Đọc đời mình trên lá‌

Đọc đời mình trên lá do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì. Mời các bạn cùng theo dõi và làm đề thi dưới đây nhé.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Tôi đã đọc đời mình trên lá - Đề 1

Đề đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi đã đọc đời mình trên lá
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

Tôi đã đọc đời mình trên lá
lúc non tơ óng ánh bình minh
lúc rách nát gió vò, bão quật
lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

Tôi đã đọc đời mình trên lá
có thể khổng lồ, có thể bé li ti
dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh
đã sinh ra
chẳng sợ thử thách gì.

(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, dẫn theo vannghequandoi.com.vn, 19/06/2014)

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “khổng lồ” và “bé li ti” trong hai câu thơ: “Tôi đã đọc đời mình trên lá/có thể khổng lồ, có thể bé li ti”

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong khổ thơ thứ 2.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm): Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị “đọc” được từ văn bản trên? Hãy trình bày ngắn gọn ý nghĩa của bài học đó.

Đáp án Đọc hiểu văn bản Đọc đời mình trên lá

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm):

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Hai từ “khổng lồ” và “bé ti tí” có thể hiểu là:

- Nghĩa đen để nói về kích thước của những chiếc lá. Mỗi loài cây lại có những kích thước lá khác nhau, cây có lá “khổng lồ”, cây lại có lá “bé tí ti”.

- Từ đó có thể hiểu hai từ này trong câu thơ để nói về cuộc đời mỗi con người, có thể thành người “khổng lồ” đạt được nhiều thành tựu, thành công rực rỡ, cũng có thể “bé ti tí” sống khiêm nhường, lặng lẽ. Dù là người khổng lồ, hay bé tí ti thì cũng phải sống cuộc đời kiêu hãnh, đầy ý nghĩa.

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Nghệ thuật ẩn dụ: non tơ, rách nát, cao xanh, về đất.

Tác dụng: Các hình ảnh ẩn dụ giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, hàm chứa nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, sử dụng các hình ảnh ẩn dụ này tác giả đã cho thấy hành trình cuộc đời của một con người từ non tơ (khi ta còn bé, chưa va vấp), đến rách nát (khi bước vào đời, đối mặt với bao khó khăn, thất bại), rồi đến cao xanh (khi đạt được thành công) và cuối cùng là trở về với đất mẹ.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm):

Bài học được rút ra từ văn bản trên: Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, cách mỗi người vượt qua khó khăn, thử thách đó như thế nào sẽ mang đến kết quả, thành tựu tương xứng. Hãy luôn là chính mình, tự tin và mạnh mẽ bước qua khó khăn, thử thách.

Đọc hiểu Tôi đã đọc đời mình trên lá - Đề 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi đã đọc đời mình trên lá
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

Tôi đã đọc đời mình trên lá
lúc non tơ óng ánh bình minh
lúc rách nát gió vò, bão quật
lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

Tôi đã đọc đời mình trên lá
có thể khổng lồ, có thể bé li ti
dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh
đã sinh ra
chẳng sợ thử thách gì.

(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, dẫn theo vannghequandoi.com.vn, 19/06/2014)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thể loại của văn bản trên

Câu 2: Giải thích ý nghĩa cụm từ "đọc đời mình trên lá" trong văn bản

Câu 3: Anh (Chị) hiểu nội dung đoạn thơ sau như thế nào? Tôi đã đọc đời mình trên lá lúc non tơ óng ánh bình minh lúc rách nát gió vò, bão quật lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

Câu 4: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ 2 của bài thơ

Câu 5: Tâm sự của tác giả trong hai dòng thơ cuối đem đến cho anh (chị) bài học gì về cuộc sống? đã sinh ra chẳng sợ thử thách gì.

Đáp án đề đọc hiểu

Câu 1.

+Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả.

+Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

+Thể loại văn bản: văn bản biểu cảm

Câu 2.

Qua cụm từ:" đọc đời mình trên lá" tác giả muốn thể hiện cuộc đời mình qua chiếc lá, mang những phẩm chất của chiếc lá, những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đại diện cho gió bão, qua đó để thể hiện tích cách, ước mơ, khao khát, quan điểm về cuộc đời của tác giả Nguyễn Minh Khiêm.

Câu 3.

Tôi đã đọc đời mình trên lá

lúc non tơ óng ánh bình minh

lúc rách nát gió vò, bão quật

lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

+ "Lúc non tơ ánh bình minh" chỉ thời kì tác giả cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc, tất cả tinh túy của trời đất, của cuộc sống như chiếc lá non mới nhú, trần đầy sức sốc, niềm hân hoan, phấn khởi.

+"lúc rách nát gió vò, bão quật" chỉ những khó khăn, gian truân của cuộc đời khiến con người cảm thấy tổn thương, bế tắc, tuyệt vọng như những chiếc lá úa tàn, rách nát trước cơn gió, cơn bão dữ dội

+"lúc cao xanh" chỉ lúc còn sống, "lúc về đất vô hình" chỉ thời điểm khi mất đi

Câu 4.

⇒Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ: giúp hình ảnh trở nên hấp dẫn, thú vị, thu hút người đọc, người nghe, biểu đạt trở nên tinh tế, trôi chảy, đồng thời thông qua hình ảnh chiếc lá, nhà thơ bày tỏ quan niệm, ước muốn của mình đối với cuộc đời: phải sống một cuộc sống đầy ý nghĩa, không sợ gian nan, luôn kiêu hãnh đối đầu với thử thách.

Câu 5.

Câu thơ:"đã sinh ra/chẳng sợ thử thách gì." giúp em hiểu được rằng: cuộc sống đều luôn ẩn chứa khó khăn, thử thách, chông ngai. Con người sinh ra, không bao giờ có thể né tránh những điều đó, thứ duy nhất chúng ta có thể làm là dũng cảm đối diện với những thử thách đó, để hoàn thiện bản thân ta, bước qua nghịch cảnh của bản thân bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm vươn lên, đối mặt với nỗi sợ hãi để trưởng thành như Marie Curie đã từng nói:" Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu".

Đọc hiểu Tôi đã đọc đời mình trên lá - Đề 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1) Tôi đã đọc đời mình trên là

người nâng niu lộc biếc mùa xuân

người hóng mát dưới trưa mùa hạ

người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

(2) Tôi đã đọc đời mình trên lá

lúc non tơ óng ánh bình minh

lúc rách nát gió vò, bão quật

lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

(3) Tôi đã đọc đời mình trên là

có thể khổng lồ, có thể bé li ti

dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh

đã sinh ra

chẳng sợ thử thách gì.

(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, dẫn theo vannghequandoi.com.vn, 19/06/2014)

Câu 1: Theo tác giả, mỗi khi định làm việc gì thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình thì cần nhớ kĩ điều gì?

A. Những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.

B. Những gì mà việc đó đem lại sẽ khiến bạn phải nhận “cái giá” rất đắt.

C. Những gì mà việc đó đem lại không xứng với “cái giá” mà bạn phải trả.

D. Bạn sẽ không tưởng tượng được “cái giá” phải trả cho những việc làm thiếu trung thực.

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên là gì?

A. Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành

B. Đừng trở thành bản sao của người khác

C. Hãy yêu chính bản thân mình

D. Hãy theo đuổi đam mê của bạn

Câu 4: Hậu quả của việc: “Ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi" là gì?

A. Sẽ không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân.

B. Bản thân sẽ trở thành một bản sao nhạt nhòa, vô nghĩa của người khác.

C. Mệt mỏi, giả dối và làm cho cuộc sống thêm áp lực khi phải chạy theo người khác, không tìm thấy được hạnh phúc.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Theo tác giả, thế nào là người thất bại?

A. Là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn.

B. Là người đi theo lối mòn của người khác

C. Là người không dám đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân

D. Là người không chịu thay đổi

Câu 6: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Nghị luận

D. Hành chính công vụ

Câu 7: Bài học rút ra từ văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

A. Bài học về thái độ của mỗi cá nhân trước thách thức của cuộc sống.

B. Bài học về sự thành công

C. Bài học về tình yêu thương

D. Bài học về lòng biết ơn

Câu 8: Đoạn thơ thứ 2 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Ẩn dụ, hoán dụ

B. Ẩn dụ, so sánh

C. Ẩn dụ, điệp

D. Hoán dụ, điệp

Câu 9: Từ “khổng lồ” trong câu thơ Tôi đã đọc đời mình trên lá/ có thể khổng lồ, có thể bé tí tí là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời con người như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

A. Người nhiều thành tựu, thành công rực rỡ trong cuộc sống

B. Người có tầm vóc lớn lao, có vai trò, tầm quan trọng trong xã hội

C. Người sống hướng thiện

D. Người có nhiều đóng góp, cống hiến cho xã hội

Câu 10: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:

Đáp án đúng là: A. Những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.

Câu 2:

Đáp án đúng là: C. Nghị luận

Câu 3:

Đáp án đúng là: B. Đừng trở thành bản sao của người khác

Câu 4:

Đáp án đúng là: D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5:

Đáp án đúng là: A. Là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn.

Câu 6:

Đáp án đúng là: C. Nghị luận

Câu 7:

Đáp án đúng là: A. Bài học về thái độ của mỗi cá nhân trước thách thức của cuộc sống.

Câu 8:

Đáp án đúng là: C. Ẩn dụ, điệp

Câu 9:

Đáp án đúng là: C. Người sống hướng thiện

Câu 10:

Đáp án đúng là: B. Biểu cảm

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đọc đời mình trên lá. Bài viết đã cho chúng ta thấy được đề đọc hiểu Đọc đời mình trên lá, đề có đáp án kèm theo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
17 41.825
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm