Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bàn chân thầy giáo - Trần Đăng Khoa

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 Bàn chân thầy giáo có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc hiểu Bàn chân thầy giáo - Đề 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thầy ngồi ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân đâu rồi?
Chúng em không rõ

Sáng nào bom Mỹ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

Năm nay thầy trở về
Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Ôi bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình
...

Bàn chân thầy giáo - Trần Đăng Khoa

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2 (0,75 điểm): Nêu các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo

Câu 3 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu vai trò của thầy cô đối với cuộc đời của mỗi con người.

Đáp án đọc hiểu văn bản: Bàn chân thầy giáo - Trần Đăng Khoa

Câu 1 (0,5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là biểu cảm.

Câu 2 (0,75 điểm):

Các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ là điệp cấu trúc và so sánh. Hiệu quả thẩm mĩ:

Gợi nên cảm xúc về người thầy với đôi chân nạng gỗ đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để hàng ngày đến trường dạy các em thơ.

Giúp cho bài thơ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu...

Câu 3 (0,75 điểm):

Nội dung chính của đoạn thơ là hình ảnh người thầy thương binh trở về từ chiến tranh chống Mĩ tiếp tục đến trường với đôi chân nạng gỗ.

Câu 4 (1,0 điểm):

Viết đoạn văn ngắn nêu được vai trò của thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người:

Thầy, cô dạy ta về kiến thức, kĩ năng, đạo lí làm người...

Thầy, cô như người cha, người mẹ ở trường đầy mến thương...

Kính yêu thầy, cô…

Đọc hiểu Bàn chân thầy giáo - Đề 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Sáng nào bom Mỹ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

Năm nay thầy trở về
Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa

Ôi bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình
...

(Trích: Bàn chân thầy giáo - Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tội ác của giặc Mĩ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ sau:

Năm nay thầy trở về

Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa

Nhưng một bàn chân không còn nữa

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên: Biểu cảm

Câu 2.

Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ nói lên tội ác của giặc Mĩ:

- Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói

- Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi

- Thầy cầm súng ra đi

Câu 3.

Năm nay thầy trở về

Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa

Nhưng một bàn chân không còn nữa

Những câu thơ trên nhấn mạnh sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, vì chiến tranh xảy ra nên thầy giáo phải tạm gác công việc và ra chiến trường chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Khi hòa bình lặp lại, thầy trở về, nụ cười vẫn thế nhưng bàn chân thầy đã mất đi một bên, đây chính là sự tàn phá của chiến tranh. Những câu thơ trên cũng nhấn mạnh chi tiết bàn chân đó của thầy đã in dấu những chiến tích, ghi nhớ những dấu ấn của thầy trong chiến tranh.

Đọc hiểu Bàn chân thầy giáo - Đề 3

Đọc đoạn trích sau:

Sáng nào bom Mĩ dội

Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói

Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi

Thầy cầm súng ra đi

Bài tập dạy chúng em dang dở

Hoa phượng

Hoa phượng cháy một góc trời như lửa!

Năm nay thầy trở về

Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa

Nhưng một bàn chân không còn nữa

Ôi, bàn chân In lên cổng trường những chiều giá buốt

In lên cổng trường những đêm mưa dầm

Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo

Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo

Như nhận ra cái chưa hoàn hảo

Của cuộc đời mình.

Câu 1 xác định thể thơ của đoạn trích

Câu 2 chỉ ra những từ ngữ miêu tả quang cảnh trường sau khi bị bom Mĩ dội

Câu 3 anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ:

Năm nay thầy trở về

Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa

Nhưng một bàn chân không còn nữa

Câu 4 Anh/chị cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả với thầy giáo của mình

Bài làm

Câu 1: Tự do

Câu 2: Những từ ngữ miêu tả quang cảnh trường sau khi bị bom Mĩ dội

Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói

Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi

Thầy cầm súng ra đi

Câu 3: Câu thơ nhấn mạnh sự tàn phá của chiến tranh, thầy giáo đã ra chiến trường bảo vệ tổ quốc. Hòa bình lặp lại, thầy trở về, nụ cười vẫn thế nhưng bàn chân thầy đã mất đi một bên.

Câu 4: Tình cảm của tác giả với thầy giáo của mình: trâm trọng, kính trọng, xót xa, yêu thương, biết ơn.

Đọc hiểu Bàn chân thầy giáo - Đề 4

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Sáng nào bom Mĩ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập dạy chúng em dang dở
Hoa phượng
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa!

Năm nay thầy trở về
Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Ôi, bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cuộc đời mình.

(Trích Bước chân thầy giáo – Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: a, Tìm ý thơ thể thiện sự so sánh hình ảnh của người thầy trước khi ra đi và khi trở về?

b, Ý nghĩa của các câu thơ sau:

Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cuộc đời mình.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

Ôi, bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hàng lỗ đáo

Câu 4: Nêu cảm nhận của anh / chị về hình ảnh người thầy trong đoạn thơ trên (trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm