Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ngừng phán xét‌

Ngừng phán xét‌ do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đề Đọc - hiểu “Những khoảng trống không thể lấp đầy”

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Những lỗ hổng là một phần của củ sen, cũng như sự cô độc là một phần của đời sống. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào nó. Đừng ngại nói: “ Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc” nếu bạn thực sự muốn được chia sẻ. Nhưng cũng đừng ngại nói: “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại vì đó là điều bình thường. Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế. Chi khác nhau ở một điều: cách chúng ta

đối xử với nó. Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng muốn chạy trốn thì nó càng muốn bám đuổi. Bạn càng muốn vùi lấp nó thì nó càng dễ quay lại vùi lấp chính bạn. Điều chúng ta nên làm là đừng tìm cách lấp đầy khoảng trống ấy, nhưng cũng đừng để nó đầy chúng ta.Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đổi diện.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2013)

Câu 1 (0.5d): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 2 (0.5d): Nêu tác dụng của phép so sánh: “Những lỗ hổng là một phần của củ sen, cũng như sự cô độc là một phần của đời sống”.

Câu 3 (1d): Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến “Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng muốn chạy trốn thì nó càng muốn bám đuổi”?

Câu 4 (1d): Theo tác giả, điều chúng ta nên làm khi đối diện với nỗi cô đơn là gì? Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không?

Đáp án Đề Đọc - hiểu “Những khoảng trống không thể lấp đầy”

Câu 1:

Phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 2:

Tác dụng của phép so sánh:

+ Tăng sự sinh động, ấn tượng cho cách diễn đạt và lôi cuốn người đọc.

+ Nhấn mạnh vấn đề người viết đang bàn luận “sự cô độc là một phần của đời sống”.

Câu 3:

Ý kiến “Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng muốn chạy trốn thì nó càng muốn bám đuổi” đề cập đến cách hành xử của con người khi đối mặt với sự cô đơn. Nỗi cô đơn thường đem đến cảm giác trống trải, buồn bã nên chúng ta có xu hướng “chạy trốn” nỗi cô đơn, cố gắng trở nên bận rộn để khỏa lấp nó. Tuy nhiên, chúng ta càng trốn tránh và ngần ngại chia sẻ thì nỗi cô đơn càng dai dẳng.

Câu 4:

- Theo tác giả, điều chúng ta nên làm gì đối diện với nỗi cô đơn là:

+ Hiểu được cô đơn là một phần của đời sống.

+ Không chạy trốn hay cố gắng lấp đầy nỗi cô đơn.

+ Nhìn thẳng vào nó và bình tĩnh đối diện.

+ Không ngần ngại bày tỏ cảm xúc của mình: “Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc” hoặc “Hãy để tôi một mình lúc này”.

- Học sinh có thể trình bày ý kiến đồng tình/không đồng tình với quan điểm của tác giả với lập luận rõ ràng, thuyết phục.

Đề đọc hiểu văn bản Ngừng phán xét

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận:

- Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có phải an toàn hơn không?

- Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn… Đúng là đồ dở hơi!

Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con chim bồ câu?

Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng.

Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu?

Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình.

Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là những người hay phán xét nhất!”

(“Ngừng phán xét”, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương, NXB Phụ nữ, 2018, tr.156,157)

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm): Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào?

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao?

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao?

Đáp án Đọc hiểu văn bản Ngừng phán xét

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm):

Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình cách sống an toàn, không kiếm sống vất vả, ngày ngày có người cho ăn; hay bàn luận, phán xét về người khác.

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất.

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Biện pháp nghệ thuật: Đối lập (kiếm mồi vất vả - sung sướng, ngày ngày có người cho ăn).

Hiệu quả: làm nổi bật sự lựa chọn khác nhau của hai cách sống: sung sướng, chờ đợi hưởng thụ và khó nhọc kiếm tìm, chủ động tạo lập cuộc sống của mình.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm):

Học sinh tự lựa chọn, lí giải đồng tình, đồng tình một phần hay không đồng tình với quan điểm trên và đưa ra căn cứ, giải thích hợp lí.

Gợi ý:

  • Đồng tình: vì mỗi người có một cách suy nghĩ, một cách sống khác nhau, không phải tất cả những điều chúng ta thấy đều là sự thật. Chính vì vậy, việc phán xét người khác dễ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.
  • Đồng tình một phần vì mỗi người dựa trên cảm quan của mình sẽ có cái nhìn, cách đánh giá về người khác để từ đó có cách cư xử, giao tiếp sao cho hợp lí. Tuy nhiên, chúng ta không nên phán xét người khác một cách dễ dàng mà phải quan sát thật kĩ để có đánh giá chính xác nhất.
  • Không đồng tình vì chúng ta phải có cách nhìn, cách cảm, cách đánh giá người khác ta mới có thể quyết định có tạo lập mối quan hệ hay tiếp xúc lâu bền với người đó hay không.

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Ngừng phán xét‌. Bài viết đã gửi tới bạn đọc những mẫu đề đọc hiểu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12..

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm