Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu

Để giúp các em học sinh ôn tập dạng bài đọc hiểu, VnDoc gửi tới các em tài liệu Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu. Đây là đoạn thơ ý nghĩa và thường được sử dụng để làm dạng bài đọc hiểu trong các đề thi  Văn 12 và thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Tài liệu gồm 3 mẫu đề đọc hiểu khác nhau, giúp các em ôn tập và làm quen với nhiều dạng bài khác nhau.

Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?

Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt

Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt

Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh

Trên mình em đau đớn cả thân cành

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

Ôi trái tim em trái tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi còn đập mãi

Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời

Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!

(Trích Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)

Câu 1 (0,25 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!

Câu 3 (0,25 điểm): Trong đoạn thơ trên, Tố Hữu đã viết về người con gái anh hùng nào trong lịch sử dân tộc?

Câu 4 (0,25 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Lời giải

Câu 1: Đoạn thơ viết theo thể tự do.

Câu 2: Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng ở câu thơ thứ nhất đã kể ra những hình thức tra tấn dã man, tàn bạo của bọn Mĩ - Diệm với những chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Song "Không giết được em, người con gái anh hùng!" - nó cũng càng làm nổi bật vẻ đẹp kiên cường, dũng cảm của người con gái Việt Nam.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, Tố Hữu đã viết về chị Nguyễn Thị Lý.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?

Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt

Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt

Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh

Trên mình em đau đớn cả thân cành

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

Ôi trái tim em trái tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi còn đập mãi

Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời

Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!

(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)

Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?

Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng ấy được tác giả thể hiện với thái độ gì?

Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu?

Câu 4: Trong khoảng từ 5-7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuổi trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích.

Lời giải:

Câu 1: Đoạn thơ trên được sáng tác trong giai đoạn văn học 1945 – 1975.

Câu 2: Hình tượng trung tâm của đoạn thơ là hình tượng người con gái Việt Nam (nữ anh hùng Trần Thị Lý)

Hình tượng nhân vật được thể hiện với thái độ:

* Ngợi ca:

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?

[…]

Ôi trái tim em trái tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi còn đập mãi

Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời

Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!

* Thương xót:

Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt

Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt

Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh

Trên mình em đau đớn cả thân cành

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ mở đầu là:

- Biện pháp so sánh: cô gái – nàng tiên; mái tóc – mây; đôi mắt – chớp lửa đêm đông. Những hình ảnh so sánh gọi tả vẻ đẹp của người con gái Trần Thị Lý. Những vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp hoàn hảo được nhìn thẳng bảng con mắt yêu thương, ngợi ca của tác giả.

- Biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ: bốn câu hỏi tu từ. Hỏi nhưng không có hàm ý nghi vấn mà nhằm khẳng định vẻ đẹp của người con gái Việt Nam anh hùng.

Câu 4: Học sinh triển khai theo suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

- Khổ thơ cuối cùng của đoạn trích đưa ra một lẽ sống: sống là cống hiến, sống cho lẽ phải. Quan niệm sống được đưa cách ngày nay nửa thế kỉ nhưng vẫn còn nguyên giá trị.

- Để cuộc đời mỗi con người trôi qua không vô nghĩa, con người không thể chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà cần phải biết hy sinh và cống hiến, tạo nên những giá trị cho cuộc đời chung.

Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?

(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2: Tìm một phép tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng.

Câu 3: Khái quát nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 4: Viết một đoạn văn cảm nhận của em về đoạn thơ.

Lời giải:

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Phép tu từ trong đoạn thơ trên là: điệp ngữ "em", liệt kê "mái tóc, thịt da, đôi mắt"

- Tác dụng: Tăng cường khả năng gợi hình và tạo sự gợi cảm cho phong cách diễn đạt, khiến hình ảnh người con gái Việt Nam anh hùng hiện lên một cách sinh động và toàn vẹn trong mắt mỗi độc giả. Đồng thời tác giả gửi gắm niềm yêu thương, trân trọng và đầy niềm tự hào về hình ảnh đó.

Câu 3:

Đoạn thơ đặt ra câu hỏi về danh tính và ngoại hình của cô gái, không chỉ nhằm mô tả ngoại hình của cô gái mà còn muốn thể hiện tính chất bí ẩn và khó nắm bắt của cô gái. Các hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ có tính tượng trưng để dần hiện ra hình ảnh người con gái Việt Nam trong những nắm tháng chiến tranh khói lửa với ý chí kiên cường, sự chiến đấu anh dũng.

Câu 4:

Người con gái Việt Nam được ví như một nét đẹp kì vĩ, vượt trên những khói lửa và bom đạn trong trang thơ. Họ không chỉ làm đẹp thêm cho những câu thơ, mà còn thể hiện sự độc lập và niềm tin vào dân tộc. Dù là ai, họ đều sẵn sàng hiến dâng cho đất nước yêu dấu. Lời thơ chứa đựng nhiều tâm tình và lòng tự hào, trân trọng. Chúng ta không thể không cảm kích và xúc động trước những lời thơ chân thành đó. Những hình ảnh như đêm giông, sắt, đồng được sử dụng trong thơ giúp tô điểm cho bức chân dung của người con gái Việt Nam thêm phần lớn lao và đẹp đẽ. Chúng ta luôn quý trọng, cảm mến và khâm phục thế hệ đã hy sinh để tương lai của đất nước trở nên tươi sáng hơn.

......................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc 2 mẫu bài Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em luyện thêm kỹ năng đọc hiểu văn bản, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi Văn 12 và bài thi THPT Quốc gia môn Văn đạt kết quả cao.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm