ích chung của tập thể, vừa đảm bảo lợi ích riêng của bản thân. Mỗi con người sẽ được xã hội công nhận, tôn trọng và bảo vệ trước pháp luật.
Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 3
Để đạt được điều bản thân mong muốn hay tiến tới thành công, chúng ta đều phải đi một chặng đường dài. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỉ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân, nhận được sự tin tưởng của mọi người, là người công dân tốt cho xã hội chẳng hạn như phải tập cho các em thói quen lễ phép với người lớn hơn mình, quan tâm giúp đỡ mọi người và những người khó khăn là phẩm chất mà học sinh cần có được. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỉ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân. Tóm lại, tính kỷ luật của người Việt Nam đang được lan tỏa khá tốt nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người mà hình thành nên đức tính ấy. Vì vậy, ta đừng vì những khó khăn trước mắt mà ngừng cố gắng để đạt được.
Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 4
Xã hội là một nhóm con người cùng chung sống với nhau. Có người tốt cũng có những người không tốt. Vậy nên để quản lý, người ta tạo ra kỷ luật. Kỷ luật được định nghĩa là những quy tắc xử sự chung, được một cơ quan, tổ chức đặt ra và yêu cầu thành viên trong tổ chức đó phải thực hiện theo. Hiểu rộng ra đó là hệ thống quy phạm pháp luật của các lãnh thổ, quốc gia. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng người khác, thể hiện một nét văn hoá của mỗi người. Tóm lại, tôn trọng kỷ luật tức là luôn hiểu và tuân theo các quy tắc xử sự chung của toàn xã hội, được đặt ra theo nền tảng văn hoá đạo đức của con người. Tôn trọng kỷ luật giúp con người ta hình thành nếp sống văn hoá, cư xử với nhau đúng mực, từ đó tạo nên một tổ chức, xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn. Một xã hội mà người người tuân theo kỉ luật, sống tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo nên được một quốc gia lớn mạnh. Hãy nhìn đất nước Nhật Bản ở bên bờ đại dương. Đất nước họ là những hòn đảo nằm chênh vênh giữa mênh mông đại dương, tài nguyên vô cùng ít ỏi nhưng họ lại là một trong ba quốc gia mạnh nhất thế giới. Đó là bởi vì họ biết tôn trọng kỉ luật, mỗi cá nhân đều có kỉ luật riêng của mình và tuân theo kỉ luật của toàn xã hội. Ít khi nào ta thấy họ xả rác bừa bãi ra đường, rác thải sinh hoạt luôn được phân thành các loại riêng biệt và được thu theo từng ngày quy định. Thế nhưng cũng có một số kẻ cố tình không tôn trọng kỉ luật xã hội gây ra những tệ nạn như: cướp của, giết người. Vậy nên, là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy luôn tuân thủ những quy định kỷ luật của nhà trường, xã hội, rèn luyện cho mình tinh thần kỉ luật để khi ra đời có thể cống hiến cho xã hội nhiều điều hay.
Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 5
Kỷ luật là quy tắc xử sự chung được đặt ra trong một tổ chức, cơ quan, hiểu theo nghĩa rộng hơn là của toàn quốc gia, lãnh thổ nào đó. Tôn trọng là việc hiểu, tuân theo, coi trọng một sự vật, sự việc, con người, những quy định, ... Tôn trọng kỷ luật tức là việc hiểu, coi trọng và làm theo những quy tắc chung trong xã hội. Kỷ luật sẽ giúp định hướng cho những con người khác biệt vào một thể thống nhất, để từ đó định hướng phát triển đi lên theo hướng tích cực. Nói đến kỉ luật, người ta hay nhắc tới nước Nhật - nơi có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới. Để làm được điều này, nước Nhật có những quy định về kỷ luật nghiêm khắc, rèn luyện con người từ nhỏ như các chào hỏi người lớn, cách học tập, cách làm việc, ...Từ đó hình thành cho mỗi người kỷ luật chung của xã hội, định hướng họ phát triển theo các chuẩn mực đạo đức thống nhất. Việc tôn trọng kỷ luật sẽ tạo giúp con người đi vào khuôn khổ, tránh xa những điều tiêu cực, những tệ nạn xã hội, ...giúp con người có thể dễ dàng thành công hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng có sự tôn trọng kỷ luật. Những kẻ không tôn trọng kỷ luật thường là những tên tội phạm, gây nên những điều xấu trong xã hội. Vậy nên, mỗi con người hãy hình thành cho mình tinh thần tôn trọng kỷ luật, tập thể để trở thành một công dân tốt trong xã hội.
Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 6
Tất cả chúng ta đều có một chặng đường dài trước khi đạt được những gì chúng ta muốn hoặc thành công. Một học sinh chấp hành tốt kỷ luật, nội quy chung luôn là người được người khác tôn trọng, yêu mến, tự chủ, được mọi người tin tưởng, là công dân tốt của cộng đồng, điều đó còn rèn luyện cho các em tính lễ phép, quan tâm đến những người lớn tuổi hơn mình, giúp đỡ mọi người và những người gặp khó khăn là những phẩm chất mà học sinh nên có. Một học sinh biết chấp hành đúng kỷ luật, nội quy chung luôn là người được người khác kính trọng, yêu mến và độc lập, tự chủ không phải phụ thuộc vào người khác. Tóm lại, tính kỷ luật của người Việt Nam là một đức tính tốt đẹp, nhưng không phải mọi người đều có thể rèn luyện cho bản thân tính kỷ luật vì chủ yếu vẫn là do ý thức con người hình thành nên đức tính này. Chính vì vậy chúng ta không nên vì những khó khăn trước mắt mà ngừng cố gắng vươn lên.
Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 7
Sự kỉ luật là một trong những yếu tố quan trọng của cuộc sống của con người. Nó giúp chúng ta duy trì sự tự giác và trách nhiệm. Đồng thời giúp chúng ta phát triển các kỹ năng quản lý thời gian và công việc hiệu quả hơn. Khi chúng ta có sự kỉ luật, chúng ta có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta biết cách sắp xếp thời gian và ưu tiên công việc để đạt được thành công. Điều này cũng giúp chúng ta giảm stress và áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự kỉ luật không phải là điều dễ dàng để đạt được. Nó đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Chúng ta cần phải có ý chí mạnh mẽ để tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc mà chúng ta đã đặt ra cho bản thân. Ngoài ra, sự kỉ luật cũng giúp chúng ta trở thành những người có trách nhiệm và đáng tin cậy. Khi chúng ta tuân thủ các quy tắc và cam kết của mình, chúng ta trở nên đáng tin cậy và được người khác tôn trọng. Trong cuộc sống, sự kỉ luật là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công và hạnh phúc. Nó giúp chúng ta duy trì sự tự giác và trách nhiệm, phát triển các kỹ năng quản lý thời gian và công việc hiệu quả hơn, trở thành những người có trách nhiệm và đáng tin cậy. Vì vậy, hãy luôn cố gắng tuân thủ các quy tắc và cam kết của mình để đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 8
Nói về tính kỉ luật, Sybil Staton đã nói rằng: "Kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình". Quả thực sự kỉ luật chính là việc rèn luyện một cách đặc biệt về mặt tinh thần để tạo nên cho bản thân một tính cách và sự tự chủ. Khi nói đến tính kỉ luật có lẽ chúng ta thường có suy nghĩ rằng những người kỷ luật là những người mà luôn cứng nhắc, luôn khuôn ép bản thân vào một quy chuẩn, giáo điều. Thế nhưng thực sự không phải như vậy. Khi chúng ra có tính kỉ luật có nghĩa là chúng ta đang biết cách tự kiểm soát những hành động và suy nghĩ của bản thân trong một chuẩn mực mà chúng ta đề ra, điều đó sẽ khiến bản thân biết mình cần phải làm gì, sẽ làm gì, làm công việc đó như thế nào. Sự kỷ luật sẽ giúp cho bản thân mỗi người luôn làm việc, cố gắng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống chứ không tùy tiện, buông xuôi mọi thứ. Có thể nói rằng đây chính là chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa của sự thành công, của hạnh phúc. Chắc chắn rằng khi chúng ta làm việc có sự kỷ luật thì sẽ nhận được những kết quả ngọt ngào của sự cố gắng, của quá trình lao động bền bỉ không biết mệt mỏi. Erich Fromm đã từng nói rằng "không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung". Thực sự nếu như mỗi người thiếu đi sự kỷ luật thì bản thân sẽ chẳng bao giờ có sự tiến bộ và cố gắng được bởi khi đó mọi hành động, suy nghĩ của bản thân sẽ phụ thuộc vào tâm trạng cũng như ý thích của bản thân. Chẳng hạn, khi chúng ta có những bài tập, công việc cần phải giải quyết nhưng chúng ta không có kỷ luật, không tuân thủ theo hạn nộp mà thích thì làm, không thích thì bỏ có lẽ các bài tập, công việc đó sẽ không bao giờ được hoàn thành. Nếu như không có sự kỉ luật, chúng ta có thể dễ dàng bị lôi kéo vào những cuộc vui chơi ngày qua ngày, bỏ bê những công việc quan trọng khác trong cuộc sống bởi lẽ vui chơi thì luôn khiến mọi người thỏa mãn hơn phải làm việc. Bởi vậy, mỗi người cần phải có tính kỉ luật để giúp cho bản thân trở thành người có trách nhiệm với công việc và cuộc sống của mình. Tuy nhiên, kỷ luật không phải là lúc nào cũng cắm đầu vào học, vào làm việc mà không cho mình có thời gian nghỉ ngơi. Chúng ta cần phải cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc cũng như thời gian thư giãn, giải trí để cuộc sống được cân bằng, để chúng ta có thể hồi phục năng lượng tiếp tục thực hiện những việc tiếp theo. Sự thành công của mỗi người bản chất chính là nhờ những sự nỗ lực không ngừng nghỉ, những sự kiên trì với công việc mà mình đang làm, đang hướng tới. Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy tự rèn cho mình tính kỷ luật, sự cố gắng không ngừng nghỉ thì sẽ có một ngày đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật - Bài làm 9
Để đạt được những mục tiêu mà bản thân đặt ra trong cuộc sống là cả một chặng đường, cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi người. Trên con đường ấy, bên cạnh những sự cố gắng thì tính kỉ luật là một điều vô cùng quan trọng bởi Jim Rohn đã nói rằng: "Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu". Chúng ta thường hay nói cần phải có tính kỷ luật trong cuộc sống, vậy kỉ luật là gì? Kỷ luật chính là việc mỗi người tuân thủ theo các quy tắc, luật lệ hay các quy định đã được tạo ra với mục đích để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc và cuộc sống. Một người có tính kỷ luật sẽ có khả năng nắm bắt và kiểm soát được những điều xảy ra trong cuộc sống của mình. Thế nhưng kỷ luật không phải là làm theo những điều mà người khác yêu cầu mà bản thân mỗi người cần đặt ra những mục tiêu để làm theo, những giới hạn mà bản thân không được vượt qua khỏi nó. Với một người có tính kỷ luật, khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống chắc hẳn sẽ luôn tìm được nguồn động lực cho bản thân vượt qua khỏi những thử thách đó cũng như luôn năng động, sáng tạo hơn trong cách giải quyết tất cả các vấn đề có thể gặp phải trong cuộc sống. Bên cạnh đó, kỉ luật cũng là một đức tính giúp chúng ta dễ đi tới thành công hơn, giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian để đạt được những gì mình đặt ra bởi ta đã xác định được những điều cần thực hiện và tuân thủ theo những điều đó. Tuy nhiên, có những người cũng xác định được mục tiêu của mình nhưng không thể tuân thủ theo những gì mình đặt ra và bỏ cuộc giữa chừng, thế nhưng họ lại bào chữa cho việc đó bằng lý do họ muốn đi tìm một con đường khác để rút ngắn hành trình. Thế nhưng mỗi chúng ta cần phải nhớ một điều rằng để đi tới được thành công thì chẳng có một con đường nào ngắn, cũng chẳng có một đường tắt nào để đi. Tất cả đều là những sự nỗ lực không ngừng nghỉ cùng với tính kỷ luật của bản thân mới đưa bạn tới thành công mà thôi. Bên cạnh đó, những người có tính kỉ luật thường sẽ luôn nhận được những sự quý mến, tin tưởng của những người xung quanh, đặc biệt là trong công việc. Chẳng hạn trong một tuần làm việc, bạn thường có vài ngày đi trễ dù chỉ 5 hay 10 phút, thế nhưng chắc hẳn sự tin tưởng của mọi người đối với bạn sẽ giảm đi phần nào. Bởi một người thường xuyên đi làm việc chắc hẳn là những người không tuân theo sự kỷ luật của công ty, cũng có thể sẽ luôn tạo ra sự trễ nải trong công việc bởi một việc đơn giản như cố gắng đi làm đúng giờ bạn cũng không thể làm được. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của bạn và những người xung quanh. Khi bản thân chúng ta có tính kỉ luật và luôn làm theo những kỷ luật mà bản thân đặt ra chắc chắn rằng chính bản thân mình đang tự khắc phục được những hạn chế của chính mình, trở thành một phiên bản ngày càng tốt hơn, luôn tự trau dồi, nâng cao năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, một người có tính kỷ luật sẽ luôn tạo được sự tin tưởng với những người xung quanh cũng như là nguồn cảm hứng để thúc đẩy mọi người làm việc và học hỏi theo. Tính kỷ luật không chỉ đem đến những lợi ích cho riêng bản thân chúng ta mà còn có lợi với cả tập thể. Ví dụ, với những bài tập nhóm khi đến hạn nộp, tất cả mọi người đều đã hoàn thành nhưng chỉ còn một cá nhân thiếu kỉ luật và vô trách nhiệm nên chưa làm xong và gây ảnh hưởng đến tiến độ của cả nhóm. Tuy nhiên, kỷ luật không phải là ràng buộc bản thân vào những điều vô lý hoặc không phù hợp với bản thân mình, kỉ luật cũng không phải là ép bản thân vào những khuôn khổ, quy tắc cứng nhắc bởi như vậy là chúng ta đang bức ép bản thân làm những điều vô ích và lãng phí thời gian. Thay vì cứng nhắc với bản thân, chúng ta hãy tự xây dựng cho mình những bảng thời gian biểu, những kế hoạch mà vừa cân bằng thời gian làm việc, vừa có những thời gian giải trí, nghỉ ngơi. Chỉ khi đó chúng ta mới có nguồn cảm hứng làm việc cũng như có được năng lượng, nguồn động lực để luôn phát huy tính kỷ luật của bản thân. Mỗi người chúng ta đều luôn phải nhớ rằng đã là con người thì chẳng ai hoàn hảo và chẳng ai có được tất cả mọi thứ như chúng ta mong muốn. Thế nhưng khi bản thân chúng ta luôn biết rèn luyện và hướng tới sự kỷ luật thì những thành công, những kết quả trong cuộc sống có thể sẽ đến với chúng ta, thậm chí có thể vượt qua cả ngoài sự mong đợi. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện tính kỷ luật cho chính mình bởi tuy điều đó có khó khăn thế nhưng chính là chiếc chìa khóa để đưa ta đến với sự thành công.
Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung