Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đất nước ở trong tim

Đất nước ở trong tim do VnDoc biên soạn bám sát thể loại văn nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Đất nước ở trong tim đề 1

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

Tác giả: Cô giáo Chu Ngọc Thanh

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Tìm 3 từ ghép đồng nghĩa với từ “ đất nước”.

Câu 3. Bài thơ “ Đất nước ở trong tim” đã thể hiện thật xúc động lòng yêu thương, nghĩa đồng bào, tình đất nước. Hãy ghi lại 2 câu tục ngữ có cùng nội dung trên.

Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 7 câu, hãy nêu cảm nhận của em về đất nước mình sau khi đọc bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ, một câu đặc biệt (có gạch chân, chú thích rõ).

Đáp án đề đọc hiểu

Câu 1. Bài thơ Đất nước ở trong tim được viết theo thể thơ tự do.

Phương pháp biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2. 3 từ ghép đồng nghĩa với từ “đất nước”: nước non, giang sơn, non sông

Câu 3. 2 câu tục ngữ có cùng nội dung

+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Câu 4.

Khi đọc bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hình bóng đất nước hiện lên trong tâm trí người đọc thật phi thường biết mấy, cùng với đó là những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đất nước mình tuy còn nhỏ bé, tuy còn nghèo thế nhưng đã làm được những điều không tưởng. Bởi lẽ sức mạnh ấy xuất phát từ hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng mà Bác Hồ từng nói. Khi người dân gặp nguy nan, tình yêu thương, sẻ chia, nghĩa đồng bào lại càng được phát huy mạnh mẽ. Đất nước mình còn giàu lòng nhân ái khi dang rộng vòng tay giúp đỡ người anh em láng giềng lúc lâm nguy, hay cả “chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương” - họ là những người con xa xứ. Điều đó phải chăng xuất phát từ sự nhân hậu, tình yêu thương con người? Đất nước mình đoàn kết, một lòng chống dịch như chống giặc, một cuộc chiến mà không ai bị bỏ lại. Ôi! Tự hào biết mấy khi là người con đất Việt! Yêu thương biết mấy hai tiếng Việt Nam!

- Trạng ngữ: Khi người dân gặp nguy nan

- Câu đặc biệt: Ôi!

Đọc hiểu Đất nước ở trong tim đề 2

Đề đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

(Trích "Đất nước ở trong tim" - Chu Ngọc Thanh)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất. Hiệu quả của biện pháp tu từ đó?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Từ nội dung đó đã chạm vào miền cảm xúc nào trong em về đất nước?

Đáp án Đọc hiểu văn bản: Đất nước ở trong tim

Câu 1 (0,5 điểm):

Thể thơ của đoạn thơ: tự do

Câu 2 (0,5 điểm):

Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 3 (1,0 điểm):

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất là biện pháp điệp từ.

Tác dụng: vừa nhấn mạnh, vừa gợi cho cảm xúc của người đọc vào lý do rằng trong con người Việt Nam vẫn luôn tồn tại "nhân văn", "đồng bào" nên dù nước ta có nhỏ bé thật đấy nhưng vẫn làm nên được những điều phi thường.

Câu 4 (1,0 điểm):

Nội dung chính của đoạn thơ: Ca ngợi, niềm tự hào, xúc động của tác giả trước sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.

(Các em tự nêu suy nghĩ và nêu cảm xúc của mình. Gợi ý: miền cảm xúc được chạm tới là sự tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, khí thế hừng hực trong việc phòng chống dịch bệnh).

Đọc hiểu Đất nước ở trong tim đề 3

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng


Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

Tác giả: Cô giáo Chu Ngọc Thanh

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Theo tác giả của bài thơ, hình tượng đất nước mình hiện lên như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Từ mái trường này em sẽ lớn lên Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.”

Câu 4. Thông điệp mà em nhận được khi đọc đoạn trích.

Đáp án đề đọc hiểu số 3

Câu 1:

Phương thức biểu đạt nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, hình ảnh đất nước Việt Nam dù cho nhỏ bé nhưng chúng ta lại làm được những điều phi thường trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước: dịch bệnh tấn công. Nhờ tinh thần đồng bào, dân tộc sâu sắc cùng tinh thần nhân ái của khắp cả nước mà nhân dân và chính phủ có sức mạnh làm nên những điều vĩ đại đó là: đất nước đoàn kết chống dịch bệnh, chính quyền giúp đỡ các nước lân cận đang lâm nguy với dịch bệnh, chính phủ đón Việt Kiều về nước để cách ly phòng bệnh, mở cửa đón du thuyền Diamond Princess vào bờ, toàn thể nhân dân chung sức chống dịch như chống giặc.

Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ "vẽ hình tổ quốc ở trong tim". Tác dụng: làm sâu sắc thêm tình cảm đối với đất nước được nuôi dưỡng và đang dần lớn lên trong thế hệ trẻ. Vào những lúc đất nước lâm nguy và khó khăn, tình yêu đối với tổ quốc trong thế hệ trẻ chính là thứ vũ khí mạnh mẽ.

Câu 4:

Thông điệp mà em nhận được trong đoạn trích đó là tình yêu tổ quốc, đồng bào cũng như tinh thần nhân ái, chung sức đồng lòng trong nhân dân để đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Trong những lúc khó khăn và thử thách là lúc mà tình yêu đối với đất nước, những giá trị nhân văn cao đẹp được thể hiện trong cộng đồng, dân tộc.

Đọc hiểu Đất nước ở trong tim đề 4

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng


Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

Tác giả: Cô giáo Chu Ngọc Thanh

Câu 1. Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ?

Câu 2. Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?

Câu 3. Ý nghĩa của hai dòng thơ:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Câu 4. Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông điệp ấy, anh/chị thấy bản thân mình cần học tập và phát huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.

Đáp án đề đọc hiểu số 4

Câu 1.

– Bài thơ trên nói về sự kiện:

+ Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.

+ Tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước khác trên du thuyền.

+ Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.

– Cảm xúc của tác giả trong bài thơ: yêu thương, tự hào

Câu 2.

– Tác giả trích dẫn ý kiến của thủ tướng: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

– Tác dụng:

+ Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.

+ Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: tinh thần tương thân tương ái của người Việt và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính phủ với công dân của mình.

Câu 3. Ý nghĩa của hai dòng thơ:

– Đề cao lòng nhân ái, tình yêu thương. Khẳng định “nhân ái” chính là sức mạnh lớn nhất giúp con người vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

– Khi trong mỗi con người ai cũng có lòng nhân ái thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, đoàn kết; con người sẽ không còn sợ sự cô độc, lạc lõng.

Câu 4.

– Thông điệp của bài thơ: Hãy sống yêu thương nhân ái và trách nhiệm.

– Đưa ra những điều bản thân em cần học tập và phát huy.

Gợi ý: Các em có thể tham khảo

+ Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

+ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

+ Thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái và trách nhiệm bằng các hành động thiết thực.

+ Sống có ước mơ hoài bão, góp phần phát triển đất nước.

+ Lên án lối sống vô trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm.

Đọc hiểu Đất nước ở trong tim đề 5

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

[..]

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

[..]

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

[..]

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

[..]

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Trích “Đất nước ở trong tim”, Chu Ngọc Thanh)​

Tác giả: Cô giáo Chu Ngọc Thanh

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Khái quát nội dung chính của bài thơ trên

Câu 3. Bài thơ được viết theo thể loại nào?

Câu 4. Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là gì?

Câu 5. Chỉ ra cách trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ? Việc trích dẫn đó có tác dụng gì?

Câu 6. Chỉ ra những từ ngữ trong đoạn trích diễn tả hành động của nhân dân nước mình trước dịch bệnh hiểm nguy ngày càng lan rộng, từ đó rút ra nhận xét về phẩm chất của người Việt trong đại dịch.

Câu 7. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Từ mái trường này em sẽ lớn lên.

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.”

Câu 8. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Câu 9. Từ lời thơ “Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước / Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim”, em sẽ vẽ gì về hình ảnh Tổ quốc trong trái tim mình?

Câu 10. Từ bài thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về tình người trong đại dịch covid 19.

Hướng dẫn đọc hiểu Đất nước ở trong tim đề 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

– Biểu cảm

Câu 2. Khái quát nội dung chính của bài thơ trên

Bài thơ ca ngợi những vẻ đẹp cùng hành động cao cả của đất nước ta trong công cuộc chống dịch covid -19.

Câu 3. Bài thơ được viết theo thể loại nào?

– Thể loại thơ trữ tình, thể thơ tự do.

Câu 4. Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là gì?

– Bài thơ trên nói về sự kiện đại dịch cúm Covid-19 đã, đang diễn ra và sự đoàn kết của cả nước chống đại dịch.

– Cảm xúc của tác giả: Tự hào, ngợi ca về tinh thần chống dịch của cả nước.

Câu 5. Chỉ ra cách trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ? Việc trích dẫn đó có tác dụng gì?

– Tác giả trích dẫn ý kiến của thủ tướng: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

– Tác dụng:

+ Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.

+ Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: Tinh thần tương thân tương ái của người Việt và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính phủ với công dân của mình.

Câu 6. Chỉ ra những từ ngữ trong đoạn trích diễn tả hành động của nhân dân nước mình trước dịch bệnh hiểm nguy ngày càng lan rộng, từ đó rút ra nhận xét về phẩm chất của người Việt trong đại dịch.

Đáp án đang cập nhật...

Ngoài bài đọc hiểu Đất nước ở trong tim, để giúp các bạn hiểu hơn về tình yêu quê hương, đất nước, VnDoc xin gửi đến bạn đọc dàn ý bài nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước.

Dàn ý nghị luận về tình yêu quê hương đất nước

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu quê hương đất nước.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình yêu quê hương đất nước: sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

e. Phản đề

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đất nước ở trong tim. Bài viết đã giới thiệu tới bạn đọc bài viết học hiểu Đất nước ở trong tim. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
10 54.205
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm