Chồi biếc - Xuân Quỳnh
Chồi biếc - Xuân Quỳnh do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại
Đọc hiểu Chồi biếc - Đề 1
Chồi biếc
Dưới hai hàng cây
Tay ấm trong tay
Cùng anh sóng bước
Nắng đùa mái tóc
Chồi biếc trên cây
Lá vàng bay bay
Như ngàn cánh bướm
(Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc)
Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh
Và đời mai sau
Trên đường này nhỉ
Những đôi tri kỉ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc.
(Xuân Quỳnh - NXB Văn học, 2010)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
......…
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc
Câu 3 (0,75 điểm): Từ quy luật của lá vàng và chồi biếc, Xuân Quỳnh đã nhận ra quy luật gì của tình yêu?
Câu 4 (1,0 điểm): Qua bài thơ, anh/ chị cảm nhận như thế nào về nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình?
Đáp án đọc hiểu văn bản Chồi biếc - Xuân Quỳnh
Câu 1 (0,5 điểm):
Phong cánh ngôn ngữ của văn bản: phong cách nghệ thuật.
Câu 2 (0,75 điểm):
* Nghệ thuật ẩn dụ
Lá vàng: sự ra đi, hi sinh,mất mát
Chồi biếc: Sức sống, sự chỗi dậy, tiếp nối
* Tác dụng: Vừa thể hiện được qui luật tất yếu của tự nhiên vừa thể hiện niềm hi vọng, tin tưởng vào tương lai
Câu 3 (0,75 điểm):
Từ quy luật của lá vàng và chồi biếc, Xuân Quỳnh đã nhận ra quy luật của tình yêu: Sự sống có thể dừng lại nhưng khát vọng tình yêu vẫn tiếp nối.
Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh tự nêu cảm nhận của bản thân về nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
Gợi ý: Nhân vật trữ tình có tâm hồn nhạy cảm với những cảm nhận tinh tế, những dự cảm lo âu trước quy luật thời gian và sự đổi thay trong tình yêu.
Đọc hiểu Chồi biếc - Đề 2
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chồi biếc
Dưới hai hàng cây
Tay ấm trong tay
Cùng anh sóng bước
Nắng đùa mái tóc
Chồi biếc trên cây
Lá vàng bay bay
Như ngàn cánh bướm
(Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc)
Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh
Và đời mai sau
Trên đường này nhỉ
Những đôi tri kỉ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc.
(Theo Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa thông tin, 1998, tr.7-8)
Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ Nắng đùa mái tóc.
Câu 3. Vì sao Xuân Quỳnh lại viết Lá vàng vẫn bay / Chồi non lại biếc để kết thúc bài thơ thay vì viết Chồi non lại biếc / Lá vàng vẫn bay?
Câu 4. Từ văn bản, nêu cảm nhận của anh/chị về một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
Lời giải
Câu 1.
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: nhân hóa (nắng đùa).
Câu 3.
Trật tự Lá vàng vẫn bay/ Chồi non lại biếc thể hiện qui luật của tự nhiên (lá vàng rụng - chồi non đâm mầm); bộc lộ niềm tin tưởng, hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Câu 4.
Thí sinh trình bày cảm nhận về một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình: khát khao hạnh phúc / nhạy cảm với những âu lo về sự đổi thay / niềm tin vào đích đến cuối cùng của tình yêu.
Đọc hiểu Chồi biếc - Đề 3
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CHỒI BIẾC
Dưới hai hàng cây
Tay ấm trong tay
Cùng anh sóng bước
Nắng đùa mái tóc
Chồi biếc trên cây
Lá vàng bay bay
Như ngàn cánh bướm
(Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc)
Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh
Và đời mai sau
Trên đường này nhỉ
Những đôi tri kỉ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc.
(Xuân Quỳnh - NXB Văn học, 2010)
Câu 1: (0,5 điểm) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ thuộc nào?
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ Lá vàng rụng xuống Cho đất thêm màu Có mất đi đâu Nhựa lên chồi biếc
Câu 4: (2,0 điểm) Anh/chị có nhận thấy rằng mình đang là một “chồi biếc” trên cây? Nếu có anh/chị sẽ chọn cho mình cách sống như thế nào? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).
Lời giải
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ : nghệ thuật
Câu 2. Phương thức biểu đạt : miêu tả, biểu cảm
Câu 3.
- Nghệ thuật ẩn dụ
+ Lá vàng: sự ra đi, hi sinh, mất mát
+ Chồi biếc: Sức sống, sự trổi dậy, tiếp nối
*Tác dụng:
+ Thể hiện được qui luật tất yếu của tự nhiên
+ Niềm hi vọng, tin tưởng vào tương lai
Câu 4.
Bản thân học sinh ý thức được mình như một chồi biếc trên cây, là thế hệ trẻ, tiếp nối các thế hệ đã qua.
Nhận thức:
+ Ý thức được vai trò quan trọng của bản thân trong việc duy trì và phát triển đất nước, truyền thống dân tộc.
+ Ý chí vươn lên, không ngại thử thách, năng động, sáng tạo.
+ Ra sức học tập phấn đấu, có lối sống tích cực rèn luyện trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
(Hs có nhiều cách diễn đạt, chủ yếu xoay quanh những nội dung trên là đạt)
----------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Chồi biếc - Xuân Quỳnh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.